Saturday, December 20, 2014

Kinh Nghĩ như thế nào?

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Kusinara, tại khu rừng Baliharana. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

-- Này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như thế nào? Có phải vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp?

-- Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con không nghĩ rằng: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp".

-- Và như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông không nghĩ như sau: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp... vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp". 

Vậy này các Tỷ-kheo, đối với ta, các Ông nghĩ như thế nào?"

-- Như thế này, bạch Thế Tôn, đối với Thế Tôn, chúng con nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".

-- Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".

Do vậy, này các Tỷ-kheo, những pháp Ta giảng cho các Ông với thượng trí, như là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. 

Ở đây, các ông phải học tập tất cả, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau. 

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập trong các pháp ấy, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có hai vị Tỷ-kheo nói khác nhau về Thắng pháp (Abhidhamma).

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các vị Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn"; ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". 

Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.

Ở đây, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Giữa các bậc Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau. "Giữa các Tôn giả, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt tức là văn: Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau vì một vấn đề nhỏ nhặt". 

Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy nghĩ đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là văn. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau, vì một vấn đề nhỏ nhặt" Như vậy, cái gì dễ nắm giữ, phải thọ trì là dễ nắm giữ, cái gì khó nắm giữ, phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này có sự đồng nhất về nghĩa có sự đồng nhất về văn"; ở đây, vị Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa và có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật hãy được nói lên".

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có một Tỷ-kheo khác phạm giới, phạm luật.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chớ có khiển trách hấp tấp, cá nhân người kia cần phải giác sát. Các Ông phải suy nghĩ: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ không có tổn hại gì cho người kia. Nếu người kia không phẫn nộ, không uất hận, có ý kiến lanh lợi, và dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ như sau: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ có tổn hại cho người kia. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, nhưng dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và không có tổn hại cho người kia. Người kia không có phẫn nộ, uất hận, có ý kiến lanh lợi, nhưng khó thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho ta. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và sẽ có tổn hại cho người kia. Người khác phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục và ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là hại cho ta và tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải.

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Ta sẽ bị hại và người kia cũng bị tổn hại. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục, và ta không có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Ðối với một người như vậy, này các Tỷ-kheo, hãy xã, chớ có nên khinh miệt.

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể khởi lên giữa các Ông, một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Ở đây, một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau, có khởi lên một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Nếu biết được như thế, vị Sa-môn sẽ quở trách". 

Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: 

"Này Hiền giả, dầu cho, chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau... , vị Sa-môn sẽ quở trách."

Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" 

Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau:

"Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được".

Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy... ,vị Sa-môn sẽ quở trách". Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho chúng tôi ... , vị Sa-môn sẽ quở trách."

Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được".

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông khác hỏi Tỷ-kheo ấy, nói rằng: "Các Tỷ-kheo ấy có được Tôn giả khiến cho vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đi đến Thế Tôn và Thế Tôn thuyết pháp của Ngài cho tôi. Sau khi nghe pháp ấy, tôi đã nói lại cho các Tỷ-kheo ấy. Khi các Tỷ-kheo ấy nghe pháp ấy xong, các vị ấy tự vượt khỏi bất thiện và an trú vào thiện". Trả lời như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tự khen mình chê người. Vị ấy giải thích tùy pháp đúng với pháp, và không một ai trong các Pháp hữu nói lời tùy thuyết, có thể đưa đến phỉ báng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

Wednesday, December 17, 2014

Một Pháp

1. Ví như trong cõi Jambudipa (Diêm-phủ-đề) này, số ít là các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các vùng đất khả ái, các hồ ao khả ái, còn nhiều hơn là các chỗ đất cao đất thấp, các con sông khó lội qua, các khu vực râm rạp những gậy gộc, gai góc, các núi non lởm chởm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình sanh trên đất liền. Và số nhiều là các loài hữu tình sanh ở trong nước.

2. ...Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các loài hữu tình được tái sanh ra ngoài loài Người. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình ấy được tái sanh ở các quốc độ trung ương. Và nhiều hơn các loài hữu tình phải tái sanh ở quốc độ biên địa, giữa các loài man rợ không biết nhận thức.

3. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh có trí tuệ, nhanh trí, không điếc, không câm, có khả năng suy xét ý nghĩa của những lời khéo thuyết hay vụng thuyết. Và nhiều hơn là các chúng sanh có ác trí tuệ, chậm trí, điếc và câm, không có khả năng suy xét ý nghĩa của những lời khéo thuyết hay vụng thuyết.

4. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh đầy đủ cặp mắt trí tuệ của bậc Thánh. Và nhiều hơn là các chúng sanh bị chìm đắm trong vô minh si ám.

5. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được thấy Như Lai. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được thấy Như Lai.

6. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được nghe pháp luật do Như Lai thuyết giảng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được nghe pháp luật do Như Lai thuyết giảng.

7. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi nghe, thọ trì pháp. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi nghe không thọ trì pháp.

8. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh quán sát ý nghĩa các pháp chúng học thuộc lòng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không quán sát ý nghĩa các pháp chúng học thuộc lòng.

9. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi hiểu được ý nghĩa, sau khi hiểu được pháp, thực hành đúng theo pháp và tùy pháp. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi hiểu được ý nghĩa, sau khi hiểu được pháp, không thực hành đúng theo pháp và tùy pháp.

10. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được khích động bởi những vấn đề đáng được khích động, Và nhiều hơn là các chúng sanh không được khích động bởi những vấn đề đáng được khích động.

11. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi được khích động, như lý tinh tấn. Và nhiều hơn các chúng sanh, sau khi được khích động, không như lý tinh tấn.

12. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhất tâm. Và nhiều hơn các chúng sanh, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, không được định, không được nhất tâm.

13. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được đồ ăn tối thắng, được vị ăn tối thắng. Và nhiều hơn, là các chúng sanh không được đồ ăn tối thắng, không được vị ăn tối thắng, chỉ nuôi sống với các áo và đồ ăn lượm lặt.

14. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh đã được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: "Chúng ta sẽ là những người được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

15-17. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong cõi Diêm-phủ-đề này, số ít là các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các vùng đất khả ái, các hồ ao khả ái. Và nhiều hơn là các chỗ đất cao đất thấp, các con sông khó lội qua, các khu vực rậm rạp những gậy gộc gai góc, các núi non lởm chởm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là chúng sanh sau khi chết từ loài Người được tái sanh trong loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người, bị tái sanh ở địa ngục... ở các loại bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

18-20. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người được tái sanh giữa chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người bị tái sanh ở địa ngục... bị tái sanh ở loài bàng sanh... bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ.

21-23. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên bị tái sanh ở địa ngục... ở các loại bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

24-26. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên bị tái sanh ở địa ngục... ở các loại bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

27-29. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ địa ngục, được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bảng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

30-32. ...Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục, được sanh lên chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

33-35. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ loài bàng sanh bị tái sanh giữa loài Người, Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh bị tái sanh ở địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

36-38. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh được tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

39-41. ... Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ được tái sanh giữa các loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

42-44. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết, ở cõi ngạ quỷ bị tái sanh ở cõi địa ngục... ở các loài bàng sanh... ở cõi ngạ quỷ.

Tuesday, December 16, 2014

Pháp Môn

1) ...

2) Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y, mang y bát đi vào Sàvatthi để khất thực.
3) Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ : "Nay còn quá sớm để đi vào Sàvatthi khất thực, vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo".

4) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên :

5) -- Này chư Hiền, Sa-môn Gotama có thuyết pháp như sau cho các đệ tử : "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm triền cái là những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy như thật tu tập bảy giác chi". Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp như vậy cho các đệ tử : "Hãy đến, này chư Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái là những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy như thật tu tập bảy giác chi".

6) Ở đây, này chư Hiền, cái gì là đặc thù (viseso), cái gì là thù thắng (abhippayo), cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?

7) Rồi các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy họ ra đi với ý nghĩ : "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ nơi Thế Tôn".

8) Rồi các Tỷ-kheo ấy, sau khi đi khất thực ở Sàvatthi, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, họ đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên.

9) Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :

-- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát và đi vào Sàvatthi để khất thực. Bạch Thế Tôn, rồi chúng con suy nghĩ : "Nay còn quá sớm để đi vào Sàvatthi khất thực. Vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo". Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Rồi bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy nói với chúng con đang ngồi một bên : "Này chư Hiền, Sa-môn Gotama thuyết pháp như sau... tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?"

10) Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con không tán thán, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy chúng con ra đi với ý nghĩ : "Chúng ta sẽ được hiểu lời nói này từ Thế Tôn".

11) -- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải trả lời với các du sĩ ngoại đạo như sau : "Này chư Hiền, có pháp môn nào, do pháp môn ấy, năm triền cái được trở thành mười, bảy giác chi được trở thành mười bốn?" Ðược đáp như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.

12) Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này, ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.

I. Năm Trở Thành Mười

13) -- Và này các Tỷ-kheo, pháp môn nào, do y cứ pháp môn ấy, năm triền cái trở thành mười?
14) Cái gì thuộc nội dục tham, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại dục tham, cái ấy là triền cái. Gọi là dục tham triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

15) Cái gì thuộc về nội sân, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại sân, cái ấy là triền cái. Gọi là sân triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

16) Cái gì thuộc về nội hôn trầm thụy miên, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại hôn trầm thụy miên, cái ấy là triền cái. Gọi là hôn trầm thụy miên là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

17) Cái gì thuộc nội trạo hối, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại trạo hối, cái ấy là triền cái. Gọi là trạo hối triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

18) Cái gì thuộc về nội nghi hoặc, này các Tỷ-kheo, cái ấy là triền cái. Cái gì thuộc ngoại nghi hoặc, cái ấy là triền cái. Gọi là nghi hoặc triền cái là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

19) Này các Tỷ-kheo, chính là pháp môn này, do pháp môn này, năm triền cái trở thành mười.

II. Bảy Trở Thành Mười Bốn

20) -- Và này các Tỷ-kheo, pháp môn nào, do y cứ pháp môn ấy, bảy giác chi trở thành mười bốn?

21) Cái gì là niệm đối với nội pháp, này các Tỷ-kheo, cái ấy là niệm giác chi. Cái gì là niệm đối với ngoại pháp, cái ấy là niệm giác chi. Gọi là niệm giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

22) Cái gì là quyết trạch, tư sát, quán sát với trí tuệ đối với các nội pháp, này các Tỷ-kheo, cái ấy là trạch pháp giác chi. Cái gì là quyết trạch, tư sát, quán sát đối với các ngoại pháp, cái ấy là trạch pháp giác chi. Gọi là trạch pháp giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

23) Cái gì là thân tinh tấn, này các Tỷ-kheo, cái ấy là tinh tấn giác chi. Cái gì là tâm tinh tấn, cái ấy là tinh tấn giác chi. Gọi là tinh tấn giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

24) Cái gì là hỷ có tầm, có tứ, này các Tỷ-kheo, cái ấy là hỷ giác chi. Cái gì là hỷ không tầm, không tứ, cái ấy là hỷ giác chi. Gọi là hỷ giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

25) Cái gì là thân khinh an, này các Tỷ-kheo, cái ấy là khinh an giác chi. Cái gì là tâm khinh an, cái ấy là khinh an giác chi. Gọi là khinh an giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

26) Cái gì là định có tầm, có tứ, này các Tỷ-kheo, cái ấy là định giác chi. Cái gì là định không tầm, không tứ, cái ấy là định giác chi. Gọi là định giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.

27) Cái gì là xả đối với các nội pháp, này các Tỷ-kheo, cái ấy là xả giác chi. Cái gì là xả đối với các ngoại pháp, cái ấy là xả giác chi. Gọi là xả giác chi là có ý nghĩa này. Chính do pháp môn này nên thành hai.


28) Này các Tỷ-kheo, chính là pháp môn này, y cứ pháp môn này, bảy giác chi trở thành mười bốn.

http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/Kinh/u-kinh-tuongungbo/tu5-46b.htm

NGỦ GỤC

1. Như vầy tôi nghe: Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, tại vườn Nai. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. 
Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục, trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thấy vậy, như nhà lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thế Tôn biến mất giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai, rồi hiện ra trước mặt Tôn giả Mahàmoggallàna, tại làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahàmoggallàna.
              - Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục? Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục? 

