Thursday, October 29, 2020

KIẾT SỬ

Kiết sử là sợi dây trói buộc, làm cho ta đau khổ, không chỉ kiếp này mà vô lượng kiếp. Nếu trong kiếp này không phá bỏ được nó thì sẽ trôi lăn tiếp theo chưa biết bao giờ dừng lại.

Mình lấy ví dụ thế này để cho các bạn thấy:

1. Ở gia đình nọ, có một cô bé mới bị phát hiện ung thư máu, vậy là cả nhà, cha mẹ anh em bà con sâu khổ, lo toan, khóc lên khóc xuống. Đó là sự khổ xảy ra nơi tâm cha mẹ, anh em bà con khi thấy con mình bị bệnh. Tức là người thân đã bị dính mắc vào con mình, vào bệnh khổ của con mình.

Ở đây, khi con mình bị bệnh thì vẫn chăm lo, thuốc thang, chạy chữa cho con, nhưng tâm không sầu khổ, ưu bi,... đó là không bị kiết sử, không bị trói buộc.

2. Ở gia đình nọ, người con đến tuổi trưởng thành, bố mẹ nội ngoại lo hối hả đi tìm người làm mai mối cho con, than khổ vì xấu hổ với gia đình dòng tộc là không có phước nên con mới không lấy chồng/vợ. Như vậy là cả gia đình đã bị trói buộc, kiết sử vào người con này. Họ sầu khổ vì chuyện như vậy, họ đi đâu cũng ca thán, nói chuyện đâu cũng ca thán làm cho người nghe cũng khổ, mà con mình cũng khổ. Họ không biết rằng đó là làm khổ con, chứ không phải thương yêu con. Người thân không thoát khỏi được cảnh cầu bất đắc khổ, mà đưa đến cho con cái sự lo lắng, bất an, áp lực.

Người con không lập gia đình đó là phước báu của người con, họ đâu có biết được đó là phước báu đâu. Vì không có gia đình nên người con mới được sống vô tư, vô lo nghĩ, thanh thản an lạc. Cái đó mới là điều quý nhất.

3. Thỉnh thoảng mình gặp đám tang, người chết thì ở đó rồi, còn người thân bà con họ hàng vây quanh khóc lên khóc xuống, có người bị ngất đi.

Đó là kiết sử, trói buộc bởi người thân. Ái biệt ly.

4. Hai người nọ yêu nhau, rồi chia tay, một người đi lấy chồng/vợ, người kia uống thuốc độc chết, hay giết cả người yêu mình. Đó là ái kiết sử.

5. Một người nọ, xe máy mới mua, đi ra ngoài vô tình nó bị xước. Lòng buồn rượi, đó là bị dính mắc vào cái xe, sự trói buộc làm cho tâm ta khổ.

6. Trong chúng đồng tu, thấy một bạn đạo nào đó tu sai, thực hành sai mà tâm mình phiền não, chỉ trích, chê bai, v.v.. đó là chúng ta đang bị kiết sử vào người đó. Chúng ta biết, thì tùy duyên mà khơi gợi chỉ cho bạn đó, nếu không có duyên thì ta chỉ có thương yêu và tha thứ thôi. Vì mọi người đang tu, đang từng bước học Pháp chứ chưa phải là người giải thoát, chưa phải là thánh nhân hoàn toàn.

v.v.. Rất nhiều.

Rất nhiều. Toàn những sự trói buộc xung quanh ta. Chúng ta cứ lấy tâm thanh thản, an lạc ra để mà so sánh với các tình huống, trạng thái khác thì sẽ thấy sự trói buộc này là vô số kể. Nhưng chúng sanh ở trong vô minh sẽ không thấy được đó là khổ, đó là trói buộc. Họ có thể cho rằng như vậy là đúng, là tốt (theo khái niệm của thế gian). Họ không thấy khổ, và nguyên nhân của khổ để mà xả ra, thật khó lắm thay.

Đức Phật nói với Ngài Ananda:

“Này Anandà, đừng nói thế! Ðừng nói thế! Giáo lý duyên khởi này sâu xa, và có vẻ sâu xa hơn. Chính vì không hiểu rõ, không thâm nhập giáo lý này, mà nhân loại trở nên như cuộn chỉ rối rắm, như ổ kiến rối, như cỏ babaja, KHÔNG THỂ THOÁT LY KHỎI KHỔ XỨ, ác thú, địa ngục và sanh tử”.

