Tuesday, July 29, 2014

V. Bảy Xứ (Sattatthàna) (Tạp 2, Ðại 2,10a; 498c; 875b) (Tăng 35, Ðại 2,754b) (S.iii,61)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...
3) -- Vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ, này các Tỷ-kheo, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên mãn, một bậc tối thượng nhân.
4) Này các Tỷ-kheo, thế nào là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ?
5) Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo biết rõ (pajànati) sắc, biết rõ sắc tập khởi, biết rõ sắc đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến sắc đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của sắc, biết rõ sự nguy hiểm của sắc, biết rõ sự xuất ly của sắc.
6-8) ... biết rõ thọ... biết rõ tưởng... biết rõ các hành...
9) ... biết rõ thức, biết rõ thức tập khởi, biết rõ thức đoạn diệt, biết rõ con đường đưa đến thức đoạn diệt, biết rõ vị ngọt của thức, biết rõ sự nguy hiểm của thức, biết rõ sự xuất ly của thức.
10) Này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là sắc. Do các món ăn tập khởi nên sắc tập khởi. Do các món ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến sắc đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định...
11) Duyên sắc khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của sắc. Sự vô thường, khổ, chịu sự biến hoại của sắc, đây là sự nguy hiểm của sắc. Sự nhiếp phục dục tham đối với sắc, sự đoạn tận dục tham đối với sắc, đây là sự xuất ly của sắc.
12) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.
13) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy, thắng tri sắc tập khởi là như vậy, thắng tri sắc đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của sắc là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của sắc là như vậy, thắng tri sự xuất ly của sắc là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
14) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: Thọ do nhãn xúc sanh... thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.
15) Do duyên thọ khởi lên lạc hỷ gì, đây gọi là vị ngọt của thọ. Cảm thọ vô thường, khổ, vô ngã, đây gọi là nguy hiểm của thọ. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thọ, đây gọi là sự xuất ly của thọ.
16) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thọ là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thọ là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thọ là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.
17) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
18-20) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: Sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
21) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các hành? Này các Tỷ-kheo, có sáu tư thân: Sắc tư... pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây được gọi là các hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến... chánh định.
22) Do duyên hành khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của hành. Các hành vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của hành. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với các hành, đây là sự xuất ly của các hành.
23-24) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này... Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
25) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đối với thức, tức là chánh tri kiến... chánh định.
26) Do duyên thức khởi lên lạc hỷ gì, đây là vị ngọt của thức. Thức vô thường, khổ, vô ngã, đây là nguy hiểm của thức. Sự nhiếp phục dục tham, sự đoạn tận dục tham đối với thức, đây là sự xuất ly của thức.
27) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt đối với thức. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.
28) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri vị ngọt của thức là như vậy, thắng tri sự nguy hiểm của thức là như vậy, thắng tri sự xuất ly của thức là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ giải thoát, không chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.
29) Này các Tỷ-kheo, như vậy là vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ.
30) Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo giới, quán sát theo xứ, quán sát theo duyên khởi. Như vậy, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo quán sát theo ba cách.
31) Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo thiện xảo trong bảy xứ, quán sát theo ba cách, được gọi là một vị toàn vẹn trong Pháp và Luật này, đã thành tựu viên mãn, một vị tối thượng nhân.

 http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22c.htm

IV. Thủ Chuyển (Tạp 2, Ðại 2,9b) (S.iii,58)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3) -- Này các Tỷ-kheo, có năm thủ uẩn này. Thế nào là năm? Sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn.

4) Này các Tỷ-kheo, khi nào Ta chưa như thật thắng tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, thì cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta không xác chứng rằng Ta đã chứng được vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

5) Nhưng này các Tỷ-kheo, khi nào Ta đã như thật thắng tri năm thủ uẩn này theo bốn chuyển, cho đến khi ấy, này các Tỷ-kheo, đối với thế giới chư Thiên, Ma, Phạm thiên, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người, Ta xác chứng rằng Ta đã chứng được vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

6) Và thế nào là bốn chuyển? Ta đã thắng tri sắc, Ta đã thắng tri sắc tập khởi, Ta đã thắng tri sắc đoạn diệt, Ta đã thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt. Ta đã thắng tri thọ... tưởng... hành... Ta đã thắng tri thức, Ta đã thắng tri thức tập khởi, Ta đã thắng tri thức đoạn diệt, Ta đã thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt.

7) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là sắc? Bốn đại chủng và sắc do bốn đại chủng tạo thành. Này các Tỷ-kheo, đấy được gọi là sắc. Do các thức ăn tập khởi nên sắc tập khởi. Do các thức ăn đoạn diệt nên sắc đoạn diệt. Và con đường đưa đến sắc đoạn diệt là con đường Thánh đạo Tám ngành, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.

8) Này các Tỷ-kheo, các vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào do thắng tri sắc như vậy; do thắng tri sắc tập khởi như vậy, do thắng tri sắc đoạn diệt như vậy, do thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

9) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri sắc là như vậy... thắng tri con đường đưa đến sắc đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt sắc, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

10) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thọ? Này các Tỷ-kheo, có sáu thọ thân này: thọ do nhãn xúc sanh, thọ do nhĩ xúc sanh, thọ do tỷ xúc sanh, thọ do thiệt xúc sanh, thọ do thân xúc sanh, thọ do ý xúc sanh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thọ. Do xúc tập khởi nên thọ tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên thọ đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thọ đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.

11) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy, thắng tri thọ tập khởi là như vậy, thắng tri thọ đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt thọ. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

12) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thọ là như vậy... thắng tri con đường đưa đến thọ đoạn diệt là như vậy... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ!

13-15) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tưởng? Này các Tỷ-kheo, có sáu tưởng thân này: sắc tưởng, thanh tưởng, hương tưởng, vị tưởng, xúc tưởng, pháp tưởng. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tưởng. Do xúc tập khởi nên tưởng tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên tưởng đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến tưởng đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định... thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

16) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hành? Có sáu tư thân này: sắc tư, thanh tư, hương tư, vị tư, xúc tư, pháp tư. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là hành. Do xúc tập khởi nên các hành tập khởi. Do xúc đoạn diệt nên các hành đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến đoạn diệt, tức là chánh tri kiến... chánh định.

17) Này các Tỷ-kheo, những Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt các hành. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

18) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri các hành là như vậy, thắng tri các hành tập khởi là như vậy, thắng tri các hành đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến các hành đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt các hành, họ giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai được khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

19) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Có sáu thức thân này, này các Tỷ -kheo, (tức là) nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy... chánh định.

20) Này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy, họ hướng về thực hiện yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức. Những thực hiện ấy, họ khéo thực hiện. Những ai khéo thực hiện, những vị ấy có chân đứng trong Pháp và Luật này.

21) Và này các Tỷ-kheo, những vị Sa-môn hay Bà-la-môn nào thắng tri thức là như vậy, thắng tri thức tập khởi là như vậy, thắng tri thức đoạn diệt là như vậy, thắng tri con đường đưa đến thức đoạn diệt là như vậy; do yếm ly, ly tham, đoạn diệt thức, họ được giải thoát, không có chấp thủ. Họ được khéo giải thoát. Những ai khéo giải thoát, họ được vẹn toàn. Những ai được vẹn toàn, thời không thể nêu rõ sự luân chuyển của họ.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu3-22c.htm

Saturday, July 26, 2014

Giải Thích Sơ Lược Về 7 Giác Chi

Nếu mình không hiểu rõ đức Phật thì mình sẽ tu sai. Nghe nói bảy Giác Chi thì phải hiểu pháp này là pháp rất quan trọng bởi vì nó có cái phương pháp và đồng thời nó có cái năng lực, vì vậy nó có tên là Bồ Đề. Nó giải thoát thì phải có năng lực. Nếu nó không có năng lực thì nó không giải thoát.

Thí dụ bây giờ con nhiếp tâm, con an trú được, nghĩa là con chỉ an trú trong một phút thôi, một giây thôi thì bảy Giác Chi cũng xuất hiện tại chỗ đó con mới có an trú, bằng không thì con chưa an trú được. Không an trú thì không bao giờ có 7 Giác Chi. Mà cùng lúc nó có đủ cả 7 Giác Chi chứ không phải một Giác Chi. Con nghe được khinh an chứ thật ra nó có đủ 7 Giác Chi vào lúc đó; nó có Tinh tấn Giác Chi, Khinh an Giác Chi, Hỉ Giác Chi, Niệm Giác Chi, Định Giác Chi, Xả Giác Chi, Trạch Pháp Giác Chi.

Khi con nhận ra Khinh An thì nó làm cho con thích thú siêng năng tức Tinh Tấn Giác Chi, còn các phần Xả Giác Chi, phần Niệm Giác Chi, phần Định Giác Chi thì con thấy được rồi. Thí dụ con ngồi thấy hít thở vô ra nhẹ nhàng thì đó là Niệm của con, con đã tu được Niệm Giác Chi rồi; khi cái tâm bám vào trong, con không còn lưu ý ra ngoài thì đó là Định Giác Chi đó. Trong vấn đề Định không phải chỉ nói riêng về bốn Thánh Định, bốn Thánh Định là Chánh Định, còn ở trên bốn Niệm Xứ là Chánh Niệm nhưng mà Chánh Niệm vẫn có Định cho nên đức Phật nói Định Niệm Hơi Thở, Định Vô Lậu.... Con quán như khi có một lời nói nào làm phiền não, cơn sân khởi lên, con quán cho hạ cơn sân xuống thì đó là Định đó, nó là Định Giác Chi, nhờ có nó thực hiện mới phá cái si được.