              - Thưa phải, bạch Thế Tôn. 



2. Do vậy, này Moggallàna, khi nào Thầy trú có tưởng và thụy miên xâm nhập Thầy, chớ có tác ý đến nó, chớ có tưởng nhiều đến nó. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
3. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna, với tâm của Thầy, hãy tùy tâm, tùy tứ, với ý hãy tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
4. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy đọc tụng pháp một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
5. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy kéo hai lỗ tai của Thầy, và lấy tay xoa bóp tay chân. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
6. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy từ chỗ ngồi, đứng dậy lấy nước chùi mắt, nhìn về phía chân trời và nhìn lên các sao lấp lánh. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
7. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy tác ý đến quang tưởng và an trú vào tưởng ban ngày. Như ban ngày, ban đêm cũng vậy. Như ban đêm, ban ngày cũng vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có hạn chế. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
8. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy trú tâm trên chỗ kinh thành, với tưởng trước mặt và sau lưng, với căn hướng nội, với ý không hướng ngoại. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.
9. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy nằm như dáng nằm con sư tử, về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý với tưởng thức dậy. Và khi thức dậy, này Moggallàna, Thầy hãy thức dậy thật mau, nghĩ rằng: "Ta sẽ trú, không có chú tâm đến lạc nằm ngủ, lạc nằm xuống một bên, lạc thụy miên". Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập.
10. Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: 
"Không say sưa trong cao mạn, ta sẽ đi đến thăm các gia đình". Này Moggallàna, như vậy các Thầy sẽ học tập.
Này Moggallàna, nếu Tỷ-kheo say sưa trong cao mạn đi đến thăm các gia đình. Trong các gia đình, này Moggallàna, người ta có nhiều công việc phải làm. Do vậy, người ta không có tác ý đến Tỷ-kheo đã đi đến. 
Ở đây, Tỷ-kheo ấy có thể suy nghĩ: "Nay, ai đã chia rẽ ta với gia đình này. Các người này không ưa thích gì ta". 
Như vậy, do không được gì, vị ấy nản chí, vị ấy dao động; do dao động, vị ấy không phòng hộ, do không phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. 
Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: "Ta sẽ không nói lời khiêu khích".  Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập. 
Khi nào có lời khiêu khích, này Moggallàna, thời chờ đợi là nhiều lời qua tiếng lại, khi nào có nhiều lời qua tiếng lại, thời có dao động. Với người có dao động, thời không có phòng hộ. Với người không có phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. 
Này Moggallàna, Ta không tán thán tất cả sự liên hệ, nhưng không phải Ta không tán thán tất cả sự liên hệ. Thật vậy, này Moggallàna, Ta không tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ, với các gia chủ. Nhưng với các trú xứ ít tiếng ồn, ít tiếng động, thoát khỏi hơi thở của nhiều người, những chỗ ở cô độc xa vắng loài Người, thích hợp cho đời sống Thiền tịnh, Ta tán thán sự liên hệ với những trú xứ như vậy.
11. Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Moggallàna bạch Thế Tôn:
- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến cứu cánh mục đích, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người?
- Này Moggallàna, ở đây, Tỷ-kheo được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Này Moggallàna, và Tỷ-kheo được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Vị ấy thắng tri tất cả pháp; do thắng tri tất cả pháp, vị ấy liễu tri tất cả pháp. Do liễu tri tất cả pháp, phàm có cảm thọ gì được cảm giác, lạc, khổ hay không khổ, không lạc, vị ấy trú tùy quán vô thường đối với các cảm thọ ấy. 
Vị ấy trú tùy quán ly tham. Vị ấy trú tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ. Do vị ấy trú tùy quán vô thường trong các cảm thọ, do vị ấy trú tùy quán ly tham, do vị ấy tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ, nên không chấp thủ một cái gì ở đời; do không chấp thủ nên không lo âu; do không tham đắm nên tự mình nhập Niết-bàn. 
Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trong trạng thái này nữa". Này Moggallàna, cho đến như vậy, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến mục đích cứu cánh, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi các ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.
Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, đồng nghĩa với an lạc chính là các công đức Ta thắng tri rằng, này các Tỷ-kheo, các công đức được làm lâu ngày có quả dị thục, có sự hình thành khả ái, khả hỷ, khả ý lâu ngày. 
Trong bảy năm Ta tu tập từ tâm, sau khi tu tập từ tâm bảy năm, trong bảy thành kiếp hoại kiếp, Ta không trở lui lại thế giới này. Khi thế giới ở trong thành kiếp, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến thế giới Quang âm thiên. Khi thế giới ở trong kiếp đấy, này các Tỷ-kheo, Ta là Phạm thiên, là Ðại phạm thiên, vị Chiến thắng, vị Vô năng thắng, vị Biến tri, vị Tự tại. Ba mươi sáu lần, này các Tỷ-kheo, Ta là Thiên chủ Sakka. Nhiều lần bảy lần, Ta là vị Chuyển luân vương theo Chánh pháp, là vị Pháp vương, bậc Chiến thắng bốn phương, đạt được sự thanh bình cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Này các Tỷ-kheo, Ta có bảy loại châu báu này, như là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu và cư sĩ báu là thứ bảy. Ta có hơn một ngàn người con trai, này các Tỷ-kheo, là những bậc anh hùng, dõng mãnh, đánh tan địch quân. Và khi ta chiến thắng quả đất này, xa cho đến bờ biển, Ta trị vì quả đất này không dùng trượng, không dùng đao, đúng với Chánh pháp.
                  Hãy xem quả dị thục, 
                  Của các việc công đức, 
                  Của các việc hiền thiện, 
                  Với kẻ tìm an lạc. 
                  … 
                  Không với trượng, với kiếm, 
                  Không bạo lực, đúng pháp, 
                  Ðối mọi người bình đẳng, 
                 Ta trị vì đúng pháp, 
                 … 
                 Ai nghe, không tịnh tín? 
                 Trừ các loại ác sanh, 
                 Do vậy muốn lợi ích, 
                 Cầu vọng sự lớn mạnh, 
                 Hãy kính trọng diệu pháp, 
                 Hãy nhớ lời Phật dạy.   


