Thursday, October 19, 2017

Người sống 1 mình


(Tương Ưng Bộ IV, Chương I. Tương Ưng Sáu Xứ, Phần II, II.Phẩm Migajàla, 30.VIII.Thích Hợp (S.iv,35), Trang 67)
3) Ngồi xuống một bên, Tôn giả Migajàla bạch Thế Tôn:
-- "Sống một mình! Sống một mình!", bạch Thế Tôn, được nói đến như vậy. Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào là sống một mình? Và cho đến như thế nào là sống có người thứ hai?
17) Này Migajàla, có những pháp do ý nhận thức khả lạc, khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ, không tán dương và trú với tâm không tham luyến pháp ấy; thời do vị ấy không hoan hỷ, không tán dương, trú với tâm không tham luyến pháp ấy nên hỷ đoạn diệt. Do hỷ không có mặt nên dục tham không có mặt. Do dục tham không có mặt nên triền phược không có mặt. Do không bị trói buộc bởi hỷ triền phược, này Migajàla, nên Tỷ-kheo được gọi là người trú một mình.
18) Tỷ-kheo sống như vậy, này Migajàla, dầu có ở giữa làng tràn đầy những Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ, vua chúa, đại thần của vua, các ngoại đạo và các đệ tử các ngoại đạo, vị ấy vẫn được gọi là vị sống một mình.

               19) Vì sao? Vì rằng ái, người thứ hai, được đoạn tận, do vậy được gọi là sống một mình. 

Đoạn trừ vô minh


1) Rồi một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

3) Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Do biết như thế nào, bạch Thế Tôn, do thấy như thế nào, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi?
4) -- Này Tỷ-kheo, do biết, do thấy mắt là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi. 

Do biết, do thấy các sắc là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi... 

nhãn thức... 
nhãn xúc... D
o duyên nhãn xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ hay bất khổ bất lạc ; do biết, do thấy cảm thọ ấy là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

5-8) Tai... Mũi... Lưỡi... Thân...

9) Do biết, do thấy ý là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi... Các pháp... Ý thức... Ý xúc... Do duyên ý xúc khởi lên cảm thọ gì, lạc, khổ, hay bất khổ bất lạc ; do biết, do thấy cảm thọ ấy là vô thường, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

10) Do biết như vậy, này các Tỷ-kheo, do thấy như vậy, vô minh được đoạn tận, minh được sanh khởi.

Tương Ưng Thiên Sáu Xứ

Quán thân vô thường của Ni sư Ambapàli

Hình minh họa: internet

Trong thời đức Phật hiện tại, nàng được sanh dưới một gốc cây xoài trong vườn vua Vesàli và được gọi là Ambapàli. Nàng rất đẹp nên đến khi lớn lên nhiều vương tôn công tử cạnh tranh để chiếm đoạt nàng. Về sau để tránh những cạnh tranh ấy và cũng do nghiệp lực của nàng, nàng trở thành một kỹ nữ. Vì lòng tin đối với bậc Bổn Sư, nàng xây dựng một tinh xá trong ngôi vườn của nàng và cúng cho đức Phật và chúng Tăng. Khi nàng nghe con nàng, tức là Trưởng lão Vimalakondanna thuyết pháp, nàng triển khai thiền quán về lý vô thường, như thân nàng, chứng Tam minh và nàng nói lên những bài kệ sau đây:
252. Ðen như sắc con ong,
Tóc dài ta khéo uốn,
Nay biến đổi vì già,
Như vải gai, vỏ cây,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
253. Thơm như hộp ướp hương,
Ðầu ta đầy những hoa,
Nay biến đổi vì già,
Hôi như lông con thỏ,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
254. Như rừng khéo vun trồng,
Lược kim tu chói sáng,
Nay biến đổi vì già,
Tóc lơ thơ rơi rụng,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật
255. Trang điểm với bện tóc,
Sáng chói nữ trang vàng,
Tóc mềm mại êm dịu,
Thơm ngát với mùi hương,
Nay biến đổi vì già,
Rơi rụng đầu sói trọc,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
256. Trước lông mày của ta,
Chói sáng khéo tô vẽ,
Nay biến đổi vì già,
Nhăn nheo, rơi suy sụp,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
257. Mắt ta xanh và dài,
Sáng đẹp như châu báu,
Nay biến đổi vì già,
Hư hại không chói sáng,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
258. Lỗ mũi mềm và thon,
Sáng chói và trẻ măng,
Nay biến đổi vì già,
Héo khô và tàn tạ,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
259. Trước tai ta sáng chói,
Như vàng vòng khéo làm,
Nay biến đổi vì già,
Nhăn nhiu chảy xệ xuống,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
260. Trước răng ta sáng chói,
Như búp nụ chuối hoa,
Nay biến đổi vì già,
Bể gãy vàng như lúa,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
261. Ngọt là giọng nói ta,
Như chim cu hót rừng,
Nay biến đổi vì già,
Tiếng bể bị đứt đoạn,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
262. Trước cổ ta chói sáng,
Mềm đầy đặn nhu nhuyến,
Nay biến đổi vì già,
Nhiều ngấn và khô cằn,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
263. Trước cánh tay của ta,
Sáng như hai cột tròn,
Nay biến đổi vì già,
Như hoa kèn yết ớt,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
264. Trước bàn tay của ta,
Mềm mại như cành hoa,
Sáng như nữ trang vàng,
Nay biến đổi vì già,
Như rễ cây khô cằn,
Nhăn nhiu và thô nhám,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
265. Trước ta sáng chói,
Căng thẳng và tròn đầy,
Nay biến đổi vì già,
Trống rỗng treo lủng lẳng,
Như da không có nước,
Trống không, không căng tròn,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
266. Trước thân ta chói sáng,
Như giáp vàng đánh bóng,
Nay biến đổi vì già,
Ðầy vết nhăn nhỏ xíu,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
267. Trước bắp vế của ta,
Sáng chói như vòi voi,
Nay biến đổi vì già,
Giống như những ống tre,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
268. Trước ống chân của ta,
Mềm mại như vòng vàng,
Nay biến đổi vì già,
Chẳng khác gậy cây mè,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
269. Trước chân ta chói sáng,
Với lông mềm như bông,
Nay biến đổi vì già,
Nứt nẻ đầy đường nhăn,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
270. Thân này là như vậy,
Nay già chứa nhiều khổ,
Ngôi nhà đã cũ kỹ,
Vôi trét tường rơi xuống,
Ðúng như lời giảng dạy,
Của bậc nói sự thật.
Và vị trưởng lão Ni, thấy được những hình tướng vô thường trên thân của mình, nhận thức được tánh vô thường của ba giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, tâm tư quán triệt tánh Vô thường, Khổ, Vô ngã, và phát triển tuệ quán trên con đường tu tập chứng được quả A-la-hán.

(Kinh Trưỡng lão ni kệ)

Wednesday, October 18, 2017

Bát Chánh đường thù thắng

Phần Giới - Định - Tuệ các bạn tham khảo thêm bài kinh trích dẫn tại [1]


THÂU NHIẾP

 (Tương Ưng Bộ IV, Chương I. Tương Ưng Sáu Xứ, Phần II, V.Phẩm Từ Bỏ, 94.I.Thâu Nhiếp (S.iv,70), Trang 122)

1) Hỡi các vị Tỷ-kheo,
Chính sáu xúc xứ này,
Chỗ nào không thâu nhiếp,
Chỗ ấy có đau khổ.
Những ai học biết được,
Chế ngự, phòng hộ chúng,
Với lòng tin làm bạn,
Sống thoát ly dục vọng.


2) Thấy sắc pháp khả ái,
Thấy sắc không khả ái,
Hãy nhiếp phục đường tham,
Đối các sắc khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
"Đối sắc, ta không thích".

3) Sau khi nghe các tiếng,
Khả ái, không khả ái,
Chớ để tâm say mê,
Với các tiếng khả ái.
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Với tiếng không khả ái,
Chớ khiến ý nhiễm ô:
"Đối tiếng, ta không thích".

4) Sau khi ngửi các hương,
Thơm dịu, thật khả ái,
Sau khi ngửi các hương,
Bất tịnh, thật đáng ghét;
Hãy nhiếp phục lòng sân,
Đối các hương đáng ghét,
Còn đối hương khả ái,
Chớ để dục chi phối.

5) Nếm xong vị ngon ngọt,
Và nếm vị không ngon,
Chớ có sanh tham luyến,
Khi hưởng nếm vị ngon,
Chớ nói lời chống đối,
Khi nếm vị không ngon.

6) Khi cảm thọ lạc xúc,
Chớ đắm say tham luyến,
Khi cảm thọ khổ xúc,
Chớ bị xúc động mạnh.
Đối với cả hai xúc,
Lạc, khổ đều niệm xả,
Không thích, không chống đối,
Bất cứ loại xúc nào.

7) Đối với các người khác,
Mê theo hý luận tưởng,
Họ mê theo hý luận,
Họ hành theo hư tưởng;
Hãy đoạn trừ tất cả,
Gia sự do ý tạo,
Hãy nhiếp các hành động,
Hướng đến hạnh viễn ly.

8) Như vậy đối sáu xứ,
Khi ý khéo tu tập,
Nếu có cảm xúc gì,
Tâm không bị dao động.
Tỷ-kheo hãy nhiếp phục,
Cả hai tham sân ấy,
Hãy đến bờ bên kia,
Vượt buộc ràng sanh tử.

Friday, October 13, 2017

Tập khởi của thân ngũ uẩn

Kinh:
3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào năm? Tức là sắc thủ uẩn... thức thủ uẩn. 4) Và khi nào vị Ða văn Thánh đệ tử, này các Tỷ-kheo, như thật biết rõ sự tập khởi, sự đoạn diệt, vị ngọt, sự nguy hiểm và sự xuất ly của năm thủ uẩn này, vị Ða văn Thánh đệ tử ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Dự lưu, không còn bị thối thất, đã được quyết định, hướng đến Chánh Ðẳng Giác.



Cư sĩ Dìghàvu bị bệnh

1) Một thời, Thế Tôn ở Ràjagaha (Vương Xá), Trúc Lâm, chỗ nuôi dưỡng các con sóc.

2) Lúc bấy giờ, cư sĩ Dìghàvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh.

3) Rồi cư sĩ Dìghàvu thưa với cha là Jotika:

-- Hãy đi, thưa Cha, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nhân danh con, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa: "Cư sĩ Dìghàvu, bạch Thế Tôn, bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh, xin cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn". Rồi Cha hãy thưa như sau: "Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến nhà cư sĩ Dìghàvu vì lòng từ mẫn!"

-- Ðược, này Con.

Gia chủ Jotika nghe lời cư sĩ Dìghàvu, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên.

4) Ngồi một bên, gia chủ Jotika bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, cư sĩ Dìghàvu bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Vị ấy cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và thưa như sau: "Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn đi đến trú xứ cư sĩ Dìghàvu vì lòng từ mẫn!"

Thế Tôn im lặng nhận lời.

5) Rồi Thế Tôn đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ cư sĩ Dìghàvu; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi xuống rồi, Thế Tôn nói với cư sĩ Dìghàvu:

-- Này Dìghàvu, Ông có kham nhẫn được chăng? Ông có chịu đựng được chăng? Có phải khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không tăng trưởng?

-- Bạch Thế Tôn, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Ðau đớn kịch liệt nơi con không có giảm thiểu, chúng tăng trưởng. Chúng có dấu hiệu tăng trưởng, không có dấu hiệu giảm thiểu.

6) -- Do vậy, này Dìghàvu, Ông hãy học tập như sau: "Ta sẽ thành tựu lòng tin bất động đối với đức Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn. Ðối với Pháp... Ðối với chúng Tăng... Tôi sẽ thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định"". Như vậy, này Dìghàvu, Ông cần phải học tập.

7) -- Bạch Thế Tôn, đối với bốn Dự lưu phần do Thế Tôn thuyết giảng, tất cả các pháp ấy đều có ở trong con. Con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con thành tựu lòng tin bất động đối với Phật: "Ðây là bậc Ứng Cúng... Phật, Thế Tôn... Ðối với Pháp... đối với chúng Tăng... Tôi thành tựu các giới được các bậc Thánh ái kính... đưa đến Thiền định".

-- Do vậy, này Dìghàvu, sau khi Ông đã an trú trong bốn Dự lưu phần này, Ông hãy tu tập thêm sáu minh phần pháp (chavijjà-bhàgiye dhamme).

8) Ở đây, này Dìghàvu, Ông hãy trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. Như vậy, này Dìghàvu, Ông cần phải học tập.

-- Bạch Thế Tôn, đối với sáu minh phần pháp được Thế Tôn thuyết giảng này, chúng đều có ở trong con và con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt.

9) Nhưng, bạch Thế Tôn, con có ý nghĩ sau đây: "Ta không có muốn gia chủ Jotika, ở đây khi ta chết phải rơi vào khốn khổ (vighàta)".

-- Này Dìghàvu, chớ có tác ý như vậy! Hãy nhìn, này Dighàvu! Những gì Thế Tôn đang nói cho con, con hãy khéo tác ý.

10) Rồi Thế Tôn sau khi giáo giới cho cư sĩ Dìghàvu với lời giáo giới, từ chỗ ngồi đứng dậy, và ra đi.

11) Cư sĩ Dìghàvu, sau khi Thế Tôn ra đi không bao lâu liền mệnh chung.

12) Rồi nhiều Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, người cư sĩ tên là Dìghàvu; sau khi được nghe Thế Tôn giáo giới một cách tóm tắt, đã mệnh chung. Sanh thú cư sĩ ấy thế nào? Sanh xứ cư sĩ ấy chỗ nào?


-- Hiền minh, này các Tỷ-kheo, là cư sĩ Dìghàvu! Cư sĩ Dìghàvu thực hiện các pháp và tùy pháp, không làm phiền nhiễu Ta với những kiện tụng về pháp.

13) Cư sĩ Dìghàvu, sau khi đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh nhập diệt ở tại đấy, không còn trở lui thế giới này nữa.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu5-55a.htm

Khổ đau trong hiện tại

Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe:

Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp, ngay trong hiện tại, an trú đau khổ có hoạn nạn, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Thế nào là hai? Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp này, ngay trong hiện tại an trú đau khổ, có hoạn nạn, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú.


Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.