(Tương Ưng Bộ, tập 2, kinh Nhân. S.ii, 92)

Tất nhiên, chỉ có đức Phật mới thấy tỏ tưởng thế giới rối rắm này, nhưng chúng ta, chỉ dành một chút thời gian để quan sát thế giới này, chúng ta đã thấy vô số phiền não mà chúng sanh đang mang phải.

Sự trói buộc thật là nhiều vô kể. Nếu không có đức Phật và các bậc Thánh tăng chỉ ra thì làm sao chúng ta biết được để mà từng bước thoát ra.

Đó là sự trói buộc của ngoại trần, 6 pháp bên ngoài.

Còn 6 pháp bên trong, chính là sự trói buộc của thân ta - thân kiến kiết sử.

Khi thân ta đau bệnh, ta lo cho nó.

Khi thân ta xấu, ta lo cho nó.

Khi thân ta mập, ta lo cho nó.

Khi thân ta già, ta lo cho nó.

Khi thân ta chết, ta lo cho nó.

Khi thân ta không được ăn ngon, mặc đẹp, ta cũng lo cho nó, v.v..

Cuộc đời chúng ta sinh ra với biết bao nhiêu lo toan, bao nhiêu ước hẹn cho cái thân này. Nhưng rồi sao? Nó sẽ sớm ra đi. Vì bản chất của nó là vậy, là vô thường, hoại diệt, bất tịnh, ổ bệnh, v.v.. Đức Phật nói không sai.

"Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc."

KIẾT SỬ

Kiết sử là sợi dây trói buộc, làm cho ta đau khổ, không chỉ kiếp này mà vô lượng kiếp. Nếu trong kiếp này không phá bỏ được nó thì sẽ trôi lăn tiếp theo chưa biết bao giờ dừng lại.

Mình lấy ví dụ thế này để cho các bạn thấy:

1. Ở gia đình nọ, có một cô bé mới bị phát hiện ung thư máu, vậy là cả nhà, cha mẹ anh em bà con sâu khổ, lo toan, khóc lên khóc xuống. Đó là sự khổ xảy ra nơi tâm cha mẹ, anh em bà con khi thấy con mình bị bệnh. Tức là người thân đã bị dính mắc vào con mình, vào bệnh khổ của con mình.

Ở đây, khi con mình bị bệnh thì vẫn chăm lo, thuốc thang, chạy chữa cho con, nhưng tâm không sầu khổ, ưu bi,... đó là không bị kiết sử, không bị trói buộc.

2. Ở gia đình nọ, người con đến tuổi trưởng thành, bố mẹ nội ngoại lo hối hả đi tìm người làm mai mối cho con, than khổ vì xấu hổ với gia đình dòng tộc là không có phước nên con mới không lấy chồng/vợ. Như vậy là cả gia đình đã bị trói buộc, kiết sử vào người con này. Họ sầu khổ vì chuyện như vậy, họ đi đâu cũng ca thán, nói chuyện đâu cũng ca thán làm cho người nghe cũng khổ, mà con mình cũng khổ. Họ không biết rằng đó là làm khổ con, chứ không phải thương yêu con. Người thân không thoát khỏi được cảnh cầu bất đắc khổ, mà đưa đến cho con cái sự lo lắng, bất an, áp lực.

Người con không lập gia đình đó là phước báu của người con, họ đâu có biết được đó là phước báu đâu. Vì không có gia đình nên người con mới được sống vô tư, vô lo nghĩ, thanh thản an lạc. Cái đó mới là điều quý nhất.

3. Thỉnh thoảng mình gặp đám tang, người chết thì ở đó rồi, còn người thân bà con họ hàng vây quanh khóc lên khóc xuống, có người bị ngất đi.

Đó là kiết sử, trói buộc bởi người thân. Ái biệt ly.

4. Hai người nọ yêu nhau, rồi chia tay, một người đi lấy chồng/vợ, người kia uống thuốc độc chết, hay giết cả người yêu mình. Đó là ái kiết sử.

