Thursday, August 29, 2013

Dẫn Tâm Vào Đạo

"các con đừng giải thích theo chữ Hán (Trung Hoa), Đạo là con đường, nẻo, lối đi v.v… Giải thích như vậy không đúng nghĩa của Phật giáo. Vì ĐẠO ở đây có nghĩa là tâm không còn khổ đau, tâm được an ổn yên vui, tâm bất động không còn một ác pháp nào làm cho tâm động. Những điều trên đây tâm đã đạt được thì mới gọi là GIẢI THOÁT mà giải thoát là CHỨNG ĐẠO như trên đã nói." (1)

Chân lý giải thoát của đạo là chỉ thẳng vào mọi duyên, mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc để biết rõ nó là vô thường, khổ, và không có thực thể bản ngã trong đó. Tất cả đều do các duyên hợp lại mà thành, và duyên tan là mất hết, không còn có cái gì tồn tại. (2)

Dẫn tâm như thế nào? Dẫn tâm cũng như dẫn một đứa bé con còn thơ, nếu dẫn nó vào chỗ sạch sẽ không dơ bẩn (đạo đức) thì nó chơi sạch sẽ, nếu dẫn nó vào chỗ dơ bẩn thì nó dơ bẩn, ô nhiễm (thiếu đạo đức). Cũng vậy dẫn tâm vào chân lý giải thoát của đạo thì tâm sẽ giải thoát. (2)


Dù học hỏi nghiên cứu hiểu biết rộng rãi bao nhiêu cũng không bằng "dẫn tâm vào đạo". Cho Dù ngu tối chẳng học thức, không nghiên cứu để hiểu biết rộng rãi, nhưng chỉ siêng năng chuyên cần "dẫn tâm vào đạo" thì tâm vẫn làm chủ sanh, già, bịnh, chết, hoàn toàn giải thoát, trở thành một bậc A La Hán chẳng thua kém ai. (3)

Này các thầy tỳ kheo, khi nào vị tỳ kheo đoạn tận vô minh, minh được  sanh khởi. Vị ấy do vô minh đoạn tận, minh sanh khởi, không dự tính làm phước lành không dự tính làm phi phước lành, không dự tính làm bất động lành. Do không có dự tính, không có dụng ý vị ấy không chấp thủ một sự gì ở đời.  Không chấp thủ, vị ấy không sợ hãi. Không sợ hãi vị ấy hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.(150 Tương Ưng tập 2)

“Này các thầy tỳ kheo, nếu người nào còn bị vô minh chi phối, dự tính làm phước lành, thức của người ấy đi đến phuớc lành, nếu người ấy dự tính làm phi phước lành, thức của người ấy đi đến phi phước lành. Nếu người ấy dự tính làm bất động lành, thức của người ấy đi đến bất động lành”. (4)


Nguồn: 




(3):http://

Khéo gieo duyên với Chánh Phật pháp

Tôi xin đăng bức thư của một Phật tử và phần trả lời của Trưởng lão (phần chữ nghiêng, màu xanh) để ai có duyên cùng đọc. Thiết nghĩ bức thư này nói lên được tình cảm, cảm xúc của nhiều người khi biết đến Pháp mà Trưởng lão dạy.

(*): tôi đã đổi tên. Tựa entry do tôi đặt.

Kính ghi,
Tp.HCM, ngày 28 tháng 08 năm 2013

----------


Kính thưa các Thầy, các Sư Cô quản trị trang web “chonlac.org”. Con có 1 bức thư, vô cùng tha thiết muốn được Sư Ông – Đức Trưởng Lão Thích Thông Lạc minh xét. Con hiểu duyên phận bé nhỏ của mình và thời gian của Người vô cùng ít mà gánh nặng gây dựng Giáo Pháp của Phật thật lớn lao vô cùng. Nên con xin quý Thầy và Sư Cô xem xét, nếu thư này đáng để cho Sư Ông xét duyệt thì là vạn hạnh của con, còn không thì được sự trả lời của Quý Thầy và Sư Cô con cũng sung sướng và mãn nguyện lắm. Con xin chân thành cảm tạ Quý Thầy và Sư Cô!


Kính thưa Sư Ông!