Mắt, tai, mũi và lưỡi,

Kể cả thân và ý,

Những cửa này ở đây,

Tỷ-kheo không hộ trì,

Ăn uống không tiết độ,

Ðau khổ về thân thể,

Các căn không hộ trì,

Ðau khổ về tâm tư

Vị ấy phải thọ lãnh

Những đau khổ như vậy,

Thân thể bị thiêu đốt,

Tâm tư bị thiêu đốt,

Dầu là đêm hay ngày,

An trú khổ như vậy.

Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.



< Kinh Phật Thuyết Như Vậy>

Tưởng Ðiên Ðảo

(IX) (49) Tưởng Ðiên Ðảo

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này. Thế nào là bốn?

Trong vô thường, nghĩ là thường, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Trong khổ nghĩ là không khổ, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Trong vô ngã, nghĩ là ngã, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Trong không thanh tịnh, nghĩ là thanh tịnh, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo.

Này các Tỷ-kheo có bốn tưởng điên đảo, tâm điên đảo, kiến điên đảo này.

2. Này các Tỷ-kheo có bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo này. Thế nào là bốn?

Trong vô thường, nghĩ là vô thường, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo.

Trong khổ, nghĩ là khổ, ...

Trong vô ngã, nghĩ là vô ngã, ...

Trong không thanh tịnh nghĩ là không thanh tịnh, này các Tỷ-kheo, đó là tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo.

Này các Tỷ-kheo, có bốn tưởng không điên đảo, tâm không điên đảo, kiến không điên đảo này.

3.

Trong vô thường, tưởng thường.
Trong khổ, tưởng là lạc,
Trong vô ngã, tưởng ngã,
Trong bất tịnh, tưởng tịnh,
Chúng sanh đến tà kiến,
Tâm động, tưởng tà vọng,
Bị ma trói buộc chặt,
Không thoát khỏi ách nạn,
Chúng sanh bị luân chuyển,
Trong sanh tử luân hồi.

Khi chư Phật xuất hiện,
Ở đời chói hào quang,
Tuyên thuyết diệu pháp này,
Ðưa đến khổ lắng dịu.
Nghe pháp, được trí tuệ,
Trở lại được tự tâm,
Thấy vô thường, không thường,
Thấy đau khổ, là khổ,
Thấy tự ngã, không ngã,
Thấy bất tịnh, không tịnh,
Do hành chánh tri kiến,
Vượt qua mọi đau khổ.

NĂM PHÁP TU TẬP LY DỤC LY BẤT THIỆN PHÁP

1/. Y cứ tướng nào, tác ý tướng đó, liên hệ đến thiện, phải khác tướng ác bất thiện thì sẽ diệt trừ, ly dục và ly ác pháp, nội tâm sẽ được an trú, an tịnh, nhất tâm định tĩnh.

-- Đây là phương pháp thứ nhất dạy về cách thức chọn lựa một pháp hướng tâm để nhập Sơ Thiền. Y nơi pháp thiện tức là TRẠCH PHÁP GIÁC CHI, tức là chọn lựa một câu pháp hướng tâm cho phù hợp với đặc tướng của mình để hằng ngày dùng câu đó như lý tác ý (tự kỷ ám thị). Thí dụ như câu: "Tâm phải ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền đi", hoặc "Tâm như cục đất, không còn tham, sân, mạn, nghi nữa", v.v...

2/. Nhờ quán xét sự nguy hiểm của các tầm ác, bất thiện liên hệ dục thì sẽ diệt trừ và ly dục ly ác pháp, nội tâm sẽ được an trú, an tịnh, nhất tâm định tĩnh.

-- Đây là phương pháp thứ hai dạy về quán xét trên thân, thọ, tâm, pháp tu tập diệt các pháp ác nhập Sơ Thiền. Sự nguy hại của tầm ác tức là một niệm khởi lên trong tâm của mình khiến cho tâm mình bất an, bất toại nguyện, phiền não, đau khổ, lo lắng, sợ hãi, giận hờn, phiền muộn, thương nhớ, hối tiếc, hối hận, lo sợ, lo lắng, bất an ,v.v... Khi có một tầm ác khởi lên như vậy, tức là ác pháp tăng trưởng thì mau mau dùng định vô lậu quán xét xả tâm, lìa cho thật sạch tầm ác. Nhờ có quán xét, xả ly tâm ác thì mới diệt được pháp ác, tâm mới trở lại thanh thản, an lạc và vô sự.

3/. Nhờ không nhớ niệm ác của kẻ khác, không tác ý niệm ác, nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, an trú, an tịnh, nhất tâm.

-- Đây là phương pháp thứ ba để ly dục ly ác pháp, nhập Sơ Thiền. Nếu tâm có nhớ đến niệm ác của kẻ khác thì phải trở về phương pháp thứ hai, quán xét niệm ác đó trong nhân quả để diệt nó. Theo phương pháp nầy nên thường tu Định Sáng Suốt giữ tâm thanh thản để không nhớ đến niệm ác của kẻ khác. Tốt nhất là nên tránh tác ý niệm ác kẻ khác.

Phương pháp nầy có hai cách:

a/. Không nên nhớ đến niệm ác của người khác (niệm ác từ trong tâm khởi ra ngoài ý muốn của chúng ta).

b/. Không nên tác ý niệm ác của người khác (tác ý niệm ác là chúng ta tự khởi niệm ra, có ý muốn khởi ra).

Có tu tập như vậy thì tâm diệt ngã, xả tham, sân, si, mạn nghi.

4/. Nhờ tác ý các tướng tầm thiện, các tầm ác bất thiện liên hệ đến dục được đoạn trừ nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, nhất tâm an trú, an tịnh.

-- Đây là phương pháp thứ tư để tâm ly dục ly bất thiện pháp nhập Sơ Thiền. Đức Phật dạy muốn ly dục ly ác pháp thì phải thường tác ý các hành tướng thiện (thân hành niệm nội, ngoại). Luôn luôn tác ý về hơi thở ( tác ý hành tướng tầm thiện nội), cũng như tác ý tất cả oai nghi, tế hạnh, đi, đứng, nằm, ngồi, làm tất cả mọi việc (hành tướng tầm thiện ngoại) thì các tầm ác liên hệ đến dục được loại trừ.

5/. Nhờ nghiến răng dán chặt lưỡi lên nóc họng, lấy tâm chế ngự tâm, đánh bại tâm, các ác, bất thiện pháp liên hệ đến dục đều được đoạn trừ, nên tâm ly dục ly ác pháp, nội tâm định tĩnh, nhất tâm an trú, an tịnh.

-- Đây là phương pháp thứ năm Đức Phật dạy để ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền. Khi gặp các ác pháp tấn công dữ dội thì phải cố gắng nhẫn nhục. Ở đây, Phật dùng hình ảnh “cắn chặt răng và dán chặt lưỡi lên nóc họng” ý nói cố gắng nén tâm, hết sức kham nhẫn chịu đựng để vượt qua cơn thử thách của ác pháp. Nhờ tận lực như vậy ta mới có thể vượt qua cơn sóng gió bão bùng của tâm. "Thắng trăm trận không bằng tự thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Cuộc đời tu hành của chúng ta là một cuộc chiến đấu không ngừng, trường kỳ gian khổ chứ không phải tụng kinh, niệm chú, ngồi thiền mà chiến thắng được tham, sân, si, mạn, nghi, v.v... Đây là phương pháp ít khi dùng, vì cuộc đời người tu sĩ của đạo Phật sống trầm lặng một mình nên ít xảy ra các ác pháp. Tuy nhiên, nếu thiếu sự phòng hộ sáu căn, khi tiếp duyên bên ngoài, cũng có thể xảy ra dữ dội.

(VIII / 92-100).

DỤC LẬU - HỮU LẬU - VÔ MINH LẬU

Hỏi: Thế nào là dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu?

Đáp:

a. Dục lậu có nghĩa là lòng ham muốn.

Ví dụ: ham muốn ăn, ngủ, đi nói chuyện, ham muốn đi lao động (trong giờ Bát Quan Trai), v.v..

b. Hữu lậu là mọi pháp không buông xả được.

Ví dụ: có cái bát bị bể mà tiếc là hữu lậu, mất chiếc xe đạp hoặc các vật dụng tài sản khác thấy buồn bã tiếc nuối là hữu lậu, có 1 vật người ta xin không cho là hữu lậu, v.v...

c. Vô minh lậu: có nghĩa là không hiểu rõ sinh tâm ham muốn, giận hờn, yêu ghét, lo lắng, v.v.. là vô minh lậu.

Không hiểu nhân quả là vô minh lậu.
Không thông thập nhị nhân duyên là vô minh lậu.

(Trích bài pháp đức Trưởng lão trả lời cho một vị cư sĩ)

GIỚI - ĐỊNH - TUỆ - BÁT CHÁNH ĐẠO

—Thưa Ni sư, ba uẩn được Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp hay Thánh đạo Tám ngành được ba uẩn thâu nhiếp?

—Hiền giả Visākha, ba uẩn không bị Thánh đạo Tám ngành thâu nhiếp; Hiền giả Visākha, Thánh đạo Tám ngành bị ba uẩn thâu nhiếp.

Hiền giảVisākha, chánh ngữ, chánh nghiệp chánh mạng, những pháp này được thâu nhiếp trong giới uẩn.

Chánh tinh tấn, chánh niệmchánh định, những pháp này được thâu nhiếp trong định uẩn.

Chánh tri kiếnchánh tư duy, những pháp này được thâu nhiếp trong tuệ uẩn [1]

—Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ. [2]

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy tư lương này của định. Thế nào là bảy?

2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Nhất tâm, này các Tỷ-kheo, được bảy chi phần này làm tư lương; đây được gọi là Thánh chánh định, này các Tỷ-kheo, với các sở ý, với các tư lương. [3] 


Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm. [2]

Ai tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà tư duy, chánh niệm đạt được và an trú chánh tư duy, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh tư duy, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà ngữ, chánh niệm đạt được và an trú chánh ngữ; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh ngữ, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp, chánh niệm đạt được và an trú chánh nghiệp; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh nghiệp, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà mạng, chánh niệm đạt được và an trú chánh mạng, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh mạng, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm. [2] 

_____________

[1] http://suttacentral.net/vn/mn44

[2] http://suttacentral.net/vn/mn117

[3] http://tamphainhudat.blogspot.com/2014/11/chanh-inh.html

Chánh kiến

Cho nên người cư sĩ người ta vào mà người ta theo đạo Phật thì người ta học cái lớp đầu tiên là lớp Chánh kiến; người ta thực hiện Giới luật của người ta đó là bát giới - tám cái giới. Nhưng mà 8 giới gồm có 9 giới Sadi trong đó rồi cho nên gọi là thọ Bát quan trai, có phải không. Cho nên người cư sĩ mỗi tháng họ phải dành cho họ 1 ngày hoặc 2 ngày để thọ Bát quan trai, họ sống như đời sống của người tu sĩ, họ tu tập đúng pháp để ngăn ác diệt ác, lúc nào cũng tăng trưởng sanh thiện để họ sống cho đúng cách, rồi họ áp dụng cho những ngày mà họ tiếp duyên với nhau, họ làm công việc để sống, họ tiếp duyên để họ xả tâm họ.

Thì khi 1 người cư sĩ mà họ tập tu như vậy đó là họ tập tu đạo đức nhân bản nhân quả không làm khổ người khổ mình, đó là cái đạo đức của đạo Phật. Cho nên chúng ta học Chánh kiến như thế nào khi nhìn mọi vật, mọi đối tượng, mọi pháp xảy ra trước mắt họ họ phải thấy như thế nào gọi là Chánh kiến. Nếu mà thấy làm cho chúng ta giận hờn, phiền não, đau khổ thì đó là tà kiến chứ không thể nói đó là chánh kiến được. Do đó nếu chúng ta có tà kiến sẽ đem đến cho chúng ta những nỗi đau khổ cho mình và còn cho người khác nữa. Thì như vậy chúng ta là người thiếu đạo đức với mình và thiếu đạo đức với người khác.

Cho nên quý Phật tử là những người chưa xuất gia phải học cái lớp Chánh kiến. Còn hiện bây giờ tu sĩ chúng ta cũng chưa có người nào biết Chánh kiến. Nói thì chúng ta nói được, tui nói tui Chánh kiến nhưng mà hở ra chút thì giận hờn phiền não đau khổ tham muốn đủ thứ trong này, nhìn cái vật gì cũng thấy cũng muốn. Nhìn người ta nói một tiếng hơi nặng một chút xíu trái ý mình thì là phiền não, là tức giận - như vậy rõ ràng là mình tà kiến hết.

Nghe thấy những cái điều đó mà làm cho tâm mình bất an thì đó là tà kiến chứ không phải là chánh kiến. Vì đối với Chánh kiến của đạo Phật là đạo đức, thấy một cái sự vật đúng 1 cái sự vật làm cho chúng ta cởi mở, không phiền não đó là Chánh kiến.

https://sites.google.com/site/61cuonbang/tong-hop/dao-duc-lam-nguoi/bang-so-04

Một số trích đoạn trong 61 cuốn băng

Này các Tỷ-kheo, đến với một đệ tử, có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời giáo pháp bậc Ðạo sư được hưng thịnh, được nhiều sinh lực. Này các Tỷ-kheo, đối với đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo Sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp này được khởi lên: "Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng". Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả như sau: Chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.

Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

"- Này hiền giả Visakha! Khát át này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ, tham, tìm cầu, hỷ lạc chỗ bày chỗ kia tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Khát ái này Thế tôn gọi là Thân tập khởi".

Phải không? Bây giờ cái nhóm của nó là năm cái Thủ uẩn nó hợp lại thì gọi là Tự thân, nhưng mà trong cái Tự thân đó có còn cái dụng gì ở trong đó cho nên nó phải có cái... bây giờ nó Tự thân không rồi nó nằm cứng ngắc ở đó rồi cũng như gộc cây thì có nghĩa lý gì đâu. Phải không? Cho nên cái ông này ông rắc rối bà này dữ lắm. Ông hỏi nhưng mà bà này cũng lanh trí thiệt chứ không phải không. Bà biết được cái chỗ mà bà tu học cho nên bà biết được cái sự ngọt dụng của thân, nó phải có cái Khát ái trong đó cái thân nó mới có linh động chứ nếu mà nó như cái gộc cây hợp lại thành cái bàn này thì thôi rồi, thì làm sao mà gọi là cái Tự thân của con người được phải không? Cái bàn bây giờ nó cũng duyên hợp, nó cũng là đất nước gió lửa nó hợp thành cái bàn. Nhưng mà rốt cuộc cái bàn nó đâu phải là cái thân con người đâu. Cái cây kia nó làm sao nó giống con người được. Cho nên nó có những cái trí tuệ, nó có những cái gì ở trong cái Tự thân đó, cho nên cái câu hỏi của ông Visakha là như vậy để chúng ta thấy từ cái chỗ Tự thân của chúng ta nó có cái gì đó mà chúng ta nó mới chấp thành cái ngã. Còn nếu nó không có thì ai gọi nó là cái ngã. Cho nên nói Tự thân là nói một cái phần của Thủ uẩn nó hợp lại mà thôi.

