Monday, October 9, 2017

CẬN TỬ NGHIỆP (Tiếp theo)

Phần trước tại đây.

Link pháp âm: Cận Tử Nghiệp

Người đánh máy: Bạn Ngọc

Bây giờ các con còn hỏi thêm Thầy nghiệp, các con thấy đó là quan trọng lắm.

Con ngồi đi con, con đừng có quỳ con, cơ thể yếu lắm cứ ngồi đi, đừng có quỳ.

Phật tử: 

Con kính bạch Thầy! Chúng con tu sai lạc pháp thì cũng sai lạc nhiều quá, thành ra thì trong lòng chúng con có nhiều cái thắc mắc nghi vấn.Thầy có dậy con hiểu rằng, chúng con không hiểu phải thưa hỏi Thầy, Thầy chỉ giáo cho. Vì cái sự tu thì chúng con không có tu được bao nhiêu cho nên chẳng lẽ thắc mắc, thì biết được cái sai, cái đúng của Phật Pháp, thì cái sai chúng con bỏ đi, còn cái phải chúng con để lại. Thì theo con là con được đọc sách của Thầy, 10 tập Đường Về Xứ Phật thì con thấy rằng là Phật chỉ dạy con đường giải thoát, cái con đường đạo đức là con đường Giới, Định, Tuệ.

Mà muốn thành tựu thì phải có những cái pháp để mà tu tập để ly dục, ly ác pháp để có một cái năng lực để mà thành tựu, thì có thành tựu để mà giải thoát được cái tái sinh luân hồi. Thì theo con nghĩ là, thì con có thấy dạy gì về trì chú cả, cái niệm Phật Thầy đã giải thích cho con rồi, thế còn cái vấn đề trì chú này thì như hôm xưa; hôm đầu tiên Thầy đã trả lời chúng con là Thần chú là cái năng lực của chú. Vậy thì chúng con học pháp Đại Thừa không có một bộ kinh nào mà không dạy trì chú cả, nhất là cái bộ kinh lớn như kinh Pháp Hoa thì rất là nhiều chú. Hàng ngày chúng con tu theo hành trì thì trước khi vào tụng niệm là phải trì cái chú để cho thanh tịnh, con bây giờ chúng con ở giữa chỉ biết là như thế thôi, con nghĩ rằng thanh tịnh là do mình rèn luyện mà cả con người, tu tập con người. Tức là nhiều khi vì một cái câu trú mà thanh tịnh được ba nghiệp thì con cũng không hiểu lắm, rồi con hiểu sai.

Kính bạch Thầy chỉ cho, và cái pháp môn này nó theo tu là về Mật Tông thì vậy có phải là trong Đạo Phật không, hay là của bên ngoài? Thầy Cũng hoan hỉ Thầy nói cho chúng con hiểu.

Trưởng lão: 

Tất cả những cái Pháp môn mà niệm chú mà trong kinh Đại Thừa thì hầu như đó là cái ảnh hưởng của Bà La Môn nó có về chú thuật, ở trong cái kinh sách của Bà La Môn thì nó có những chú thuật. Cho nên vì vậy mà từ những cái chú thuật đó mà nó đẻ ra cái Mật Tông. Cho nên vì vậy mà kinh sách Đại Thừa không có bộ kinh nào mà không có chú. Cũng như chúng ta biết rằng cái chú Tâm Kinh Bát Nhã đó: yết-đế yết-đế ba-la yết-đế ba-la tăng yết-đế Bồ Đề ta bà ha. Mình đọc như vậy, có nghĩa là đọc như vậy để cho mình sống được cái trí tuệ Không của Bát Nhã.

Cho nên vì vậy mà một Bồ Tát mà Quán Tự Tại hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giải không, hàng ngày mình đọc, mình đọc cái chú đó mà mình thấy mình có không được, cái Ngũ Uẩn này có không không?

Cho nên vì vậy, một cái điều kiện người ta nêu ra mà trong các chùa coi như là thời công phu, thời tụng niệm nào người ta cũng đọc Bát Nhã Tâm Kinh hết. Nhưng mà trong Bát Nhã Tâm Kinh thì nó lại có câu thần chú đó, thế mà người nào cũng đọc thần chú đó hết nhưng mà cuối cùng thì có thấy ai là ngũ uẩn giai không không? Nghĩa là đụng tới thì cũng còn sân, cũng còn tham, cũng còn si, cũng còn ham ăn, ham ngủ, như vậy nó đâu có không. Không sao còn tham ăn, như vậy rõ ràng là người ta nói một điều, nhưng mà có tu tập được hay không được.

Thí dụ như bây giờ họ tụng như vậy, mà bây giờ cho mấy vị đó ăn ngày một bữa họ thấy đói quá, như vậy cái ngũ uẩn họ không có không rồi, đó là một cái sai rồi phải không các con thấy. Cái đó là người ta nói, người ta luận người ta nói thôi.

Còn Kinh Pháp Hoa nó nói chuyện là mình tạo những cái tội của mình: “Dù cho tạo tội như núi cả, Diệu Pháp Liên Hoa tụng mấy hàng”, nghĩa là mình cần tụng mấy hàng thì mình giết bao nhiêu người bây giờ nó cũng hết tội hết tội hết, rồi nó nói hay quá cho nên người ta ham chứ sự thật ra có hết tội không? Thử bây giờ mình cầm dao mình giết đi, rồi bắt đầu đó công an nó chưa vô bắt mình, mình lại mình tụng vài ba câu kinh Pháp Hoa đi, rồi bắt đầu ở ngoài kia nó hay nó vô nó còng đầu mình thôi, hay là nó không còng đầu. Tôi tụng pháp Hoa rồi không có được bắt tôi nha, có Phật phù hộ tôi rồi, cái điều đó đâu có được đâu mấy con, mình giết người là phải đền tội chứ sao lại mình nói là không tội. Cho nên những cái câu kinh này là câu kinh lừa đảo mình mấy con, không thật đâu.
Còn cái thần chú này nếu mà thí dụ như mình chuyên mình luyện Thần chú để mà có những cái Thần thông, những cái huyền bí để mà lừa đảo người ta thì dễ lắm, mình niệm Thần chú để rồi nó có những cái điều kiện làm cho người ta thấy những cái kỳ đặc, cái lạ đó là dùng cái tưởng thôi, vì mình tập trung mình đọc Thần Chú đó nó không có cái vọng tưởng, bắt đầu từ đó nó kéo dài cái trạng thái đọc Thầy chú, 7 câu hay là 10 câu, 21 câu. Nó có cái kỳ hạn của nó đọc bao nhiêu câu đó, nó kéo dài cái tâm của mình không vọng tưởng thì nó rơi vào cái tưởng con. Do mình chuyên chú mình đọc tạo thành một cái lực, cái lực từ đó.

Thí dụ như Thầy đặt thành vấn đề như các con ở ngoài Hà Nội thì các con biết rằng có chùa Thầy, mà ở trên chùa Thầy ngày xưa đó là Thầy Từ Đào Hạnh ở đó cho nên người ta kêu là chùa Thầy.
Từ Đào Hạnh ngày xưa vì thù hận, vì thù hận người giết cha ông cho nên ông nỗ lực ông tu, ông tu để ông có thần thông để ông còn trả thù. Vì vậy mà ông tu, ông vô cái hang, ông vô trong cái hang núi ông ở đó ông tu. Ông tu ông luyện cái Chú Đại Bi thôi, thì ông hàng ngày ông luyện cái Chú Đại Bi ông đọc theo cái kiểu cách của Mật Tông. Cho nên khi mà ông đọc cái Chú Đại Bi xong rồi, thì ông đặt một cái gậy ở trước cây gậy, ông bảo: Cây gậy hãy bay đi, thì ông cứ khi ông đọc Thần chú rồi thì ông dụng cái tác ý như là mình học cái câu tác ý mà Như Lý Tác Ý mình tác ý “tâm ly dục, ly ác pháp như cục đất” đi đó, thì ông trái lại ông đọc cái thần chú đó rồi ông ra lệnh ông bảo: cây gậy phải bay đi; thì tới cuối cùng một hôm đó nếu mà cây gậy này ông đọc như vậy mà nó bay được, nó đi được thì như vậy ông đủ khả năng mà ông trả thù cha ông ấy.

Con rõ ràng ông có ly dục đâu. Kêu là anh ôm cái hận để mà trả thù thôi chứ ông đâu phải là một cái người mà từ, bi, hỷ, xả đâu. Cho nên vì vậy mà khi ông lốc cây gậy ông quăng xuống dòng nước khi mà Ông đọc thần chú xong rồi, ông lắm cây gậy ông quăng xuống dòng nước bảo cây gậy này: Lội ngược dòng nước đi lên cho tao. Thì cái cây gậy nó lội ngược dòng nước lên như thế này, như một con rắn lội trên dòng nước thì ông nói: Như vậy là pháp ta đã đủ lực để giết người, để trả thù. Cho nên ông sai cây gậy ông mà giết ngày Đại Diên chết, đó là ông trả được cái thú nhà của ông. Nhưng mà ông đi tu để mà ông trả thù nhà như vậy thì thật sự ra thì không có lợi ích gì hết, nó có thần thông để mà giết người thì như vậy, cho nên cái quả đó nó vẫn di truyền tới sau này chứ đâu phải là cái nhân quả nó vẫn tiếp tục chứ đâu phải là tu để mà diệt cá nhân quả của ông ta đâu, cho nên cái nhân quả đó cho đến khi mà làm vua Thần Tông. Đó là những cái câu chuyện ở Hà Nội chúng ta nói như vậy đó. Nhưng đó cũng là một cái huyền thoại của Đại Thừa thôi mấy con.

