Kinh
Ðại duyên
1.
Như vậy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn trụ tại bộ lạc Kuru (Câu-lâu), ở ấp Kuru
tên là Kammassadhamma (Kiếm-ma-sắt-đàm). Tôn giả Ananda (A Nan) đến tại chỗ Thế
Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một
bên, Tôn giả Ananda bạch Thế Tôn:
- Hy
hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, giáo pháp
Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy, và giáo
pháp này đối với con hết sức minh bạch rõ ràng.
-
Này Ananda, chớ có nói vậy! Này Ananda chớ có nói vậy! Này Ananda, giáo pháp
Duyên khởi này thâm thúy, thật sự thâm thúy. Này Ananda, chính vì không giác ngộ,
không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén,
rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja (ba-ba-la) không
thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử.
2.
Này Ananda, nếu có ai hỏi: "Già và
chết do duyên nào không?" Hãy đáp: "Có". Nếu có hỏi:
"Già và chết do duyên gì?" Hãy đáp: "Già và chết do duyên sanh".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi: "Sanh có duyên nào không?" Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Sanh do duyên gì?" Hãy đáp: "Sanh
do duyên hữu".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi: "Hữu có do duyên nào không? Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Hữu do duyên gì?" Hãy đáp: "Hữu
do duyên thủ".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi. "Thủ có do duyên nào không?" Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Thủ do duyên gì?" Hãy đáp: "Thủ
do duyên ái".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi: "Ái có duyên nào không?" Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Ái do duyên gì?" Hãy đáp: "Ái
do duyên thọ".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi: "Thọ có do duyên nào không?" Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Thọ do duyên gì?" Hãy đáp: "Thọ
do duyên xúc".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi: "Xúc có do duyên nào không?" Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Xúc do duyên gì?" Hãy đáp: "Xúc
do duyên danh sắc".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi: "Danh sắc có duyên nào không?" Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Danh sắc do duyên gì? Hãy đáp: "Danh
sắc do duyên thức".
Này
Ananda, nếu có ai hỏi: "Thức có do duyên nào không?" Hãy đáp:
"Có". Nếu có hỏi: "Thức do duyên gì?" Hãy đáp: "Thức
do duyên danh sắc".
3.
Này Ananda, như vậy do duyên danh sắc, thức sanh; do duyên thức, danh sắc sanh;
do duyên danh sắc, xúc sanh; do duyên xúc, thọ sanh; do duyên thọ; ái sanh; do
duyên ái, thủ sanh; do duyên thủ, hữu sanh; do duyên hữu, sanh sanh; do duyên
sanh, lão tử sanh, do duyên lão tử, sầu, bi, khổ, ưu não sanh. Như vậy là toàn
bộ khổ uẩn tập khởi.
4.
Trước đã nói: "Do duyên sanh; lão tử sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên sanh; lão tử sanh"?
Này
Ananda, nếu sanh không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như chư Thiên hay
Thiên giới, Càn-thát-bà hay Càn-thát-bà-giới, Dạ-xoa hay Dạ Xoa giới. Quỷ thần
hay Quỷ thần giới, loài Người hay Nhân giới, loại bốn chân hay tứ túc giới,
loài chim hay điểu giới, loài trùng xà hay trùng xà giới. Này Ananda, nếu không
có sanh cho tất cả, do sanh diệt thời lão tử có thể hiện hữu không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của lão tử, tức là sanh.
5.
Trước đã nói: "Do duyên hữu, sanh sanh ra". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên hữu, sanh sanh ra"?
Này
Ananda, nếu hữu không có bất cứ loại nào giới nào, bất cứ chỗ nào xứ nào, như dục hữu, sắc hữu hay vô sắc hữu. Nếu không có hữu cho tất cả, do hữu diệt thời sanh có
thể hiện hữu không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của sanh, tức là hữu.
6.