Cho nên vì vậy mà bà Dhammadinna bà mới trả lời:

" - Này hiền giả Visakha! Khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với Hỷ, với Tham...".

À đây này! Ở trong cái Tự thân đó nó cái Khát ái. Nó có sự khao khát ham muốn ở trong đó chớ không phải là nó không có. Mà nó có như vậy là nó sẽ đưa đến cái sự tái sanh của nó. Cái mục đích của cái thân Ngũ uẩn này nó có tiếp diễn được cái thân này thân đến thân khác Ngũ uẩn như vậy là nó phải có cái mầm mống của sự Khát ái của nó ở trong đó. Mà cái Khát ái đó nó sẽ làm gì? Nó một mình thì nó không thành. Nó không thành cho nên nó câu hữu với cái gì? Nó câu hữu với Hỷ, nó câu hữu với cái sự thích, sự vui mừng, chớ nó câu hữu với khổ thì chắc nó không dám rồi. Chắc nó câu hữu với tức là nó kết hợp, cái Khát ái đó nó kết hợp với cái sự thích thú của nó, cái sự Hỷ của nó. Vậy thì khi mà nó câu hữu với Hỷ rồi và nếu tham rồi thì nó mới có sự tìm cầu Hỷ lạc. Cái Khát ái đó bây giờ nó kết hợp với cái Hỷ và cái Tham thì nó mới đi tìm cầu cái Hỷ lạc. Đó thì bản chất con người mình có cái thân thì bây giờ mình đi tìm cầu cái gì? Bây giờ mình đi kết hợp với cái gì? Mình muốn ăn ngon. Phải không? Mà mình muốn ăn ngon thì mình phải kết hợp cái Tham, cái Tham nó mới muốn có đồ ăn chứ còn không có Tham thì làm gì muốn. Phải không các thầy thấy rõ không? Bây giờ có Tham nó mới có khởi ra bây giờ mình muốn ăn ngon, mình ăn chén chè này, thì giờ mình muốn ăn chén chè tức là mình phải câu hữu với cái Tham, Tham là đi mua đậu đường về nấu, nếp mới nấu ra chè. Đó là nó bắt đầu có cái Tham, và khi mà thành chén chè rồi thì nó mới cầu được cái Hỷ lạc của nó thì bắt đầu mình mới bỏ miệng mình ăn nó mới có cái ngon của nó đó. Đó là ái Hỷ lạc của nó. Chỗ này, chỗ kia hoặc là cái này cái kia, hỷ lạc cái này cái kia chớ không phải nói nội chén chè không. Cái này cái nọ cái kia mà nó sanh ra cái Hỷ đó. Mà khi mà cái chỗ này nó có đó thì tức là Dục ái. Phải không? Cái danh từ là Dục ái. Cho nên quý thầy thấy rõ từ cái bước nhỏ nhất của nó đi từ từ nó câu hữu cho đến khi nó Dục ái. Dục ái thì nó có Hữu ái và có Phi hữu ái trong đó. Nghĩa là từ đó nó mới sinh ra Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái. Cho nên Khát ái này đức Phật gọi là Thân tập khởi, bởi vì nó kết hợp lại thì nó phải có Khát ái. Bởi vì Ngũ uẩn nó kết hợp lại nó mới thành cái thân của chúng ta gọi là Tự thân. Mà khi nó kết hợp lại thì nó phải có cái Khát ái trong đó.
Đó chúng ta phải thấy được cái chỗ mà do nguyên nhân nào mà chúng ta bây giờ mà không rời được mà có Tham, có Sân, có Si, có thích thú cái này cái kia đó là do cái chỗ tập khởi của cái thân, mà tập khởi của cái thân thì có tên gọi là Khát ái. Còn hồi nãy thì năm cái Thủ uẩn nó hợp lại, nó duyên hợp lại mà chú ta gọi là Tự thân. Còn bây giờ nó tập khởi thêm thì nó gọi là nó có Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái đó thì nó gọi là Tập khởi, Tập khởi của thân. Cho nên Khát ái này được Thế Tôn gọi là Thân tập khởi.

https://sites.google.com/site/61cuonbang/giai-doan-2/bang-so-30-guong-hanh-thanh-tang-ni

Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

Và này Ananda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo do viễn ly các sanh y (Upadhiviveka), do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

-- Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: "Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp". Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau:

"Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp", vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn.

Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa". Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-Kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người.

-- Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?

-- Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Ðối với bất cứ thọ nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát.

108. V. Thắng (S. iv,88)

1) ...

2) -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi"?

3) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...

4-9) -- Này các Tỷ-kheo, do có mắt, do chấp thủ mắt, do thiên chấp mắt nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi"... Do có ý, do chấp thủ ý, do thiên chấp ý nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi".

10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái vì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi", hay "Thấp kém là tôi" không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

11) -- Tai là thường hay vô thường...

12) Mũi là thường hay vô thường...

13) Lưỡi là thường hay vô thường...

14) Thân là thường hay vô thường...

15) Ý là thường hay vô thường?

-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?

-- Là khổ, bạch Thế Tôn.

-- Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy, thời (có thể) có ý nghĩ: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi" không?

-- Thưa không, bạch Thế Tôn.

16) -- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với mắt... nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham nên vị ấy được giải thoát... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35d.htm

Monday, October 9, 2017

CẬN TỬ NGHIỆP (Tiếp theo)

Phần trước tại đây.

Link pháp âm: Cận Tử Nghiệp

Người đánh máy: Bạn Ngọc

Bây giờ các con còn hỏi thêm Thầy nghiệp, các con thấy đó là quan trọng lắm.

Con ngồi đi con, con đừng có quỳ con, cơ thể yếu lắm cứ ngồi đi, đừng có quỳ.

Phật tử: 

Con kính bạch Thầy! Chúng con tu sai lạc pháp thì cũng sai lạc nhiều quá, thành ra thì trong lòng chúng con có nhiều cái thắc mắc nghi vấn.Thầy có dậy con hiểu rằng, chúng con không hiểu phải thưa hỏi Thầy, Thầy chỉ giáo cho. Vì cái sự tu thì chúng con không có tu được bao nhiêu cho nên chẳng lẽ thắc mắc, thì biết được cái sai, cái đúng của Phật Pháp, thì cái sai chúng con bỏ đi, còn cái phải chúng con để lại. Thì theo con là con được đọc sách của Thầy, 10 tập Đường Về Xứ Phật thì con thấy rằng là Phật chỉ dạy con đường giải thoát, cái con đường đạo đức là con đường Giới, Định, Tuệ.

Mà muốn thành tựu thì phải có những cái pháp để mà tu tập để ly dục, ly ác pháp để có một cái năng lực để mà thành tựu, thì có thành tựu để mà giải thoát được cái tái sinh luân hồi. Thì theo con nghĩ là, thì con có thấy dạy gì về trì chú cả, cái niệm Phật Thầy đã giải thích cho con rồi, thế còn cái vấn đề trì chú này thì như hôm xưa; hôm đầu tiên Thầy đã trả lời chúng con là Thần chú là cái năng lực của chú. Vậy thì chúng con học pháp Đại Thừa không có một bộ kinh nào mà không dạy trì chú cả, nhất là cái bộ kinh lớn như kinh Pháp Hoa thì rất là nhiều chú. Hàng ngày chúng con tu theo hành trì thì trước khi vào tụng niệm là phải trì cái chú để cho thanh tịnh, con bây giờ chúng con ở giữa chỉ biết là như thế thôi, con nghĩ rằng thanh tịnh là do mình rèn luyện mà cả con người, tu tập con người. Tức là nhiều khi vì một cái câu trú mà thanh tịnh được ba nghiệp thì con cũng không hiểu lắm, rồi con hiểu sai.

Kính bạch Thầy chỉ cho, và cái pháp môn này nó theo tu là về Mật Tông thì vậy có phải là trong Đạo Phật không, hay là của bên ngoài? Thầy Cũng hoan hỉ Thầy nói cho chúng con hiểu.

Trưởng lão: 

Tất cả những cái Pháp môn mà niệm chú mà trong kinh Đại Thừa thì hầu như đó là cái ảnh hưởng của Bà La Môn nó có về chú thuật, ở trong cái kinh sách của Bà La Môn thì nó có những chú thuật. Cho nên vì vậy mà từ những cái chú thuật đó mà nó đẻ ra cái Mật Tông. Cho nên vì vậy mà kinh sách Đại Thừa không có bộ kinh nào mà không có chú. Cũng như chúng ta biết rằng cái chú Tâm Kinh Bát Nhã đó: yết-đế yết-đế ba-la yết-đế ba-la tăng yết-đế Bồ Đề ta bà ha. Mình đọc như vậy, có nghĩa là đọc như vậy để cho mình sống được cái trí tuệ Không của Bát Nhã.

Cho nên vì vậy mà một Bồ Tát mà Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giải không, hàng ngày mình đọc, mình đọc cái chú đó mà mình thấy mình có không được, cái Ngũ Uẩn này có không không?

Cho nên vì vậy, một cái điều kiện người ta nêu ra mà trong các chùa coi như là thời công phu, thời tụng niệm nào người ta cũng đọc Bát Nhã Tâm Kinh hết. Nhưng mà trong Bát Nhã Tâm Kinh thì nó lại có câu thần chú đó, thế mà người nào cũng đọc thần chú đó hết nhưng mà cuối cùng thì có thấy ai là ngũ uẩn giai không không? Nghĩa là đụng tới thì cũng còn sân, cũng còn tham, cũng còn si, cũng còn ham ăn, ham ngủ, như vậy nó đâu có không. Không sao còn tham ăn, như vậy rõ ràng là người ta nói một điều, nhưng mà có tu tập được hay không được.

Thí dụ như bây giờ họ tụng như vậy, mà bây giờ cho mấy vị đó ăn ngày một bữa họ thấy đói quá, như vậy cái ngũ uẩn họ không có không rồi, đó là một cái sai rồi phải không các con thấy. Cái đó là người ta nói, người ta luận người ta nói thôi.

Còn Kinh Pháp Hoa nó nói chuyện là mình tạo những cái tội của mình: “Dù cho tạo tội như núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, nghĩa là mình cần tụng mấy hàng thì mình giết bao nhiêu người bây giờ nó cũng hết tội hết tội hết, rồi nó nói hay quá cho nên người ta ham chứ sự thật ra có hết tội không? Thử bây giờ mình cầm dao mình giết đi, rồi bắt đầu đó công an nó chưa vô bắt mình, mình lại mình tụng vài ba câu kinh Pháp Hoa đi, rồi bắt đầu ở ngoài kia nó hay nó vô nó còng đầu mình thôi, hay là nó không còng đầu. Tôi tụng pháp Hoa rồi không có được bắt tôi nha, có Phật phù hộ tôi rồi, cái điều đó đâu có được đâu mấy con, mình giết người là phải đền tội chứ sao lại mình nói là không tội. Cho nên những cái câu kinh này là câu kinh lừa đảo mình mấy con, không thật đâu.
Còn cái thần chú này nếu mà thí dụ như mình chuyên mình luyện Thần chú để mà có những cái Thần thông, những cái huyền bí để mà lừa đảo người ta thì dễ lắm, mình niệm Thần chú để rồi nó có những cái điều kiện làm cho người ta thấy những cái kỳ đặc, cái lạ đó là dùng cái tưởng thôi, vì mình tập trung mình đọc Thần Chú đó nó không có cái vọng tưởng, bắt đầu từ đó nó kéo dài cái trạng thái đọc Thầy chú, 7 câu hay là 10 câu, 21 câu. Nó có cái kỳ hạn của nó đọc bao nhiêu câu đó, nó kéo dài cái tâm của mình không vọng tưởng thì nó rơi vào cái tưởng con. Do mình chuyên chú mình đọc tạo thành một cái lực, cái lực từ đó.

Thí dụ như Thầy đặt thành vấn đề như các con ở ngoài Hà Nội thì các con biết rằng có chùa Thầy, mà ở trên chùa Thầy ngày xưa đó là Thầy Từ Đào Hạnh ở đó cho nên người ta kêu là chùa Thầy.
Từ Đào Hạnh ngày xưa vì thù hận, vì thù hận người giết cha ông cho nên ông nỗ lực ông tu, ông tu để ông có thần thông để ông còn trả thù. Vì vậy mà ông tu, ông vô cái hang, ông vô trong cái hang núi ông ở đó ông tu. Ông tu ông luyện cái Chú Đại Bi thôi, thì ông hàng ngày ông luyện cái Chú Đại Bi ông đọc theo cái kiểu cách của Mật Tông. Cho nên khi mà ông đọc cái Chú Đại Bi xong rồi, thì ông đặt một cái gậy ở trước cây gậy, ông bảo: Cây gậy hãy bay đi, thì ông cứ khi ông đọc Thần chú rồi thì ông dụng cái tác ý như là mình học cái câu tác ý mà Như Lý Tác Ý mình tác ý “tâm ly dục, ly ác pháp như cục đất” đi đó, thì ông trái lại ông đọc cái thần chú đó rồi ông ra lệnh ông bảo: cây gậy phải bay đi; thì tới cuối cùng một hôm đó nếu mà cây gậy này ông đọc như vậy mà nó bay được, nó đi được thì như vậy ông đủ khả năng mà ông trả thù cha ông ấy.