Từ phút 28: 30

Thật sự ra thì Thầy nghĩ rằng cuộc đời tu hành của chúng ta không thể đem thân mà chúng ta đi làm cái chuyện nó tồi tệ như vậy đâu, mà đem cái thân của chúng ta là đem thân tìm cái sự giải thoát, chấm dứt luân hồi, làm cho đời sống của chúng ta không còn khổ đau nữa thì mới đúng. Cho nên những kinh sách Đại Thừa mà con vừa hỏi nó không phải của Phật thuyết đâu. vì Phật thuyết dạy chúng ta đi từ cái chỗ ngăn ác, diệt ác. Đi từ cái chỗ mà các pháp ác không nên làm, nên làm các phát hiện, đó là chỗ Đức Phật dạy chúng ta, để hàng ngày chúng ta sống trong một cái nền đạo đức nhân bản, cái nền đạo đức con người. Vì chính giới luật dạy chúng ta, chúng ta là những cái loài động vật mà muốn thoát ra khỏi loài động vật thì là chúng ta phải sống đạo đức, nếu chúng ta không có đạo đức là chúng ta cũng là một loài động vật mà thôi. Đức Phật dạy chúng ta để từ cái con vật mà chúng ta trở thành con người mấy con. Cho nên chúng ta sống có đạo đức là chúng ta là con người, chúng ta sống không có đạo đức chúng ta không phải là con người.

Cho nên trong cái đạo đức nhân bản không làm khổ mình, khổ người đó là cái giải thoát chứ đâu phải là cái gì khác hơn hết, nhưng mà vì bây giờ chúng ta tu theo những cái đường lối nó sai lệch của ngoại đạo nó đã chêm nó nói đạo Phật thuyết như thế này, thế khác, rồi chúng ta cứ ngỡ rằng ông Phật thuyết dạy rồi mình cứ lo tu thôi, chứ mình không có suy nghĩ. Bởi vì mình đâu phải là cái người có thông minh được, mình là một con người đang vô minh, người ta bảo sao mình hay vậy thôi chứ mình đâu có biết cái đó đúng sai đâu, cứ nói Phật nói là mình tin thôi. Mình biết mình theo Phật mình tin Phật, nhưng mà nói cái này cũng Phật, nói cái kia cũng Phật nói, mình đâu có biết cái đó là Phật nói hay không nói mình đâu biết mình cứ tin.

Cho nên cuối cùng cuộc đời của mình mình đem mình ném bỏ vào cái chỗ tin, mà Đức Phật đã dạy chớ có tin, chớ có tin,10 cái điều kiện mà Đức Phật nêu ra đừng có tin, mà hãy tin cái gì mà có lợi ích cho mình cho người, đừng có làm khổ mình khổ người thì tin mà cái gì mà không lợi ích cho mình, không lợi ích cho người, mà cái đó làm khổ mình khổ người thì không có nên tin, thế mà bây giờ chúng ta vẫn còn tin những cái điều đó là sai. Cho nên vì vậy mà kinh sách Đại Thừa nó không phải là pháp của Phật để giúp cho chúng ta giải thoát, cho nên chúng ta bây giờ đã thấy biết được thì chúng ta hãy trở về đúng với pháp Phật ngăn ác, diệt ác hằng ngày.

Mà chúng ta hàng ngày đó, chúng ta ngăn được ác pháp, diệt được các pháp thì đời sống chúng ta có giải thoát, tâm hồn chúng ta có giải thoát chứ gì? Đây là cụ thể, không cầu khẩn ai hết. Bởi vì Đức Phật nói các con tự thắp đuốc lên đi thì mình phải thắp đuốc lên mình đi chứ không có ai mà có thể cứu mình được. Vậy thì mình còn cầu khấn ai được, cho nên không có nên mà cầu ai hết. Bây giờ cứ theo cái lời Đức Phật dạy thì mình lấy cái đạo đức, mình sống cho đúng cái đạo đức làm người không có làm khổ người khác. Hiện bây giờ thì người ta chưa biết có đạo đức nhưng ngày nào đó mọi người đều biết đạo đức hết thì không hay làm khổ ai hết, thì chúng ta rất dễ dàng. Còn bây giờ mình biết đạo đức thì mình phải nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng; còn mọi người người ta chưa biết người ta còn chửi mắng, người ta còn làm khổ mình. Chứ sau này ai cũng biết, người nào cũng biết đạo đức thì không hay làm khổ ai hết đâu.

Cho nên vì vậy, khi cái đạo đức mới ra, thì như bây giờ các con Được học Thầy thì các con thiệt thòi lắm mấy con. Nghĩa là bây giờ mới học Thầy là mình học đạo đức làm người không làm khổ mình khổ người thì các con chịu thiệt thòi nhất, người ta không có biết người ta cứ chửi mắng con người ta. Hở hở một chút là người ta xài sẻ mấy con đủ thứ người ta không nhịn mấy con, mà mấy con thì luôn luôn lúc nào cũng nhẫn nhịn.

Thí dụ như bây giờ trong gia đình các con có 5 người, mà có mình con biết đạo đức, các con biết nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng vui vẻ, nhưng mà mọi người đó họ không biết đâu. Họ thấy mình càng nhẫn nhục bao nhiêu thì họ lại càng đè ne, đánh lốc trong đầu  mình bấy nhiêu, họ còn nói này nói kia: Ờ hôm nay nó làm Phật rồi đó, nó bây giờ nó tỏ ra vẻ nó như Phật rồi đó, nó không thèm nói ai hết. Họ nói cho mình tức giận lên nữa, họ làm cho mình khổ đau lên nữa. Nhưng mà mình càng cố gắng nhẫn nhục thì họ lại dùng những cái lời để mà làm cho mình khổ đau hơn nữa. Bởi vì người ta không biết đạo đức cho nên người ta cứ tạo cho cái sự khổ cho người khác, người ta làm khổ người khác người ta không biết. Cho nên vì vậy mà mình nhẫn nhục một cách rất là kiên cường, chứ lơ mơ thì coi như mình chịu không nổi đâu.

Vì vậy cho nên trong cái sự tu tập, khi mà đạo đức nó chưa được phổ biến rộng thì các con là Những người tu tập theo đạo Phật là những người chịu thiệt thòi nhất.

Cho nên cái gì mà Thầy dạy các con cố gắng nhẫn nhục, bây giờ trong cái giai đoạn này, giai đoạn chúng ta nhẫn nhục.

Vì vậy cho nên, thí dụ như bây giờ nói về mê tín. Thầy nói rằng mua cây hương mà cắm là nó một cái điều mê tín, nó làm tốn hao tiền bạc thế mà các con quen đi. Khi mà các con cúng bái cái gì đó các con cũng phải cắm hương, nhưng mà cái sự thật ra thì các con nên đừng phí cắm một cây hương mà thôi, đừng đốt cả nắm, đâu có ai chứng giám cho chúng ta vì cái nắm hương đó đâu. Cho nên Đức Phật đã dạy, Đức Phật đâu có dạy mình mua cây hương vỏ cây, mà Đức Phật dạy mình là phải thắp cây hương tâm của mình, hương giải thoát, 5 cây hương giải thoát ở trong lòng của mình để mình cúng dâng.

Thì như vậy hôm nay các con đến nơi Thầy, hồi sáng tới giờ chúng ta có tốn cây hương nào đâu, có tốn đồng bạc nào không? Nhưng mà chúng ta cũng thành tâm, thành tâm đối với Phật mà. Chúng ta đảnh lễ với cái lòng thành tâm của mình, dâng lên những sự làm thiện, không có làm điều ác, không chửi mắng ai để cúng dâng lên Phật những cái lòng đó thì cây hương đó phải tốt không, thì các con thấy. Mình không tốn hao tiền bạc mà nói lên được cái lòng tha thiết giải thoát của mình mà cũng đăng lên được cái sự tha thiết đó đối với Chư Phật thì không phải là hạnh phúc lắm sao!?

Đó cho nên ở đây từ cái chỗ mà sai của Đại Thừa mà cho đến cái chỗ đúng của Nguyên Thủy thì chúng ta phải chọn lấy cái đúng mà để thực hiện, còn những cái sai chúng ta bỏ hế, thần chú không giúp chúng ta được gì đâu. Nếu mà thần chú có linh hiển thì chỉ giúp cho chúng ta trở thành những Thầy phù thủy. Nếu mà thần chú giúp cho chúng ta biết chuyện quá khứ vị lai, để mà nói chuyện quá khứ vị lai của thiên hạ thì biến chúng ta trở thành ông Thầy bói, thì như vậy cuộc đời chúng ta tu hành để trở thành Thầy phù thủy, để đi trị bệnh hay hoặc là trị sát, trị con nít, hay hoặc là làm Thầy bói có ích lợi gì mấy con.

Chuyện quá khứ của người ta giờ có nói người ta cũng có hết đau khổ đâu, cho nên chúng ta là hoàn toàn dẹp ba cái này hết quyết định là không tin tưởng nữa. Cái này không có đem lại hạnh phúc cho con người, hoàn toàn làm hao tài tốn của của con người mất thì giờ vô ích.

Con thấy từ hồi nào tới giờ con theo Đại Thừa con tụng kinh, con thấy con được những gì mà bây giờ con lại ôm cái thân, mà hễ mỗi chút là con thấy con kiệt quệ con phải không có còn không có đủ sức khỏe mà con có thể chống chọi cái sự mệt nhọc của cơ thể. Rõ ràng là thay vì con phải tụng kinh như vậy, con từng phải theo Đại Thừa tụng kinh như vậy thì giờ này con phải mạnh khỏe chứ sao con lại ốm yếu quá như vậy. Vậy thì có Bồ Tát có chư Phật nào phù hộ con không? Hay là chính con đã ký hết cuộc đời của mình.

Đó, thì từ đây về sau các con thấy cái gì đúng thì chúng ta làm mà thấy cái gì không đúng thì chúng ta không làm. Thầy khuyên các con nhất là chúng ta sống cho đúng cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người. Người ta chửi mắng mình thây kệ, nhất định là mình vui vẻ không buồn không giận họ, cái thứ nhất là mình quyết định là phải không sân, cái thứ hay nhất định là không tham. Có cái gì mình làm có thì mình xài chứ không tham muốn, cái không có không tham. Mà có rồi mà lỡ mất hay hoặc là ai không có mình vui vẻ cho họ không tiếc, nghĩa là hoàn toàn xả bỏ không có giữ gìn mà cố chấp với cái vật đó để mà mình yêu thương, để mình mến tiếc nó.