Cho nên 7 Giác Chi liên tục xuất hiện, nó có năng lực mặc dù rất nhỏ, tu càng cao thì năng lực càng lớn. Nhưng mà mới vô đầu thì con cũng phải Trạch Pháp Giác Chi kìa. Con phải chọn pháp mà tu chứ; trạch pháp là chọn lựa cái pháp. Trạch rồi mới tới Niệm. Muốn tác ý câu gì thì con đã phải chọn nó, chọn là trạch pháp. Con tác ý ra là con Niệm câu đó, tác ý là Niệm Giác Chi. Niệm Giác Chi thành tựu thì nó sẽ khinh an, là Khinh An Giác Chi, có khinh an thì có ngay Hỉ Giác Chi. Như vậy nó kéo nhau ra liên tục 7 Giác Chi, nhưng Trạch Pháp Giác Chi sẽ có cái lực chỉ khi nào ta viên mãn đầy đủ chừng đó nó mới trở thành cái lực thật sự để xuất hiện cái Định Giác Chi. Đây không phải là Tứ Thánh Định, đây chỉ là Định Giác Chi nằm trong nhóm của Định Vô Lậu, Định Chánh Niệm Tỉnh Giác.

Sự thật, đức Phật dùng chữ Định có nghĩa rộng rãi lắm, nhưng tới cái định tướng, cái định thuộc thân định thì nó khác rồi. Bắt đầu vô Chánh Định thì nó có định đầu tiên là Định Sơ Thiền là định của tâm li dục li ác pháp, là định của tâm “do li dục sanh hỉ lạc”. Qua Định Nhị Thiền thì định thuộc về thân, nó thuộc về thân định cho nên mới nói do định sanh hỉ lạc, “diệt tầm tứ nhập Nhị Thiền do định sanh hỉ lạc”, không còn do li dục nữa. Từ Nhị Thiền, Tam Thiền, Tứ Thiền là định của thân cho nên mới từ cái này để lần lượt tịnh chỉ các hành cho thân bất động. Tới Tứ Thiền tịnh chỉ hơi thở là hết giai đoạn Định mới qua giai đoạn Tuệ, đó là 3 Minh: Túc Mạng Minh, Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh. Bắt đầu từ đây mới gọi là Tuệ. Do đó mình mới thấy rõ phần trước là Định trong Chánh Niệm, định trên niệm cho nên mình nhiếp tâm trên cái niệm, chứ không phải Định trong Định. Cái tâm mình an ổn là định, hay là định tỉnh. Con cần phân biệt rõ để khỏi lẫn lộn định này ra định kia, phải thông suốt đây là Thiền Định, đây là Định Tỉnh, đừng để lộn xộn.

Còn 7 Giác Chi thì đừng có hiểu tôi phải tu cho tới cuối cùng mới hiện ra 7 Giác Chi. Không phải vậy, hễ con vô tu 1 giờ thì có 7 Giác Chi một giờ.
Nguồn: http://www.nguyenthuychonnhu.net/index.php/bdmn/73-gtslv7gc

