Thursday, November 1, 2018

Pháp âm Kinh Nikaya


Ebook : 
1. File PDF cho riêng từng bộ kinh (Việt), mục lục có link đến từng bài kinh nhỏ.
2. Phần mềm Nikaya Reading.exe tổng hợp các bộ kinh (Việt - Eng - Pali), tác giả Đơn Sa

Mp3: nguồn Diệu Pháp Âm
I. Kinh Trường Bộ: 

II. Kinh Trung Bộ:

III. Kinh Tăng Chi Bộ:

IV. Kinh Tương Ưng Bộ:

V. Kinh Tiểu Bộ:


Để download file Mp3 từ Archive.com, có 3 cách như sau:
Dùng chương trình download IDM hoặc utoren

Cách 1: vị trí vòng tròn 1, màu đỏ: kích vào file ZIP (tổng hợp tất cả vào 1 file), IDM sẽ tự động lấy link (hoặc kích chuột phải vào đó, chọn Downdoad with IDM) 
Cách 2: Vị trí vòng tròn số 2 (màu xanh dương), bài nào được đọc, IDM sẽ tự lấy link cho bào đó
Cách 3: Vị trí vòng tròn số 3 (màu xanh lá), muốn down file nào thì kích chuột phải vào file ấy, chọn Downdoad with IDM

P/s: 
Phần Mp3, ebook Kinh Tiểu Bộ, có một phần không thuộc Chánh Tạng Pali, đã được TK Indacanda - Sư Pali Việt xác minh và đính chính ở đây. Kính Tri ân Sư đã chỉ dạy cho hàng học Phật chúng con ạ ___((()))___

  Các bản dịch Kinh Tiểu Bộ II đến Kinh Tiểu Bộ X dưới đây không nên được xếp vàoKINH TIỂU BỘ của TAM TẠNG PĀLI vì không phải là bản dịch trực tiếp từ CHÁNH TẠNG PĀLI thuộc truyền thống Phật giáo Theravāda ở các quốc gia Tích Lan, Thái Lan, Miến Điện, Campuchia, v.v... Xin so sánh với văn bản song ngữ ở Trang Ôn Cố Tri Tân. 
 * Kinh Tiểu Bộ II (Thiên cung sự, Ngạ quỷ sự) - Gs Trần Phương Lan dịch.
* Kinh Tiểu Bộ III (Trưởng lão tăng kệ, Trưởng lão ni kệ) - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
* Kinh Tiểu Bộ IV (Chuyện Tiền thân, 1-120) - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch.
* Kinh Tiểu Bộ V (Chuyện Tiền thân, 121-263) - Hòa thượng Thích Minh Châu và Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
* Kinh Tiểu Bộ VI (Chuyện Tiền thân, 264-395) - Hòa thượng Thích Minh Châu và Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
* Kinh Tiểu Bộ VII (Chuyện Tiền thân, 396-473) - Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
* Kinh Tiểu Bộ VIII (Chuyện Tiền thân, 474-520) - Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
* Kinh Tiểu Bộ IX (Chuyện Tiền thân, 521-539) - Giáo sư Trần Phương Lan dịch.
* Kinh Tiểu Bộ X (Chuyện Tiền thân, 540-547) - Giáo sư Trần Phương Lan dịch.