Thí dụ như bây giờ các con Thầy nói đặt thành vấn đề như thế này để các con thấy. Nếu mà trên một cái hoàn cảnh mà xảy ra cho gia đình các con, Bây giờ có một người chồng ông chồng có một người vợ bé ông ta theo một cái người nào đó thì khi đó con suy tư, Các con nên suy tư để cho tâm mình đừng có buồn vì cái vấn đề đó, đây là nhân quả cho nên các con thấy: Vừa rồi, hôm qua Thầy tiếp hai người, đây là bác sĩ thì cái bà vợ của ông ta cũng là bác sĩ, bà được đi học ở bên Pháp, do đó bà quen một cái người bạn rồi từ đó bà lại thân thuộc với cái người bạn đó, thì cái ông chồng ông cũng là bác sĩ, cho nên ông cũng buồn  vì vậy mà ông ấy cũng đi cặp với người khác. Thì bà ta sau khi biết ông ta cặp với bà khác thì bà ta xin ly dị, Ông cũng đồng ý cho bà li dị. Nhưng mà hai ông bà quên rằng chúng ta có những đứa con, hai đứa con, một đứa gái và một đứa con trai. Đứa con gái thì nó đã có chồng rồi, còn cái đứa con trai nó chưa có vợ, chưa có lập gia đình, nó mới học đại học có hai năm.

Rồi gia đình nó xảy ra như vậy, cha mẹ nó chia rẽ như vậy thì nó quá đau khổ, nó không còn học nữa, nó mắc loạn, nó điên, coi như là nó ngơ ngơ, ngẩn ngẩn. Bây giờ nó không biết nó ở với cha hay ở với mẹ, thì cha mẹ ở chỗ nào ở với cha thì cha nuôi mà ở với mẹ mẹ nuôi, nhưng mà bây giờ ở với cha thì có một bà mẹ ghẻ, thì nó thấy cũng đau khổ. Mà ở với mẹ thì có một người cha ghẻ thì cũng khổ. Bây giờ nó chẳng biết như thế nào nó ngơ ngơ, ngẩn ngẩn thấy rất tội.

Người làm cha mẹ sao họ không hy sinh cho họ, họ không hy sinh cho con họ để cho con họ khổ sở như thế này, đến đỗi mà thằng nhỏ phải điên như vậy. Các con biết họ là bác sĩ, người trí thức chứ đâu phải là những người nông dân dốt nát đâu, thế mà tại sao họ lại không dám hy sinh đời họ cho con họ, họ đã sanh ra để rồi bây giờ họ chạy cái hướng nào đâ. Các con thấy cái đạo đức có cho phép được làm điều này không? Tại sao chúng ta sinh ra những đứa con mà để nó đau khổ.

 Bây giờ đứa con kia nó có chồng nhờ nó có gia đình riêng, nó an ủi được cuộc sống nó nó không khổ đau bằng một đứa trẻ mà nó chưa có gia đình, nó còn nương tựa vào cha, vào mẹ nó. Bây giờ cha mẹ nó chia đôi ra, thử hỏi tâm can nó còn cái chỗ nào mấy con. Nó có chết được nó không, cha một nơi, mẹ một ngả. Bây giờ theo cha rồi thì cái hình ảnh mà cha mẹ chia cắt như vậy còn cái ý nghĩa gì nữa các con phải hiểu. Bởi vì khi Thầy nghe câu chuyện Thầy thương đứa nhỏ lắm mấy con, Thầy nghĩ rằng hôm qua Thầy gặp nó thì an ủi nó: Hôm nào cháu cứ về thăm Thầy, Thầy sẽ là một nguồn an ủi động lực lớn cho con, nhưng mà con phải cố gắng bình tĩnh, đừng vì một chút gì mà con lại tự con lại giết cái đời con, động viên an ủi nó như vậy. Thì các con biết rằng cuộc đời quá nhiều cái chuyện đau khổ ngang trái mà người làm cha mẹ người ta không ý thức được, người ta chỉ nghĩ rằng trả thù, bây giờ bà vợ như vậy kiếm vợ khác để trả thù, nhưng mà không ngờ rằng, mình nên ở vậy nuôi con.

Thầy nói như thế này trong cái chùa này, Thầy đã chứng kiến nhiều lắm. Sư Tuệ Tĩnh là một người Việt Nam mình vượt biên đi sang ngoại quốc. Sau khi ra ngoại quốc trên cái chiếc tàu mà gia đình đóng để vượt biên thì chín đứa con và một người vợ, và ông ta lấy cái con tàu đó đi. Khi mà được qua bên Úc, thì lúc bấy giờ trong cái gia đình nó rất khổ, ông qua đó ông làm lụng rất khổ, nghĩa là nuôi chín đứa con, bà vợ, rất khổ. Do đó bà vợ qua bên đó thì bà thay đổi, bà đi tìm một cái ông khác, bỏ 9 đứa con. Ông ở vậy, hoàn toàn ông không lập gia đình, không tái giá, ông ở vậy nuôi 9 đứa con. Cho nên hiện giờ 9 đứa con ông rất biết ơn ông và ông nghĩ cuộc đời quá đau khổ và cuộc đời không có nghĩa lý gì đối với ông nữa, cho nên ông quyết tâm ông đi tu. Sau khi chín đứa con nó lên gia thất rồi, đứa nào cũng có công ăn việc làm rồi, bắt đầu ông đi tu ông đi bên Nam Tông, sau đó ở bên Miến Điện ông được biết ở đây ông về đây ông ở đây ông tu bây giờ ông về bên Úc ít hôm ông sẽ trở qua.

 Thầy nghe cái tình cảm của một cái người cha sống như vậy mà nuôi con, thật Thầy không biết nói làm sao nói, Thầy rất thương ông, cho nên Thầy bảo ông cứ về đây khi nào có dịp về đây Thầy sẽ độ ông tôi tới nơi tới chốn. Mặc dù ông bị coi như là thay tim nó mấy con, nghĩa là bị bệnh người ta cắt cái tim khác của ông, người ta bỏ đi người ta thay cho ông cái tim khác mấy con. Thế mà ông cố gắng ông về đây ông ở ông tu.

 Có nhiều khi nó cái bệnh con người như vậy, cái thân mà nó bị như vậy nó cũng có nhiều cái khổ lắm con. Cuối cùng thì ông cũng yên ổn ông tu tập, đó là những cái sự kiện xảy ra.

 Vừa rồi xảy ra một đứa con như vậy, rồi cái gia đình của Sư Tuệ Tĩnh như vậy thì thiệt là đúng là cái đời thì nó không còn cái nghĩa gì nữa hết, con người không có đạo lý gì nữa hết. Cho nên vì vậy mà Thầy còn khắc khoải, tại sao mà người ta không viết những cái đạo lý cho con người người ta biết được cách thức mà người ta sống, để người ta dám hy sinh người ta làm cái chuyện gì lợi ích cho xã hội. Ngay cái dòng máu của họ, họ cũng không dám hy sinh nữa. Chỉ cái cá nhân của họ thôi, cho nên vì vậy làm sao người ta hiểu được đạo đức này. Cho nên cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người thế mà không làm khổ mình, khổ người cho những người thân mình, cho những người thân mình tại sao họ làm không được.

Cho nên ở đây khi các con được học đạo đức không làm khổ mình, khổ người thì các con hãy cố gắng, cố gắng thực hiện, thực hiện cho ai, cho mình, cho những người thân của mình. Mình nói chi cái lời nói đó để cho những cái người thân của mình đau khổ, phải không các con? Ai là những người hàng ngày mình sống, thế rồi gặp mặt, gặp nhau tối ngày mà thế rồi nỡ nói một lời nói mà để chát chúa trong lỗ tai người ta như vậy để làm cho người ta đau khổ như vậy, để cho giọt nước mắt người ta đổ xuống như vậy mình nỡ lòng nào, thế mà mình hả giận chứ. Khi mà thấy người ta càng khóc mình lại thỏa thích chứ, tại sao như vậy? Mình không nói được lời nói an ủi họ, thì mình làm thinh chứ không dám nói. Còn cái này nói cho người ta đổ nước mắt mà mình nói được à.

Thật sự ra trong cuộc đời mà tu hành Thầy mà cố gắng viết cái bộ sách đạo đức là Thầy đã từng thấy những cái nỗi khổ của chúng sanh, tại vì người ta không hiểu đạo đức cho nên người ta đã làm khổ người ta quá nhiều mà người ta không biết, mà làm khổ chính những người thân của họ nữa, con của họ, vợ của họ, hay là chồng của họ, họ làm khổ họ. Nhiều khi họ độc tài, người chồng họ độc tài hoặc là người vợ độc tài. Người chồng không có quyền hạn gì nữa hết làm cho người chồng rất khổ mà họ chịu đựng đó, trong cuộc đời chồng, vợ họ Thấy hoàn toàn bế tắc, nó không có nghĩa lý gì là đạo đức hết. Cho nên ở đây hôm nay các con được học, được theo Thầy là lấy đạo đức làm đầu, nhất định là không làm khổ mình, khổ người.

Hôm nay các con đã biết được Phật Pháp, đã biết được con đường của Phật dạy, ngăn ác, diệt ác; sanh thiện, tăng trưởng thiện. Các pháp ác không làm, các pháp thiện nên làm. Thì nhớ những cái lời của Phật dạy như vậy mà chúng ta phải thực hiện những cái đạo đức làm người để xứng đáng làm con người của Phật. Là đạo Phật, chứ đâu đạo Phật là đạo cúng bái, cầu siêu, cầu an; đâu phải là đạo niệm Thần chú; đâu phải là đạo để mà cầu khẩn cho mình được bình an. Mà chính mình hãy mang sự bình an đó bằng những hành động thiện của mình, bằng những hành động đạo đức chứ, các con nhớ kỹ những điều Thầy nói. Từ đây về sau chúng ta thấy trong cuộc đời này không ai làm động lực tâm chúng ta, nhất định là ta không làm ác cho người khác, chúng ta chỉ có thể rơi giọt nước mắt thương người chứ đừng có để cho người đổ giọt nước mắt vì chúng ta làm khổ họ. Đó là cái con đường tu tập của Đạo Phật.