Wednesday, July 23, 2014

Tâm thư cô Liễu Kim

PHẬT PHÁP TUYỆT VỜI
Hôm nay con từ cõi chết trở về, con kính xin Thầy và Cô từ bi hoan hỉ cho con tỏ nỗi lòng về chánh pháp của Phật. Giờ phút này con vẫn còn đủ duyên phước để đóng góp những viên gạch nhỏ bé của mình làm sáng tỏ đường tu theo pháp môn Giới, Định, Tuệ của Thầy triển khai. Bấy lâu con đã vận dụng vào cuộc sống để tu hành trong chiếc áo của người cư sĩ tại gia. Con xin phép Thầy và cô Út cho con được tâm sự đạo pháp cùng toàn thể cư sĩ bốn phương.
Liễu Kim xin gửi tới các quý bạn cư sĩ bốn phương lời kính chúc sức khỏe và hạnh phúc. 
Chúc quý bạn cư sĩ tu tập xả tâm tốt để ngày càng thăng hoa hơn trên đường về xứ Phật.
Thưa các quý bạn! Liễu Kim xin kể sơ lược về cuộc đời tu hành của mình, những gì trắc trở, những gì thuận lợi, để chúng ta sách tấn cùng nhau trong cuộc sống đời và đạo…
Liễu Kim sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở ngoại thành Thủ đô Hà Nội. Cuộc sống thanh bần nhưng đầy đủ đức hạnh gia phong của nếp sống cổ xưa. Thật may mắn Liễu Kim ra đời tự lực rất sớm và gặp đạo cũng không muộn, nhưng lại không may vì Liễu Kim đã để cho một quãng thời gian trôi đi quá lãng phí vì không gặp được Chánh Pháp, nên đã rẽ ngang, rẽ tắt qua rất nhiều pháp môn để cầu đạo.
Thế rồi duyên may đã đến, phước báu hãy còn, nên Liễu Kim đã gặp được pháp môn xả tâm của Thầy Chơn Như qua cuốn băng đầu tiên, đó là cuốn băng “Phật Môn Bảo Huấn”. Sau 3 năm nhập thất Thầy ra thất… Con thật là vui mừng vô cùng xiết kể như hạn hán lâu năm mà được mưa rào và từ đó Liễu Kim được đủ duyên nghe băng và đọc giáo án Thầy soạn. Liễu Kim lấy một cuốn tập của mình ra ngồi ghi chép lại tỉ mỉ các pháp hành và các pháp hướng để dễ bề tóm lược trong khi áp dụng pháp để tu hành. Liễu Kim còn đang công tác ở cơ quan y tế nên công việc rất bận rộn, nhưng không phải vì thế mà Liễu Kim không tu được. Tu xả tâm tham, sân, si và nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng, không làm khổ mình khổ người. Do có pháp hành trì nên trong cuộc sống của gia đình và xã hội được cởi mở trong bầu không gian thanh thản, an lạc và vô sự...
Liễu Kim trên đà phát triển xả tâm rất tốt nên vì thế trong cuộc sống của gia đình có nhiều cải thiện về thân tâm và cộng đồng nhân quả ở khối duyên hợp này. Thế là Liễu Kim đã lấy được lòng tin với chồng con, cả nhà viết đơn xin Thầy cho phép quy y Thầy. Đó là điều Liễu Kim sung sướng nhất trong cuộc đời của mình. Cả nhà theo Phật, theo Thầy là vì họ cảm nhận được tính chất thanh cao, trong sáng và giải thoát của đạo màu nhiệm Phật giáo. Đây là hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Liễu Kim.
Kính thưa các quý cư sĩ bốn phương!
Một câu chuyện Liễu Kim sắp kể tiếp ra đây, là một câu chuyện mà ở đời thường người ta cho là lạ, lạ về sức chịu đựng trước nghiệp thân của Liễu Kim. Liễu Kim rất vững vàng trong lúc trả nghiệp. Nhưng chỉ cho ai có tu theo lộ trình Giới, Định, Tuệ của Thầy Chơn Như chỉ dạy thì mới thấy tuyệt vời nhất thế gian...
Vâng, Liễu Kim đang có cuộc sống tốt, cao đẹp nhất đời như trên Liễu Kim đã mô tả. Ấy thế mà 180 độ, lật ngược trục quay khiến cho Liễu Kim rơi vào một dòng sông nhân quả, để cho Liễu Kim được có dịp đọ sức tỉnh thức và quán xét tư duy theo luật vô thường, khổ và vô ngã. Đây chính là một đề án cho Liễu Kim thành tốt nghiệp 3 năm tu luyện pháp môn của Thầy... Các bạn có hay biết không? Đó là một tin khá bất ngờ đối với Liễu Kim, còn đối với mọi thành viên trong gia đình thì đó là một tin sét đánh ngang tai. Liễu Kim được bệnh viện kết luận là ung thư buồng trứng.
Vâng một bệnh hiểm nghèo được gọi là nan y. Liễu Kim phải trấn tĩnh ngay và quán xét nhân quả trả vay thiện, ác của cuộc đời mình quá khứ, hiện tại. Luật vô thường nó đang chi phối Liễu Kim, Liễu Kim viết thơ bạch Thầy để Thầy chỉ dạy cho Liễu Kim. Liễu Kim cảm động quá, Thầy đã mau mau gửi ngay pháp bố thí trả lời cho Liễu Kim là một bài pháp Thầy cho Liễu Kim, rất cụ thể và ngắn gọn:
“Này con! Tất cả các pháp đều do duyên hợp mà thành nên không có vật gì trường tồn vĩnh cửu.
Thân, thọ, tâm, pháp của chúng ta cũng vậy, cũng sẽ trở về cát bụi. Chỉ có nghiệp lực thiện, ác đi tái sanh luân hồi mà thôi.
Vậy con nên giữ gìn tâm thanh thản, vô sự, an lạc đừng để tâm buồn lo, sợ hãi, thương ghét, giận hờn, đau khổ… thì con sẽ được giải thoát, thoát hoàn toàn chấm dứt tái sanh luân hồi, thoát khỏi kiếp làm người đau khổ vô cùng.
- Thân là vô thường – Cái gì vô thường là khổ con ạ!
- Thọ là vô thường – Cái gì vô thường là khổ con ạ!
- Tâm là vô thường – Cái gì vô thường là khổ con ạ!
- Các pháp là vô thường – Cái gì vô thường là khổ con ạ!
Cho nên cái bệnh đau khổ của con là vô thường, nó do nhân quả hợp lại mà thành nên có đau khổ - chứ không có cái ta đau khổ con ạ! Đừng sợ, nó đến rồi nó đi, để nhân quả trả vay nhân quả. Nếu không sợ hãi, buồn lo, thương ghét thì con sẽ sinh vào Niết Bàn, tức là tâm thanh thản, an lạc, vô sự của con. Nơi ấy không có thiện, ác nên không có đau khổ - không có đau khổ nên không có luân hồi – không có luân hồi là vĩnh viễn giải thoát.
Con nhớ kỹ lời Thầy dạy đừng sợ hãi mà hãy giữ tâm thanh thản, vô sự, an lạc.
Thăm và chúc con thành tựu viên mãn thoát cơn bệnh khổ đau". 
“Sinh ra làm người có 4 cái khổ mà ai cũng khắc khoải trong lòng làm sao để thoát 4 nỗi khổ này?
Đức Phật ra đời chỉ dạy cho chúng ta là quét sạch nó đi, nhưng chúng ta còn ngu si lắm, không dám buông bỏ ngũ triền cái, không dám đoạn dứt thất kiết sử mà cứ loanh quanh luẩn quẩn trong vòng thương ghét, giận hờn và khổ đau. Để rồi hết một kiếp người mà không thoát ra khỏi nanh vuốt của 4 con quỷ vô thường sinh, già, bịnh, chết này.