Trước đã nói: "Do duyên thủ, hữu sanh". Này Ananda, phải hiểu như
thế nào câu hỏi: "Do duyên thủ, hữu sanh"? Này Ananda, nếu thủ không
có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như dục thủ, kiến thủ,
giới cấm thủ hay ngã chấp thủ. Nếu không có thủ cho tất cả, do
thủ diệt thời hữu có thể hiện hữu không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của hữu, tức là thủ.
7.
Trước đã nói: "Do duyên ái, thủ sanh". Này Ananda, phải hiểu như thế
nào câu nói: "Do duyên ái, thủ sanh"? Này Ananda, nếu ái không có bất
cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như sắc ái, thanh
ái, hương ái, vị ái, xúc ái hay pháp ái.
Nếu không có ái cho tất cả, do ái diệt thời thủ có thể hiện hữu không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của thủ, tức là ái.
8.
Trước đã nói: "Do duyên thọ, ái sanh". Này Ananda, nếu thọ không có
bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như nhãn xúc sở sanh
thọ, nhĩ xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở sanh thọ, thiệt xúc sở sanh thọ, tỷ xúc sở
sanh thọ, ý xúc sở sanh thọ. Nếu
không có thọ cho tất cả, nếu thọ diệt thời ái có thể hiện hữu không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của ái, tức là thọ.
9. Này Ananda, như vậy do duyên thọ, ái sanh; do duyên ái, tìm cầu
sanh; do duyên tìm cầu, lợi sanh; do duyên lợi, quyết định (sở dụng của lợi)
sanh; do duyên quyết định, tham dục sanh; do duyên tham dục, đam trước sanh; do
duyên đam trước, chấp thủ sanh; do duyên chấp thủ, hà tiện sanh; do duyên hà tiện, thủ hộ sanh; do duyên thủ hộ, phát
sanh một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận,
đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ.
10.
Trước đã nói: "Do duyên thủ hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp, như chấp
trượng, chấp kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng
ngữ". Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên thủ
hộ, phát sanh một số ác, bất thiện pháp, như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu,
tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ"?
Này
Ananda, nếu thủ hộ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có thủ hộ
cho tất cả, nếu thủ hộ diệt thời một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp
kiếm, tranh đấu, tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ có thể hiện
hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của một số ác, bất thiện pháp như chấp trượng, chấp kiếm, tranh đấu,
tranh luận, đấu khẩu, khẩu chiến, ác khẩu, vọng ngữ, tức là thủ hộ.
11.
Trước đã nói: "Do duyên hà tiện, thủ hộ sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên hà tiện thủ hộ sanh"? Này Ananda, nếu
hà tiện không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có hà tiện, cho tất
cả, nếu hà tiện diệt thời thủ hộ có thể hiện hữu không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của thủ hộ, tức là hà tiện.
12.
Trước đã nói: "Do duyên chấp thủ, hà tiện sanh". Này Ananda, phải
hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên chấp thủ, hà tiện sanh"? Này
Ananda, nếu chấp thủ không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không chấp
thủ cho tất cả, nếu chấp thủ diệt thời hà tiện có thể hiện hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của hà tiện, tức là chấp thủ.
13.
Trước đã nói: "Do duyên đam trước, chấp thủ sanh". Này Ananda, phải
hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên đam trước, chấp thủ sanh"? Này
Ananda, nếu đam trước không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có
đam trước cho tất cả, nếu đam trước diệt thời chấp thủ có thể hiện hữu được
không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của chấp thủ, tức là đam mê.
14.
Trước đã nói: "Do duyên tham dục, đam trước sanh". Này Ananda, phải
hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên tham dục, đam trước sanh"? Này
Ananda, nếu tham dục không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có
tham dục cho tất cả, nếu tham dục diệt thời đam trước có thể hiện hữu được
không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của đam trước, tức là tham dục.
15.
