Monday, April 22, 2013

Cái thấy, cái biết, cái nghe không phải là ta,...


Hỏi 1: Xưa đức Phật có dạy: “Cái thấy, cái biết, cái nghe không phải là ta, không phải là của ta và cũng không  phải là bản ngã của ta”.

Vậy cái thấy ở đây có phải là cái biết của cái thấy hay không?

Cái nghe ở đây có phải là cái biết của cái nghe hay không?

Cái biết ở đây có phải là cái biết của cái ý thức hay không?  

Nếu phải thì có thể gọp chung là cái biết không phải là ta, không phải là của ta và không  phải là bản ngã của ta? Cái biết ở đây là cái biết của 6 thức. Vậy tại sao không thấy đức Phật nói về cái biết của mùi, vị và xúc?

Xin Thầy giải thích rõ hơn cho con hiểu về điều này.

Đáp: Đức Phật đã dạy rất đúng: “Cái thấy, cái biết, cái nghe không phải ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta”, Còn ngược lại Thiền tông dạy: “Cái Thấy, cái Biết, cái Nghe  là “PHẬT TÁNH”. Cái BIẾT của Phật tánh không có do các nhà thiền tông sống trong ảo tưởng rồi tưởng tượng ra mà đặt tên cái TÍNH BIẾT là PHẬT TÁNH.

Do đó chúng ta nên hiểu:

* Cái THẤY ở đây là cái BIẾT của cái THẤY mà cái BIÊT của cái THẤY là NHÃN THỨC, chứ không phải PHẬT TÁNH.

* Cái NGHE ở đây là cái BIẾT của NGHE mà cái BIẾT của cái NGHE là NHĨ THỨC, chứ không phải PHẬT TÁNH.

* Cái BIẾT ở đây là cái BIẾT của cái THỨC mà cái BIẾT của cái THỨC là cái BIẾT của Ý THỨC, chứ không phải là PHẬT TÁNH.

Cái MÙI, cái VỊ, cái XÚC cũng vậy v.v…Tất cả sáu thức trên đây đều thuộc về thân TỨ ĐẠI. Thân tứ đại gồm có sáu căn, sáu trần và sáu thức,. Có sáu căn, sáu trần sáu thức mới có cái biết của sắc, thinh, hương, vị, xúc, vị,  pháp.

Trong lúc còn đang mang thân tứ đại này tu tập giới luật đức hạnh, Định Vô Lậu chúng ta phải dùng sáu căn, sáu trần và sáu thức. Sau khi chúng ta chứng đạt chân lý và vào Niết Bàn thì căn, trần, thức này đều bỏ luôn vì nó không phải là ta, không phải là của ta và không phải là bản ngã của ta. Nó là các pháp hữu vi nên vô thường và hoại diệt, trong đó không một vật gì còn tồn tại gọi là Phật Tánh. Phật Tánh chẳng qua chỉ là ảo tưỏng mà thôi.

(trích Những Bức Tâm Thư của Trưởng lão Thích Thông Lạc)

No comments:

Post a Comment