Nhìn trước sau số người theo Thầy tu học mà không chịu nghe lời Thầy buông xả, cứ lo tu theo kiểu Đại Thừa, Yoga, thiền Đông Độ, thiền…
Để rồi 4 con quỷ vô thường này chụp đến thì không biết lấy gì đối trị nó; để rồi phải chịu nô lệ dưới nanh vuốt sắc bén của chúng từ đời này sang kiếp khác.
Nếu không có thanh gươm thư hùng kiếm như lý tác ý thì làm sao diệt chúng được, hiện giờ các con còn mạnh tay khỏe chân mà không gia công mài thanh gươm này cho sắc bén thì đến khi lâm trận các con sẽ là người chiến bại.
Liễu Kim giờ này con còn nhớ thanh gươm của con không? Con hãy lấy ra cầm chặt nơi tay hằng phút, hằng giây, đánh mạnh, chặt vào đầu loài quỷ vô thường bịnh, tử này.
Con còn thấy pháp như lý tác ý không?
“Thọ là vô thường hãy lui khỏi nơi đây”.
“Bệnh tử là vô thường không được ở đây phải ra khỏi nơi đây”.
“Tâm ta phải bất động, chẳng hề sợ hãi loài quỷ vô thường này”.
“Tâm ta hãy bất động trước ác pháp và các cảm thọ khổ đau này”.
“Tâm ta phải vững vàng thanh thản và an lạc”.
Liễu Kim con còn nhớ bài Định Niệm Hơi Thở Phật dạy hay không?
Mặc dù thân con đau nhức con nên nhớ như lý tác ý:
“An tịnh than hành tôi biết tôi hít vô.
An tịnh than hành tôi biết tôi thở ra”.
“An tịnh tâm hành tôi biết tôi hít vô.
An tịnh tâm hành tôi biết tôi thở ra”
Con nên nhớ vừa hướng tâm vừa hít thở để chiến đấu với 4 con quỷ vô thường sinh già, bịnh, chết. Có như vậy thì tâm con sẽ bất động đến giờ phút 12 nhân duyên tan rã thì con vào cảnh giới thanh thản, an lạc và chấm dứt luân hồi. Thầy có gửi cho con một bức thư, quán thân, thọ, tâm, pháp, khổ, không, vô ngã, để khi ra đi tâm con không vướng mắc vào các pháp thế gian thì nghiệp con sẽ được chuyển hóa thanh tịnh, và vào được trạng thái thanh thản, an lạc, vô sự.
Bức thư này cũng dạy chung cho các con khi gặp 4 loài quỷ vô thường này thì phải dùng thanh gươm như lý tác ý mà diệt nó đi.
Thăm và chúc con vui mạnh và xả tâm tốt.
T.B: Giữ tâm thanh thản, an lạc và vô sự là các con đang ở gần bên Thầy.
Biết được Phật pháp dù trong hoàn cảnh nào, con cũng phải:
1. Thứ nhất con nên tu tập xả tâm, ngăn ác, diệt ác pháp không làm khổ mình khổ người.
2. Thứ hai con nên đẩy lùi chướng ngại pháp nơi tâm con để tâm hồn con được thanh thản, an lạc, dù trong hoàn cảnh nào.
3. Thứ ba con nên giữ gìn tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ khổ đau đừng để tâm dao động, dù có chết cũng chẳng sợ.
Con hãy nhớ cố gắng trong 3 điều dạy trên đây con sẽ chuyển được nghiệp và con được giải thoát. Con nên nhớ kỹ tâm thanh thản, vô sự là tâm giải thoát, là nơi người tu theo đạo Phật xả bỏ bản thân”.
Thế là lại một lần nữa rùa mù được gặp bọng cây trôi giữa biển. Liễu Kim dùng pháp “Như lý tác ý”. Thầy bảo đó là thư hùng kiếm, luôn luôn phải mài sắc nó. Liễu Kim ngày đêm vận dụng pháp hướng, xả cảm thọ, xả khổ giữ tâm luôn thanh thản, an lạc, vô sự trong vòng 14 tháng, Liễu Kim đã thành công 4 lần phẫu thuật và 7 lần truyền hóa chất. Liễu Kim không chịu đầu hàng cảm thọ, đấu tranh với nó giành giật với nó, thế là cuối cùng nó cũng khuất phục. Trải qua hơn 1 năm trời vất vả kể từ khi mổ lần đầu. Do nhờ có pháp hướng của Thầy nên Liễu Kim đã ôm phao pháp để không bị chìm đắm khi đi ra biển (nhân quả). Tối hôm ấy vào hồi 23 giờ đêm ngày 14 – 5 - 2001 Liễu Kim bị một cơn cao huyết áp đột biến và hạ can xi huyết do đó cứng từ chân đền mồm, mồm nói cũng ngọng cả... Liễu Kim thư thả bình tĩnh nói với mọi người trong gia đình là tất cả đi ra ngoài hết. Nếu ai khóc thì không được ở đây! Để cho tôi thanh thản nhé. Lúc này Liễu Kim xác định mình sắp bỏ thân rồi... Nên vì thế lúc nào Liễu Kim cũng nhắc tâm thanh thản, vô sự, không được sợ hãi gì hết, thân là vô thường, là bất tịnh, là ổ bịnh tật... có gì đâu mà sợ mà lo, phải thanh thản như lời Thầy đã dạy đoạn trước khi cận tử nghiệp đến phải tác ý như thế nào? Lúc này than tâm Liễu Kim ở trạng thái rất an ổn thanh thản vô kể. Lúc này Liễu Kim luôn nghĩ về Chơn Như và mồm gọi Thầy ơi! Chờ con với! Cô Út ơi! Đón con về Chơn Như với! Nói xong tâm Liễu Kim rất thanh thản. Liễu Kim tưởng rằng sẽ đi trong giây phút này cơ đấy. Vì mình đã thiết kế được một dòng suy tư thanh thản, an lạc, vô sự, không hề sợ hãi vướng vấp điều gì, hoặc nhớ thương và mong đợi gì cả. Thật là sung sướng, chết đến cổ rồi mà tâm vẫn thanh thản. Thế rồi vừa lúc này xe ô tô cấp cứu gia đình gọi đến họ tiêm thuốc cho thân tâm bình tĩnh lại Liễu Kim buồn cho sự thể. Vì người thân còn níu kéo nên duyên chưa tan được. Sau đó vừa đúng lúc các bạn cư sĩ khác cũng được nghe tin, thế nên cũng phát khởi tâm đến gặp Liễu Kim để trợ duyên lúc bỏ báo thân. Chị em gặp nhau như ngày hội sau một lần sắp chết của Liễu Kim ai cũng an nhiên tự tại không ai khóc lóc chi cả.
Thế mới biết pháp hành của Thánh Tăng Bổn Sư Thông Lạc. Ngài có đủ oai lực, thần lực để chỉ dạy lại cho các đệ tử con mình chuyển hóa tuyệt vời. Không ai bị lay động trước cảm thọ và trước cái giờ phút bỏ báo thân, coi nó nhẹ nhàng như lông hồng, như chỉ mành treo chuông vậy.
Kính thưa các cư sĩ bốn phương! Nhờ có chánh pháp của Thầy dạy, Liễu Kim đã khéo léo tác ý để ứng dụng vào những lúc cam go khắc nghiệt nhất của cuộc đời, lúc trả nghiệp thân, thọ, tâm, pháp mà trong cuộc sống không ai tránh khỏi, nhất là căn bệnh nan y này. Liễu Kim sẽ phải khổ sở như thế nào? Ngay bây giờ Liễu Kim vẫn phải bình tĩnh, an nhiên, tự tại để chuẩn bị “thanh gươm thư hùng kiếm” của mình làm vũ khí làm chiếc phao đi theo Liễu Kim cho đến khi nào 4 duyên tứ đại tan rã. 