Con rõ ràng ông có ly dục đâu. Kêu là anh ôm cái hận để mà trả thù thôi chứ ông đâu phải là một cái người mà từ, bi, hỷ, xả đâu. Cho nên vì vậy mà khi ông lốc cây gậy ông quăng xuống dòng nước khi mà Ông đọc thần chú xong rồi, ông lắm cây gậy ông quăng xuống dòng nước bảo cây gậy này: Lội ngược dòng nước đi lên cho tao. Thì cái cây gậy nó lội ngược dòng nước lên như thế này, như một con rắn lội trên dòng nước thì ông nói: Như vậy là pháp ta đã đủ lực để giết người, để trả thù. Cho nên ông sai cây gậy ông mà giết ngày Đại Diên chết, đó là ông trả được cái thú nhà của ông. Nhưng mà ông đi tu để mà ông trả thù nhà như vậy thì thật sự ra thì không có lợi ích gì hết, nó có thần thông để mà giết người thì như vậy, cho nên cái quả đó nó vẫn di truyền tới sau này chứ đâu phải là cái nhân quả nó vẫn tiếp tục chứ đâu phải là tu để mà diệt cá nhân quả của ông ta đâu, cho nên cái nhân quả đó cho đến khi mà làm vua Thần Tông. Đó là những cái câu chuyện ở Hà Nội chúng ta nói như vậy đó. Nhưng đó cũng là một cái huyền thoại của Đại Thừa thôi mấy con.

Từ phút 28: 30

Thật sự ra thì Thầy nghĩ rằng cuộc đời tu hành của chúng ta không thể đem thân mà chúng ta đi làm cái chuyện nó tồi tệ như vậy đâu, mà đem cái thân của chúng ta là đem thân tìm cái sự giải thoát, chấm dứt luân hồi, làm cho đời sống của chúng ta không còn khổ đau nữa thì mới đúng. Cho nên những kinh sách Đại Thừa mà con vừa hỏi nó không phải của Phật thuyết đâu. vì Phật thuyết dạy chúng ta đi từ cái chỗ ngăn ác, diệt ác. Đi từ cái chỗ mà các pháp ác không nên làm, nên làm các phát hiện, đó là chỗ Đức Phật dạy chúng ta, để hàng ngày chúng ta sống trong một cái nền đạo đức nhân bản, cái nền đạo đức con người. Vì chính giới luật dạy chúng ta, chúng ta là những cái loài động vật mà muốn thoát ra khỏi loài động vật thì là chúng ta phải sống đạo đức, nếu chúng ta không có đạo đức là chúng ta cũng là một loài động vật mà thôi. Đức Phật dạy chúng ta để từ cái con vật mà chúng ta trở thành con người mấy con. Cho nên chúng ta sống có đạo đức là chúng ta là con người, chúng ta sống không có đạo đức chúng ta không phải là con người.

Cho nên trong cái đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người đó là cái giải thoát chứ đâu phải là cái gì khác hơn hết, nhưng mà vì bây giờ chúng ta tu theo những cái đường lối nó sai lệch của ngoại đạo nó đã chêm nó nói đạo Phật thuyết như thế này, thế khác, rồi chúng ta cứ ngỡ rằng ông Phật thuyết dạy rồi mình cứ lo tu thôi, chứ mình không có suy nghĩ. Bởi vì mình đâu phải là cái người có thông minh được, mình là một con người đang vô minh, người ta bảo sao mình hay vậy thôi chứ mình đâu có biết cái đó đúng sai đâu, cứ nói Phật nói là mình tin thôi. Mình biết mình theo Phật mình tin Phật, nhưng mà nói cái này cũng Phật, nói cái kia cũng Phật nói, mình đâu có biết cái đó là Phật nói hay không nói mình đâu biết mình cứ tin.

Cho nên cuối cùng cuộc đời của mình mình đem mình ném bỏ vào cái chỗ tin, mà Đức Phật đã dạy chớ có tin, chớ có tin,10 cái điều kiện mà Đức Phật nêu ra đừng có tin, mà hãy tin cái gì mà có lợi ích cho mình cho người, đừng có làm khổ mình khổ người thì tin mà cái gì mà không lợi ích cho mình, không lợi ích cho người, mà cái đó làm khổ mình khổ người thì không có nên tin, thế mà bây giờ chúng ta vẫn còn tin những cái điều đó là sai. Cho nên vì vậy mà kinh sách Đại Thừa nó không phải là pháp của Phật để giúp cho chúng ta giải thoát, cho nên chúng ta bây giờ đã thấy biết được thì chúng ta hãy trở về đúng với pháp Phật ngăn ác, diệt ác hằng ngày.

Mà chúng ta hàng ngày đó, chúng ta ngăn được ác pháp, diệt được các pháp thì đời sống chúng ta có giải thoát, tâm hồn chúng ta có giải thoát chứ gì? Đây là cụ thể, không cầu khẩn ai hết. Bởi vì Đức Phật nói các con tự thắp đuốc lên đi thì mình phải thắp đuốc lên mình đi chứ không có ai mà có thể cứu mình được. Vậy thì mình còn cầu khấn ai được, cho nên không có nên mà cầu ai hết. Bây giờ cứ theo cái lời Đức Phật dạy thì mình lấy cái đạo đức, mình sống cho đúng cái đạo đức làm người không có làm khổ người khác. Hiện bây giờ thì người ta chưa biết có đạo đức nhưng ngày nào đó mọi người đều biết đạo đức hết thì không hay làm khổ ai hết, thì chúng ta rất dễ dàng. Còn bây giờ mình biết đạo đức thì mình phải nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; còn mọi người người ta chưa biết người ta còn chửi mắng, người ta còn làm khổ mình. Chứ sau này ai cũng biết, người nào cũng biết đạo đức thì không hay làm khổ ai hết đâu.

Cho nên vì vậy, khi cái đạo đức mới ra, thì như bây giờ các con Được học Thầy thì các con thiệt thòi lắm mấy con. Nghĩa là bây giờ mới học Thầy là mình học đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người thì các con chịu thiệt thòi nhất, người ta không có biết người ta cứ chửi mắng con người ta. Hở hở một chút là người ta xài sẻ mấy con đủ thứ người ta không nhịn mấy con, mà mấy con thì luôn luôn lúc nào cũng nhẫn nhịn.

Thí dụ như bây giờ trong gia đình các con có 5 người, mà có mình con biết đạo đức, các con biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng vui vẻ, nhưng mà mọi người đó họ không biết đâu. Họ thấy mình càng nhẫn nhục bao nhiêu thì họ lại càng đè ne, đánh lốc trong đầu  mình bấy nhiêu, họ còn nói này nói kia: Ờ hôm nay nó làm Phật rồi đó, nó bây giờ nó tỏ ra vẻ nó như Phật rồi đó, nó không thèm nói ai hết. Họ nói cho mình tức giận lên nữa, họ làm cho mình khổ đau lên nữa. Nhưng mà mình càng cố gắng nhẫn nhục thì họ lại dùng những cái lời để mà làm cho mình khổ đau hơn nữa. Bởi vì người ta không biết đạo đức cho nên người ta cứ tạo cho cái sự khổ cho người khác, người ta làm khổ người khác người ta không biết. Cho nên vì vậy mà mình nhẫn nhục một cách rất là kiên cường, chứ lơ mơ thì coi như mình chịu không nổi đâu.

Vì vậy cho nên trong cái sự tu tập, khi mà đạo đức nó chưa được phổ biến rộng thì các con là Những người tu tập theo đạo Phật là những người chịu thiệt thòi nhất.

Cho nên cái gì mà Thầy dạy các con cố gắng nhẫn nhục, bây giờ trong cái giai đoạn này, giai đoạn chúng ta nhẫn nhục.

Vì vậy cho nên, thí dụ như bây giờ nói về mê tín. Thầy nói rằng mua cây hương mà cắm là nó một cái điều mê tín, nó làm tốn hao tiền bạc thế mà các con quen đi. Khi mà các con cúng bái cái gì đó các con cũng phải cắm hương, nhưng mà cái sự thật ra thì các con nên đừng phí cắm một cây hương mà thôi, đừng đốt cả nắm, đâu có ai chứng giám cho chúng ta vì cái nắm hương đó đâu. Cho nên Đức Phật đã dạy, Đức Phật đâu có dạy mình mua cây hương vỏ cây, mà Đức Phật dạy mình là phải thắp cây hương tâm của mình, hương giải thoát, 5 cây hương giải thoát ở trong lòng của mình để mình cúng dâng.

Thì như vậy hôm nay các con đến nơi Thầy, hồi sáng tới giờ chúng ta có tốn cây hương nào đâu, có tốn đồng bạc nào không? Nhưng mà chúng ta cũng thành tâm, thành tâm đối với Phật mà. Chúng ta đảnh lễ với cái lòng thành tâm của mình, dâng lên những sự làm thiện, không có làm điều ác, không chửi mắng ai để cúng dâng lên Phật những cái lòng đó thì cây hương đó phải tốt không, thì các con thấy. Mình không tốn hao tiền bạc mà nói lên được cái lòng tha thiết giải thoát của mình mà cũng đăng lên được cái sự tha thiết đó đối với Chư Phật thì không phải là hạnh phúc lắm sao!?

Đó cho nên ở đây từ cái chỗ mà sai của Đại Thừa mà cho đến cái chỗ đúng của Nguyên Thủy thì chúng ta phải chọn lấy cái đúng mà để thực hiện, còn những cái sai chúng ta bỏ hế, thần chú không giúp chúng ta được gì đâu. Nếu mà thần chú có linh hiển thì chỉ giúp cho chúng ta trở thành những Thầy phù thủy. Nếu mà thần chú giúp cho chúng ta biết chuyện quá khứ vị lai, để mà nói chuyện quá khứ vị lai của thiên hạ thì biến chúng ta trở thành ông Thầy bói, thì như vậy cuộc đời chúng ta tu hành để trở thành Thầy phù thủy, để đi trị bệnh hay hoặc là trị sát, trị con nít, hay hoặc là làm Thầy bói có ích lợi gì mấy con.

Chuyện quá khứ của người ta giờ có nói người ta cũng có hết đau khổ đâu, cho nên chúng ta là hoàn toàn dẹp ba cái này hết quyết định là không tin tưởng nữa. Cái này không có đem lại hạnh phúc cho con người, hoàn toàn làm hao tài tốn của của con người mất thì giờ vô ích.

Con thấy từ hồi nào tới giờ con theo Đại Thừa con tụng kinh, con thấy con được những gì mà bây giờ con lại ôm cái thân, mà hễ mỗi chút là con thấy con kiệt quệ con phải không có còn không có đủ sức khỏe mà con có thể chống chọi cái sự mệt nhọc của cơ thể. Rõ ràng là thay vì con phải tụng kinh như vậy, con từng phải theo Đại Thừa tụng kinh như vậy thì giờ này con phải mạnh khỏe chứ sao con lại ốm yếu quá như vậy. Vậy thì có Bồ Tát có chư Phật nào phù hộ con không? Hay là chính con đã ký hết cuộc đời của mình.

Đó, thì từ đây về sau các con thấy cái gì đúng thì chúng ta làm mà thấy cái gì không đúng thì chúng ta không làm. Thầy khuyên các con nhất là chúng ta sống cho đúng cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Người ta chửi mắng mình thây kệ, nhất định là mình vui vẻ không buồn không giận họ, cái thứ nhất là mình quyết định là phải không sân, cái thứ hay nhất định là không tham. Có cái gì mình làm có thì mình xài chứ không tham muốn, cái không có không tham. Mà có rồi mà lỡ mất hay hoặc là ai không có mình vui vẻ cho họ không tiếc, nghĩa là hoàn toàn xả bỏ không có giữ gìn mà cố chấp với cái vật đó để mà mình yêu thương, để mình mến tiếc nó.

Thí dụ như bây giờ các con Thầy nói đặt thành vấn đề như thế này để các con thấy. Nếu mà trên một cái hoàn cảnh mà xảy ra cho gia đình các con, Bây giờ có một người chồng ông chồng có một người vợ bé ông ta theo một cái người nào đó thì khi đó con suy tư, Các con nên suy tư để cho tâm mình đừng có buồn vì cái vấn đề đó, đây là nhân quả cho nên các con thấy: Vừa rồi, hôm qua Thầy tiếp hai người, đây là bác sĩ thì cái bà vợ của ông ta cũng là bác sĩ, bà được đi học ở bên Pháp, do đó bà quen một cái người bạn rồi từ đó bà lại thân thuộc với cái người bạn đó, thì cái ông chồng ông cũng là bác sĩ, cho nên ông cũng buồn  vì vậy mà ông ấy cũng đi cặp với người khác. Thì bà ta sau khi biết ông ta cặp với bà khác thì bà ta xin ly dị, Ông cũng đồng ý cho bà li dị. Nhưng mà hai ông bà quên rằng chúng ta có những đứa con, hai đứa con, một đứa gái và một đứa con trai. Đứa con gái thì nó đã có chồng rồi, còn cái đứa con trai nó chưa có vợ, chưa có lập gia đình, nó mới học đại học có hai năm.

Rồi gia đình nó xảy ra như vậy, cha mẹ nó chia rẽ như vậy thì nó quá đau khổ, nó không còn học nữa, nó mắc loạn, nó điên, coi như là nó ngơ ngơ, ngẩn ngẩn. Bây giờ nó không biết nó ở với cha hay ở với mẹ, thì cha mẹ ở chỗ nào ở với cha thì cha nuôi mà ở với mẹ mẹ nuôi, nhưng mà bây giờ ở với cha thì có một bà mẹ ghẻ, thì nó thấy cũng đau khổ. Mà ở với mẹ thì có một người cha ghẻ thì cũng khổ. Bây giờ nó chẳng biết như thế nào nó ngơ ngơ, ngẩn ngẩn thấy rất tội.

Người làm cha mẹ sao họ không hy sinh cho họ, họ không hy sinh cho con họ để cho con họ khổ sở như thế này, đến đỗi mà thằng nhỏ phải điên như vậy. Các con biết họ là bác sĩ, người trí thức chứ đâu phải là những người nông dân dốt nát đâu, thế mà tại sao họ lại không dám hy sinh đời họ cho con họ, họ đã sanh ra để rồi bây giờ họ chạy cái hướng nào đâ. Các con thấy cái đạo đức có cho phép được làm điều này không? Tại sao chúng ta sinh ra những đứa con mà để nó đau khổ.