Nguồn: FB Sư 

Vijjā Thiên Nhân


Sunday, July 1, 2018

CƠ CẤU CỦA TRÍ TUỆ





Một tiến sĩ tâm lý học người Mỹ nổi tiếng (Howard Gardner), giáo sư của trường đại học Harvard đã đưa ra “lý luận đa nguyên trí năng” nổi tiếng. Theo ông, mỗi người có ít nhất 8 loại trí năng:
1- Trí năng ngôn ngữ
2- Trí năng toán học - logic
3- Trí năng âm nhạc
4- Trí năng đồ họa không gian
5- Trí năng vận động thân thể
6- Trí năng giao tiếp
7- Trí năng tự nhận thức bản thân
8- Trí năng tự nhiên
Theo giáo sư tâm lý của trường đại học Harvard chỉ có 8 trí năng, nhưng chúng tôi thấy như vậy chưa đủ, vì một người còn có rất nhiều trí năng, nhưng nó chưa được triển khai nên còn nằm im lặng chưa hoạt động như:
9- Trí năng đạo đức nhân bản - nhân quả
10- Trí năng quy luật nhân quả
11- Trí năng bốn chân lý loài người
12- Trí năng túc mạng minh
13- Trí năng thiên nhãn minh
14- Trí năng Lậu tận minh
Mười bốn loại trí năng này, nếu được cần mẫn siêng năng rèn luyện, học tập đúng theo phương pháp của Phật giáo thì chúng sẽ khai mở và hoạt động. Nhờ chúng hoạt động, một con người bình thường sẽ trở thành phi thường.
Mười bốn loại trí năng này chúng ta không chịu khó học tập thì không bao giờ mở mang được. Chúng ta cứ nhìn xem, khắp trên thế giới có biết bao nhiêu người cắp sách đến trường để được học tập và rèn luyện trí năng theo các môn học. Số lượng người học tuy đông đảo nhưng mấy người đã thành tài, cho nên những trí năng ai cũng có nhưng phải được khai mở theo đúng phương pháp và đúng cách thì mới khai mở trí năng, còn bằng không muôn đời ngàn kiếp nó vẫn nằm im lìm.
Những kết cấu trí năng của mỗi người không giống nhau, ưu thế tự nhiên của nó cũng không giống nhau, chỉ có biết cách khai mở, nhưng ở đời, phần đông người ta khai mở bằng con đường học vấn. Con đường học vấn chỉ có thể giúp chúng ta trong giai đoạn đầu tiên để phát triển kiến thức, còn giai đoạn sau cùng là tự chúng ta phải khai triển bằng phương pháp “NHƯ LÝ TÁC Ý”, đúng theo chương trình giáo dục đào tạo của Phật giáo (Bát Chánh Đạo).
(Giáo Án Rèn Nhân Cách)

Friday, June 29, 2018

Chánh niệm tỉnh thức


Bài pháp Trưởng lão Thích Thông Lạc khai thị về tỉnh thức. Không phải chỉ có biết, mà tỉnh thức để nhận ra các lậu hoặc.

Tuesday, June 26, 2018

HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH

Muốn hiểu nghĩa của giới luật này thì trước tiên chúng ta phải hiểu nghĩa của những từ: hoan hỉ và an tịnh. Vậy hoan hỉ và an tịnh nghĩa là gì?

Hoan hỉ nghĩa là vui mừng.

An tịnh nghĩa là yên ổn và thanh tịnh, trong sạch.


Giới này dạy chúng ta lúc nào sống trong cảnh thuận hay cảnh nghịch đều phải giữ gìn tâm vui vẻ, nhờ có giữ gìn tâm được vui vẻ nên tâm an ổn và thanh tịnh. Người giữ gìn được giới này thì lúc nào các bạn cũng đang tu tập tâm hoan hỉ, kinh Bát Thành có dạy: “Lại nữa này gia chủ, Tỳ kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỉ: cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ 3, cũng vậy phương thứ 4, như vậy cùng khắp thế giới trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, này khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với hỉ, quảng đại vô biên, không hận, không sân, vị ấy suy tư và được biết: “Hỉ tâm giải thoát này là pháp hữu vi do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”, vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ các lậu hoặc,... chưa được chứng đạt được chứng đạt”.

Như vậy “GIỚI ĐỨC HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” tức là đức Phật dạy các bạn tu tập tâm hoan hỉ. Tu tập tâm hoan hỉ tức là tu Bốn vô lượng tâm. Bốn pháp vô lượng tâm đó là từ, bi, hỉ, xả. Ở đây tu tập tâm hoan hỉ tức là tu tập hỉ vô lượng tâm. Tu tập hỉ vô lượng tâm là giữ gìn nghiêm chỉnh “GIỚI ĐỨC HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH”.

Chỉ có một giới luật này thôi, nếu các bạn sống nghiêm chỉnh không hề vi phạm thì nó cũng đem đến cho các bạn một sự giải thoát an lạc và hạnh phúc chận thật như trong trạng thái cảnh giới Niết Bàn.

Có một đời sống hoan hỉ an tịnh như vậy là vì biết sống đúng giới đức hoan hỉ nghiêm chỉnh. Sống đúng giới đức hoan hỉ nghiêm chỉnh này thì các bạn sẽ tìm thấy sự an vui chân thật của Phật Giáo thật là tuyệt vời.