Thursday, July 3, 2014

207. XI. Bó Lúa (S.iv,201)

1-2) ...

3) -- Ví như, này các Tỷ-kheo, một bó lúa quăng tại ngã tư đường, rồi sáu người đến, tay cầm cái đập và họ đập bó lúa ấy với sáu cái đập (vyàkggì)
Như vậy, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy được khéo đập với sáu cái đập ấy. Rồi một người thứ bảy đến, tay cầm cái đập, và người ấy đập bó lúa ấy với cái đập thứ bảy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy lại càng được khéo đập với cái đập thứ bảy.

4) Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ vô văn phàm phu bị đập trong con mắt bởi những sắc khả ái và không khả ái... bị đập trong lưỡi bởi những vị khả ái và không khả ái... bị đập trong ý bởi những pháp khả ái và không khả ái. Này các Tỷ-kheo, nếu kẻ vô văn phàm phu ấy lại nghĩ đến tái sanh trong tương lai, như vậy, này các Tỷ-kheo, kẻ ngu si ấy lại càng bị khéo đập hơn nữa. Ví như, này các Tỷ-kheo, bó lúa ấy lại được đập với cái đập thứ bảy nữa.

5) Này các Tỷ-kheo, thuở xưa, cuộc chiến xảy ra giữa chư Thiên và các A-tu-la rất là khốc liệt.

Này các Tỷ-kheo, Vepacitti, vua A-tu-la gọi các A-tu-la: "Này Thân hữu, trong cuộc chiến đang khởi lên giữa chư Thiên và loài A-tu-la rất là khốc liệt, nếu các A-tu-la thắng và chư Thiên bại, hãy trói Thiên chủ Sakka hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt vua ấy đến trước mặt ta, trong thành của các A-tu-la". Còn Thiên chủ Sakka gọi chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba: "Này Thân hữu, trong trận chiến giữa chư Thiên và các loài A-tu-la, trận chiến rất là khốc liệt, nếu chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại, hãy trói vua A-tu-la Vepacitti, hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và dắt vua ấy đến trước mặt ta, trong giảng đường Sudhamma (Thiện Pháp)".