 Bây giờ đứa con kia nó có chồng nhờ nó có gia đình riêng, nó an ủi được cuộc sống nó nó không khổ đau bằng một đứa trẻ mà nó chưa có gia đình, nó còn nương tựa vào cha, vào mẹ nó. Bây giờ cha mẹ nó chia đôi ra, thử hỏi tâm can nó còn cái chỗ nào mấy con. Nó có chết được nó không, cha một nơi, mẹ một ngả. Bây giờ theo cha rồi thì cái hình ảnh mà cha mẹ chia cắt như vậy còn cái ý nghĩa gì nữa các con phải hiểu. Bởi vì khi Thầy nghe câu chuyện Thầy thương đứa nhỏ lắm mấy con, Thầy nghĩ rằng hôm qua Thầy gặp nó thì an ủi nó: Hôm nào cháu cứ về thăm Thầy, Thầy sẽ là một nguồn an ủi động lực lớn cho con, nhưng mà con phải cố gắng bình tĩnh, đừng vì một chút gì mà con lại tự con lại giết cái đời con, động viên an ủi nó như vậy. Thì các con biết rằng cuộc đời quá nhiều cái chuyện đau khổ ngang trái mà người làm cha mẹ người ta không ý thức được, người ta chỉ nghĩ rằng trả thù, bây giờ bà vợ như vậy kiếm vợ khác để trả thù, nhưng mà không ngờ rằng, mình nên ở vậy nuôi con.

Thầy nói như thế này trong cái chùa này, Thầy đã chứng kiến nhiều lắm. Sư Tuệ Tĩnh là một người Việt Nam mình vượt biên đi sang ngoại quốc. Sau khi ra ngoại quốc trên cái chiếc tàu mà gia đình đóng để vượt biên thì chín đứa con và một người vợ, và ông ta lấy cái con tàu đó đi. Khi mà được qua bên Úc, thì lúc bấy giờ trong cái gia đình nó rất khổ, ông qua đó ông làm lụng rất khổ, nghĩa là nuôi chín đứa con, bà vợ, rất khổ. Do đó bà vợ qua bên đó thì bà thay đổi, bà đi tìm một cái ông khác, bỏ 9 đứa con. Ông ở vậy, hoàn toàn ông không lập gia đình, không tái giá, ông ở vậy nuôi 9 đứa con. Cho nên hiện giờ 9 đứa con ông rất biết ơn ông và ông nghĩ cuộc đời quá đau khổ và cuộc đời không có nghĩa lý gì đối với ông nữa, cho nên ông quyết tâm ông đi tu. Sau khi chín đứa con nó lên gia thất rồi, đứa nào cũng có công ăn việc làm rồi, bắt đầu ông đi tu ông đi bên Nam Tông, sau đó ở bên Miến Điện ông được biết ở đây ông về đây ông ở đây ông tu bây giờ ông về bên Úc ít hôm ông sẽ trở qua.

 Thầy nghe cái tình cảm của một cái người cha sống như vậy mà nuôi con, thật Thầy không biết nói làm sao nói, Thầy rất thương ông, cho nên Thầy bảo ông cứ về đây khi nào có dịp về đây Thầy sẽ độ ông tôi tới nơi tới chốn. Mặc dù ông bị coi như là thay tim nó mấy con, nghĩa là bị bệnh người ta cắt cái tim khác của ông, người ta bỏ đi người ta thay cho ông cái tim khác mấy con. Thế mà ông cố gắng ông về đây ông ở ông tu.

 Có nhiều khi nó cái bệnh con người như vậy, cái thân mà nó bị như vậy nó cũng có nhiều cái khổ lắm con. Cuối cùng thì ông cũng yên ổn ông tu tập, đó là những cái sự kiện xảy ra.

 Vừa rồi xảy ra một đứa con như vậy, rồi cái gia đình của Sư Tuệ Tĩnh như vậy thì thiệt là đúng là cái đời thì nó không còn cái nghĩa gì nữa hết, con người không có đạo lý gì nữa hết. Cho nên vì vậy mà Thầy còn khắc khoải, tại sao mà người ta không viết những cái đạo lý cho con người người ta biết được cách thức mà người ta sống, để người ta dám hy sinh người ta làm cái chuyện gì lợi ích cho xã hội. Ngay cái dòng máu của họ, họ cũng không dám hy sinh nữa. Chỉ cái cá nhân của họ thôi, cho nên vì vậy làm sao người ta hiểu được đạo đức này. Cho nên cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người thế mà không làm khổ mình, khổ người cho những người thân mình, cho những người thân mình tại sao họ làm không được.

Cho nên ở đây khi các con được học đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì các con hãy cố gắng, cố gắng thực hiện, thực hiện cho ai, cho mình, cho những người thân của mình. Mình nói chi cái lời nói đó để cho những cái người thân của mình đau khổ, phải không các con? Ai là những người hàng ngày mình sống, thế rồi gặp mặt, gặp nhau tối ngày mà thế rồi nỡ nói một lời nói mà để chát chúa trong lỗ tai người ta như vậy để làm cho người ta đau khổ như vậy, để cho giọt nước mắt người ta đổ xuống như vậy mình nỡ lòng nào, thế mà mình hả giận chứ. Khi mà thấy người ta càng khóc mình lại thỏa thích chứ, tại sao như vậy? Mình không nói được lời nói an ủi họ, thì mình làm thinh chứ không dám nói. Còn cái này nói cho người ta đổ nước mắt mà mình nói được à.

Thật sự ra trong cuộc đời mà tu hành Thầy mà cố gắng viết cái bộ sách đạo đức là Thầy đã từng thấy những cái nỗi khổ của chúng sanh, tại vì người ta không hiểu đạo đức cho nên người ta đã làm khổ người ta quá nhiều mà người ta không biết, mà làm khổ chính những người thân của họ nữa, con của họ, vợ của họ, hay là chồng của họ, họ làm khổ họ. Nhiều khi họ độc tài, người chồng họ độc tài hoặc là người vợ độc tài. Người chồng không có quyền hạn gì nữa hết làm cho người chồng rất khổ mà họ chịu đựng đó, trong cuộc đời chồng, vợ họ Thấy hoàn toàn bế tắc, nó không có nghĩa lý gì là đạo đức hết. Cho nên ở đây hôm nay các con được học, được theo Thầy là lấy đạo đức làm đầu, nhất định là không làm khổ mình, khổ người.

Hôm nay các con đã biết được Phật Pháp, đã biết được con đường của Phật dạy, ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện. Các pháp ác không làm, các pháp thiện nên làm. Thì nhớ những cái lời của Phật dạy như vậy mà chúng ta phải thực hiện những cái đạo đức làm người để xứng đáng làm con người của Phật. Là đạo Phật, chứ đâu đạo Phật là đạo cúng bái, cầu siêu, cầu an; đâu phải là đạo niệm Thần chú; đâu phải là đạo để mà cầu khẩn cho mình được bình an. Mà chính mình hãy mang sự bình an đó bằng những hành động thiện của mình, bằng những hành động đạo đức chứ, các con nhớ kỹ những điều Thầy nói. Từ đây về sau chúng ta thấy trong cuộc đời này không ai làm động lực tâm chúng ta, nhất định là ta không làm ác cho người khác, chúng ta chỉ có thể rơi giọt nước mắt thương người chứ đừng có để cho người đổ giọt nước mắt vì chúng ta làm khổ họ. Đó là cái con đường tu tập của Đạo Phật.

-------------------------------------

Từ phút 42:50

Cái tâm rối loạn nghĩa là trong việc khoảng thời gian nó luôn luôn nó giữ cái ý thức nó tỉnh thức như vậy nó không có hề rối loạn. Thì lúc bây giờ mình mới ở trong cái bụng mẹ kéo dài kéo dài cái thời gian suốt chín tháng mười ngày, mình vẫn biết như thường. Nhưng mà đến khi nó sinh ra nó đau đớn quá, cái suất tỉnh thức của mình mất đi. Bởi vì nó đau đớn nó làm mình động đi, nó không có còn giữ được cái tỉnh thức đó nữa. Cũng chẳng hạn bây giờ các con tu tập vậy, mà khi cái đầu con nhức, cái bắt đầu tập trung trong cái đầu chứ nó  quên cái bước đi của mình, nó quên hơi thở của mình rồi, cái sức tỉnh thức mình mất rồi, phải không các con hiểu không. Cho nên vì vậy mình tu như thế nào mà để mà sau khi cái cơn mà người mẹ đau bụn mà sanh mình ra, để mình trở đầu mà đi ra cho được, thì trong khi mà trở đầu ra thì đâu phải nghĩa đứa con có một bà mẹ đau đâu mà cả đứa con cũng vẫn đau chứ, nó cả ngộp thở nữa mà nó chịu còn không nổi nữa mà chứ đâu phải ít đâu, nó cũng đau khổ vô cùng nó mới sanh ra được chứ đâu phải, bởi vì nó sanh ra khổ mà đâu phải là không khổ.

Cho nên mà khi mà sanh ra đứa con được rồi mà bắt đầu nó thở được mà nó không có còn lo nó lắng nữa, mẹ đã tròn, con vuông, người ta nói mẹ tròn con vuông là cả mẹ lẫn con đều là thoát nạn rồi đó, nó hết tai nạn rồi đó. Chứ trong khi đó mà đang sanh thì nếu mà mẹ còn thì con chết, mà mẹ chết mà con còn điều đó là có thể xảy ra đó.

Cho nên vì vậy mà khi bị cái cơn đau như vậy mà chúng ta vẫn tỉnh thức, thì tức là sanh ra chúng ta vẫn biết, nhưng mà khi mà ra mà chúng ta cố gắng mà giữ được cái sức tỉnh thức mà ra rồi cái chúng ta quên, không nhớ lại mình trước là ai, ai không nhớ được. Cho nên cái sức tỉnh thức thứ tư thì tức là sanh ra rồi lớn lên, vừa biết thì nhớ lại đời trước mình là ai, là ai. Do đó tại sao mà các vị Lạt Ma người ta tu được cái sức tỉnh thức đó, là tại vì người ta tu được như vậy mà người ta thực hiện được những cái thần thông chứ không phải không, người ta có tỉnh thức, nhưng mà tỉnh thức đó, do cái tỉnh thức đó mà người ta lại thực hiện những cái thần thông tưởng, chứ người ta không phải do cái tỉnh thức để mà ly dục ly ác pháp.

Còn bên đạo Phật chúng ta tập cái tỉnh thức để mà chúng ta ly dục, ly ác pháp chứ không phải tập tỉnh thức để mà luyện thần chú. Còn bên kia nó tập tỉnh thức để mà luyện thần chú mà cho nên vì vậy mà nó có thần thông. Cho nên vì vậy khi mà nó chết thì cái sức tỉnh thức nó, nó có đủ cái thần thông của nó thì cho nên vì vậy mà nó chết nó còn biết được nó tái sanh, bởi vì nó cái nghiệp lực của nó còn. Còn này ta ly dục, ly ác pháp hết rồi, nó không có cái nghiệp tái sanh, cho nên nó không chấm dứt tái sanh, còn cái kia nó còn tái sanh mà. Cho nên nó hoàn toàn nó còn tiếp tục luân hồi, nó luân hồi, nhưng mà nhờ nó tu tập tỉnh thức để nó luyện thần thông này, cho nên vì vậy mà khi nó lớn lên nó vẫn nhớ được hồi đó nó ở làng nào, xã nào, tên họ là gì, cha mẹ nó ở đâu, đường nào nó nhớ hết. Đó là rõ ràng là trong cái điều kiện đó thì chúng ta thấy cái sức tỉnh thức của các vị Lạt Ma tu cũng không phải ít, mà không đúng Chánh Pháp cho nên không xả, không ly dục, ly ác pháp.

Thay vì chúng ta tu ly dục, ly ác pháp thì mấy ông tu tỉnh thức để mà niệm thần chú, do cái sức thần chú niệm, do đó vì vậy cái sức tỉnh thức này để mà thực hiện những cái thần thông tưởng mà thôi. Các ông không rơi trong định tưởng, Không Vô Biên Xứ tưởng. Nếu mà nhập Không Vô Biên Xứ tưởng thì ông đâu có thực hiện được thần thông, cho nên ông ở đây ông luyện Thần chú, ông đọc Thần chú để cái tâm ông hoàn toàn nó tỉnh thức ở trên cái thần chú này, để cái mục đích của ông là đạt được cái thần thông của Thần chú các con hiểu chưa? Cho nên ông có những cái thần thông để trị bệnh, biến hóa, hay là tàng hình, hay hoặc cái này kia, ông làm được những cái chuyện này. Nhưng mà vì cái mục đích của ông nó không có ly dục, ly ác pháp cho nên cái nhân duyên mà ông tái sanh nó còn, cái nguyên nhân mà nó tái sanh nó còn nó không hết lậu hoặc, cho nên ông còn tái sanh. Mà tái sanh là nhờ cái sức tỉnh thức, mà ở trên cái Mật Tông, cái thần chú này. Do vì vậy mà các ông lại biết được hồi đó mình tu mình Lạt Ma Thứ mấy, bây giờ là mình tái sanh là ở trong nước này, như thế nào, mình nhớ lại đường làng xá, rồi tên họ mình như thế nào, thế nào? Đều là nhớ tất cả rất rõ ràng, đó là cách thức tỉnh thức đó mấy con.

Cho nên mấy ông Lạt Ma tỉnh thức là tốt nhưng mà vì không đúng pháp, không xả tâm cho nên vì vậy mà chấm dứt luân hồi không chấm dứt được, còn tái sanh luân hồi. Còn tái sanh luân hồi thì mấy ông mới thấy được mới sanh ra rồi mới nhớ lại đời mình, chứ đâu phải ông điều khiển ông vô đó đâu. Nếu mà ông có năng lực mà điều khiển thì ông đâu có điều khiển, ông điều khiển thần thông được, nhưng mà ông không có điều khiển sự sống chết được. Các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà tới cái ông nhập cái định, để mà cái định mà các ông để mà để lại nhục thân ông cũng không làm được nữa, tức là ông muốn để lại nhục thân, các con biết các vị Lạt Ma không? Ông phải mổ người ra, ông móc ruột, móc gan, móc óc hết rồi ông ướp xác rồi ông mới để lại cái nhục thân lại. Có không? Lạt Ma thì nó vậy thôi chứ nó không có cách gì?

Còn Thiền tông của mình nó không khéo lắm, nó uống thuốc nó tẩm ở trong này, bắt đầu nó bỏ thân thì cái thân nó không hôi thối. Còn có người mà nhập định, thật sự nhập định thì người ta mới nhập định thật sự là người ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Cái từ trường người ta bao vệ cái thân, nhưng mà hầu hết các nhục thân này Thầy đến đó Thầy xem, Thầy không thấy cái từ trường mà, cái từ trường làm sao các con đi sát được, các con làm sao rờ được cái nhục thân ông ta được. Nghĩa là cái nhục thân nó ngồi đó các con đứng ngoài này chứ với tay sao tới được đốn vô cũng không được nữa, cái từ trường của nó bảo vệ cái nhục thân của nó nó có cái sức màu nhiệm vô cùng chứ đâu phải là tầm thường của cái sức định đâu. Còn cái này chỉ chẳng qua là tẩm thuốc thôi, mình uống một cái loại thuốc từ đó nó thấm từ ở trong gan, ruột, thịt của mình bắt đầu nó giữ cái thân mình nó không hôi thối thôi. Rồi nó giữ cái thân mình rồi để lâu ngày nó khô đến, nó khô cũng như mà cái con khỉ mà nó khô vậy, rồi để trên cái bàn để mà thờ vậy thôi chứ không có cái nghĩa lý gì hết, nó do cái thuốc mà tẩm vào đó.