-------------------------------------

Từ phút 42:50

Cái tâm rối loạn nghĩa là trong việc khoảng thời gian nó luôn luôn nó giữ cái ý thức nó tỉnh thức như vậy nó không có hề rối loạn. Thì lúc bây giờ mình mới ở trong cái bụng mẹ kéo dài kéo dài cái thời gian suốt chín tháng mười ngày, mình vẫn biết như thường. Nhưng mà đến khi nó sinh ra nó đau đớn quá, cái suất tỉnh thức của mình mất đi. Bởi vì nó đau đớn nó làm mình động đi, nó không có còn giữ được cái tỉnh thức đó nữa. Cũng chẳng hạn bây giờ các con tu tập vậy, mà khi cái đầu con nhức, cái bắt đầu tập trung trong cái đầu chứ nó  quên cái bước đi của mình, nó quên hơi thở của mình rồi, cái sức tỉnh thức mình mất rồi, phải không các con hiểu không. Cho nên vì vậy mình tu như thế nào mà để mà sau khi cái cơn mà người mẹ đau bụn mà sanh mình ra, để mình trở đầu mà đi ra cho được, thì trong khi mà trở đầu ra thì đâu phải nghĩa đứa con có một bà mẹ đau đâu mà cả đứa con cũng vẫn đau chứ, nó cả ngộp thở nữa mà nó chịu còn không nổi nữa mà chứ đâu phải ít đâu, nó cũng đau khổ vô cùng nó mới sanh ra được chứ đâu phải, bởi vì nó sanh ra khổ mà đâu phải là không khổ.

Cho nên mà khi mà sanh ra đứa con được rồi mà bắt đầu nó thở được mà nó không có còn lo nó lắng nữa, mẹ đã tròn, con vuông, người ta nói mẹ tròn con vuông là cả mẹ lẫn con đều là thoát nạn rồi đó, nó hết tai nạn rồi đó. Chứ trong khi đó mà đang sanh thì nếu mà mẹ còn thì con chết, mà mẹ chết mà con còn điều đó là có thể xảy ra đó.

Cho nên vì vậy mà khi bị cái cơn đau như vậy mà chúng ta vẫn tỉnh thức, thì tức là sanh ra chúng ta vẫn biết, nhưng mà khi mà ra mà chúng ta cố gắng mà giữ được cái sức tỉnh thức mà ra rồi cái chúng ta quên, không nhớ lại mình trước là ai, ai không nhớ được. Cho nên cái sức tỉnh thức thứ tư thì tức là sanh ra rồi lớn lên, vừa biết thì nhớ lại đời trước mình là ai, là ai. Do đó tại sao mà các vị Lạt Ma người ta tu được cái sức tỉnh thức đó, là tại vì người ta tu được như vậy mà người ta thực hiện được những cái thần thông chứ không phải không, người ta có tỉnh thức, nhưng mà tỉnh thức đó, do cái tỉnh thức đó mà người ta lại thực hiện những cái thần thông tưởng, chứ người ta không phải do cái tỉnh thức để mà ly dục ly ác pháp.

Còn bên đạo Phật chúng ta tập cái tỉnh thức để mà chúng ta ly dục, ly ác pháp chứ không phải tập tỉnh thức để mà luyện thần chú. Còn bên kia nó tập tỉnh thức để mà luyện thần chú mà cho nên vì vậy mà nó có thần thông. Cho nên vì vậy khi mà nó chết thì cái sức tỉnh thức nó, nó có đủ cái thần thông của nó thì cho nên vì vậy mà nó chết nó còn biết được nó tái sanh, bởi vì nó cái nghiệp lực của nó còn. Còn này ta ly dục, ly ác pháp hết rồi, nó không có cái nghiệp tái sanh, cho nên nó không chấm dứt tái sanh, còn cái kia nó còn tái sanh mà. Cho nên nó hoàn toàn nó còn tiếp tục luân hồi, nó luân hồi, nhưng mà nhờ nó tu tập tỉnh thức để nó luyện thần thông này, cho nên vì vậy mà khi nó lớn lên nó vẫn nhớ được hồi đó nó ở làng nào, xã nào, tên họ là gì, cha mẹ nó ở đâu, đường nào nó nhớ hết. Đó là rõ ràng là trong cái điều kiện đó thì chúng ta thấy cái sức tỉnh thức của các vị Lạt Ma tu cũng không phải ít, mà không đúng Chánh Pháp cho nên không xả, không ly dục, ly ác pháp.

Thay vì chúng ta tu ly dục, ly ác pháp thì mấy ông tu tỉnh thức để mà niệm thần chú, do cái sức thần chú niệm, do đó vì vậy cái sức tỉnh thức này để mà thực hiện những cái thần thông tưởng mà thôi. Các ông không rơi trong định tưởng, Không Vô Biên Xứ tưởng. Nếu mà nhập Không Vô Biên Xứ tưởng thì ông đâu có thực hiện được thần thông, cho nên ông ở đây ông luyện Thần chú, ông đọc Thần chú để cái tâm ông hoàn toàn nó tỉnh thức ở trên cái thần chú này, để cái mục đích của ông là đạt được cái thần thông của Thần chú các con hiểu chưa? Cho nên ông có những cái thần thông để trị bệnh, biến hóa, hay là tàng hình, hay hoặc cái này kia, ông làm được những cái chuyện này. Nhưng mà vì cái mục đích của ông nó không có ly dục, ly ác pháp cho nên cái nhân duyên mà ông tái sanh nó còn, cái nguyên nhân mà nó tái sanh nó còn nó không hết lậu hoặc, cho nên ông còn tái sanh. Mà tái sanh là nhờ cái sức tỉnh thức, mà ở trên cái Mật Tông, cái thần chú này. Do vì vậy mà các ông lại biết được hồi đó mình tu mình Lạt Ma Thứ mấy, bây giờ là mình tái sanh là ở trong nước này, như thế nào, mình nhớ lại đường làng xá, rồi tên họ mình như thế nào, thế nào? Đều là nhớ tất cả rất rõ ràng, đó là cách thức tỉnh thức đó mấy con.

Cho nên mấy ông Lạt Ma tỉnh thức là tốt nhưng mà vì không đúng pháp, không xả tâm cho nên vì vậy mà chấm dứt luân hồi không chấm dứt được, còn tái sanh luân hồi. Còn tái sanh luân hồi thì mấy ông mới thấy được mới sanh ra rồi mới nhớ lại đời mình, chứ đâu phải ông điều khiển ông vô đó đâu. Nếu mà ông có năng lực mà điều khiển thì ông đâu có điều khiển, ông điều khiển thần thông được, nhưng mà ông không có điều khiển sự sống chết được. Các con hiểu chưa? Cho nên vì vậy mà tới cái ông nhập cái định, để mà cái định mà các ông để mà để lại nhục thân ông cũng không làm được nữa, tức là ông muốn để lại nhục thân, các con biết các vị Lạt Ma không? Ông phải mổ người ra, ông móc ruột, móc gan, móc óc hết rồi ông ướp xác rồi ông mới để lại cái nhục thân lại. Có không? Lạt Ma thì nó vậy thôi chứ nó không có cách gì?

Còn Thiền tông của mình nó không khéo lắm, nó uống thuốc nó tẩm ở trong này, bắt đầu nó bỏ thân thì cái thân nó không hôi thối. Còn có người mà nhập định, thật sự nhập định thì người ta mới nhập định thật sự là người ta nhập Diệt Thọ Tưởng Định. Cái từ trường người ta bao vệ cái thân, nhưng mà hầu hết các nhục thân này Thầy đến đó Thầy xem, Thầy không thấy cái từ trường mà, cái từ trường làm sao các con đi sát được, các con làm sao rờ được cái nhục thân ông ta được. Nghĩa là cái nhục thân nó ngồi đó các con đứng ngoài này chứ với tay sao tới được đốn vô cũng không được nữa, cái từ trường của nó bảo vệ cái nhục thân của nó nó có cái sức màu nhiệm vô cùng chứ đâu phải là tầm thường của cái sức định đâu. Còn cái này chỉ chẳng qua là tẩm thuốc thôi, mình uống một cái loại thuốc từ đó nó thấm từ ở trong gan, ruột, thịt của mình bắt đầu nó giữ cái thân mình nó không hôi thối thôi. Rồi nó giữ cái thân mình rồi để lâu ngày nó khô đến, nó khô cũng như mà cái con khỉ mà nó khô vậy, rồi để trên cái bàn để mà thờ vậy thôi chứ không có cái nghĩa lý gì hết, nó do cái thuốc mà tẩm vào đó.

Từ phút 48:09

Kính bạch Thầy và toàn thể đại chúng, con xin Thầy  vừa rồi con có đứa em ở nhà, con gọi ... Năm nay 25 tuổi, em con mới mất hôm mồng 2 tháng 5, trước khi đi em con mất là cuối năm đó. Các Bác Sĩ về lúc đầu khám nghiệm thì nó bị .... thế sau đó ... em con mới uống, uống xong thì sau đó lại đi ra .... Sau đó bác sĩ lại chẩn đoán là..... Sau đó giai đoạn cuối cùng chẩn đoán là em con bị ung thư não và trong trường hợp này thì em con thì, bố mẹ sinh ra trong gia đình thì bố mẹ bỏ nhau, mẹ đi bước nữa, bố ở lại nuôi con em, thì em đã xây dựng gia đình, còn thằng em họ con... đang học đại học năm thứ tư, năm nay là ra trường Đại Học Y Khoa. Cuối cùng thì trước khi mất và đến khi ... con có đi xem thì bị nói rằng em con là có ma theo, bây giờ ...em giữ mạng em, nếu mà dốc sức mà lễ đi thì con có thể là... sau khi em con mất thì máu họng, máu tươi ở trong cửa miệng nó cứ trào ra thế thì con cứ thử ngẫm xem lúc em con nó tử nó nói rằng là: Bà ơi, cháu nằm mơ cháu chết, cháu xuống nghĩa địa rồi nhưng mà đất nó chật người ta lại đuổi cháu về, thế là đi về cái lần đấy thì nó cũng khỏe, khẻo được một thời gian, một thời gian em con sống lại thì cái hôm đó con về mẹ con cũng kể, mẹ con kể có nói rằng mẹ con đi xem ra... em con đi, em họ con anh xem thì cái chú... chú có nói rằng mẹ con cũng rất ... Đấy là phúc đức tại mẫu, nếu như là lễ thì cũng được, thì con cũng đi xem tiếp ở nơi khác thì bảo em còn nó có căn, con cũng không biết, sau đó thì lúc mà khi nó mất 50:30 thì con kính bạch Thầy là lúc 1 giờ kém 15 ngày 13 tháng năm vừa rồi, ma đến sáng ngày hôm sau là truy niệm mà máu ở trong miệng em con nó vẫn cứ tuôn ra, cứ chảy ra, sau đó bà con phải lấy hai tờ giấy bản để lót vào, ấn ở bên cho nó khỏi.

