Tuesday, June 26, 2018

HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH

Muốn hiểu nghĩa của giới luật này thì trước tiên chúng ta phải hiểu nghĩa của những từ: hoan hỉ và an tịnh. Vậy hoan hỉ và an tịnh nghĩa là gì?

Hoan hỉ nghĩa là vui mừng.

An tịnh nghĩa là yên ổn và thanh tịnh, trong sạch.


Giới này dạy chúng ta lúc nào sống trong cảnh thuận hay cảnh nghịch đều phải giữ gìn tâm vui vẻ, nhờ có giữ gìn tâm được vui vẻ nên tâm an ổn và thanh tịnh. Người giữ gìn được giới này thì lúc nào các bạn cũng đang tu tập tâm hoan hỉ, kinh Bát Thành có dạy: “Lại nữa này gia chủ, Tỳ kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỉ: cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ 3, cũng vậy phương thứ 4, như vậy cùng khắp thế giới trên dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, này khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với hỉ, quảng đại vô biên, không hận, không sân, vị ấy suy tư và được biết: “Hỉ tâm giải thoát này là pháp hữu vi do suy tư tác thành, thời sự vật ấy là vô thường, chịu sự đoạn diệt”, vị ấy vững trú ở đây, đoạn trừ các lậu hoặc,... chưa được chứng đạt được chứng đạt”.

Như vậy “GIỚI ĐỨC HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH” tức là đức Phật dạy các bạn tu tập tâm hoan hỉ. Tu tập tâm hoan hỉ tức là tu Bốn vô lượng tâm. Bốn pháp vô lượng tâm đó là từ, bi, hỉ, xả. Ở đây tu tập tâm hoan hỉ tức là tu tập hỉ vô lượng tâm. Tu tập hỉ vô lượng tâm là giữ gìn nghiêm chỉnh “GIỚI ĐỨC HOAN HỈ SỐNG AN TỊNH”.

Chỉ có một giới luật này thôi, nếu các bạn sống nghiêm chỉnh không hề vi phạm thì nó cũng đem đến cho các bạn một sự giải thoát an lạc và hạnh phúc chận thật như trong trạng thái cảnh giới Niết Bàn.

Có một đời sống hoan hỉ an tịnh như vậy là vì biết sống đúng giới đức hoan hỉ nghiêm chỉnh. Sống đúng giới đức hoan hỉ nghiêm chỉnh này thì các bạn sẽ tìm thấy sự an vui chân thật của Phật Giáo thật là tuyệt vời.

VHPGTT, T2

No comments:

Post a Comment