5. Một người nọ, xe máy mới mua, đi ra ngoài vô tình nó bị xước. Lòng buồn rượi, đó là bị dính mắc vào cái xe, sự trói buộc làm cho tâm ta khổ.
6. Trong chúng đồng tu, thấy một bạn đạo nào đó tu sai, thực hành sai mà tâm mình phiền não, chỉ trích, chê bai, v.v.. đó là chúng ta đang bị kiết sử vào người đó. Chúng ta biết, thì tùy duyên mà khơi gợi chỉ cho bạn đó, nếu không có duyên thì ta chỉ có thương yêu và tha thứ thôi. Vì mọi người đang tu, đang từng bước học Pháp chứ chưa phải là người giải thoát, chưa phải là thánh nhân hoàn toàn.

v.v.. Rất nhiều.

Rất nhiều. Toàn những sự trói buộc xung quanh ta. Chúng ta cứ lấy tâm thanh thản, an lạc ra để mà so sánh với các tình huống, trạng thái khác thì sẽ thấy sự trói buộc này là vô số kể. Nhưng chúng sanh ở trong vô minh sẽ không thấy được đó là khổ, đó là trói buộc. Họ có thể cho rằng như vậy là đúng, là tốt (theo khái niệm của thế gian). Họ không thấy khổ, và nguyên nhân của khổ để mà xả ra, thật khó lắm thay.

Đức Phật nói với Ngài Ananda:

“Này Anandà, đừng nói thế! Ðừng nói thế! Giáo lý duyên khởi này sâu xa, và có vẻ sâu xa hơn. Chính vì không hiểu rõ, không thâm nhập giáo lý này, mà nhân loại trở nên như cuộn chỉ rối rắm, như ổ kiến rối, như cỏ babaja, KHÔNG THỂ THOÁT LY KHỎI KHỔ XỨ, ác thú, địa ngục và sanh tử”.

(Tương Ưng Bộ, tập 2, kinh Nhân. S.ii, 92)

Tất nhiên, chỉ có đức Phật mới thấy tỏ tưởng thế giới rối rắm này, nhưng chúng ta, chỉ dành một chút thời gian để quan sát thế giới này, chúng ta đã thấy vô số phiền não mà chúng sanh đang mang phải.

Sự trói buộc thật là nhiều vô kể. Nếu không có đức Phật và các bậc Thánh tăng chỉ ra thì làm sao chúng ta biết được để mà từng bước thoát ra.

Đó là sự trói buộc của ngoại trần, 6 pháp bên ngoài.

Còn 6 pháp bên trong, chính là sự trói buộc của thân ta - thân kiến kiết sử.

Khi thân ta đau bệnh, ta lo cho nó.
Khi thân ta xấu, ta lo cho nó.
Khi thân ta mập, ta lo cho nó.
Khi thân ta già, ta lo cho nó.
Khi thân ta chết, ta lo cho nó.
Khi thân ta không được ăn ngon, mặc đẹp, ta cũng lo cho nó, v.v..

Cuộc đời chúng ta sinh ra với biết bao nhiêu lo toan, bao nhiêu ước hẹn cho cái thân này. Nhưng rồi sao? Nó sẽ sớm ra đi. Vì bản chất của nó là vậy, là vô thường, hoại diệt, bất tịnh, ổ bệnh, v.v.. Đức Phật nói không sai.

"Thân này của ta là sắc pháp, do bốn đại thành, do cha mẹ sanh, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, phấn toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, trong thân ấy thức ta lại nương tựa và bị trói buộc."
Có thân là có khổ, chúng ta phải nóng lạnh, đói khát, đau bệnh, già yếu,... thân này chịu sự bức bách của thời gian mà không ai thoát khỏi.

Chỉ có đi theo sự hướng dẫn của đức Phật chúng ta mới từ từ thoát ra được khỏi sự trói buộc của các kiết sử, thoát khỏi khổ đau và chấm dứt tái sanh.

(Ghi tại)

Tuesday, October 27, 2020

MỘT CÂU CHUYỆN

 


A - Nãy mẹ em bảo, có bà có người con tuổi hợi, bảo tuổi này và tuổi mùi hợp nhau lắm. Nó cũng ăn chay một phần. May mà có câu đó, em mới bám vào đó mà nói, không thì không biết nói gì.