Kính bạch Thầy, con cũng chưa hiểu thế nào, bây giờ Thầy hoan hỉ chỉ dạy cho con và cả đại chúng đều biết.

Trưởng lão: 

Như Thầy đã nói cho mấy con biết rằng những cái người mà họ làm đồng cốt hoặc là họ hay bói khoa, họ có những cái trạng thái giao cảm, giao cảm được cái thời gia tương lai, và giao cảm được cái đối tượng trước mặt của họ, họ giao cảm được, họ nói được. Nhưng mà cái nhân quả đó nó sẽ biến chuyển, nhưng mà vì mình không có biết cách để chuyển cái nhân quả cho đứa em của con, cho nên vì vậy mà nó thể hiện đúng như cái lời của người ta nói. Bởi vì cái người nhà ngoại cảm họ ngoại cảm trong cái nhân quả, họ giao cảm được những cái sự kiện sắp xảy ra của cái người đó, cho nên họ nói thí dụ như nói máu trong họng mình chảy ra, họ chẳng biết là đứa em con bệnh như thế nào họ không biết đâu, nhưng mà có điều kiện là họ giao cảm được, họ giao cảm được cái tình trạng đó được, họ biết. Có thể nói rằng họ nói ngày giờ đó đúng chứ không phải sai đâu, nhưng mà họ nói chung chung vậy thôi chứ còn thật sự ra mà nói chi tiết vào, thì những cái tưởng của họ, cái người đó, cái năng lực tưởng nó có từng thấp và từng cao; cái tầng thấp thì nó nói chung chung giống như mình nói dựa theo tâm lý mình nói; còn cái tầng cao thì nó không cần đâu nó không cần dựa đâu, nó nói xác định. Cho nên cái năng lực của tưởng của cái người đó mà họ làm việc được thì nó dễ giao cảm lắm, còn có nhiều người họ chỉ dựa tâm lý họ mò mẫm họ nói thôi. Họ mò mẫm theo cái ý của mình rồi họ nói thì không biết, thì mấy người đó hoàn toàn tưởng không có hoạt động. Còn cái tưởng của cái người mà hoạt động đúng coi chừng họ nói rất đúng con.

Nhưng mà điều kiện nó làm sao trong cá nhân quả thì làm sao mà cái tưởng nó nói mà làm sao chuyển được, họ không biết cách nào hết. Họ chỉ nói bây giờ mình phải cầu cúng, cầu cúng làm sao ai mà giải quyết được cái điều này đâu. Nhưng mà nhiều khi có người cầu cúng thì hết chứ không phải không. Nhưng cá nhân quả của người ta nó hết, bây giờ không cầu cúng nó cũng hết nữa. Còn bây giờ nếu mà cầu cúng nói nhiều khi lấy nhân quả người ta nó hoàn toàn nó phải chịu như vậy thì cũng không có cầu cúng gì mà nó hết cũng phải chịu. Cho nên có nhiều người tiền mất, tật mang. Còn có nhiều người thì cúng cũng hết, cúng hết họ nói như vậy là trúng, chứ sự thật ra không phải đâu, cái nhân quả người ta chưa hết thôi. Cho nên chúng ta sống là một con người chúng ta đừng có tin nhảm ba cái tưởng này, nó không có thật đúng đâu. Cho nên vì vậy cái nhân quả do mình phải tự tạo chứ không gì khác. Vì vậy mà cái trường hợp em con là cái trường hợp đó Thầy nói sự thật nó làm cho cái gia đình con bối rối là vì trước cái cảnh mà mê tín đó, mà cái số người mà hàng mê tín đó nó làm cho chúng ta rối rối chứ không phải gì? Bây giờ nó bệnh cứ đi bác sĩ trị, chết hay sống là do nhân quả thôi, không có tin người nào nữa hết. Mạnh mẽ đặt cái niềm tin trọn vẹn như vậy, tin ở nhân quả thì chắc chắn là các con sẽ an ổn nhất không có còn sợ hãi.

Và đồng thời trong cái thời gian mà còn lại đó để mình chuyển được cái nhân quả làm những cái điều thiện, nhất là mình tạo cái duyên cho em mình nó làm sao để nó sống chân thiện pháp, nó đừng làm có khổ người khác nhiều hơn nữa thì nó sẽ chuyển được cái nhân quả của nó. Đó là những cách thức tốt mấy con. Chứ bây giờ tất cả cái xã hội của chúng ta nó đang ở trong cái cảnh mù mờ và mê tín nhiều lắm, nó đủ loại hết, mà Thầy thì cũng chưa có đủ khả năng mà dẹp nó đâu, nói thì nói một ít vậy thôi chứ không thể nào mà đốn phá nó sạch được.

Con hỏi gì thêm không?(54:18)

Phật tử: Kính bạch Thầy, gia đình con có nói rằng em con nó bị chết oan, bây giờ ... có phải không ạ, em con nó bị chết trùng nữa, sau này còn nhiều người nữa sẽ chết theo.

Trưởng lão: 

Bây giờ Thầy sẽ nói thẳng, nói thật cho con thấy rằng, mỗi một cái nhân quả nó đều có một cái cộng và cái biệt của nhân quả. Cái cộng của nhân quả là cái cộng chung. Thí dụ như tại sao có người này chết rồi kế tiếp người khác chết. Cái chết là cái nhân quả của cái người đó, nhưng mà có người khác chết là cũng do cái nhân quả của người đó nhưng mà nó cộng nghiệp với nhau. Cho nên người này chết rồi kế tiếp người kia chết, để cùng đồng thời nó có một cái nhân quả hứa hẹn gì đó tiếp tục nó phải tái sanh nhau ở trong một cái giai đoạn nào đó để gần gũi nhau đó để mà nó trả cái nhân quả của nó. Cho nên có nhiều người người này chết rồi trong gia đình mình kế người khác, kế người khác chết, kế người khác chết, bởi vì cái công nghiệp nhân quả mấy con. Cho nên lúc bấy giờ mấy ông Thầy mà kêu là mấy ông Thầy mà mê tín thì coi như đây là trùng rồi, thành trùng rồi, hay đây là quỷ trùng rồi. Vì vậy mà cúng bái ếm nó đi, bây giờ không ếm tới chừng nó chết nó cũng chết, mà ếm bây giờ nó thành nó ếm là làm gì làm nó cũng không bao giờ nó hết đâu. Nhưng mà nó hết là nó hết, tức là cái nhân quả, cái nghiệp nhân quả, cái chùm nhân quả này nó chỉ có người, một nhai người thôi; rồi bây giờ mình sợ quá mình ếm mà mình tưởng tiếp tục nữa chứ không phải đâu. Thậm chí như người ta coi là nào là Tùng trùng tang, liên táng, nào là ba người chết, hay một người chết. Tất cả những cái này là cái sách vở của nó nó bịa đặt ra thôi, cho nên vì vậy chúng ta không bao giờ chúng ta tin điều đó, tin nhân quả.

Cho nên ở đây em con không có chết oan bởi vì cái người chết là không có người nào chết oan hết, bởi vì nhân quả nó đã xác định không có làm sao cái luật nhân quả mà lại có oan thì là như vậy nhân quả không công bằng, công lý. Cái đạo luật nhân quả chúng ta là từ cá nhân quả mà sanh ra, cho nên cá nhân của nó đều là điều khiển ở trong cái cuộc sống của chúng ta tất cả hết, chúng ta chỉ theo Phật Pháp là chúng ta chuyển nhân quả thôi, chứ còn không có cách nào hết. Cho nên vì vậy mà chúng ta chết là nó đã có một cái nhân quả nó đã định cho chúng ta rồi. Bây giờ chúng ta sống thiện là chúng ta chuyển được cái nhân quả chúng ta kéo dài thêm tuổi thọ chúng ta, chứ còn không có cái gì khác hơn hết.

Cho nên ở đây đứng trong luật nhân quả tức là phải công bằng và công lý mà nói thì ở trong đời chúng ta không có một người nào chết oan. Bây giờ cái người đó vừa ở trong bào thai người ta cũng sẽ bị móc cái bào thai đó ra thì đâu có nghĩa là đứa bé đó chết oan. Bây giờ đứa bé đó sanh ra, vừa sang ra nó tắt thở nó chết nói nó chết oan, cũng không chết oan đâu, nó tại vì nó tạo những cái nhân quả yểu tử rồi cho nên nó phải chết như vậy. Có đứa thì 3 tuổi, có đứa 2 tuổi, có đứa 5 tuổi, có đứa 10 tuổi. Tới đó thì phải đau xơ có đứa đau sơ; có đứa phải đau như thế này, đau như thế khác để nó trả cái quả của nó.

Cho nên những cái quả mà nó trả, ví dụ như em con mà bây giờ nó chết rồi mà thấy trong miệng nó mửa máu, ói máu ra vậy. Ngày xưa ít ra nó cũng làm cá nhân quả gì mà người ta cũng mửa máu, ói máu đó. Bây giờ nó phải trả cái quả đó để thể hiện qua cái thân xác nó phải trả cái quả đó chứ, chứ đâu có cái gì đâu mà lo. Bởi vì cái đó là cái nhân quả để thể hiện qua cái tướng nhân quả nó phải trả, con hiểu không? Do vì vậy chúng ta thấy không có cái chết oan đâu mà cái gì chết cũng đều là do cái luật của nhân quả rồi, cho nên không có người chết oan, còn cái chết oan là tại chúng ta đặt, chúng ta đặt thôi, chúng ta thấy nó chết còn nhỏ tuổi, nó chết tức tối. Cũng như bây giờ một người mà tự tử chúng ta thật sự ra, thay vì bây giờ họ không tự tử thì họ còn tiếp tục họ sống chứ gì, bây giờ họ tự tử thì họ phải chết chứ gì, mà khi mà thấy nó tự tử như vậy: Trời, tội người này, người này chết oan quá, thay vì đừng tự tử thì đâu có chết, đúng là không có oan. Đó là phải trả tới cái nhân quả đó, phải trả để mà chết trong cái cách đó để mà trả cái quả của họ thì họ phải tự tử mà thôi.