VHPGTT, T2

Thursday, June 14, 2018

TỨ DIỆU ĐẾ

17. Lại nữa này các Tỷ kheo, vị ấy sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Sự thật? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo như thật tuệ tri: "Ðây là khổ"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ tập"; như thật tuệ tri: "Ðây là khổ diệt"; như thật tuệ tri: "Ðây là con đường đưa đến khổ diệt".

18. Và này các Tỷ kheo, thế nào Khổ Thánh đế? 

Sanh là khổ, già là khổ, chết là khổ, sầu, bi. khổ, ưu, não là khổ, cầu không được là khổ, tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

Này các Tỷ kheo thế nào là sanh? 

Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự xuất sản, xuất sanh, xuất thành, tái sanh của họ, sự xuất hiện các uẩn, sự hoạch đắc các căn. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sanh.

Này các Tỷ kheo, thế nào là già? 

Mỗi mỗi hạng chúng sanh, trong từng giới hạn, sự niên lão, sự hủy hoại, trạng thái rụng răng, trạng thái tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ rút ngắn, các căn hủy hoại. Này các Tỷ kheo, như vậy là già.

Này các Tỷ kheo, thế nào là chết? 

Mỗi mỗi hạng chúng sanh trong từng giới loại, sự tạ thế, sự từ trần, thân hoại, sự diệt vong, sự chết, sự tử vong, thời đã đến, các uẩn đã tận diệt, sự vất bỏ tử thi. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là chết.

Này các Tỷ kheo, thế nào gọi là sầu?

 Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự sầu, sự sầu lo, sự sầu muộn, nội sầu, mọi khổ sầu của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là sầu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là bi? 

Này các Tỷ kheo, với những ai gặp phải tai nạn này hay tai nạn khác ; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự bi ai, sự bi thảm, sự than van, sự than khóc, sự bi thán, sự bi thống của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là bi.

Này các Tỷ kheo, thế nào là khổ? 

Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về thân, sự không sảng khoái về thân, sự đau khổ do thân cảm thọ, sự không sảng khoái do thân cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là khổ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là ưu? 

Này các Tỷ kheo, sự đau khổ về tâm, sự không sảng khoái về tâm, sự đau khổ do tâm cảm thọ, sự không sảng khoái do tâm cảm thọ. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là ưu.

Này các Tỷ kheo, thế nào là não? 

Này các Tỷ kheo, với những ai gặp tai nạn này hay tai nạn khác; với những ai cảm thọ sự đau khổ này hay sự đau khổ khác, sự áo não, sự bi não, sự thất vọng, sự tuyệt vọng của người ấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là não.

Này các Tỷ kheo, thế nào là cầu bất đắc khổ? 

Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị sanh chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sanh chi phối, mong rằng ta khỏi phải đi thác sanh". Lời cầu mong ấy không được thành tựu. Như vậy gọi là cầu bất đắc khổ! Này các Tỷ kheo, chúng sanh bị già chi phối... chúng sanh bị bệnh chi phối... chúng sanh bị chết chi phối.. chúng sanh bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối, khởi sự mong cầu: "Mong rằng ta khỏi bị sầu, bi, khổ, ưu, não chi phối! Mong rằng ta khỏi đương chịu sầu, bi, khổ, ưu, não". Lời mong cầu ấy không được thành tựu. Như vậy là cầu bất đắc khổ.

Này các Tỷ kheo, như thế nào là tóm lại, Năm Thủ uẩn là khổ? Như Sắc thủ uẩn, Thọ thủ uẩn, Tưởng thủ uẩn, Hành thủ uẩn, Thức thủ uẩn. Này các Tỷ kheo, như vậy tóm lại Năm Thủ uẩn là khổ.

19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? 

Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? 

Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các hương... ở đời các vị... ở đời các cảm xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời thân thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở thanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ... ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đây.

Ở đời sắc tầm ... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ tập Thánh đế.

20. Này các Tỷ kheo, và thế nào là Khổ diệt Thánh đế? 

Sự diệt tận không còn luyến tiếc tham ái ấy, sự xả ly, sự khí xả, sự giải thoát, sự vô nhiễm (tham ái ấy).