Con tên là ĐHM (*), 25 tuổi, hiện nay con là nghiên cứu sinh năm 1 ở thành phố Matxcơva, Liên Bang Nga. Vạn hạnh ngàn đời đã khiến con có cơ duyên được biết đến Người.

Con không hiểu nhân duyên này ở mức độ nào, mà khi nghe pháp thoại của Sư Ông cũng như đọc sách của Sư Ông đến đâu, còn hiểu được chân lý của Đức Phật, cũng như tình thương của Sư Ông đến toàn thể chúng sinh trên cuộc đời và sự gian nan trong công cuộc tạo duyên giáo hóa chúng sinh của Sư Ông đến đấy.

            Đó là duyên Pht pháp con đã gieo trong kiếp trưc nay gp li con như ngưi mt ca quý mà gp li.

Vì hiểu cha mẹ và chị gái của mình xưa nay đều là những người sống ở ĐỜI nhân hậu, và cũng rất tin vào Phật Pháp (Các quý Thầy Đại Thừa có danh tiếng và Phật Giáo phát triển nhưng có chỗ hoài nghi như chùa to Phật Lớn, cầu cúng) nên con cứ ngỡ rằng duyên Phật thật sự đã đến với bản thân và gia đình, có thể nói ngay cho cha mẹ và chị gái chánh Phật Pháp mà Sư Ông gây dựng lại để họ nhanh chân đến với thầy tu được làm chủ sinh – già – bệnh – chết, và con, sau 3 năm trở về nếu may mắn thì được Sư Ông còn không thì được cha mẹ mình dìu dắt trên con đường tu tập (Vì con cũng tin rằng cha mẹ hay chị gái con sẽ không để phụ lòng Sư Ông).

Nhưng thực tế không dễ như vậy, con đã không lường được hết mọi thứ. Ước nguyện đó của con không những cha mẹ không hiểu, mà con đã vô tình làm cho cha mẹ mình sống hơn 2 tuần lễ như trong địa ngục, 2 người cảm thấy như mình đã mất đi đứa con là con. Công sức nuôi nó lớn lên ăn học, đang trên đường nghiên cứu khoa học – là 1 vinh dự nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với 1 người có học nghiêm túc giờ đây nó lại có ý khi tốt nghiệp trở về thì sẽ đi tu, muốn sống 1 cuộc sống 3 y 1 bát và ăn xin khổ sở.

            Ưc mun ca cha m con là ưc mun danh li đi, nên khi nghe con mun đi tu ba y mt bát như đc Pht thì chng trái vi con là phi.

 Nhưng do đã đọc sách và nghe pháp thoại của thầy khá đầy đủ, con hiểu mình không được làm cho cha mẹ buồn. Và cũng không muốn để cho cha mẹ mình vì chưa có cái nhìn cuộc sống như thật mà chỉ vì thương tiếc con mà có những lời nhận xét không đúng về Sư Ông cũng như chánh Phật Pháp mà Sư Ông đang gian nan gây dựng thì tội lỗi vô cùng.  Cho nên con đã hứa với cha mẹ sẽ sống bình thường như 1 người con trai cần học hành nghiêm túc, phải có vợ con và trách nhiệm, đạo đức gia đình thật tốt. Vì vậy mà cha mẹ con nguôi đi nỗi lo buồn, và cùng nghiên cứu về pháp thoại cũng như sách của Sư Ông 1 cách nghiêm túc, và rốt ráo, để xem vì sao mà con mình lại tin tưởng tuyệt đối Sư Ông như vậy. Con rất vui mừng vì tâm cơ của mình cũng đã giúp cho cha mẹ tiếp cận được với chánh Pháp.

Nhưng có 1 trở ngại lớn quá thưa Sư Ông, vì con tuổi đời còn trẻ, tất cả những điều con đọc, con hiểu là chưa có kiểm chứng, con chưa trải qua cuộc đời mà chỉ đọc và tin, thế nên cha mẹ con thường hay nhắc nhở con trong sự lo lắng cho người con mình như có phần nông nổi. Cha mẹ con nói: “con đọc sách và nghe Sư Ông cũng chỉ như sự tiếp cận với 1 trong các cao nhân đáng kính ở cõi đời, còn nhiều người khác cũng rất giỏi, họ nói cũng rất hay, cho nên con trai cần phải hoài nghi, phải chiêm nghiệm. Còn cha mẹ đã sống từng này tuổi (cha con năm nay 63, mẹ con 55 tuổi) thì cách tiếp cận với bất cứ 1 thông tin gì cha mẹ đều không giống con đâu, mà phải hoài nghi, phải nghiên cứu kỹ lưỡng và phải kiểm chứng, kể cả những lời Sư Ông nói, viết cũng như cả chính Sư Ông, cần phải được tiếp kiến để hiểu về Sư Ông”.