------------------------------------------
Từ phút 57:52

Phật tử:.... gia đình con, cô chú con với lại nhà con thì có là con con làm lễ cho em con, .... Rồi đưa em con vào chùa, con có thầy nói là: Lập đàn ....

Trưởng lão: 

Thầy nghĩ rằng trong cái vấn đề này đó con ;

Phật tử: .. hiện về, hầu như là nó về mê tín và lạc hậu rất nhiều, từ cái ngôi chùa và đến các Thầy tu, tu sĩ bây giờ là đi cúng, cầu an, cầu siêu chỉ có nếu như ở chùa là không đi cúng, không làm lễ. Khi Phật tử tới sẽ làm lễ cầu an, cầu siêu thì chỉ có là … thế này, thế khác, nó nhiều cái vấn đề. Thì Thầy chỉ dạy cho con.

Trưởng lão: 

Bây giờ thì cái phong trào ở trong các chùa nói như vậy, thì theo Thầy thiết nghĩ thì để lần lượt, lần lượt rồi những người mà có cái trọng trách người ta sẽ chỉnh đốn lại Phật giáo. Chứ bây giờ mình nói suông cũng không được, nói suông không được. Bởi vì cái đó là cái tình trạng như vậy, nhưng mà hầu hết là gia đình những người Phật tử phải thấy được cái trách nhiệm của mình, biết những cái điều này nó không có lợi ích thì mình không có làm cái điều này nữa thì nó giảm đi. Chứ còn cái trách nhiệm mà ông Thầy đó ông ấy cứ làm, ông cứ làm cái nghề đó thì không bao giờ hết được đâu. Còn trừ ra cái ông Thầy đó ông ấy không làm, thì tất cả Phật tử đến yêu cầu ông không làm, nhất định là chết đói là chết đói chứ ông không làm cái điều mê tín này nữa, thì rốt cuộc thì cái sự mê tín này nó phải bị diệt thôi, chứ còn ông Thầy này mà làm thì phải có người đến mướn ông làm. Nghĩa là người ta còn tin tưởng, người ta còn này kia thì người ta phải đến thôi. Còn bây giờ chúng ta biết Phật pháp rồi thì chúng ta không đến nữa và chúng ta biết đó là những cái mê tín cái sai rồi.

 Khi mà một đứa em của con mà chết rồi thì cái luật nhân quả nó tiếp tục nó tái sanh liền, chết đây sanh kia rồi, nó còn đâu ở đó mà oan ức, mà đâu ơ đó mà cầu siêu, cầu an đâu. Đối với luật nhân quả thì nó không có oan ức. Nhưng mà đối với luật thế gian thì nó có sự oan ức. Nhiều khi mà chúng ta nói một lời nói làm cho cái người đó tức giận người ta tự tử đi, tức là người ta oan ức quá, người ta không có làm cái điều đó. Vậy nói gán cho người ta vậy người ta tức người ta mới chết đó là oan ức, đó là người ta chết oan là tại vì, bởi vì người khác nói người ta tức quá người ta chết, đó gọi là oan. Còn đối với luật nhân quả thì nó không phải oan đâu, mà chính ngày xưa vì cá nhân quả mình cũng làm cho người ta tức tối người ta chết, bây giờ có một cái người khác người ta làm cái quả đó để cho mình tức mình chết, thì đâu có nghĩa là oan, tại vì mình có làm mà, mình tạo ra cái quả đó rồi mà. Cho nên vì vậy mà nhân quả thì nó luôn luôn lúc nào nó cũng phải trả vay mà thôi, Cho nên đứng trong luật nhân quả thì nó công bằng, nhưng mà đứng ở trong cái luật thế gian thì ở đây có sự oan ức.

Thí dụ như em con mà chết như vậy thì Mình thấy nó chết nhỏ như vậy chắc có lẽ là oan, thay vì mọi người người ta được bảy tám chục tuổi, còn nó bây giờ mới sanh ra như vậy cái nó bệnh đau như vậy nó chết thì tội quá nó phải chết oan. Nhưng mà sự thật không phải đâu, cái luật nhân quả nó có người thì chết nhỏ, nhưng mà có người chết già thì tất cả chúng ta đều đứng ở trong cái luật của nhân quả mà chúng ta suy ra vì vậy mà tâm chúng ta rất an và khi biết một người chết. Người ta nói chết tức là sống, nghĩa là trong khi chúng ta vừa chết là chúng ta có sự sống rồi, chứ không phải là nó còn chờ đợi cái chỗ nào hết hoặc là có một cái linh hồn nó còn ở đâu đó để mà cầu siêu, cầu an. Mà cỡ sức cầu siêu, cầu an, ai làm cho nó siêu, chính bản thân của nó nó không làm cho nó siêu được thì ai làm cho nó siêu được cái điều này. cho nên vì vậy chúng ta không tin được cái điều mê tín đó, nghĩa là bây giờ người ta chửi mình mà tự mình mình không làm cho mình đừng giận thì ai làm cho mình đừng giận được, phải không, không có người khác mà làm cho mình đừng giận được. Cho nên vì vậy mình phải tự mình hơn là những người khác và cái luật nhân quả thì nó ở chỗ đó chứ nó không phải ở chỗ khác.

Mình tự làm khổ mình chứ không phải là ai làm khổ mình, người ta chửi mặc người ta người ta làm gì người ta làm thì mình đừng có khổ, thì như vậy là tự mình làm khổ mình, rồi mình cho rằng tại người ta làm khổ. Chứ không ngờ rằng ngày xưa mình cũng làm cho người ta khổ, bây giờ người ta trả quả lại, bây giờ mình không chịu chấp nhận chịu đau khổ nữa, mình lại chửi mắng người ta nữa thì cái đó là cái không tốt.

Cho nên tất cả những cái điều mà mê tín, lạc hậu này thì lần lượt những cái người mà có cái trách nhiệm, có cái bổn phận họ sẽ chỉnh đốn lại. Chứ còn bây giờ nếu mà không có ai mà chỉnh đốn, không có ai mà có trách nhiệm, bổn phận thì chắc chắn là cái sự mê tín này muôn đời.

Cũng như chúng ta thấy đất nước Việt Nam chúng ta từ cái ngày mà dựng nước cho đến bây giờ cái mê tín đó nó đã chuyển sâu, nó đã ăn sâu vào tới bây giờ rồi, thì bây giờ chúng ta lần lượt chúng ta tìm mọi cách để chúng ta chỉnh đốn lại cho tốt. Lần lượt những cái tốt đó nó sẽ làm tốt lại cho toàn diện, thì như vậy là cái sự cố gắng của chúng ta mỗi người một chút thì chắc chắn là chúng ta sẽ thành tựu được.

Các con thấy trong các cuộc đấu tranh giành độc lập cho đất nước thì nó phải ba, bốn chục năm. Còn bây giờ cái cuộc đấu tranh mà giành lại cái không mê tín nó không phải là ba, bốn chục năm đâu mà nó cả mấy trăm năm chúng ta mới giành lại cái đời sống không mê tín chứ đâu phải là thường. Bởi vì, cái này nó truyền thống cho chúng ta, nó đã truyển thừa cho chúng ta mấy ngàn năm rồi. Bây giờ ít ra chúng ta muốn làm cho nó tốt sạch được thì ngay bây giờ liền không được đâu, nó phải đòi hỏi chúng ta có cái thời gian rất dài. Đồng thời chúng ta là mỗi người chúng ta đều là truyền thừa cho con cháu chúng ta phá vỡ cái mê tín này.

Cho nên Thầy nghĩ rằng cái bộ sách của Thầy là cái bộ sách truyền thừa, để mà chúng ta truyền đi, để mà phá đi cái mê tín. Thì như vậy là cả năm sau, cả ngàn năm sau chúng ta mới thấy con cháu chúng ta mới sống thoải mái, chứ còn bây giờ chúng ta muốn bây giờ liền ngay thì không được đâu mà nếu mà ngay liền bây giờ thì nó sẽ có cái sự xung đột rất lớn nó có cái sự xung đột không có thể nào mà lường được và nó gây ra cái sự đau khổ nữa cho nên chúng ta biết thì chúng ta cố gắng giữ gìn mình thôi.

-------------------
Từ phút 1:04:12

Mô Phật, dạ bạch Thầy, con có thắc mắc. Nghe Minh Điền nói là cách đây mấy hôm Thầy có hứa là nếu mà các cái nhóm Nguyên Thủy tổ chức khéo và có thỉnh Thầy đến, thì cái suy nghĩ đầu tiên của chúng con là: thí dụ như các huynh đệ ở cái nhóm Nguyên Thủy Miền Bắc thì không biết quý vị đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Giả sử như Quý vị đó mà thỉnh thì Thầy có thể sắp xếp để đi được không? Thời điểm nào thì là thời điểm thuận tiện, vì chúng con được biết là Thầy cũng còn đang bận làm sách.

Cái thắc mắc thứ nhì của chúng con là: nếu như các huynh đệ ở trong nhóm Nguyên Thủy ở Hải Ngoại mà thỉnh Thầy đi thì Thầy có đi được hay không?

Trưởng lão: Hôm nay, Thầy nói để ở đây thì các con cũng có nhiều cái nhóm Nguyên Thủy phải không, mà đã Thầy đã hướng dẫn cho mấy con tu thì chắc chắn đó là cái nhiệm vụ và trọng trách. Thì cái thời gian mà sắp sửa tới đây thì thấy rất bận về đầu tư cả một cái trí tuệ và cái tài sức của mình vào trong cái bộ sách đạo đức. Bởi vì từ lâu tới giờ Thầy không nghĩ viết sách đâu, nhưng mà sau khi mà trả lời cho mấy con, để mà trở thành cái bộ sách Đường Về Xứ Phật nó ra thành hình, thì thành hình rồi cái bộ Đường Về Xứ Phật rồi thì nằm trong đó Thầy có nhắc đến cái đạo đức không làm khổ mình, khổ người rất nhiều. Nhưng mà chưa nói đến được cái hành động không làm khổ mình, khổ người nó rõ ràng cụ thể. Vì vậy mà buộc lòng Thầy phải đầu tư tất cả cái trí của mình, cái sức của mình vào cái bộ sách đạo đức này; vì vậy mà trong cái thời gian trong hai năm, hay là ba năm, năm năm để hoàn thành cái bộ sách này thì chắc chắn là Thầy không có đi đâu được. Nghĩa là Thầy phải cần là để dưỡng sức, chứ đi xa thì nó lại mệt nhọc. Cho nên vì vậy mà sau khi cái bộ sách đạo đức được in, được phổ biến ra cho mọi người biết được cái đạo đức rồi thì lúc bấy giờ các con mà cái nhóm Nguyên Thủy ở đâu cần thiết.