Trước đã nói: "Do duyên quyết định, tham dục sanh". Này Ananda, phải
hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên quyết định tham dục sanh"? Này
Ananda, nếu quyết định không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có
quyết định cho tất cả, nếu quyết định diệt thời tham dục có thể hiện hữu được
không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của tham dục tức là quyết định.
16.
Trước đã nói: "Do duyên lợi, quyết định sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên lợi quyết định sanh"? Này Ananda, nếu
lợi không có không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu lợi không có cho tất
cả, nếu lợi diệt thời quyết định có thể hiện hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của quyết định, tức là lợi.
17.
Trước đã nói: "Do duyên tầm cầu, lợi sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên tầm cầu, lợi sanh"? Này Ananda, nếu tầm
cầu không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu tầm cầu không có cho tất cả,
nếu tầm cầu diệt thời lợi có thể hiện hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của lợi, tức là tầm cầu.
18.
Trước đã nói: "Do duyên ái, tầm cầu sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên ái, tầm cầu sanh"? Này Ananda, nếu
không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu ái không có cho tất cả, nếu ái diệt
thời tầm cầu có thể hiện hữu được không?- Bạch Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của tầm cầu, tức là ái.
Này Ananda, như vậy hai
phương diện (của ái) tuy hai nhưng hòa hợp thành một, nhờ thọ (làm duyên sanh).
19.
Trước đã nói: "Do duyên xúc, thọ sanh". Này Ananda, phải hiểu như
thế nào câu nói: "Do duyên xúc, thọ sanh"? Này Ananda, nếu xúc không
có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, như nhãn xúc, nhĩ
xúc, tỷ xúc, thiệt xúc, thân xúc, ý xúc, nếu xúc không có cho tất
cả, nếu xúc diệt thời thọ có thể hiện hữu không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của thọ, tức là xúc.
20.
Trước đã nói: "Do duyên danh sắc, xúc sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên danh sắc, xúc sanh"? Này Ananda, nếu
những hình, những sắc, những tướng, những mạo, nhờ đó mà danh thân và sắc thân
thi thiết; nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có, thời
danh mục xúc trong sắc thân có thể hiện hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy nhờ đó mà sắc thân
được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có,
thời hữu đối xúc trong danh thân có thể hiện hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh thân
và sắc thân được thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy
không có, thời danh mục xúc hay hữu đối xúc có thể hiện hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, những hình, những sắc, những tướng, những mạo nhờ đó mà danh sắc được
thi thiết, nếu những hình, những sắc, những tướng, những mạo ấy không có thì
xúc có thể hiện hữu được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
Do vậy,
này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy là
nhơn duyên của xúc, tức là danh sắc.
21.
Trước đã nói: "Do duyên thức, danh sắc sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên thức, danh sắc sanh"? Này Ananda, nếu thức không đi vào trong bụng của người mẹ,
thời danh sắc có thể hình thành trong bụng bà mẹ không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, nếu thức đi vào trong bụng bà mẹ rồi bị tiêu diệt, thời danh sắc có
thể hình thành trạng thái này, trạng thái khác không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, nếu thức bị đoạn trừ trong đứa con nít, hoặc là đồng nam hay đồng nữ,
thời danh sắc có thể lớn hơn, trưởng thành và thành mãn được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
- Do
vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy
là nhơn duyên của danh sắc, tức là thức.
22.
Trước đã nói: "Do duyên danh sắc, thức sanh". Này Ananda, phải hiểu
như thế nào câu nói: "Do duyên sanh sắc thức sanh "? Này Ananda, nếu
thức không an trú được trong danh sắc, thời trong tương lai, có thể hiện hữu sự
hình thành của sanh, lão, tử, khổ, tập không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
- Do
vậy, này Ananda, như vậy là nhơn, như vậy là duyên, như vậy là tập khởi, như vậy
là nhơn duyên của thức, tức là danh sắc.
