1) ...
2) -- Này các Tỷ-kheo, do có cái gì, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi"?
3) -- Bạch Thế Tôn, đối với chúng con, các pháp lấy Thế Tôn làm căn bản...
4-9)
-- Này các Tỷ-kheo, do có mắt, do chấp thủ mắt, do thiên chấp mắt nên
có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi"... Do
có ý, do chấp thủ ý, do thiên chấp ý nên có: "Thắng hơn là tôi", "Ngang
bằng là tôi" hay "Thấp kém là tôi".
10) Các Ông nghĩ thế nào, này các Tỷ-kheo, mắt là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái vì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
--
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy,
thời (có thể) có ý nghĩ: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi", hay
"Thấp kém là tôi" không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
11) -- Tai là thường hay vô thường...
12) Mũi là thường hay vô thường...
13) Lưỡi là thường hay vô thường...
14) Thân là thường hay vô thường...
15) Ý là thường hay vô thường?
-- Là vô thường, bạch Thế Tôn.
-- Cái gì vô thường là khổ hay lạc?
-- Là khổ, bạch Thế Tôn.
--
Cái gì vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, nếu không chấp thủ cái ấy,
thời (có thể) có ý nghĩ: "Thắng hơn là tôi", "Ngang bằng là tôi" hay
"Thấp kém là tôi" không?
-- Thưa không, bạch Thế Tôn.
16)
-- Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, bậc Ða văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với
mắt... nhàm chán đối với ý. Do nhàm chán nên vị ấy ly tham. Do ly tham
nên vị ấy được giải thoát... "... không còn trở lui trạng thái này nữa".
http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35d.htm
No comments:
Post a Comment