Từ phút 48:09

Kính bạch Thầy và toàn thể đại chúng, con xin Thầy  vừa rồi con có đứa em ở nhà, con gọi ... Năm nay 25 tuổi, em con mới mất hôm mồng 2 tháng 5, trước khi đi em con mất là cuối năm đó. Các Bác Sĩ về lúc đầu khám nghiệm thì nó bị .... thế sau đó ... em con mới uống, uống xong thì sau đó lại đi ra .... Sau đó bác sĩ lại chẩn đoán là..... Sau đó giai đoạn cuối cùng chẩn đoán là em con bị ung thư não và trong trường hợp này thì em con thì, bố mẹ sinh ra trong gia đình thì bố mẹ bỏ nhau, mẹ đi bước nữa, bố ở lại nuôi con em, thì em đã xây dựng gia đình, còn thằng em họ con... đang học đại học năm thứ tư, năm nay là ra trường Đại Học Y Khoa. Cuối cùng thì trước khi mất và đến khi ... con có đi xem thì bị nói rằng em con là có ma theo, bây giờ ...em giữ mạng em, nếu mà dốc sức mà lễ đi thì con có thể là... sau khi em con mất thì máu họng, máu tươi ở trong cửa miệng nó cứ trào ra thế thì con cứ thử ngẫm xem lúc em con nó tử nó nói rằng là: Bà ơi, cháu nằm mơ cháu chết, cháu xuống nghĩa địa rồi nhưng mà đất nó chật người ta lại đuổi cháu về, thế là đi về cái lần đấy thì nó cũng khỏe, khẻo được một thời gian, một thời gian em con sống lại thì cái hôm đó con về mẹ con cũng kể, mẹ con kể có nói rằng mẹ con đi xem ra... em con đi, em họ con anh xem thì cái chú... chú có nói rằng mẹ con cũng rất ... Đấy là phúc đức tại mẫu, nếu như là lễ thì cũng được, thì con cũng đi xem tiếp ở nơi khác thì bảo em còn nó có căn, con cũng không biết, sau đó thì lúc mà khi nó mất 50:30 thì con kính bạch Thầy là lúc 1 giờ kém 15 ngày 13 tháng năm vừa rồi, ma đến sáng ngày hôm sau là truy niệm mà máu ở trong miệng em con nó vẫn cứ tuôn ra, cứ chảy ra, sau đó bà con phải lấy hai tờ giấy bản để lót vào, ấn ở bên cho nó khỏi.

Kính bạch Thầy, con cũng chưa hiểu thế nào, bây giờ Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con và cả đại chúng đều biết.

Trưởng lão: 

Như Thầy đã nói cho mấy con biết rằng những cái người mà họ làm đồng cốt hoặc là họ hay bói khoa, họ có những cái trạng thái giao cảm, giao cảm được cái thời gia tương lai, và giao cảm được cái đối tượng trước mặt của họ, họ giao cảm được, họ nói được. Nhưng mà cái nhân quả đó nó sẽ biến chuyển, nhưng mà vì mình không có biết cách để chuyển cái nhân quả cho đứa em của con, cho nên vì vậy mà nó thể hiện đúng như cái lời của người ta nói. Bởi vì cái người nhà ngoại cảm họ ngoại cảm trong cái nhân quả, họ giao cảm được những cái sự kiện sắp xảy ra của cái người đó, cho nên họ nói thí dụ như nói máu trong họng mình chảy ra, họ chẳng biết là đứa em con bệnh như thế nào họ không biết đâu, nhưng mà có điều kiện là họ giao cảm được, họ giao cảm được cái tình trạng đó được, họ biết. Có thể nói rằng họ nói ngày giờ đó đúng chứ không phải sai đâu, nhưng mà họ nói chung chung vậy thôi chứ còn thật sự ra mà nói chi tiết vào, thì những cái tưởng của họ, cái người đó, cái năng lực tưởng nó có từng thấp và từng cao; cái tầng thấp thì nó nói chung chung giống như mình nói dựa theo tâm lý mình nói; còn cái tầng cao thì nó không cần đâu nó không cần dựa đâu, nó nói xác định. Cho nên cái năng lực của tưởng của cái người đó mà họ làm việc được thì nó dễ giao cảm lắm, còn có nhiều người họ chỉ dựa tâm lý họ mò mẫm họ nói thôi. Họ mò mẫm theo cái ý của mình rồi họ nói thì không biết, thì mấy người đó hoàn toàn tưởng không có hoạt động. Còn cái tưởng của cái người mà hoạt động đúng coi chừng họ nói rất đúng con.

Nhưng mà điều kiện nó làm sao trong cá nhân quả thì làm sao mà cái tưởng nó nói mà làm sao chuyển được, họ không biết cách nào hết. Họ chỉ nói bây giờ mình phải cầu cúng, cầu cúng làm sao ai mà giải quyết được cái điều này đâu. Nhưng mà nhiều khi có người cầu cúng thì hết chứ không phải không. Nhưng cá nhân quả của người ta nó hết, bây giờ không cầu cúng nó cũng hết nữa. Còn bây giờ nếu mà cầu cúng nói nhiều khi lấy nhân quả người ta nó hoàn toàn nó phải chịu như vậy thì cũng không có cầu cúng gì mà nó hết cũng phải chịu. Cho nên có nhiều người tiền mất, tật mang. Còn có nhiều người thì cúng cũng hết, cúng hết họ nói như vậy là trúng, chứ sự thật ra không phải đâu, cái nhân quả người ta chưa hết thôi. Cho nên chúng ta sống là một con người chúng ta đừng có tin nhảm ba cái tưởng này, nó không có thật đúng đâu. Cho nên vì vậy cái nhân quả do mình phải tự tạo chứ không gì khác. Vì vậy mà cái trường hợp em con là cái trường hợp đó Thầy nói sự thật nó làm cho cái gia đình con bối rối là vì trước cái cảnh mà mê tín đó, mà cái số người mà hàng mê tín đó nó làm cho chúng ta rối rối chứ không phải gì? Bây giờ nó bệnh cứ đi bác sĩ trị, chết hay sống là do nhân quả thôi, không có tin người nào nữa hết. Mạnh mẽ đặt cái niềm tin trọn vẹn như vậy, tin ở nhân quả thì chắc chắn là các con sẽ an ổn nhất không có còn sợ hãi.

Và đồng thời trong cái thời gian mà còn lại đó để mình chuyển được cái nhân quả làm những cái điều thiện, nhất là mình tạo cái duyên cho em mình nó làm sao để nó sống chân thiện pháp, nó đừng làm có khổ người khác nhiều hơn nữa thì nó sẽ chuyển được cái nhân quả của nó. Đó là những cách thức tốt mấy con. Chứ bây giờ tất cả cái xã hội của chúng ta nó đang ở trong cái cảnh mù mờ và mê tín nhiều lắm, nó đủ loại hết, mà Thầy thì cũng chưa có đủ khả năng mà dẹp nó đâu, nói thì nói một ít vậy thôi chứ không thể nào mà đốn phá nó sạch được.

Con hỏi gì thêm không?(54:18)

Phật tử: Kính bạch Thầy, gia đình con có nói rằng em con nó bị chết oan, bây giờ ... có phải không ạ, em con nó bị chết trùng nữa, sau này còn nhiều người nữa sẽ chết theo.

Trưởng lão: 

Bây giờ Thầy sẽ nói thẳng, nói thật cho con thấy rằng, mỗi một cái nhân quả nó đều có một cái cộng và cái biệt của nhân quả. Cái cộng của nhân quả là cái cộng chung. Thí dụ như tại sao có người này chết rồi kế tiếp người khác chết. Cái chết là cái nhân quả của cái người đó, nhưng mà có người khác chết là cũng do cái nhân quả của người đó nhưng mà nó cộng nghiệp với nhau. Cho nên người này chết rồi kế tiếp người kia chết, để cùng đồng thời nó có một cái nhân quả hứa hẹn gì đó tiếp tục nó phải tái sanh nhau ở trong một cái giai đoạn nào đó để gần gũi nhau đó để mà nó trả cái nhân quả của nó. Cho nên có nhiều người người này chết rồi trong gia đình mình kế người khác, kế người khác chết, kế người khác chết, bởi vì cái công nghiệp nhân quả mấy con. Cho nên lúc bấy giờ mấy ông Thầy mà kêu là mấy ông Thầy mà mê tín thì coi như đây là trùng rồi, thành trùng rồi, hay đây là quỷ trùng rồi. Vì vậy mà cúng bái ếm nó đi, bây giờ không ếm tới chừng nó chết nó cũng chết, mà ếm bây giờ nó thành nó ếm là làm gì làm nó cũng không bao giờ nó hết đâu. Nhưng mà nó hết là nó hết, tức là cái nhân quả, cái nghiệp nhân quả, cái chùm nhân quả này nó chỉ có người, một nhai người thôi; rồi bây giờ mình sợ quá mình ếm mà mình tưởng tiếp tục nữa chứ không phải đâu. Thậm chí như người ta coi là nào là Tùng trùng tang, liên táng, nào là ba người chết, hay một người chết. Tất cả những cái này là cái sách vở của nó nó bịa đặt ra thôi, cho nên vì vậy chúng ta không bao giờ chúng ta tin điều đó, tin nhân quả.

Cho nên ở đây em con không có chết oan bởi vì cái người chết là không có người nào chết oan hết, bởi vì nhân quả nó đã xác định không có làm sao cái luật nhân quả mà lại có oan thì là như vậy nhân quả không công bằng, công lý. Cái đạo luật nhân quả chúng ta là từ cá nhân quả mà sanh ra, cho nên cá nhân của nó đều là điều khiển ở trong cái cuộc sống của chúng ta tất cả hết, chúng ta chỉ theo Phật Pháp là chúng ta chuyển nhân quả thôi, chứ còn không có cách nào hết. Cho nên vì vậy mà chúng ta chết là nó đã có một cái nhân quả nó đã định cho chúng ta rồi. Bây giờ chúng ta sống thiện là chúng ta chuyển được cái nhân quả chúng ta kéo dài thêm tuổi thọ chúng ta, chứ còn không có cái gì khác hơn hết.

Cho nên ở đây đứng trong luật nhân quả tức là phải công bằng và công lý mà nói thì ở trong đời chúng ta không có một người nào chết oan. Bây giờ cái người đó vừa ở trong bào thai người ta cũng sẽ bị móc cái bào thai đó ra thì đâu có nghĩa là đứa bé đó chết oan. Bây giờ đứa bé đó sanh ra, vừa sang ra nó tắt thở nó chết nói nó chết oan, cũng không chết oan đâu, nó tại vì nó tạo những cái nhân quả yểu tử rồi cho nên nó phải chết như vậy. Có đứa thì 3 tuổi, có đứa 2 tuổi, có đứa 5 tuổi, có đứa 10 tuổi. Tới đó thì phải đau xơ có đứa đau sơ; có đứa phải đau như thế này, đau như thế khác để nó trả cái quả của nó.

Cho nên những cái quả mà nó trả, ví dụ như em con mà bây giờ nó chết rồi mà thấy trong miệng nó mửa máu, ói máu ra vậy. Ngày xưa ít ra nó cũng làm cá nhân quả gì mà người ta cũng mửa máu, ói máu đó. Bây giờ nó phải trả cái quả đó để thể hiện qua cái thân xác nó phải trả cái quả đó chứ, chứ đâu có cái gì đâu mà lo. Bởi vì cái đó là cái nhân quả để thể hiện qua cái tướng nhân quả nó phải trả, con hiểu không? Do vì vậy chúng ta thấy không có cái chết oan đâu mà cái gì chết cũng đều là do cái luật của nhân quả rồi, cho nên không có người chết oan, còn cái chết oan là tại chúng ta đặt, chúng ta đặt thôi, chúng ta thấy nó chết còn nhỏ tuổi, nó chết tức tối. Cũng như bây giờ một người mà tự tử chúng ta thật sự ra, thay vì bây giờ họ không tự tử thì họ còn tiếp tục họ sống chứ gì, bây giờ họ tự tử thì họ phải chết chứ gì, mà khi mà thấy nó tự tử như vậy: Trời, tội người này, người này chết oan quá, thay vì đừng tự tử thì đâu có chết, đúng là không có oan. Đó là phải trả tới cái nhân quả đó, phải trả để mà chết trong cái cách đó để mà trả cái quả của họ thì họ phải tự tử mà thôi.

------------------------------------------
Từ phút 57:52

Phật tử:.... gia đình con, cô chú con với lại nhà con thì có là con con làm lễ cho em con, .... Rồi đưa em con vào chùa, con có thầy nói là: Lập đàn ....

Trưởng lão: 

Thầy nghĩ rằng trong cái vấn đề này đó con ;

Phật tử: .. hiện về, hầu như là nó về mê tín và lạc hậu rất nhiều, từ cái ngôi chùa và đến các Thầy tu, tu sĩ bây giờ là đi cúng, cầu an, cầu siêu chỉ có nếu như ở chùa là không đi cúng, không làm lễ. Khi Phật tử tới sẽ làm lễ cầu an, cầu siêu thì chỉ có là … thế này, thế khác, nó nhiều cái vấn đề. Thì Thầy chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: 

Bây giờ thì cái phong trào ở trong các chùa nói như vậy, thì theo Thầy thiết nghĩ thì để lần lượt, lần lượt rồi những người mà có cái trọng trách người ta sẽ chỉnh đốn lại Phật giáo. Chứ bây giờ mình nói suông cũng không được, nói suông không được. Bởi vì cái đó là cái tình trạng như vậy, nhưng mà hầu hết là gia đình những người Phật tử phải thấy được cái trách nhiệm của mình, biết những cái điều này nó không có lợi ích thì mình không có làm cái điều này nữa thì nó giảm đi. Chứ còn cái trách nhiệm mà ông Thầy đó ông ấy cứ làm, ông cứ làm cái nghề đó thì không bao giờ hết được đâu. Còn trừ ra cái ông Thầy đó ông ấy không làm, thì tất cả Phật tử đến yêu cầu ông không làm, nhất định là chết đói là chết đói chứ ông không làm cái điều mê tín này nữa, thì rốt cuộc thì cái sự mê tín này nó phải bị diệt thôi, chứ còn ông Thầy này mà làm thì phải có người đến mướn ông làm. Nghĩa là người ta còn tin tưởng, người ta còn này kia thì người ta phải đến thôi. Còn bây giờ chúng ta biết Phật pháp rồi thì chúng ta không đến nữa và chúng ta biết đó là những cái mê tín cái sai rồi.