(Chương VII, Bảy Pháp, VI Phẩm Không Tuyên Bố, 58. Ngủ Gục)

54.IV. Từ

1) Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại thị trấn của dân Koliya tên là Haliddavasana.

2) Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y cầm y, bát đi vào Haliddavasana để khất thực.

3) Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ : "Thật là quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy, chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo".

4) Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, họ liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

5) -- Này chư Hiền, Sa-môn Gotama có thuyết pháp như sau cho các đệ tử : "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân... với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân".

6) Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp cho các đệ tử như sau : "Hãy đến, này chư Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ... với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả... không hận, không sân".

7) Ở đây, này chư Hiền, cái gì là đặc thù, cái gì là thù thắng, cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?

Rồi các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, họ ra đi với ý nghĩ : "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ nơi Thế Tôn".

8) Rồi các Tỷ-kheo ấy sau khi đi khất thực ở Haliddavasana, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, họ đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn :

9) -- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, vào buổi sáng, đắp y cầm y bát đi vào Haliddavasana để khất thực. Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau : "Thật là quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo". Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo... (như trên) ... Rồi chúng con, bạch Thế Tôn, không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chúng con ra đi với ý nghĩ : "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn".

10) -- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải nói với các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:

"Nhưng này chư Hiền, từ tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? Và này chư Hiền, bi tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? Và này chư Hiền, hỷ tâm giải thoát... xả tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? "

Khi được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.

11) Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.

12) Và này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với từ... tu tập xả giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. 

Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. 

Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. 

Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. 

Nếu vị ấy muốn : "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. 

Nếu vị ấy muốn : "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác, hay đạt đến giải thoát được gọi là thanh tịnh, vị ấy an trú. 

Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát là thanh tịnh tối thượng, Ta tuyên bố như vậy. Ở đây là trí tuệ đối với Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.

13) Và này các Tỷ-kheo, bi tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với bi... tu tập xả giác chi câu hữu với bi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. 

Nếu vị ấy muốn : "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm... 

Nếu vị ấy muốn : "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác. 

Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các tưởng đối ngại, không tác ý các tưởng sai biệt, vị ấy nghĩ rằng : "Hư không là vô biên", vị ấy đạt đến và trú Không vô biên xứ. 

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng từ tâm giải thoát lấy Không vô biên xứ làm tối thắng. Ở đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.

14) Và này các Tỷ-kheo, tu tập hỷ tâm giải thoát như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với hỷ... tu tập xả giác chi câu hữu với hỷ liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm... Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác... Vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, vị ấy nghĩ rằng: "Thức là vô biên", vị ấy đạt đến và trú Thức vô biên xứ. 

Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hỷ tâm giải thoát lấy Thức vô biên xứ làm tối thắng. Ở đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tơùi giải thoát cao hơn.

15) Và này các Tỷ-kheo, tu tập xả tâm giải thoát như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với xả... tu tập xả giác chi câu hữu với xả liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác. Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn với ý nghĩ: "Không có vật gì", vị ấy chứng đạt và trú Vô sở hữu xứ. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, xả tâm giải thoát lấy Vô sở hữu xứ làm tối thắng. Ở đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.

http://trungtamhotong.org/NoiDung/ThuVien/Kinh/u-kinh-tuongungbo/tu5-46b.htm

Monday, December 15, 2014

II. PHẨM TIẾNG RỐNG CON SƯ TỬ

(I) (11) Sau Khi An Cư

1. Như vậy tôi nghe:

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ôngAnàthapindika, rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ ThếTôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con đã sống an cư trong mùa mưa tại Sàvatthi. Bạch Thế Tôn, nay con muốn ra đi du hành trong quốc độ.

- Này Sàriputta, nay Thầy hãy làm những gì Thầy nghĩ là hợp thời.

Rồi Tôn giả Sàriputta từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn,thân phía hữu hướng về Ngài rồi ra đi.

2. Rồi một Tỷ-kheo, sau khi Tôn giả Sàriputta ra đi không bao lâu, bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta xâm phạm con, đã bỏ đi du hành, không có xin lỗi con.

Thế Tôn cho gọi một Tỷ-kheo:

- Này Tỷ-kheo, hãy đến nhân danh Ta, nói với Sàriputta: "Thưa Hiền giả, bậc Ðạo Sư cho gọi Hiền giả".

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Tỷ-kheo ấy, vâng đáp Thế Tôn, đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, nói với Tôn giả Sàriputta:

- Thưa Hiền giả Sàriputta, bậc Ðạo Sư cho gọi Hiền giả.

- Thưa vâng, này Hiền giả.

Tôn giả Sàriputta vâng đáp Tỷ-kheo ấy. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahà Moggallàna và Tôn giả Ananda cầm chìa khóa, đi từ tịnh xá này đến tịnh xá khác nói rằng:

- Chư Tôn giả hãy đến! Chư Tôn giả hãy đến! Nay Tôn giảSàriputta sẽ rống tiếng rống con sư tử trước mặt Thế Tôn.

3. Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ ThếTôn rồi ngồi xuống một bên Thế Tôn, nói với Tôn giả Sàriputta đang ngồi xuống một bên:

- Ở đây, này Sàriputta, một đồng Phạm hạnh có điều bất mãnvới Thầy: "Bạch Thế Tôn, Tôn giả Sàriputta xâm phạm con đã bỏ đi du hành,không có xin lỗi con".

