Ngày
21 tháng 11 năm 2008
I. Muốn làm đệ tử
của Thầy thì phải sống đúng những đức hạnh đơn giản nhất của Phật giáo, nó là
phong cách sống ra khỏi nhà sinh tử của người tu sĩ. Vì thế, nó rất quan trọng và
cần thiết cho người quyết tâm làm chủ sự sống
chết.
Những đức hạnh ấy
gồm có:
1- Nhẫn nhục là
thấy lỗi mình, không thấy lỗi người, nhờ có nhẫn nhục như vậy nên tâm bất động
trước các ác pháp và các cảm thọ.
2- Tùy thuận là
tùy theo mọi ý kiến
của người khác, nhưng không bị lôi cuốn vào ác pháp.
3- Bằng lòng là
vui lòng trước mọi hoàn cảnh, mọi người, mọi việc nhưng không vui lòng theo những
điều làm ác.
4- Ăn ngày một bữa,
không ăn phi thời, đó là hạnh sống của Phật và chúng Thánh tăng.
5- Siêng năng đi
kinh hành, phá hôn trầm, thùy miên và vô ký, đó là hạnh sống không mê muội,
không ngủ phi thời của Phật và chúng Thánh tăng.
6- Sống độc cư,
độc bộ, độc hành là phong cách sống của Phật và chúng Thánh tăng để tâm không
phóng dật. Muốn tâm không phóng dật thì chỉ có phòng hộ và giữ gìn: mắt, tai,
mũi, miệng, thân, ý. Luôn luôn giữ gìn không cho tiếp xúc sáu trần: sắc,
thinh, hương, vị, xúc, pháp, nếu
khi đã tiếp
xúc thì giữ gìn bảo vệ không cho tâm bị
lôi cuốn theo sáu trần. Cho nên cuộc sống không tiếp duyên ra bên ngoài,
không nói chuyện với bất cứ một người nào cả. Đó là hạnh phòng hộ sáu căn để
tâm không phóng dật. Chính ngày xưa đức Phật đã tuyên bố: “Ta thành Chánh
giác là nhờ tâm không phóng dật”. Câu này có nghĩa là nhờ phòng
hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý mà đức Phật thành Chánh giác. Nếu người nào sống được
như vậy mới thật sự là đệ tử của Thầy.
II. Học trò tôn
kính Thầy là phải sống không vi phạm sáu đức hạnh đã kể trên, còn những học trò
nào vi phạm những đức hạnh ở trên là không tôn kính Thầy, là không xứng đáng
làm đệ tử của Thầy .
Xưa đức Phật dạy
lấy giới làm thầy. Vậy người nào giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh không hề vi phạm những lỗi lầm
nhỏ nhặt là tôn trọng thầy, là cung kính Phật, chứ không phải tôn trọng thầy là
hầu hạ thầy, cung kính Phật là hầu Phật. Đạo Phật là đạo rất tôn trọng sự sống
bình đẳng. Cho nên người nào cũng có quyền sống như nhau, không có người hầu, kẻ hạ. Vì vậy
không có ai hầu hạ ai cả,chỉ có giúp đỡ nhau khi bệnh tật, khi già yếu.
Cách thức hầu hạ
thầy như các con hỏi là theo đạo đức Nho giáo trong thời phong kiến. Khất sĩ Việt Nam chịu
ảnh hưởng Nho giáo phong kiến,
nên người mới vào tu phải hầu hạ thầy và phục dịch các vị đại đức, thượng tọa,
hòa thượng như tôi tớ trong những nhà giàu có, làm quan sang trọng.
Vì thế, Đạo đức của Phật giáo
khác xa đạo đức của Nho giáo. Đức Phật là một ông vua từ bỏ quyền uy thế lực, từ bỏ cung vàng
điện ngọc để trở thành một người dân bình thường và còn hơn thế nữa để trở thành một
người đi xin ăn. Đức Phật đi tu không có người hầu kẻ hạ, tự đi xin ăn và tự rửa
bát, tắm giặt. Sau này tuổi già sức yếu chúng tỳ kheo, đệ tử
Phật mới đề
nghị ông Anan làm thị giả cho Phật. Nhưng ông Anan làm thị giả cho Phật như một
người trẻ tuổi giúp đỡ người già, chứ không hầu hạ theo kiểu đạo đức tam cang của
Nho giáo.
III. Các con
không xả tâm được là vì đời không muốn bỏ và tu hành chỉ là mục đích muốn thêm
đạo. Đạo và đời là hai nẻo đường ngược chiều. Cho nên đạo là xả ra, buông ra còn đời thì lấy
thêm, ôm vào và xả tâm không được, đó chính là các con còn ưa thích đời. Do còn
ưa thích đời nên nên luôn luôn phải chịu khổ, chịu khổ đau thì đừng có than
thân trách phận.
Đời không muốn bỏ
mà đạo thì muốn tu. Như vậy các con chưa thông thiểu chữ “TU.” Tu vốn là xả tâm
tất cả. Xả tâm tất cả là “ĐẠO. Vậy xả tâm không được thì tu cái gì?!
IV. Đạo Phật
không khó chỉ cần hiểu biết
rõ các pháp vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta thì ngay đó là xả
tâm. Ngay đó xả tâm thì tâm bất động, tâm bất động là cứu cánh, là Niết bàn. Hãy cố lên con ạ!
Giải thoát ngay liền
trước mắt không xa.
Kính Thư
Thầy của các con
No comments:
Post a Comment