 Khi mà một đứa em của con mà chết rồi thì cái luật nhân quả nó tiếp tục nó tái sanh liền, chết đây sanh kia rồi, nó còn đâu ở đó mà oan ức, mà đâu ơ đó mà cầu siêu, cầu an đâu. Đối với luật nhân quả thì nó không có oan ức. Nhưng mà đối với luật thế gian thì nó có sự oan ức. Nhiều khi mà chúng ta nói một lời nói làm cho cái người đó tức giận người ta tự tử đi, tức là người ta oan ức quá, người ta không có làm cái điều đó. Vậy nói gán cho người ta vậy người ta tức người ta mới chết đó là oan ức, đó là người ta chết oan là tại vì, bởi vì người khác nói người ta tức quá người ta chết, đó gọi là oan. Còn đối với luật nhân quả thì nó không phải oan đâu, mà chính ngày xưa vì cá nhân quả mình cũng làm cho người ta tức tối người ta chết, bây giờ có một cái người khác người ta làm cái quả đó để cho mình tức mình chết, thì đâu có nghĩa là oan, tại vì mình có làm mà, mình tạo ra cái quả đó rồi mà. Cho nên vì vậy mà nhân quả thì nó luôn luôn lúc nào nó cũng phải trả vay mà thôi, Cho nên đứng trong luật nhân quả thì nó công bằng, nhưng mà đứng ở trong cái luật thế gian thì ở đây có sự oan ức.

Thí dụ như em con mà chết như vậy thì Mình thấy nó chết nhỏ như vậy chắc có lẽ là oan, thay vì mọi người người ta được bảy tám chục tuổi, còn nó bây giờ mới sanh ra như vậy cái nó bệnh đau như vậy nó chết thì tội quá nó phải chết oan. Nhưng mà sự thật không phải đâu, cái luật nhân quả nó có người thì chết nhỏ, nhưng mà có người chết già thì tất cả chúng ta đều đứng ở trong cái luật của nhân quả mà chúng ta suy ra vì vậy mà tâm chúng ta rất an và khi biết một người chết. Người ta nói chết tức là sống, nghĩa là trong khi chúng ta vừa chết là chúng ta có sự sống rồi, chứ không phải là nó còn chờ đợi cái chỗ nào hết hoặc là có một cái linh hồn nó còn ở đâu đó để mà cầu siêu, cầu an. Mà cỡ sức cầu siêu, cầu an, ai làm cho nó siêu, chính bản thân của nó nó không làm cho nó siêu được thì ai làm cho nó siêu được cái điều này. cho nên vì vậy chúng ta không tin được cái điều mê tín đó, nghĩa là bây giờ người ta chửi mình mà tự mình mình không làm cho mình đừng giận thì ai làm cho mình đừng giận được, phải không, không có người khác mà làm cho mình đừng giận được. Cho nên vì vậy mình phải tự mình hơn là những người khác và cái luật nhân quả thì nó ở chỗ đó chứ nó không phải ở chỗ khác.

Mình tự làm khổ mình chứ không phải là ai làm khổ mình, người ta chửi mặc người ta người ta làm gì người ta làm thì mình đừng có khổ, thì như vậy là tự mình làm khổ mình, rồi mình cho rằng tại người ta làm khổ. Chứ không ngờ rằng ngày xưa mình cũng làm cho người ta khổ, bây giờ người ta trả quả lại, bây giờ mình không chịu chấp nhận chịu đau khổ nữa, mình lại chửi mắng người ta nữa thì cái đó là cái không tốt.

Cho nên tất cả những cái điều mà mê tín, lạc hậu này thì lần lượt những cái người mà có cái trách nhiệm, có cái bổn phận họ sẽ chỉnh đốn lại. Chứ còn bây giờ nếu mà không có ai mà chỉnh đốn, không có ai mà có trách nhiệm, bổn phận thì chắc chắn là cái sự mê tín này muôn đời.

Cũng như chúng ta thấy đất nước Việt Nam chúng ta từ cái ngày mà dựng nước cho đến bây giờ cái mê tín đó nó đã chuyển sâu, nó đã ăn sâu vào tới bây giờ rồi, thì bây giờ chúng ta lần lượt chúng ta tìm mọi cách để chúng ta chỉnh đốn lại cho tốt. Lần lượt những cái tốt đó nó sẽ làm tốt lại cho toàn diện, thì như vậy là cái sự cố gắng của chúng ta mỗi người một chút thì chắc chắn là chúng ta sẽ thành tựu được.

Các con thấy trong các cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước thì nó phải ba, bốn chục năm. Còn bây giờ cái cuộc đấu tranh mà giành lại cái không mê tín nó không phải là ba, bốn chục năm đâu mà nó cả mấy trăm năm chúng ta mới giành lại cái đời sống không mê tín chứ đâu phải là thường. Bởi vì, cái này nó truyền thống cho chúng ta, nó đã truyển thừa cho chúng ta mấy ngàn năm rồi. Bây giờ ít ra chúng ta muốn làm cho nó tốt sạch được thì ngay bây giờ liền không được đâu, nó phải đòi hỏi chúng ta có cái thời gian rất dài. Đồng thời chúng ta là mỗi người chúng ta đều là truyền thừa cho con cháu chúng ta phá vỡ cái mê tín này.

Cho nên Thầy nghĩ rằng cái bộ sách của Thầy là cái bộ sách truyền thừa, để mà chúng ta truyền đi, để mà phá đi cái mê tín. Thì như vậy là cả năm sau, cả ngàn năm sau chúng ta mới thấy con cháu chúng ta mới sống thoải mái, chứ còn bây giờ chúng ta muốn bây giờ liền ngay thì không được đâu mà nếu mà ngay liền bây giờ thì nó sẽ có cái sự xung đột rất lớn nó có cái sự xung đột không có thể nào mà lường được và nó gây ra cái sự đau khổ nữa cho nên chúng ta biết thì chúng ta cố gắng giữ gìn mình thôi.

-------------------
Từ phút 1:04:12

Mô Phật, dạ bạch Thầy, con có thắc mắc. Nghe Minh Điền nói là cách đây mấy hôm Thầy có hứa là nếu mà các cái nhóm Nguyên Thủy tổ chức khéo và có thỉnh Thầy đến, thì cái suy nghĩ đầu tiên của chúng con là: thí dụ như các huynh đệ ở cái nhóm Nguyên Thủy Miền Bắc thì không biết quý vị đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Giả sử như Quý vị đó mà thỉnh thì Thầy có thể sắp xếp để đi được không? Thời điểm nào thì là thời điểm thuận tiện, vì chúng con được biết là Thầy cũng còn đang bận làm sách.

Cái thắc mắc thứ nhì của chúng con là: nếu như các huynh đệ ở trong nhóm Nguyên Thủy ở Hải Ngoại mà thỉnh Thầy đi thì Thầy có đi được hay không?

Trưởng lão: Hôm nay, Thầy nói để ở đây thì các con cũng có nhiều cái nhóm Nguyên Thủy phải không, mà đã Thầy đã hướng dẫn cho mấy con tu thì chắc chắn đó là cái nhiệm vụ và trọng trách. Thì cái thời gian mà sắp sửa tới đây thì thấy rất bận về đầu tư cả một cái trí tuệ và cái tài sức của mình vào trong cái bộ sách đạo đức. Bởi vì từ lâu tới giờ Thầy không nghĩ viết sách đâu, nhưng mà sau khi mà trả lời cho mấy con, để mà trở thành cái bộ sách Đường Về Xứ Phật nó ra thành hình, thì thành hình rồi cái bộ Đường Về Xứ Phật rồi thì nằm trong đó Thầy có nhắc đến cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người rất nhiều. Nhưng mà chưa nói đến được cái hành động không làm khổ mình, khổ người nó rõ ràng cụ thể. Vì vậy mà buộc lòng Thầy phải đầu tư tất cả cái trí của mình, cái sức của mình vào cái bộ sách đạo đức này; vì vậy mà trong cái thời gian trong hai năm, hay là ba năm, năm năm để hoàn thành cái bộ sách này thì chắc chắn là Thầy không có đi đâu được. Nghĩa là Thầy phải cần là để dưỡng sức, chứ đi xa thì nó lại mệt nhọc. Cho nên vì vậy mà sau khi cái bộ sách đạo đức được in, được phổ biến ra cho mọi người biết được cái đạo đức rồi thì lúc bấy giờ các con mà cái nhóm Nguyên Thủy ở đâu cần thiết.

Bây giờ Thầy nói cả nửa trái đất này mà nếu ở bên Mỹ như các con bên đó mà mời Thầy thì ngay đó là Thầy quan sát, Thầy đi có được không Thầy sẽ báo cho các con biết rằng bây giờ đi là thuận tiện, Thầy sẽ đi liền tức khắc; mà đi qua đây bị người ta chống đối, người ta biểu tình thì nhất định không đi phải không các con. Bởi vì Thầy là người đã có cái trí tuệ quan sát được điều đó rồi, cho nên khi đi thì Thầy đã biết rằng họ sẽ không bao giờ chống đối Thầy thì Thầy sẽ đi, mà khi đi mà chống đối thì nhất định Thầy không đi, phải không? Cho nên vì vậy mà Thầy đều quan sát rõ.

Bây giờ, thí dụ như ở Hải Phòng các con mời Thầy ra đó để mà hướng dẫn cho các con tu tập Thọ Bát Quan Trai cho đúng cách. Thầy sẽ quan sát rằng quý Thầy ở đó có chống đối Thầy không, nếu mà không chống đối Thầy đi, mà nếu chống đối thì Thầy không đi. Tại sao vậy? Tại vì chống đối để mà đi ra đó để gây thêm cái sự đau thương cho Phật giáo thì không nên làm, phải không? Vì quý Thầy cũng là những tu sĩ, nhưng mà vì người ta đã chấp ở trong cái ta kiến rồi, thì lần lượt người ta sẽ bỏ dần hoặc là trong 5 năm, 10 năm sau hoặc là 100 năm sau thì những cái người này thì họ đâu còn có những cái ta kiến đó nữa. Bây giờ họ đang mang cái tà kiến đó, thì trăm năm sau thì mấy người mày họ chết đi, thì những người khác chứ. Thì ra đó thì nó không có đủ duyên, mà do đó Thầy đến đó để chống đối nhau thì nó sẽ gây gây ảnh hưởng không tốt cho Phật giáo cho nên Thầy không đến. Mà Thầy đến đó hoàn toàn là không có chống đối, và đến đó phải như thế nào để mà không bị chống đối, mình phải tìm mọi cách để mình ngăn ngừa trước những cái sự này. Bây giờ đặt thành vấn đề như bây giờ người ta âm thầm người ta tìm cách người ta thủ tiêu Thầy đi mà nghe được Thầy ra đó là có cái cơ duyên để mà thủ tiêu Thầy chứ gì, mà Thầy điên gì Thầy rúc đầu đó để rồi mấy con sẽ như con rắn mất đầu, phải không? Thầy còn để cái đầu chứ Để mà còn giúp đỡ mấy con tới chứ.

Cho nên đối với Thầy thì không dại đâu, nhưng mà khi mà Thầy hứa là Thầy đã biết rằng đi thuận tiện các con không thấy cách đây 3, 4 năm; ba năm thì Thầy cũng có ra miền Bắc Thầy thăm mấy con ngoài đó rồi mà. Thầy biết ra đó đâu có ai chống đối Thầy gì đâu, hoàn toàn là Thầy đến đó Thầy dạy Đạo Đức, ở ngoài đó quý Phật tử tập hợp rất đông đến mà hỏi Thầy trong suốt 3 ngày; ngày thứ nhất, qua ngày thứ hai, ngày thứ ba lúc mà ở nhà ông bà Thức. Thì lúc bấy giờ đó thì Phật tử tập trung rất đông vì cái tổ tinh tấn rất nhiều người, do đó đến hỏi Thầy về Thiền Định. Thầy nói Thầy cũng chẳng biết thiền định gì hết, bây giờ nói về đạo đức thôi. Thầy chỉ giảng về đạo đức cho họ thôi, đạo đức chưa xong mà quý vị hỏi về Thiền Định để mà làm chi. Cho nên Thầy chỉ dạy đạo đức.

Còn bây giờ mấy con đã có cái cơ sở để mà tụ tập Thầy ra Thầy giảng Thọ Bát Quan Trai Thầy dạy cách thức các con từng tập cho nó cụ thể hơn, giúp cho các con bây giờ cái nơi này các con phải xây dựng thêm cái này để làm cái này, phần này phần này để cho các con có cái cơ sở để cho các con tập Thọ Bát Quan Trai cho đúng. Bây giờ các con có một cái chùa nào mà người ta vui vẻ người ta giúp cho các con thành cái nơi để cho các con tụ tập, Thầy đến đó Thầy chỉ đạo cho các con sửa sang lại, để rồi sau khi Thầy về các con có cái chỗ mà các con Thọ Bát Quan Trai tụ tập làm tốt trở lại con đường tu.

Đó, thí dụ bây giờ mấy con ở bên Mỹ, thí dụ mấy con cũng tổ chức như vậy. Bây giờ các con vào một cái chùa đó, cái chùa đó người ta vui vẻ người ta thấy rất tốt, cái phương pháp tu của các con rất tốt. Bây giờ Thầy cũng đến đó Thầy thăm cái chùa đó, Thầy thấy bây giờ thấy gợi ý cho cái vị trụ trì đó bây giờ giúp đỡ cho Phật tử ở đây tu tập, thì phải thêm cái này, cái này, cái này để cho nó thuận tiện cho cái sự tu tập, thì ở đó thì các con sẽ hợp với cái tài chánh, với cái chùa đó để mà giúp cái cơ sở này thêm, để cho các con có cái cơ sở các con tu phải không? Còn nếu không thì các con, Thí dụ như Thầy đến đây, các con bây giờ hợp lại có một cái số tiền, các con muốn mua một cái khu đất nào đó, để mở mang làm cái nơi mà mấy con tu tập thì do đó Thầy đến, Thầy quan sát, Thầy chỉ đạo, Thầy hướng dẫn cho các con, để cách thức cho các con xây dựng hoặc làm cho nó đúng cách, để mà các con thực hiện cái pháp tu tập cho nó cái hiệu quả hơn. Đó là Thầy đến Thầy trợ giúp cho các con, chứ Thầy đâu có làm sao mà Thầy ngồi đây được.