4. - Thật vậy, bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm trên thân, người ấy, ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, trên đất, người ta quăng đồ tịnh,quăng đồ bất tịnh, quăng phẩn uế, quăng nước tiểu, nhổ nước miếng, quăng mủ vàquăng máu; tuy vậy đất không lo âu, không xấu hổ, hay không nhàm chán. Cũngvậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như đất, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, trong nước người ta rửa đồ tịnh, rửa đồ bất tịnh, rửa sạch phẩn uế, rửa sạch nước tiểu, rửa sạch nước miếng, rửa sạch máu, rửa sạch mủ; tuy vậy nước không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán.Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như nước, rộng rãi, rộng lớn, vôlượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, ngườiấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, khôngcó xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, lửa đốt các đồ tịnh, đốt các đồ bấttịnh, đốt phẩn uế, đốt nước tiểu, đốt nước miếng, đốt mủ, đốt máu; tuy vậy lửakhông lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như lửa, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn,với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồngPhạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, gió thổi các đồ tịnh, thổi các đồ bấttịnh, thổi phẩn uế, thổi nước tiểu, thổi nước miếng, thổi mủ, thổi máu; tuy vậygió không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con antrú với tâm như gió, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. BạchThế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vịđồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, một miếng vải lau chùi lau các đồ tịnh, lau các đồ bất tịnh, lau phẩn uế, lau nước tiểu, lau nước miếng, lau mủ,lau máu; tuy vậy miếng vải lau chùi không lo âu, không xấu hổ, không nhàm chán.Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm như miếng vải lau chùi, rộng rãi,rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trúthân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đidu hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, con trai của một người Candàla (Chiên-đà-la: hạ liệt) hay con gái của một người Candàla, với tây cầm bát ăn xin, mặc đồ rách rưới, đi vào làng hay đi vào thị trấn, với một tâm trạng hạliệt. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm giống như con trai của mộtngười Candàla hay con gái của một người Candàla, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng,không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, một con bò đực, với sừng bị cưa, hiền lương, khéo điều phục, khéo huấn luyện, đi lang thang từ đường này đến đường khác, từ ngã tư này đến ngã tư khác, không hại một ai với chân hay với sừng. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con an trú với tâm giống như một con bò đực với sừng bịcưa, rộng rãi, rộng lớn, vô lượng, không hận, không sân. Bạch Thế Tôn, với aikhông an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạm một vị đồng Phạm hạnh,có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, một nữ nhân hay một nam nhân còn trẻ tuổi, thanh niên, ưa thích trang điểm, sau khi gội đầu, sẽ lo âu, xấu hổ, nhàm chán nếu xác rắn, hay xác chó, hay xác người được cuốn vào cổ người ấy. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con lo âu, xấu hổ, nhàm chán với cái thân đầy bất tịnh này. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạmmột vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

Ví như, bạch Thế Tôn, có người mang một cái bát đầy mỡ, có thủng nhiều lỗ, thủng nhiều đường, bị chảy, bị rỉ. Cũng vậy, bạch Thế Tôn, con mang cái thân này, có thủng nhiều lỗ, có thủng nhiều đường, bị chảy, bị rỉ. Bạch Thế Tôn, với ai không an trú thân niệm, người ấy ở đây, sau khi xâm phạmmột vị đồng Phạm hạnh, có thể bỏ đi du hành, không có xin lỗi.

5. Rồi Tỷ-kheo ấy từ chỗ ngồi đứng dậy, đắp thượng y vào mộtbên vai, cúi đầu đảnh lễ chân Thế Tôn và bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con đã phạm một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh, vì bất thiện. Con đã xuyên tạc Tôn giả Sàriputta, không ý thức, trống không, vọng ngôn, không thật. Mong Thế Tôn chấp nhận cho con tội ấy là một tội để con ngăn đón về tương lai.

- Này Tỷ-kheo, thật là một trọng tội. Vì ngu si, vì vô minh,vì bất thiện, Thầy đã xuyên tạc Tôn giả Sàriputta, không ý thức, trống không,vọng ngôn, không thật. Này Tỷ kheo, vì Thầy đã thấy tội ấy là một tội, đã phátlộ đúng pháp, Ta chấp nhận tội ấy cho Thầy. Ðây là một sự tiến bộ, này Tỷ-kheo,trong Pháp Luật của bậc Thánh, những ai thấy tội là tội, phát lộ đúng pháp, vàngăn đón trong tương lai.

6. Rồi Thế Tôn, nói với Tôn giả Sàriputta:

- Này Sàriputta, hãy tha thứ kẻ ngu si này, trước khi ở đây, đầu nó sẽ bị vỡ tan làm bảy mảnh.

- Bạch Thế Tôn, con tha thứ cho Tôn giả ấy, nếu Tôn giả ấynói với con: "Hãy tha thứ cho", và cũng mong Tôn giả ấy tha thứ cho con.

KINH TĂNG CHI
CHƯƠNG CHÍN PHÁP