-
Này Ananda, trong giới hạn con người được sanh, con người được già, con người
được chết, con người được diệt, hay con người được tái sanh, trong giới hạn ấy
là danh mục đạo, trong giới hạn ấy là ngôn ngữ đạo, trong giới hạn ấy là thi
thiết đạo, trong giới hạn ấy là tuệ giới, trong giới hạn ấy là lưu chuyển luân
hồi hiện hữu trạng thái này trạng thái khác nghĩa là danh sắc và thức.
23. Này Ananda, có bao nhiêu lời tuyên bố về ngã? Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là có sắc và hạn
lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và hạn lượng". Này Ananda, hoặc
ngã được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và
vô lượng". Này Ananda, hoặc ngã được tuyên bố là không có sắc và có hạn lượng
trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn lượng". Này Ananda, hoặc
ngã được tuyên bố là không có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã của tôi
không có sắc và vô lượng".
24.
Này Ananda, có người tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, người
này tuyên bố hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc như thế này:
"Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này
Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng
như vậy là quá đủ rồi.
Này
Ananda, có người tuyên bố ngã có sắc và vô lượng người này tuyên bố hoặc ngã có
sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong tương lai. Hoặc
như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy".
Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng
như vậy là quá đủ rồi.
Này
Ananda, có người tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này tuyên bố
hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại hoặc ngã không có sắc và
có hạn lượng trong tương lai... hoặc ngã không có sắc và vô lượng trong tương
lai. Hoặc như thế này: "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho
như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời tuyên bố về tà kiến ngã
có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, như vậy, là có
bấy nhiêu lời tuyên bố về ngã.
25. Này Ananda, có bao nhiêu lời không tuyên bố về ngã? Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và
có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi có sắc và có hạn lượng". Này
Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là có sắc và vô lượng trong câu: "Ngã
của tôi có sắc và vô lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là
không có sắc và có hạn lượng trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và có hạn
lượng". Này Ananda, hoặc ngã không được tuyên bố là không có sắc và vô lượng
trong câu: "Ngã của tôi không có sắc và vô lượng".
26.
Này Ananda, có người không tuyên bố ngã có sắc và có hạn lượng, người này không
tuyên bố, hoặc ngã có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và có
hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải
như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời
lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và có hạn lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này
Ananda, có người không tuyên bố ngã có sắc và vô lượng, người này không tuyên bố
hoặc ngã có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã có sắc và vô lượng trong
tương lai. Hoặc không như thế này. "Ngã của tôi không phải như vậy, tôi sẽ
uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời lời không tuyên
bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này
Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và có hạn lượng, người này
tuyên bố, hoặc ngã không có sắc và có hạn lượng trong hiện tại, hoặc ngã không
có sắc và có hạn lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của
tôi không phải như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc
là như vậy thời lời không tuyên bố về tà kiến ngã không có sắc và có hạn lượng
như vậy là quá đủ rồi.
Này
Ananda, có người không tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng, người này không
tuyên bố ngã không có sắc và vô lượng trong hiện tại, hoặc ngã không có sắc và
vô lượng trong tương lai. Hoặc không như thế này: "Ngã của tôi không phải
như vậy, tôi sẽ uốn nắn cho như vậy". Này Ananda, sự việc là như vậy thời
lời không tuyên bố về tà kiến ngã có sắc và vô lượng như vậy là quá đủ rồi.
Này Ananda, như vậy là có
bấy nhiêu lời không tuyên bố về ngã.
27. Này Ananda, dưới bao nhiêu hình thức, ngã được quan niệm? Này
Ananda, ngã
được quan niệm như thọ trong câu:
"Ngã của tôi là thọ". Hay trái lại: "Ngã của tôi không phải là
thọ, ngã của tôi không có cảm thọ". Này Ananda, hoặc ngã được quan niệm
như trong câu: "Ngã của tôi không phải là thọ, cũng không phải là không có
cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm thọ". Như vậy,
này Ananda, ngã được quan niệm.
28.