            Li dy ca cha m con rt đúng, đng vi tin ai c. Pht ngày xưa cũng dy: Đng tin nhng li Ta dy mà hãy tin nhng li Ta dy khi áp dng vào bn thân có li ích cho mình cho ngưi thì hãy tin.

Con thấy cha mẹ mình có cái lý của họ, nhưng tại sao con đọc những điều Sư Ông nói, con lại hiểu và đồng tình với Sư Ông không chút nghi ngờ, con tin tuyệt đối về sự tu chứng của Người cũng như những chánh Phật Pháp mà người đang gian nan gây dựng?

            Đó là duyên Pht pháp kiếp trưc con đã khéo gieo.

Con vừa chờ đợi và hy vọng sự sáng suốt cùng cơ duyên sẽ đến với cha mẹ mình. Nhưng lo lắng thay, cha mẹ con đọc hết bộ “Đường về xứ Phật” của Người thì lại chỉ ra có nhiều điểm Sư Ông nói nhiều chỗ không nhất quán. Con ngầm hiểu ngay, chắc chắn là do cha mẹ chưa hiểu ý Sư Ông diễn đạt. Bằng chứng là cha con chúng con đã tranh luận sôi nổi về 1 trong những sự mâu thuẫn đó. Đúng như vậy, là cha con chưa hiểu ý của Người, mà “trí hữu hạn” đã giới hạn cha con ở trở ngại ý nghĩa của câu chữ. Con biết là mình tuổi đời còn trẻ, và tu phần đời còn chưa ra đâu vào đâu thì không được nói về Phật Pháp, không được giải thích, tranh luận gì với ai, nhưng vì cha mẹ con cũng muốn trao đổi tự nhiên và khách quan với con nên con đành phải cố gắng giải thích với họ những gì con hiểu khi đọc sách và nghe pháp thoại của Sư Ông.

            Pht pháp đ ngưi hu duyên ch không đ ngưi vô duyên.

Thưa Sư Ông, chính con và cha mẹ con có 1 số trăn trở như sau, cúi mong Sư Ông từ bi chỉ dậy:

1)      Những gì con làm có gì sai hay không thưa Sư Ông, nếu những bạn trẻ khác cũng có tâm nguyện như con thì nên làm gì để cha mẹ hiểu và tiếp cận với chánh Pháp của Sư Ông cho đúng mà không bị buồn phiền?

Nhng gì con làm đu không sai con ! Nhưng có điu là con chưa thông sut lý nhân duyên. Đo Pht đ ngưi hu duyên ch không đ ngưi vô duyên.

2)      Sư Ông ơi, con tin tuyệt đối vào đạo đức nhân bản – nhân quả tuyệt vời của Đức Phật, con nguyện đem chân lý sống không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh ra làm công cụ sống duy nhất ở cuộc đời này, mà chả cần nương vào những phương pháp giáo lý sống nào khác.

Nếu sng đi đo đc nhân bn - nhân qu không làm kh mình kh ngưi và tt c chúng sinh thì tâm hn con thanh thn, an lc và vô s. Đó là mc đích đo đc gii thoát ca Pht giáo cho nhng ai mun thoát ra mi s kh đau trong cuc đi này, nhưng mun sng đưc như vy thì phi thông sut đo đc nhân bn - nhân qu.

Cha mẹ con cũng vì thương con lắm theo ý của họ, mà bảo con: “Con phải tỉnh táo, còn nhiều vị cao nhân người ta giỏi lắm, người ta cũng hiểu về Phật Pháp, và còn là những chính trị gia nổi tiếng, thành công trên cuộc đời, con phải đọc, phải lắng nghe, như Ngài cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ của Trung Quốc, Ngài Trần Trọng Kim – Thủ tướng Đế quốc Việt Nam, và nhiều ngài khác rất nổi tiếng ”. Sư Ông ơi, vậy ngoài chân lý sống trên của Đức Phật, có thật sự con cần phải học gì ở những giáo lý khác nữa không?