6) Nhưng trận chiến ấy, chư Thiên thắng và các loài A-tu-la bại. Rồi, này các Tỷ-kheo, chư Thiên ở cõi trời Ba mươi ba trói vua A-tu-la Vepacitti, trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, rồi dẫn đến trước mặt Thiên chủ Sakka trong giảng đường Sudhamma.

7) Tại đây, này các Tỷ-kheo, vua A-tu-la Vepacitti bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ. Này các Tỷ-kheo, khi ấy vua A-tu-la Vepacitti suy nghĩ như sau: "Chư Thiên theo Chánh pháp, còn A-tu-la theo phi pháp. Nay ta đi đến thành của chư Thiên", thời khi ấy vua A-tu-la tự thấy mình được cởi trói hai chân, hai tay và thứ năm là cổ, và được hưởng thọ, được thưởng thức đầy đủ năm dục công đức cõi trời. Và này các Tỷ-kheo, khi vua A-tu-la suy nghĩ như sau: "Các A-tu-la theo Chánh pháp, chư Thiên theo phi pháp. Ở đây, ta sẽ đi đến thành của các A-tu-la", thời khi ấy vua A-tu-la tự thấy mình bị trói hai tay, hai chân và thứ năm là cổ, và bị tước bỏ năm dục công đức cõi trời.

8) Như vậy, này các Tỷ-kheo, thật tế nhị là sự trói buộc của Vepacitti, và còn tế nhị hơn là sự trói buộc của Màra. Ai có tư tưởng (Mannamàna), người ấy bị Màra trói buộc. Ai không có tư tưởng, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma. "Tôi là", này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. "Cái này là tôi", này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. "Tôi sẽ là", này các Tỷ-kheo, là một tư tưởng. "Tôi sẽ không là", là một tư tưởng. "Tôi sẽ có sắc", là một tư tưởng. "Tôi sẽ không có sắc", là một tư tưởng. "Tôi sẽ có tưởng", là một tư tưởng. "Tôi sẽ không có tưởng", là một tư tưởng. "Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng", là một tư tưởng. Có tư tưởng, này các Tỷ-kheo, là tham. Có tư tưởng là mụt nhọt. Có tư tưởng là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Tôi sẽ sống với tâm không có tư tưởng".

9) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: "Tôi là", này các Tỷ-kheo, là một động chuyển (injitam). "Cái này là tôi", là một động chuyển. "Tôi sẽ là", là một động chuyển. "Tôi sẽ không là", là một động chuyển. "Tôi sẽ có sắc", là một động chuyển. "Tôi sẽ có tưởng", là một động chuyển. "Tôi sẽ không có tưởng", là một động chuyển. "Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng", là một động chuyển. Ðộng chuyển, này các Tỷ-kheo, là tham. Ðộng chuyển là mụt nhọt. Ðộng chuyển là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Tôi sẽ sống với tâm không có động chuyển".

10) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: "Tôi là", này các Tỷ-kheo, là một chấn động (phanditam). "Cái này là tôi", là một chấn động. "Tôi sẽ là", là một chấn động. "Tôi sẽ không là", là một chấn động. "Tôi sẽ có sắc", là một chấn động. "Tôi sẽ không có sắc", là một chấn động. "Tôi sẽ có tưởng", là một chấn động. "Tôi sẽ không có tưởng", là một chấn động. "Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng", là một chấn động. Chấn động, này các Tỷ-kheo, là tham. Chấn động là mụt nhọt. Chấn động là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Tôi sẽ sống với tâm không chấn động".

11) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: "Tôi là", này các Tỷ-kheo, là một hý luận (papancitam). "Cái này là tôi", là một hý luận. "Tôi sẽ là", là một hý luận. "Tôi sẽ không là", là một hý luận. "Tôi sẽ có sắc", là một hý luận. "Tôi sẽ không có sắc", là một hý luận. "Tôi sẽ có tưởng", là một hý luận. "Tôi sẽ không có tưởng", là một hý luận. "Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng", là một hý luận. Hý luận, này các Tỷ-kheo, là tham. Hý luận là mụt nhọt. Hý luận là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Tôi sẽ sống với tâm không có hý luận".

12) Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải hiểu: "Tôi là", này các Tỷ-kheo, là một ngã mạn. "Cái này là tôi", là một ngã mạn. "Tôi sẽ là", là một ngã mạn. "Tôi sẽ không là", là một ngã mạn. "Tôi sẽ có sắc", là một ngã mạn. "Tôi sẽ không có sắc", là một ngã mạn. "Tôi sẽ có tưởng", là một ngã mạn. "Tôi sẽ không có tưởng", là một ngã mạn. "Tôi sẽ không có tưởng và không không có tưởng", là một ngã mạn. Ngã mạn, này các Tỷ-kheo, là tham. Ngã mạn là mụt nhọt. Ngã mạn là mũi tên. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập: "Tôi sẽ sống với tâm trừ bỏ ngã mạn". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Ông cần phải học tập.