Bây giờ Thầy nói cả nửa trái đất này mà nếu ở bên Mỹ như các con bên đó mà mời Thầy thì ngay đó là Thầy quan sát, Thầy đi có được không Thầy sẽ báo cho các con biết rằng bây giờ đi là thuận tiện, Thầy sẽ đi liền tức khắc; mà đi qua đây bị người ta chống đối, người ta biểu tình thì nhất định không đi phải không các con. Bởi vì Thầy là người đã có cái trí tuệ quan sát được điều đó rồi, cho nên khi đi thì Thầy đã biết rằng họ sẽ không bao giờ chống đối Thầy thì Thầy sẽ đi, mà khi đi mà chống đối thì nhất định Thầy không đi, phải không? Cho nên vì vậy mà Thầy đều quan sát rõ.

Bây giờ, thí dụ như ở Hải Phòng các con mời Thầy ra đó để mà hướng dẫn cho các con tu tập Thọ Bát Quan Trai cho đúng cách. Thầy sẽ quan sát rằng quý Thầy ở đó có chống đối Thầy không, nếu mà không chống đối Thầy đi, mà nếu chống đối thì Thầy không đi. Tại sao vậy? Tại vì chống đối để mà đi ra đó để gây thêm cái sự đau thương cho Phật giáo thì không nên làm, phải không? Vì quý Thầy cũng là những tu sĩ, nhưng mà vì người ta đã chấp ở trong cái ta kiến rồi, thì lần lượt người ta sẽ bỏ dần hoặc là trong 5 năm, 10 năm sau hoặc là 100 năm sau thì những cái người này thì họ đâu còn có những cái ta kiến đó nữa. Bây giờ họ đang mang cái tà kiến đó, thì trăm năm sau thì mấy người mày họ chết đi, thì những người khác chứ. Thì ra đó thì nó không có đủ duyên, mà do đó Thầy đến đó để chống đối nhau thì nó sẽ gây gây ảnh hưởng không tốt cho Phật giáo cho nên Thầy không đến. Mà Thầy đến đó hoàn toàn là không có chống đối, và đến đó phải như thế nào để mà không bị chống đối, mình phải tìm mọi cách để mình ngăn ngừa trước những cái sự này. Bây giờ đặt thành vấn đề như bây giờ người ta âm thầm người ta tìm cách người ta thủ tiêu Thầy đi mà nghe được Thầy ra đó là có cái cơ duyên để mà thủ tiêu Thầy chứ gì, mà Thầy điên gì Thầy rúc đầu đó để rồi mấy con sẽ như con rắn mất đầu, phải không? Thầy còn để cái đầu chứ Để mà còn giúp đỡ mấy con tới chứ.

Cho nên đối với Thầy thì không dại đâu, nhưng mà khi mà Thầy hứa là Thầy đã biết rằng đi thuận tiện các con không thấy cách đây 3, 4 năm; ba năm thì Thầy cũng có ra miền Bắc Thầy thăm mấy con ngoài đó rồi mà. Thầy biết ra đó đâu có ai chống đối Thầy gì đâu, hoàn toàn là Thầy đến đó Thầy dạy Đạo Đức, ở ngoài đó quý Phật tử tập hợp rất đông đến mà hỏi Thầy trong suốt 3 ngày; ngày thứ nhất, qua ngày thứ hai, ngày thứ ba lúc mà ở nhà ông bà Thức. Thì lúc bấy giờ đó thì Phật tử tập trung rất đông vì cái tổ tinh tấn rất nhiều người, do đó đến hỏi Thầy về Thiền Định. Thầy nói Thầy cũng chẳng biết thiền định gì hết, bây giờ nói về đạo đức thôi. Thầy chỉ giảng về đạo đức cho họ thôi, đạo đức chưa xong mà quý vị hỏi về Thiền Định để mà làm chi. Cho nên Thầy chỉ dạy đạo đức.

Còn bây giờ mấy con đã có cái cơ sở để mà tụ tập Thầy ra Thầy giảng Thọ Bát Quan Trai Thầy dạy cách thức các con từng tập cho nó cụ thể hơn, giúp cho các con bây giờ cái nơi này các con phải xây dựng thêm cái này để làm cái này, phần này phần này để cho các con có cái cơ sở để cho các con tập Thọ Bát Quan Trai cho đúng. Bây giờ các con có một cái chùa nào mà người ta vui vẻ người ta giúp cho các con thành cái nơi để cho các con tụ tập, Thầy đến đó Thầy chỉ đạo cho các con sửa sang lại, để rồi sau khi Thầy về các con có cái chỗ mà các con Thọ Bát Quan Trai tụ tập làm tốt trở lại con đường tu.

Đó, thí dụ bây giờ mấy con ở bên Mỹ, thí dụ mấy con cũng tổ chức như vậy. Bây giờ các con vào một cái chùa đó, cái chùa đó người ta vui vẻ người ta thấy rất tốt, cái phương pháp tu của các con rất tốt. Bây giờ Thầy cũng đến đó Thầy thăm cái chùa đó, Thầy thấy bây giờ thấy gợi ý cho cái vị trụ trì đó bây giờ giúp đỡ cho Phật tử ở đây tu tập, thì phải thêm cái này, cái này, cái này để cho nó thuận tiện cho cái sự tu tập, thì ở đó thì các con sẽ hợp với cái tài chánh, với cái chùa đó để mà giúp cái cơ sở này thêm, để cho các con có cái cơ sở các con tu phải không? Còn nếu không thì các con, Thí dụ như Thầy đến đây, các con bây giờ hợp lại có một cái số tiền, các con muốn mua một cái khu đất nào đó, để mở mang làm cái nơi mà mấy con tu tập thì do đó Thầy đến, Thầy quan sát, Thầy chỉ đạo, Thầy hướng dẫn cho các con, để cách thức cho các con xây dựng hoặc làm cho nó đúng cách, để mà các con thực hiện cái pháp tu tập cho nó cái hiệu quả hơn. Đó là Thầy đến Thầy trợ giúp cho các con, chứ Thầy đâu có làm sao mà Thầy ngồi đây được.

Đó, thì hôm nay Thầy sẽ hứa, hứa Thầy sẽ đến với mấy con chứ Thầy không có bỏ người nào hết. Thầy nói rằng Thầy không có Thầy ngồi không, mà Thầy đừng có viết lách, đừng có tư duy, đừng có nghĩ gì hết thì Thầy sống một ngàn tuổi cũng chưa chết đâu mấy con, bởi vì nó có hao cái gì đâu Thầy đâu, mà lại thiền định nó lại phục hồi cho Thầy cái sức khỏe Thầy vô cùng vô lượng. Còn bây giờ Thầy bị hao, nó tốn quá nhiều. Phải ngồi, phải làm việc, tất cả mọi cái mọi vật, để rồi từng có cuốn sách mà các con đọc, thì các con biết rằng Thầy làm việc rất nhiều phải không? Cho nên Thầy phải hao sức, mà hao sức như thế này, rồi bây giờ các con thấy từ sáng đến giờ Thầy nói chuyện như thế này, mà Thầy vẫn khỏe khoắn nói chuyện chứ đâu có mệt nhọc gì, Thầy cũng bình thường không thấy Thầy xanh mặt chút nào hết

Từ phút 1:10:33

không thấy Thầy mệt nhọc chút nào hết thì đủ biết sức khỏe Thầy như thế nào? Nhưng mà tối thì coi như là Thầy phải ngồi lại Thầy phải phục hổi lại cái cơ thể của mình trong ngày đó mình phải tiêu thụ nó bao nhiêu cái năng lực của mình làm việc, chứ không phải là nói vậy chứ, ăn uống như Thầy một ngày một bữa làm sao Thầy có đủ sức mà để phục hồi lại cái cơ thể của mình như vậy được. Cho nên Thầy phải dùng cả cái sức thiền định của mình để phục hổi trong một giờ, hai giờ đồng hồ. Cho nên các con yên tâm, các con cứ về thành lập mà lo tu tập đúng đi, rồi Thầy sẽ đến thăm mấy con, Thầy sẽ thăm chứ không bỏ đâu?

Dù ở đó Thầy nói có một người tu Thầy cũng không bỏ, chứ đừng nói chi mà được ba người, hay năm người, mười người phải không.

Các con chỉ ráng tu thôi, giữ gìn tâm thanh thản, an lạc, vô sự để mà luôn luôn chúng ta có một cái điểm mà chúng ta gặp nhau. Bởi vì Thầy chỉ dẫn cho các con sẽ gặp nhau ở trên một cái điểm.

Bây giờ các con đây là một số Phật tử, mà mỗi người đều ở trong tâm thanh thản có phải giống nhau không, chúng ta có cái tâm niệm khác nhau đâu, cho nên chúng ta là một chứ đâu hai được. Cho nên theo cái phương pháp của Phật chúng ta thấy là cái Diệt Đế tức là cái Niết Bàn của chỗ chư Phật. Rõ ràng là cái tâm không có dục, cái tâm nó hoàn toàn nó diệt dục thì nó phải thanh thản, an lạc, vô sự. Mà ai giữ được tâm đó dù một giây chúng ta giữ được chúng ta cũng gặp được bạn bè chúng ta khắp năm châu rồi, nó ở chỗ điểm đó chứ nếu mà cái tâm chúng ta đang nghĩ danh, nghĩ lợi thì chúng ta đã lìa xa nhau hết rồi đâu còn gặp nhau.