        Ngoài chân lý sng không làm kh mình, kh ngưi và kh tt c chúng sinh ca Pht giáo thì không còn mt chân lý sng nào khác na. Cha m con không hiu chân lý sng ca Pht giáo mi đem so sánh vi nhng thin xo, k năng sng ca Chu Dung Cơ và Trn Trng Kim. Hành đng so sánh này li càng chng t cha m con li còn không hiu Pht giáo. Vì thin xo, k năng sng ca Chu Dung Cơ và Trn Trng Kim ch dùng vào đưng li chính tr đ tr nưc, bình thiên h, nhưng thin xo k năng sng đó ch hp vi thi đi này mà không hp vi thi đi khác cho nên nó đâu đưc gi là chân lý. Bi vy càng thin xo càng khéo léo thì càng gi di không tht vi chính mình. Không tht vi chính mình thì không tht vi mi ngưi phi không con?


Cha mẹ cho con biết, có nhiều thiện xảo, nhiều kỹ năng sống rất hay, những kinh nghiệm cuộc đời rất tuyệt vời ở những người đó. Nhưng con thì cứ muốn sống thật đơn giản, chả cần phải thiện xảo, khéo léo làm tâm mình phải suy nghĩ nhiều, mà để nó sai khiến thì có khi vô tình làm nên nhân ác, tạo tội lỗi, còn nếu sống lương thiện theo đạo đức nhân bản nhân quả, không làm khổ mình, khổ người, khổ tất cả chúng sinh thì chưa đủ sức làm cho cha mẹ con an tâm mà không lo lắng con mình sẽ không bị thiệt, bị hại ở cuộc đời đầy rẫy mưu mô và thoái hóa về đạo đức hiện nay.

        Đúng vy, thin xo, khéo léo làm tâm mình phi suy nghĩ nhiu mà đ nó sai khiến có khi vô tình làm nên nhân ác và ti li; còn nếu sng lương thin theo đo đc không làm kh mình, kh ngưi và kh tt c chúng sinh bng trí tu tnh giác thì chng s mưu mô xo trá ca cuc đi này, vì mưu mô xo trá ca cuc đi này không bao gi qua khi mt ca ngưi có trí tu nhân bn – nhân qu. Ngưi có trí tu nhân bn – nhân qu thì không ai làm hi đưc.

Con phải lý giải với cha mẹ ra sao, khi 2 người hỏi: “Không lẽ người ta đang tâm lợi dụng sức lao động, tâm huyết của con mà con vẫn cứ thương yêu, nhẫn nhục tha thứ cho họ hay sao? Mà cứ như vậy còn làm hại họ, vì khiến họ làm ác trên mình nhiều hơn?” Vậy ngoài đạo đức nhân bản – nhân quả  thì con có nên đọc nhiều sách vở như cha mẹ khuyên không xin Sư Ông từ bi chỉ cho con được sáng suốt.

        Đt ra câu hi này cha m con chưa hiu biết trí tu nhân bn – nhân qu. Trí tu nhân bn – nhân qu thy biết ngưi khác li dng sc lao đng ca k khác là biết ngay h là k ác. Khi thy biết điu này ta khuyên h đng nên li dng như vy, đó là nhân ác mà sau này s gp qu kh đau mà không tránh khi. Mình la đo ngưi thì có ngưi khác la đo mình. Gieo nhân nào thì phi gt qu ny.

        Thương ngưi là khuyên h làm vic lành, ch thương mà không dám khuyên, không dám nói cái sai ca h thì đó không phi thương ngưi. Thương ngưi là dám nói thng mt ngưi không h s hãi. Đó là đo đc nhân bn – nhân qu. Bi vy khi nghe đo đc sng không làm kh mình, kh ngưi thì sinh ra tính th đng hèn nhát, đo đc sng không làm kh mình, kh ngưi là một trí tu sáng sut nên nhìn thy ngưi nào đáng khuyên thì khuyên, không đáng khuyên thì không nên khuyên, do đó không làm kh ai c.