http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tuongungbo/tu4-35g.htm

Tuesday, July 1, 2014

TÂM THƯ GỬI CÁC CON

Ngày 21 tháng 11 năm 2008

I. Muốn làm đệ tử của Thầy thì phải sống đúng những đức hạnh đơn giản nhất của Phật giáo, nó là phong cách sống ra khỏi nhà sinh tử của người tu sĩ. Vì thế, nó rất quan trọng và cần thiết cho người quyết tâm làm chủ sự sống chết.
Những đức hạnh ấy gồm có:
1- Nhẫn nhục là thấy lỗi mình, không thấy lỗi người, nhờ có nhẫn nhục như vậy nên tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
2- Tùy thuận là tùy theo mọi ý kiến của người khác, nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp.
3- Bằng lòng là vui lòng trước mọi hoàn cảnh, mọi người, mọi việc nhưng không vui lòng theo những điu làm ác.
4- Ăn ngày một bữa, không ăn phi thời, đó là hạnh sống của Phật và chúng Thánh tăng.
5- Siêng năng đi kinh hành, phá hôn trầm, thùy miên và vô ký, đó là hạnh sống không mê muội, không ngủ phi thời của Phật và chúng Thánh tăng.
6- Sống độc cư, độc bộ, độc hành là phong cách sống của Phật và chúng Thánh tăng để tâm không phóng dật. Muốn tâm không phóng dật thì chỉ có phòng hộ và giữ gìn: mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý. Luôn luôn giữ gìn không cho tiếp xúc sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp, nếu khi đã tiếp xúc thì giữ gìn bảo vệ không cho tâm bị lôi cuốn theo sáu trần. Cho nên cuộc sống không tiếp duyên ra bên ngoài, không nói chuyện với bất cứ một người nào cả. Đó là hạnh phòng hộ sáu căn để tâm không phóng dật. Chính ngày xưa đức Phật đã tuyên bố: “Ta thành Chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Câu này có nghĩa là nhờ phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà đức Phật thành Chánh giác. Nếu người nào sống được như vậy mới thật sự là đệ tử của Thầy.
II. Học trò tôn kính Thầy là phải sống không vi phạm sáu đức hạnh đã kể trên, còn những học trò nào vi phạm những đức hạnh ở trên là không tôn kính Thầy, là không xứng đáng làm đệ tử của Thầy .
Xưa đức Phật dạy lấy giới làm thầy. Vậy người nào giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh không h vi phạm những lỗi lầm nhỏ nhặt là tôn trọng thầy, là cung kính Phật, chứ không phải tôn trọng thầy là hầu hạ thầy, cung kính Phật là hầu Phật. Đạo Phật là đạo rất tôn trọng sự sống bình đẳng. Cho nên người nào cũng có quyn sống như nhau, không có người hầu, kẻ hạ. Vì vậy không có ai hầu hạ ai cả,chỉ có giúp đỡ nhau khi bệnh tật, khi già yếu.
Cách thức hầu hạ thầy như các con hỏi là theo đạo đức Nho giáo trong thời phong kiến. Khất sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo phong kiến, nên người mới vào tu phải hầu hạ thầy và phục dịch các vị đại đức, thượng tọa, hòa thượng như tôi tớ trong những nhà giàu có, làm quan sang trọng.
Vì thế, Đạo đức của Phật giáo khác xa đạo đức của Nho giáo. Đức Phật là một ông vua từ bỏ quyn uy thế lực, từ bỏ cung vàng điện ngọc để trở thành một người dân bình thường và còn hơn thế nữa để trở thành một người đi xin ăn. Đức Phật đi tu không có người hầu kẻ hạ, tự đi xin ăn và tự rửa bát, tắm giặt. Sau này tuổi già sức yếu chúng tỳ kheo, đệ tử Phật mới đ nghị ông Anan làm thị giả cho Phật. Nhưng ông Anan làm thị giả cho Phật như một người trẻ tuổi giúp đỡ người già, chứ không hầu hạ theo kiểu đạo đức tam cang của Nho giáo.
III. Các con không xả tâm được là vì đời không muốn bỏ và tu hành chỉ là mục đích muốn thêm đạo. Đạo và đời là hai nẻo đường ngược chiu. Cho nên đạo là xả ra, buông ra còn đời thì lấy thêm, ôm vào và xả tâm không được, đó chính là các con còn ưa thích đời. Do còn ưa thích đời nên nên luôn luôn phải chịu khổ, chịu khổ đau thì đừng có than thân trách phận.
Đời không muốn bỏ mà đạo thì muốn tu. Như vậy các con chưa thông thiểu chữ “TU.” Tu vốn là xả tâm tất cả. Xả tâm tất cả là “ĐẠO. Vậy xả tâm không được thì tu cái gì?!
IV. Đạo Phật không khó chỉ cần hiểu biết rõ các pháp vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta thì ngay đó là xả tâm. Ngay đó xả tâm thì tâm bất động, tâm bất động là cứu cánh, là Niết bàn. Hãy cố lên con ạ! Giải thoát ngay lin trước mắt không xa.
Kính Thư

Thầy của các con