Em bảo mẹ em là: bảo bà ý bảo con bà ý bao giờ ăn chay toàn phần được thì hãy đến gặp con. Nói chung mẹ em vẫn chưa từ bỏ (tìm người giới thiệu cho em). Chỉ là không có người muốn giới thiệu nên im ắng thế thôi.

B - (vui) Hôm sau, người ta ăn được thì bảo là: khi nào sống mà người khác chửi không buồn, không phiền, không phẩn nộ, không oán trách … thì đến đây gặp con.

LỜI BÀN

"Nói chung mẹ em vẫn chưa từ bỏ (tìm người giới thiệu cho em). Chỉ là không có người muốn giới thiệu nên im ắng thế thôi." <=== THAM TÙY MIÊN, lòng tham kéo dài ngày này qua ngày khác, không thôi, không dứt.

Do lòng tham (muốn con lấy chồng/vợ) nên tâm người mẹ không có chút thảnh thơi, an lạc. Nếu buông bỏ được niệm tham này thì sẽ thảnh thơi, an vui, không có bất toại nguyện.

Muốn mà không được nên là bất toại nguyện khổ (tâm sân).

Sở dĩ có tham (muốn con lấy chồng/vợ) và sân (không được nên bất như ý) là do tâm SI. Do bị màn vô minh ngăn che không thấy khổ - nguyên nhân của khổ - trạng thái tâm hết khổ - và cách xả tâm khổ. Do không có Chánh kiến về cuộc đời gia đình đầy những triền phược, trói buộc, khổ đau, sinh tử luân hồi.

Cha mẹ muốn con cái có chồng/vợ, nhưng khi người con đã hiểu về cuộc đời là khổ, gia đình là trói buộc,... mà muốn con có gia đình là làm khổ con.

Sự dính mắc (kiết sử) giữa thành viên trong gia đình rất lớn lao, dính mắc vào việc của người này, người kia; dính mắc vào lời ăn tiếng nói của người này, người kia, v.v.. Để ĐỐT CHÁY những sợi dây dính mắc đó, cần phải được trau dồi CHÁNH KIẾN, trau dồi pháp như lý tác ý, trau dồi pháp tỉnh thức để đoạn trừ, làm muội lược các trói buộc dần dần.

Chúng ta vẫn sống trong gia đình, nhưng các kiết sử này phải được cắt bằng trí tuệ. Nếu không có dính mắc là giải thoát.

Ai có duyên xuất gia thì sẽ thuận lợi hơn trong việc hộ trì tâm thanh thản, an lạc, vì không có duyên sanh y (không phải lo chuyện gia đình, cơm nước, mưu sinh....) sẽ dễ xả hơn.

Hạnh phúc và bình an là khi không phải vướng bận những chuyện gia đình. Bởi có gia đình đó là sự trói buộc lớn lao. Nếu ở cùng một người không còn phiền não thì cũng đỡ, còn ở bên người nhiều phiền não, nhiều bệnh tham, sân si thì càng ngày càng khổ hơn. Thử nhìn xem người ta có chồng, vợ, con cái rồi thì có bao nhiêu thời gian để rảnh rỗi đọc bài kinh Nikaya, nghe bài Pháp hay đến gặp những bậc thầy thanh tịnh thưa hỏi giáo Pháp.

Đó là người Phật tử, có Pháp rồi mà còn cuốn vào dòng nghiệp lực như vậy, còn người chưa có sự thức tỉnh làm sao mà tránh khỏi phiền não cho nhau. Mà những nghiệp phiền não này thúc đẩy đi tái sanh muôn kiếp.

Ý nghĩa của cuộc đời không phải trói buộc trong giới hạn phải có gia đình, mà ý nghĩa của cuộc đời là sống mỗi ngày an vui, thanh thản, hướng đến vượt ra sự trói buộc của THÂN KIẾN, NGHI, GIỚI CẤM THỦ, THAM, SÂN để chấm dứt tái sanh ngay kiếp này.

Cuộc sống là sự lựa chọn, chọn cách sống thoát ra khỏi khổ đau ở hiện đời và chấm dứt tái sanh đó mới đích thực ý nghĩa.

"Ai sống trong đời này

Ái dục được hàng phục

Sầu rơi khỏi người ấy

Như giọt nước lá sen."

(Kinh Pháp cú)

Buổi sáng, 01/06/2020