3)      Hiện nay con có 1 số những đức tính sau mà làm cho cha mẹ rất lo lắng: đó là con chưa đủ sự minh mẫn để phân biệt sự thật hay dối trá lừa đảo của cuộc đời. Bằng chứng hễ ai nói gì hay, mà thiện thì con đều rất tin. Nhưng nhiều trường hợp cho thấy đằng sau cái lời nói đó có sự chưa như thật, khiến con tin sai tức là cả tin và thật thà quá, cha mẹ con sợ con bị lừa và bị lợi dụng.

Đo đc nhân bn – nhân qu sng không làm kh mình, kh ngưi và kh tt c chúng sanh là mt trí tu T Vô Lưng Tâm rt tuyt vi ca Pht giáo, vì thế không ai dùng mưu mô xo quyt đ la mình đưc. Bi vy đo Pht gi là Đo Trí Tu. Khi con đã hc đo đc nhân bn – nhân qu này thì không ai la đo con đưc. Cha m con s là vì cha m con chưa hiu đo đc trí tu Pht Giáo. Khi hc xong đo đc này mt li nói hay mt hành đng la đo ca ngưi khác là con lin phát hin ngay ch không phi mù m như con cu non d b lưng gt.

Thứ 2 là tính cách con không được bình tĩnh, thường hay nhiệt tình thái quá cũng như vội vàng, hấp tấp, thì dễ hỏng việc hoặc làm việc không hiệu quả. Mặc dù con có cố gắng đọc sách thầy để hiểu biết thêm, con đã cố gắng giữ 5 giới mà Sư Ông chỉ dạy, thỉnh thoảng ác pháp đến con cũng quyết liệt tác ý những câu tri kiến để làm dịu lại thân tâm nhưng những lúc ác pháp dồn dập con lại bị thua, bằng chứng khi tranh luận với cha để giải thích những gì mà cha con cho là Sư Ông mâu thuẫn thì con thấy con chưa bình tĩnh, nói với cha mình mà nhiều khi con mải tranh luận lại to tiếng và có sự nói hỗn, chỉ khi nghĩ lại con thấy mình sai, mặc dù cha con thì rất dịu dàng và bình tĩnh. Nhưng vì sự không hiểu Sư Ông của cha cứ làm cho thân tâm con lo lắng và vì vậy hối thúc tâm con nóng vội.

Do hiu đưc tâm trí ca mi ngưi nên Thy đã viết li nói đu ca b Đưng V X Pht có đon: “Ngưi nào tu hành làm ch đưc bn s đau kh Sinh, Già, Bnh, Chết thì mi phê bình b sách này còn chưa làm ch đưc thì đng dùng kiến tưng gii mà phê phán thì e rng tâm trí quá nông ni, cn ct”
Con mi đc sách Thy, ch chưa có tu tp nên con thiếu bình tĩnh, vì thế con nên tu tp cho mình hơn là đem ngôn ng ra tranh lun vi ngưi khác thì không nên. Khi tu hành chưa xong li nói ca con còn nh ký lm không th thuyết phc ngưi khác đưc, nên im lng mà tu tp.

Thứ 3 là con có 1 yếu điểm là dục vọng, 1 thời gian nghiên cứu Phật Pháp thì dục vọng con không ham, nhưng cứ sau 1 thời gian, nhất là khi tình cờ mở các trang web thong tin mà có nhiều quảng cáo, thông tin văn hóa phẩm đồi trụy tự động bật lên đã tác động thân tâm con khởi niệm, khiến con có ý thích muốn mở xem và lúc ấy con còn không muốn tác ý hay nghĩ gì khác mà cứ lao vào bấm xem .Con xin Sư Ông từ bi chỉ dậy cho con cách nhiếp phục 3 yếu điểm của tính cách trên của con: 1 là cả tin không biết phân tích vấn đề chính xác. 2 là sự nóng vội thiếu bình tĩnh. 3 là dục vọng.

1- Khi thy mt điu gì hay thì phi áp dng vào cuc sng hng ngày ca con, nếu có kết qu tt thì mi tin còn không có kết qu thì đng tin.

