Thursday, August 29, 2013

Dẫn Tâm Vào Đạo

"các con đừng giải thích theo chữ Hán (Trung Hoa), Đạo là con đường, nẻo, lối đi v.v… Giải thích như vậy không đúng nghĩa của Phật giáo. Vì ĐẠO ở đây có nghĩa là tâm không còn khổ đau, tâm được an ổn yên vui, tâm bất động không còn một ác pháp nào làm cho tâm động. Những điều trên đây tâm đã đạt được thì mới gọi là GIẢI THOÁT mà giải thoát là CHỨNG ĐẠO như trên đã nói." (1)

Chân lý giải thoát của đạo là chỉ thẳng vào mọi duyên, mọi hoàn cảnh, mọi đối tượng, mọi sự việc để biết rõ nó là vô thường, khổ, và không có thực thể bản ngã trong đó. Tất cả đều do các duyên hợp lại mà thành, và duyên tan là mất hết, không còn có cái gì tồn tại. (2)

Dẫn tâm như thế nào? Dẫn tâm cũng như dẫn một đứa bé con còn thơ, nếu dẫn nó vào chỗ sạch sẽ không dơ bẩn (đạo đức) thì nó chơi sạch sẽ, nếu dẫn nó vào chỗ dơ bẩn thì nó dơ bẩn, ô nhiễm (thiếu đạo đức). Cũng vậy dẫn tâm vào chân lý giải thoát của đạo thì tâm sẽ giải thoát. (2)


Dù học hỏi nghiên cứu hiểu biết rộng rãi bao nhiêu cũng không bằng "dẫn tâm vào đạo". Cho Dù ngu tối chẳng học thức, không nghiên cứu để hiểu biết rộng rãi, nhưng chỉ siêng năng chuyên cần "dẫn tâm vào đạo" thì tâm vẫn làm chủ sanh, già, bịnh, chết, hoàn toàn giải thoát, trở thành một bậc A La Hán chẳng thua kém ai. (3)

Này các thầy tỳ kheo, khi nào vị tỳ kheo đoạn tận vô minh, minh được  sanh khởi. Vị ấy do vô minh đoạn tận, minh sanh khởi, không dự tính làm phước lành không dự tính làm phi phước lành, không dự tính làm bất động lành. Do không có dự tính, không có dụng ý vị ấy không chấp thủ một sự gì ở đời.  Không chấp thủ, vị ấy không sợ hãi. Không sợ hãi vị ấy hoàn toàn tịch tịnh. Vị ấy biết rõ: Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa”.(150 Tương Ưng tập 2)

“Này các thầy tỳ kheo, nếu người nào còn bị vô minh chi phối, dự tính làm phước lành, thức của người ấy đi đến phuớc lành, nếu người ấy dự tính làm phi phước lành, thức của người ấy đi đến phi phước lành. Nếu người ấy dự tính làm bất động lành, thức của người ấy đi đến bất động lành”. (4)


Nguồn: 




(3):http://

No comments:

Post a Comment