Từ phút 1:11:55

Phật tử: Thưa Thầy, còn câu thắc mắc là một số huynh đệ nếu mà tu như Thầy có dạy, có cái thắc mắc thì Thầy sẽ nhập vô cái từng từ trường tương ứng với cái người đó để Thầy sẽ hướng dẫn được. Vậy thì chúng con thắc mắc, có cái thắc mắc là: Nếu như chúng con ngồi thiền, dĩ nhiên là chúng con chưa tập thiền tu cái định sâu nhưng mà nếu có lúc nào đó mà chúng con tha thiết mà nhớ tới Thầy, thì con nghĩ là lúc đó Thầy cũng có thể bắt được ý nghĩ của chúng con bên đó để mà Thầy hướng dẫn cho, đó là câu thứ nhất.

Câu thứ nhì thì: Có một lần Thầy nói như thí dụ người ta bàn về ngài A Nan với Ông Phú Lâu Na nói cái chuyện mà có những cái giới là phải bỏ hay không đó, thì Thầy nói rằng chỉ cần, bởi vì quý vị đắc A la hán rồi thì quý vị chỉ cần nhập cái định thì có thể hỏi lại với Đức Phật về cái việc đó. Thì cái thắc mắc chúng con, nếu như vậy tức là hoặc là như Thầy nói là để Thầy nghiệm trở lại, để mà Thầy nhập định để mà nhìn lại ngày xưa coi cái nghi thức mà đức Phật hướng dẫn các cư sĩ như thế nào, thì chúng con thắc mắc như vậy thì khi Thầy hay là quý vị A La Hán mà nhập vào cái định đó, gặp được trực tiếp đức Phật Thích Ca hay là vào cái định đó là vào cái định là để quý vị đạt được cái sự sáng suốt để mà giải quyết cái vấ đề. Mô Phật.

(1:13:29)

Trưởng lão: Nó có hai phần, một cái phần mà mình nhập vào cái định đó để mà mình sáng suốt để mà mình giải quyết vấn đề là do mình phát triển cái tri kiến của mình, cái trí tuệ.

Còn một cái định mà để nhập vào đó để cho mình bắt gặp được những cái điều kiện mình muốn để mà nó thực tế mà trong lịch sử hơn, thì cái vấn đề đó là phải nhập định để cho mình bắt được cái nhịp điệu, cái thời gian của quá khứ để cho mình nhận ra cho nó đúng chính xác hơn, cái đó là để mình nhập vào cái định để mình trở về với quá khứ.

Còn bây giờ, khi mà nói hỏi câu hỏi đầu tiên, thì coi như là khi mà con ở xa, bất kỳ ở chỗ nào mà khi đó con ở trong một cái tâm niệm, tâm niện đang lo lắng một cái hần gì đó mà hướng tâm đến Thầy, mong nhờ Thầy để mà hỗ trợ cho con vượt qua những cái khó khăn này. Bây giờ mình tu, mình gặp những cái trạng thái này, con không biết được mà giải quyết được, không biết nó đúng hay là sai, mà giờ ở xa thì con không thể hỏi được Thầy, bây giờ mong Thầy cảm thông, giao cảm hướng dẫn cho con được cái này. Không có nghĩa là trong khi đó thì Thầy giao cảm được con, thì luôn luôn cái tâm mà khi mà như vậy, thì con phải ở trong một cái trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự. Bây giờ con không giải quyết được cái này, thì con cố gắng giữ được cái tâm thanh thản, an lạc, vô sự.

Thì khi mà tâm con thanh thản, an lạc, vô sự thì sẽ bắt gặp được cái trạng thái tâm thanh thản, an lạc, vô sự của Thầy phải không? Hai cái nó đồng một nhịp nó mới gặp nhau. Vì vậy, cho nên Thầy nói các con đồng với nhau một cái tâm thanh thản An Lạc thì nó đồng chung nhau một điểm với nhau rồi, các con sẽ gặp nhau đó.

Nhưng mà các con bây giờ các con chưa có biết gặp nhau, nhưng mà các con ở đó các con biết, Thầy cũng thanh thản, con cũng thanh thản là gặp nhau chứ gì. Nhưng mà các con chưa có trực tiếp gặp nhau. Nhưng mà trong khi đó các con bị cái gì mà khó khăn, thì khi mà các con ở trong cái tâm thanh thản này,  tự dưng cái trợ lực của Thầy nó làm cho cái trí tuệ của con sáng suốt ra, nhận ra được cái chỗ mà giải quyết liền. Thay vì các con sẽ mù mờ, nhưng mà ở trong cái trạng thái thanh tịnh, nó không phải riêng của Thầy mà cả Chư Phật nó sẽ hỗ trợ cho các con giải quyết được mọi vấn đề.

Cho nên vì vậy coi như là cái sự giao cảm mà để hỗ trợ nhau là phải ở chung nhau trên 1 điểm mà điểm đó chính là Thầy biết rằng khi mà Thầy tu hành gặp những cái khó khăn thầy ở trong cái trạng thái thanh tịnh đó, mà cái trạng thái mà Chư Phật đang ở đó, cho nên nó có cái sự hỗ trợ nhau ở trên cái chỗ đó nó làm cho Thầy sáng suốt, biết được cái tháp hướng này như thế nào. Nó giúp cho Thầy, chứ Thầy có ai dạy đâu, nó từ ở trong cái trạng thái thanh thản đó mà nó giúp Thầy, Thầy thấy được cái Pháp Như Lý Tác Ý nó màu nhiệm, cho nên Thầy biết đây là cái chân Pháp.

Vì vậy mà thật sự ra thì trong cái câu kinh Phật nói: “đạo cảm ứng giao nan tư nghì” Phải không các con? Trong cái khổ đau của mình, mình không có giải quyết được, mình đang khổ đau này thì mình mong cho được cái sức gì của chư Phật để gia hộ cho mình để mình hiểu ra được từ cái chỗ yên tĩnh đó đó là cái chỗ của chư Phật rồi. Cho nên từ đó nó lưu xuất ra cái trí tuệ của mình các con, chứ không phải ai hết. Không phải ông Phật hỗ trợ mình được đâu, mà chính ông Phật ở trong cái trạng thái đó. Bây giờ mình cố gắng mình giữ được trong trạng thái đó thì từ trong trạng thái đó nó sẽ lưu xuất ra mà giúp cho mình, chứ không phải là tự Thầy giúp cho mình, mà chính các con được ở trong đó đó, thì coi như nó có một cái năng lực của chư Phật mà trong đó có Thầy để giúp các con vượt qua. Các con hiểu Thầy muốn nói cái điều đó. Bởi vì nó khó, nó không có cái danh từ để diễn tả chỗ này. Coi như chư Phật không giúp chúng ta, nhưng mà chúng ta ở trong cái môi trường đó, cái trạng thái đó nó có cái năng lực của chư Phật ở trong đó sẵn sàng. Người nào mà lọt trong đó được thì họ sẽ sáng suốt được được hết mà người nào không lọt trong đó thì không sáng suốt.
Bây giờ thấy dụ Kim Tiên bây giờ nó tu bên đó nó gặp cái khó khăn: Ờ bây giờ con gặp cái trường hợp này, con chỉ ước ao làm sao mà được Thầy hoặc là Chư Phật giúp con. Chỉ ước ao thôi, nhưng mà cái ước ao đó nó phải thiện qua một cái tâm Thanh thản, An lạc, Vô sự.

Cho nên Đức Phật muốn nói, muốn nói như thế nào các con; Đức Phật nói: Muốn những ước nguyện một cái điều gì, thì giới luật phải nghiêm chỉnh, mà giới luật nghiêm chỉnh thì các con biết cái trạng thái nó ở đâu không? Thanh thản, An lạc, Vô sự có đúng không? Cho nên cái bài kinh Pháp Môn Căn Bản đức Phật nói: muốn ước nguyện một cái điều gì đó, thì mình phải sống cho đúng giới luật đi thì ước nguyện nó sẽ mãn nguyện, mình sẽ mãn nguyện được phải không? Cho nên vì vậy, sự thật ra Chư Phật thì giúp mình thật sự. Mà chư Phật giúp mình mà không giúp gì hết. Tại vì cái năng lực đó nó ở trong cái trạng thái đó, cho nên khi mình lọt vào trong trạng thái đó thì cái năng lực đó nó sẽ trợ giúp mình, thì coi như là Chư Phật giúp mình chứ sự thật ra không giúp mình gì hết. Bởi vì cái năng lực đó nó đã có cái năng lực nó ở trong cái trạng thái đó. Cho nên mình phải ở trong cái trạng thái giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Đức Phật bảo mình như vậy mà, dạy mình như vậy rõ ràng.

Cho nên vì vậy mà coi như là khi mình gặp cái trường hợp đó, mình tha thiết. Bây giờ còn gặp cái trường hợp này, làm sao.

Cho nên Thầy nhắc lại cho mấy con nghe: Khi mở ông Mục-kiền-liên ông bị hôn trầm, ông bị hôn trầm thì ông không biết cách thức nào phá, thì ông hướng tâm về Đức Phật nhưng mà Đức Phật đã dạy ông rõ ràng cái bài kinh Pháp Môn Căn Bản rồi, cho nên vì vậy mà phải giữ gìn Giới luật nghiêm chỉnh, tức là giữ gìn cái tâm Thanh thản, An lạc, Vô sự chứ gì. Ngay đó thì Đức Phật thể hiện đến mà giúp ông. Sự thật ra cái trí tuệ ông nghĩ ra, bây giờ phải đi kinh hành này, kia, nọ như vậy, thì như co tay và duỗi bàn tay thì Đức Phật tới ngay liền để chỉ ông, các con thấy mình phải hiểu qua một cái rất là tuyệt vời ở trong một cái trạng thái này.

Ví dụ như bây giờ Kim Tiên nó đang tu, nó gặp cái khó khăn nó hướng về Thầy mong Thầy trợ giúp cho con để con vượt qua những cái khó khăn này. Nó vẫn giữ giới luật nghiêm chỉnh, tâm là Thanh thản, An lạc, Vô sự chứ bây giờ nó đâu có phá cái này đâu, cho nên nó vẫn tốt . Do đó bỗng dưng nó nhận ra: Ờ như vậy là mình phải, rõ ràng là dường như là có Thầy trợ giúp, nhưng mà sự thật khi mà ở trong cái trạng thái đó, nếu có cái ước nguyện của mình thì ngay cái ước nguyện đó nó sẽ thực hiện tức là Dục Như Y Túc đó mấy con, cái đó là cái Dục Như Y Túc đó.


No comments:

Post a Comment