2- Phi tu tp tâm Đnh Tĩnh bng phương pháp Đnh Nim Hơi Th. Tác ý trưc khi hít th: “Vi tâm đnh tĩnh tôi biết tôi hiết vô; vi tâm đnh tĩnh tôi biết tôi th ra”. Tp như vy trong 5 phút, mi ngày đêm chia làm 4 ln.

3- “Quán t b tâm dc vng tôi biết tôi hít vô; quán t b tâm dc vng tôi biết tôi th ra”. Ngày đêm chia làm 4 thi, mi thi tu tp 5 phút. Ngày nào cũng tu tp như vy cho đến khi dc vng không còn na mi thôi.

4)    Kính thưa Sư Ông, mặc dù có những sự chưa thỏa mãn và hoàn toàn tin tưởng tuyệt đối vào Sư Ông cũng như chánh pháp mà Sư Ông đang gian nan gây dựng lại, nhưng con xin Sư Ông rộng lượng tha thứ cho cha mẹ con cũng như những người khác vì vô minh mà không hiểu Người. Nhưng con thật lo lắng quá, con nghĩ rằng cha mẹ mình đâu có kém trong tư duy suy nghĩ mà tại sao lại không có cái nhìn đúng về Sư Ông ngay?? Còn thiếu cái gì mà chưa đủ niềm tin, những điều mâu thuẫn trong sách vở của Người viết ư? Con sẽ hết lòng nghiên cứu sách của Người để nói cho cha mẹ hiểu.

Kiếp trưc cha m con đã không cúng dưng mt bát cơm khi Thy đng trưc ca nhà xin ăn, nên nay cha m con làm sao tin Pht pháp đưc.

Nhưng cả con và cha mẹ cùng có 1 nguyện vọng như sau, kính xin Sư Ông minh xét:  Đó là vì những sự vô minh của con người khiến cho chúng con có cái nhìn không thật, thấy cái đúng, cái chân lý thì chưa hẳn đã tin mà làm theo, vì còn có những lập luận cho thấy ở thời buổi này, ở đời này chả bao giờ làm được như vậy. Tức là còn 1 vài chân lý của Đức Phật nói mà không dễ làm, và làm cũng không nhanh chóng mà nhìn thấy kết quả được và vì thế không thuyết phục họ sống trong chân lý của đạo đức nhân bản, nhân quả được. Ví dụ, con nói với anh bạn ở cùng phòng (theo như ý con hiểu từ Sư Ông giảng dạy): “Anh ơi, con muỗi cũng tội nghiệp lắm, nó sống có vài ngày rồi cũng chết mà thôi, mà nó đốt anh là vì nó có nghiệp nhân quả với anh, thôi anh đừng giết nó, không bố thí máu cho nó thì đừng đập nó, nếu anh đập nó thì hành động đó sẽ lại đi tái sinh tiếp thành những loài chúng sinh khác và anh sẽ phải chịu tiếp sự khổ đau không dứt” nhưng những lời nói đó của con không thuyết phục, bởi vì họ quan niệm: “đời này muốn tồn tại thì phải bảo vệ sự sống bản thân, và phải diệt những loài muốn diệt mình, con muỗi nó đốt máu mình có lẽ nào để cho nó đốt mà không diệt nó, vậy quy tắc 3 sạch 3 diệt mà sách đạo đức phổ thông dậy là sai hay sao, cho nên chú đừng có nói mấy điều đó với anh, vô lý”. Con chỉ thương anh bạn mình, nhưng con lại nghĩ: tại sao chân lý mà người ta lại không nhận ra??? Có cách gì để cho con người ta nhận ra sự thật rõ rang nữa không thưa Sư Ông??? Con thấy mình không đập muỗi mà khi nó đến con chỉ bảo: “Muỗi ơi tao đang làm việc mày đừng đốt tao, lát tao ngủ không biết gì mày cứ đến mà ăn” con thấy chính vậy muỗi lại chẳng đốt con mà anh bạn con thì hay khó chịu dằn vặt khi muỗi bay qua hoặc nghe tiếng muỗi. Con cũng nói với anh nhưng anh vẫn không chịu tin. Vậy con và cha mẹ cùng cúi xin Sư Ông vì cảm thông thương xót cho chúng sinh vô minh này, khi dưới những tác động quá ác liệt của các ác pháp cuộc đời mà không đủ niềm tin nhìn thẳng vào chân lý đạo đức nhân bản – nhân quả, rất cần sự soi sáng ở những bậc tu chứng như Sư Ông. Chúng con chỉ xin có 1 tâm nguyện tha thiết: xin Sư Ông từ bi thị hiện sự minh chứng cho loài người chúng con thấy 1 sự thật không thể chỗi cãi: Xin Sư Ông dùng năng lực “Dục như ý túc” làm cho cơ thể mình trẻ lại và sống thêm với chúng con chỉ 20 năm nữa thôi. Thì đó quả là 1 minh chứng HÙNG HỒN và không thể chối cãi, và có tác dụng thức tỉnh biết bao nhiêu là con người.