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đâu, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đâu? Ở đời các sắc gì thân, các sắc gì ái, sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy. Ở đời lỗ tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời các sắc... ở đời các tiếng... ở đời các mùi hương... ở đời các vị.. ở đời các xúc... ở đời các pháp là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn thức... ở đời nhĩ thức... ở đời tỷ thức... ở đời thiệt thức... ở đời ý thức là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc... ở đời nhĩ xúc... ở đời tỷ xúc... ở đời thiệt xúc... ở đời thân xúc... ở đời ý xúc là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời nhãn xúc sở sanh thọ... ở đời nhĩ xúc sở sanh thọ... ở đời tỷ xúc sở sanh thọ... ở đời thiệt xúc sở sanh thọ... ở đời thân xúc sở sanh thọ.. ở đời ý xúc sở sanh thọ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tưởng... ở đời thanh tưởng... ở đời hương tưởng... ở đời vị tưởng... ở đời xúc tưởng... ở đời pháp tưởng là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tư... ở đời thanh tư... ở đời hương tư... ở đời vị tư... ở đời xúc tư... ở đời pháp tư là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc ái... ở đời thanh ái... ở đời hương ái... ở đời vị ái... ở đời xúc ái... ở đời pháp ái là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tầm... ở đời thanh tầm... ở đời hương tầm... ở đời vị tầm... ở đời xúc tầm... ở đời pháp tầm là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Ở đời sắc tứ... ở đời thanh tứ... ở đời hương tứ... ở đời vị tứ... ở đời xúc tứ... ở đời pháp tứ là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi xả ly thì xả ly ở đấy, khi diệt trừ thì diệt trừ ở đấy.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt Thánh đế.

21. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ diệt đạo Thánh đế. Ðó là bát chi Thánh đạo, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tri kiến? Này các Tỷ kheo, tri kiến về Khổ, tri kiến về Khổ tập, tri kiến về Khổ diệt, tri kiến về Khổ diệt đạo. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tri kiến.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh tư duy? Tư duy về ly dục, tư duy về vô sân, tư duy về bất hại. Này các tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tư duy.

Này các Tỷ kheo thế nào là Chánh ngữ? Tự chế không nói láo, tự chế không nói hai lưỡi, tự chế không ác khẩu, tự chế không nói lời phù phiếm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh ngữ.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh nghiệp? Tự chế không sát sanh, tự chế không trộm cướp, tự chế không tà dâm. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh nghiệp.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh mạng? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Thánh đệ tử từ bỏ tà mạng, sinh sống bằng chánh mạng. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh mạng.

Này các Tỷ kheo, và thế nào là Chánh tinh tấn? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo, đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các ác, bất thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn trừ diệt, vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn khiến cho sanh khởi; vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Ðối với các thiện pháp đã sanh, khởi lên ý muốn khiến cho an trú, không cho băng hoại, khiến cho tăng trưởng, phát triển, viên mãn. Vị này nỗ lực, tinh tấn, quyết tâm, trì chí. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh tinh tấn.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh niệm? Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời; trên các cảm thọ... trên các tâm... quán pháp trên các pháp, tinh cần tỉnh giác, chánh niệm để chế ngự tham ưu ở đời. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh niệm.

Này các Tỷ kheo, thế nào là Chánh định? Này các Tỷ kheo, ở đây Tỷ kheo ly dục, ly ác bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm, với tứ. Tỷ kheo ấy diệt tầm, diệt tứ, chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. Tỷ kheo ấy ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, chứng và trú Thiền thứ ba. Tỷ kheo ấy xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, chứng và trú Thiền thứ tư, không khổ, không lạc, xả niệm thanh tịnh. Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Chánh định.

Này các Tỷ kheo, như vậy gọi là Khổ diệt đạo thánh đế.

Như vậy vị ấy sống quán pháp trên các nội pháp; hay sống quán pháp trên các ngoại pháp; hay sống quán pháp trên các nội pháp, ngoại pháp. Hay sống quán tánh sanh khởi trên các pháp; hay sống quán tánh diệt tận trên các pháp; hay sống quán tánh sanh diệt trên các pháp. "Có những pháp ở đây", vị ấy sống an trú chánh niệm như vậy, với hy vọng hướng đến chánh trí, chánh niệm. Và vị ấy sống không nương tựa, không chấp trước một vật gì trên đời. Này các Tỷ kheo, như vậy Tỷ kheo sống quán pháp trên các pháp đối với Bốn Thánh đế.