Đó, thì hôm nay Thầy sẽ hứa, hứa Thầy sẽ đến với mấy con chứ Thầy không có bỏ người nào hết. Thầy nói rằng Thầy không có Thầy ngồi không, mà Thầy đừng có viết lách, đừng có tư duy, đừng có nghĩ gì hết thì Thầy sống một ngàn tuổi cũng chưa chết đâu mấy con, bởi vì nó có hao cái gì đâu Thầy đâu, mà lại thiền định nó lại phục hồi cho Thầy cái sức khỏe Thầy vô cùng vô lượng. Còn bây giờ Thầy bị hao, nó tốn quá nhiều. Phải ngồi, phải làm việc, tất cả mọi cái mọi vật, để rồi từng có cuốn sách mà các con đọc, thì các con biết rằng Thầy làm việc rất nhiều phải không? Cho nên Thầy phải hao sức, mà hao sức như thế này, rồi bây giờ các con thấy từ sáng đến giờ Thầy nói chuyện như thế này, mà Thầy vẫn khỏe khoắn nói chuyện chứ đâu có mệt nhọc gì, Thầy cũng bình thường không thấy Thầy xanh mặt chút nào hết

Từ phút 1:10:33

không thấy Thầy mệt nhọc chút nào hết thì đủ biết sức khỏe Thầy như thế nào? Nhưng mà tối thì coi như là Thầy phải ngồi lại Thầy phải phục hổi lại cái cơ thể của mình trong ngày đó mình phải tiêu thụ nó bao nhiêu cái năng lực của mình làm việc, chứ không phải là nói vậy chứ, ăn uống như Thầy một ngày một bữa làm sao Thầy có đủ sức mà để phục hồi lại cái cơ thể của mình như vậy được. Cho nên Thầy phải dùng cả cái sức thiền định của mình để phục hổi trong một giờ, hai giờ đồng hồ. Cho nên các con yên tâm, các con cứ về thành lập mà lo tu tập đúng đi, rồi Thầy sẽ đến thăm mấy con, Thầy sẽ thăm chứ không bỏ đâu?

Dù ở đó Thầy nói có một người tu Thầy cũng không bỏ, chứ đừng nói chi mà được ba người, hay năm người, mười người phải không.

Các con chỉ ráng tu thôi, giữ gìn tâm thanh thản, an lạc, vô sự để mà luôn luôn chúng ta có một cái điểm mà chúng ta gặp nhau. Bởi vì Thầy chỉ dẫn cho các con sẽ gặp nhau ở trên một cái điểm.

Bây giờ các con đây là một số Phật tử, mà mỗi người đều ở trong tâm thanh thản có phải giống nhau không, chúng ta có cái tâm niệm khác nhau đâu, cho nên chúng ta là một chứ đâu hai được. Cho nên theo cái phương pháp của Phật chúng ta thấy là cái Diệt Đế tức là cái Niết Bàn của chỗ chư Phật. Rõ ràng là cái tâm không có dục, cái tâm nó hoàn toàn nó diệt dục thì nó phải thanh thản, an lạc, vô sự. Mà ai giữ được tâm đó dù một giây chúng ta giữ được chúng ta cũng gặp được bạn bè chúng ta khắp năm châu rồi, nó ở chỗ điểm đó chứ nếu mà cái tâm chúng ta đang nghĩ danh, nghĩ lợi thì chúng ta đã lìa xa nhau hết rồi đâu còn gặp nhau.


Từ phút 1:11:55

Phật tử: Thưa Thầy, còn câu thắc mắc là một số huynh đệ nếu mà tu như Thầy có dạy, có cái thắc mắc thì Thầy sẽ nhập vô cái từng từ trường tương ứng với cái người đó để Thầy sẽ hướng dẫn được. Vậy thì chúng con thắc mắc, có cái thắc mắc là: Nếu như chúng con ngồi thiền, dĩ nhiên là chúng con chưa tập thiền tu cái định sâu nhưng mà nếu có lúc nào đó mà chúng con tha thiết mà nhớ tới Thầy, thì con nghĩ là lúc đó Thầy cũng có thể bắt được ý nghĩ của chúng con bên đó để mà Thầy hướng dẫn cho, đó là câu thứ nhất.

Câu thứ nhì thì: Có một lần Thầy nói như thí dụ người ta bàn về ngài A Nan với Ông Phú Lâu Na nói cái chuyện mà có những cái giới là phải bỏ hay không đó, thì Thầy nói rằng chỉ cần, bởi vì quý vị đắc A la hán rồi thì quý vị chỉ cần nhập cái định thì có thể hỏi lại với Đức Phật về cái việc đó. Thì cái thắc mắc chúng con, nếu như vậy tức là hoặc là như Thầy nói là để Thầy nghiệm trở lại, để mà Thầy nhập định để mà nhìn lại ngày xưa coi cái nghi thức mà đức Phật hướng dẫn các cư sĩ như thế nào, thì chúng con thắc mắc như vậy thì khi Thầy hay là quý vị A La Hán mà nhập vào cái định đó, gặp được trực tiếp đức Phật Thích Ca hay là vào cái định đó là vào cái định là để quý vị đạt được cái sự sáng suốt để mà giải quyết cái vấ đề. Mô Phật.

(1:13:29)

Trưởng lão: Nó có hai phần, một cái phần mà mình nhập vào cái định đó để mà mình sáng suốt để mà mình giải quyết vấn đề là do mình phát triển cái tri kiến của mình, cái trí tuệ.

Còn một cái định mà để nhập vào đó để cho mình bắt gặp được những cái điều kiện mình muốn để mà nó thực tế mà trong lịch sử hơn, thì cái vấn đề đó là phải nhập định để cho mình bắt được cái nhịp điệu, cái thời gian của quá khứ để cho mình nhận ra cho nó đúng chính xác hơn, cái đó là để mình nhập vào cái định để mình trở về với quá khứ.

Còn bây giờ, khi mà nói hỏi câu hỏi đầu tiên, thì coi như là khi mà con ở xa, bất kỳ ở chỗ nào mà khi đó con ở trong một cái tâm niệm, tâm niện đang lo lắng một cái hần gì đó mà hướng tâm đến Thầy, mong nhờ Thầy để mà hỗ trợ cho con vượt qua những cái khó khăn này. Bây giờ mình tu, mình gặp những cái trạng thái này, con không biết được mà giải quyết được, không biết nó đúng hay là sai, mà giờ ở xa thì con không thể hỏi được Thầy, bây giờ mong Thầy cảm thông, giao cảm hướng dẫn cho con được cái này. Không có nghĩa là trong khi đó thì Thầy giao cảm được con, thì luôn luôn cái tâm mà khi mà như vậy, thì con phải ở trong một cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ con không giải quyết được cái này, thì con cố gắng giữ được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

Thì khi mà tâm con thanh thản, an lạc, vô sự thì sẽ bắt gặp được cái trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của Thầy phải không? Hai cái nó đồng một nhịp nó mới gặp nhau. Vì vậy, cho nên Thầy nói các con đồng với nhau một cái tâm thanh thản An Lạc thì nó đồng chung nhau một điểm với nhau rồi, các con sẽ gặp nhau đó.

Nhưng mà các con bây giờ các con chưa có biết gặp nhau, nhưng mà các con ở đó các con biết, Thầy cũng thanh thản, con cũng thanh thản là gặp nhau chứ gì. Nhưng mà các con chưa có trực tiếp gặp nhau. Nhưng mà trong khi đó các con bị cái gì mà khó khăn, thì khi mà các con ở trong cái tâm thanh thản này,  tự dưng cái trợ lực của Thầy nó làm cho cái trí tuệ của con sáng suốt ra, nhận ra được cái chỗ mà giải quyết liền. Thay vì các con sẽ mù mờ, nhưng mà ở trong cái trạng thái thanh tịnh, nó không phải riêng của Thầy mà cả Chư Phật nó sẽ hỗ trợ cho các con giải quyết được mọi vấn đề.

Cho nên vì vậy coi như là cái sự giao cảm mà để hỗ trợ nhau là phải ở chung nhau trên 1 điểm mà điểm đó chính là Thầy biết rằng khi mà Thầy tu hành gặp những cái khó khăn thầy ở trong cái trạng thái thanh tịnh đó, mà cái trạng thái mà Chư Phật đang ở đó, cho nên nó có cái sự hỗ trợ nhau ở trên cái chỗ đó nó làm cho Thầy sáng suốt, biết được cái tháp hướng này như thế nào. Nó giúp cho Thầy, chứ Thầy có ai dạy đâu, nó từ ở trong cái trạng thái thanh thản đó mà nó giúp Thầy, Thầy thấy được cái Pháp Như Lý Tác Ý nó màu nhiệm, cho nên Thầy biết đây là cái chân Pháp.

Vì vậy mà thật sự ra thì trong cái câu kinh Phật nói: “đạo cảm ứng giao nan tư nghì” Phải không các con? Trong cái khổ đau của mình, mình không có giải quyết được, mình đang khổ đau này thì mình mong cho được cái sức gì của chư Phật để gia hộ cho mình để mình hiểu ra được từ cái chỗ yên tĩnh đó đó là cái chỗ của chư Phật rồi. Cho nên từ đó nó lưu xuất ra cái trí tuệ của mình các con, chứ không phải ai hết. Không phải ông Phật hỗ trợ mình được đâu, mà chính ông Phật ở trong cái trạng thái đó. Bây giờ mình cố gắng mình giữ được trong trạng thái đó thì từ trong trạng thái đó nó sẽ lưu xuất ra mà giúp cho mình, chứ không phải là tự Thầy giúp cho mình, mà chính các con được ở trong đó đó, thì coi như nó có một cái năng lực của chư Phật mà trong đó có Thầy để giúp các con vượt qua. Các con hiểu Thầy muốn nói cái điều đó. Bởi vì nó khó, nó không có cái danh từ để diễn tả chỗ này. Coi như chư Phật không giúp chúng ta, nhưng mà chúng ta ở trong cái môi trường đó, cái trạng thái đó nó có cái năng lực của chư Phật ở trong đó sẵn sàng. Người nào mà lọt trong đó được thì họ sẽ sáng suốt được được hết mà người nào không lọt trong đó thì không sáng suốt.
Bây giờ thấy dụ Kim Tiên bây giờ nó tu bên đó nó gặp cái khó khăn: Ờ bây giờ con gặp cái trường hợp này, con chỉ ước ao làm sao mà được Thầy hoặc là Chư Phật giúp con. Chỉ ước ao thôi, nhưng mà cái ước ao đó nó phải thiện qua một cái tâm Thanh thản, An lạc, Vô sự.

Cho nên Đức Phật muốn nói, muốn nói như thế nào các con; Đức Phật nói: Muốn những ước nguyện một cái điều gì, thì giới luật phải nghiêm chỉnh, mà giới luật nghiêm chỉnh thì các con biết cái trạng thái nó ở đâu không? Thanh thản, An lạc, Vô sự có đúng không? Cho nên cái bài kinh Pháp Môn Căn Bản đức Phật nói: muốn ước nguyện một cái điều gì đó, thì mình phải sống cho đúng giới luật đi thì ước nguyện nó sẽ mãn nguyện, mình sẽ mãn nguyện được phải không? Cho nên vì vậy, sự thật ra Chư Phật thì giúp mình thật sự. Mà chư Phật giúp mình mà không giúp gì hết. Tại vì cái năng lực đó nó ở trong cái trạng thái đó, cho nên khi mình lọt vào trong trạng thái đó thì cái năng lực đó nó sẽ trợ giúp mình, thì coi như là Chư Phật giúp mình chứ sự thật ra không giúp mình gì hết. Bởi vì cái năng lực đó nó đã có cái năng lực nó ở trong cái trạng thái đó. Cho nên mình phải ở trong cái trạng thái giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Đức Phật bảo mình như vậy mà, dạy mình như vậy rõ ràng.

Cho nên vì vậy mà coi như là khi mình gặp cái trường hợp đó, mình tha thiết. Bây giờ còn gặp cái trường hợp này, làm sao.

Cho nên Thầy nhắc lại cho mấy con nghe: Khi mở ông Mục-kiền-liên ông bị hôn trầm, ông bị hôn trầm thì ông không biết cách thức nào phá, thì ông hướng tâm về Đức Phật nhưng mà Đức Phật đã dạy ông rõ ràng cái bài kinh Pháp Môn Căn Bản rồi, cho nên vì vậy mà phải giữ gìn Giới luật nghiêm chỉnh, tức là giữ gìn cái tâm Thanh thản, An lạc, Vô sự chứ gì. Ngay đó thì Đức Phật thể hiện đến mà giúp ông. Sự thật ra cái trí tuệ ông nghĩ ra, bây giờ phải đi kinh hành này, kia, nọ như vậy, thì như co tay và duỗi bàn tay thì Đức Phật tới ngay liền để chỉ ông, các con thấy mình phải hiểu qua một cái rất là tuyệt vời ở trong một cái trạng thái này.

Ví dụ như bây giờ Kim Tiên nó đang tu, nó gặp cái khó khăn nó hướng về Thầy mong Thầy trợ giúp cho con để con vượt qua những cái khó khăn này. Nó vẫn giữ giới luật nghiêm chỉnh, tâm là Thanh thản, An lạc, Vô sự chứ bây giờ nó đâu có phá cái này đâu, cho nên nó vẫn tốt . Do đó bỗng dưng nó nhận ra: Ờ như vậy là mình phải, rõ ràng là dường như là có Thầy trợ giúp, nhưng mà sự thật khi mà ở trong cái trạng thái đó, nếu có cái ước nguyện của mình thì ngay cái ước nguyện đó nó sẽ thực hiện tức là Dục Như Y Túc đó mấy con, cái đó là cái Dục Như Y Túc đó.