Sng hai chc năm na đâu phi là mt vic làm khó đi vi ngưi đã làm ch sinh, già , bnh, chết. Thy năm nay 82 tui nhưng nhìn voc dáng ch đ 60 tui, cơ th không có mt bnh tt gì c, lưng không còm, chân tay không run ry v.v...

Kính thưa Sư Ông, riêng con thì 1 lòng kĩnh ngưỡng Sư Ông, tin tưởng tuyệt đối, con hiểu rằng từ khi tu chứng đến nay Người đã dày công 30 năm tạo duyên giáo hóa chúng sinh. Con hiểu long từ bi và sự gian khổ vô lượng của Người. Những buổi đầu đọc sách Sư Ông, con nghẹn ngào xúc động, khóc rất nhiều vì con thương Người lắm. Nhiều khi con đọc những bài hỏi đi hỏi lại 1 ý như những hiện tượng siêu hình hay thần thông, Sư Ông đã viết sách, đã giảng giải bao nhiêu lần là không có mà họ không chịu đọc kỹ, đọc kỹ không chịu hiểu mà cứ hỏi đi hỏi lại, nhưng Người vẫn nhẫn nại từ bi mà giải thích. Con thật sự xúc động mà chỉ muốn có mặt ngay bên Người, quyết chí tu học bên Người để không phụ lòng Người. Con tin tưởng tuyệt đối sự tu chứng của Người thể hiện ở chỗ Giới luật nghiêm chỉnh, lòng từ bi và những giáo lý Người viết đã dẫn dắt tâm con theo Người tuyệt đối. Chỉ đáng trách trí người đời sao mà vô minh, họ càng đọc sách Người thì lại càng nghi ngờ, như họ nói: “lời nói của Sư Ông chưa bình tĩnh và chưa thấy rõ nét sức thuyết phục linh thiêng như 1 bậc tu chứng thật sự”, rồi “Lời nói của Sư Ông nhiều chỗ còn mâu thuẫn”, rồi “Sự tu chứng của Sư Ông thật sư đến đâu”. Vậy nên, tâm nguyện của chúng con dù biết là sai, là không đúng nhưng hiệu quả giáo hóa và gây niềm tin của nó con thấy thật không nhỏ, nếu Sư Ông dùng tâm lực làm cho cơ thể Người trẻ lại 20 năm và dìu dắt chúng con thêm 20 năm nữa, thì có lẽ sẽ có rất nhiều người trên hành tinh này sẽ tu chứng và hiểu lại đúng đắn Phật Pháp.

Cuối cùng, con cúi xin Sư Ông tha thứ cho những gì con viết còn sai, còn thiếu suy nghĩ. Con 1 lòng hướng về Sư Ông, về chánh Phật Pháp mà Sư Ông đã và đang gây dựng lại.

Khen, chê, nghi ng là tâm trng ca chúng sinh, vì thế chúng ta phi yêu thương h, bi h trí mng phưc kém rt khó đ. Tuy cách đc Pht 2554 năm Thy ra công dng li chánh Pháp ca Pht ngõ hu giúp ngưi hu duyên và nht là nn đo đc ca loài ngưi đang xung cp trm trng, vì thế phi dng li mt nn đo đc nhân bn – nhân qu sng không làm kh mình, kh ngưi và chúng sinh, đó là đ cu mi loài trên hành tinh này, nếu con ngưi không có đo đc thì t h hoi dit h.

Con kính xin Sư Ông ở lại thật lâu để dìu dắt chúng con. Con kính chúc sức khỏe Người!
Kính thư,
Con – HM
Matxcơva 06-06-2010.