Này Ananda, ai nói: "ngã của tôi là thọ". Người ấy cần được trả lời:
"Này Hiền giả, có ba loại cảm thọ, lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ.
Trong ba loại thọ này, loại nào ông xem là ngã?"
Này Ananda, khi cảm giác một
lạc thọ, chúng ta không cảm giác một khổ thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc
thọ, khi ấy chỉ cảm giác một lạc thọ thôi.
Này Ananda, khi cảm giác một
khổ thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một bất khổ bất lạc
thọ, khi ấy chỉ cảm giác một khổ thọ thôi.
Này Ananda, khi cảm giác một
bất khổ bất lạc thọ, chúng ta không cảm giác một lạc thọ, không cảm giác một khổ
thọ, khi ấy chỉ cảm giác một bất khổ bất lạc thọ thôi.
29. Lại nữa, này Ananda, lạc
thọ là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn
diệt, là pháp ly dục, là pháp diệt tận.
Này Ananda, khổ thọ là vô thường,
hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt, là pháp ly dục,
là pháp diệt tận.
Này Ananda, bất khổ bất lạc thọ
là vô thường, hữu vi, là pháp duyên khởi, là pháp đoạn hoại, là pháp đoạn diệt,
là pháp ly dục, là pháp diệt tận.
Khi
cảm giác một lạc thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi lạc
thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt". Khi
cảm giác một khổ thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời khi khổ
thọ ấy diệt mất người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi cũng diệt". Khi
cảm giác một bất khổ bất lạc thọ mà nói rằng: "Ðó là ngã của tôi", thời
khi bất khổ bất lạc thọ ấy diệt mất, người ấy cũng nghĩ rằng: "Ngã của tôi
cũng diệt".
Vậy
những ai nói rằng: "Ngã của tôi là thọ", người ấy sẽ xem ngã của mình
như một cái gì trong hiện tại, cái gì ấy là vô thường, lạc khổ xen lẫn, là pháp
sanh diệt. Do vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi
là thọ".
30.
Này Ananda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi
không có cảm thọ", người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả, chỗ nào
không có một cảm thọ gì cả, chỗ ấy có thể xem là "Tôi có" được không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
- Do
vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là
thọ, ngã của tôi không có cảm thọ".
31.
Này Ananda, ai nói như sau: "Ngã của tôi không phải là thọ, ngã của tôi
không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của tôi có khả năng cảm
thọ", người ấy cần được trả lời: "Này Hiền giả nếu tất cả mọi loại cảm
thọ đều đoạn diệt hoàn toàn, khi không còn một loại cảm thọ nào cả, khi thọ đã
tận diệt, thời ở tại chỗ ấy, có thể nói: "Tôi là như vậy"
chăng?"
- Bạch
Thế Tôn, không!
- Do
vậy, này Ananda, không thể chấp nhận quan niệm "Ngã của tôi không phải là
thọ, ngã của tôi không phải không có cảm thọ; ngã của tôi có cảm thọ, ngã của
tôi có khả năng cảm thọ".
32. Này
Ananda, khi có một vị Tỷ-kheo không quan niệm ngã là thọ, không quan niệm ngã
không phải thọ, không quan niệm: "Ngã của tôi là thọ, ngã của tôi có khả
năng cảm thọ", khi ấy vị này sẽ không chấp trước một điều gì ở trên đời,
vì không chấp trước nên không sợ hãi; vì không sợ hãi nên hoàn toàn tự mình tịch
diệt. Vị ấy biết sanh đã tận, phạm hạnh
đã thành, những việc cần làm đã làm, sau đời này không còn đời nào khác nữa.
Này
Ananda, với vị Tỷ-kheo có tâm giải thoát như vậy, nếu có ai nói vị Tỷ-kheo ấy
có tà kiến như sau: "Như Lai có tồn tại sau khi chết" thời thật hoàn toàn
phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại sau khi chết",
thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà kiến như sau: "Như Lai có tồn tại
và không có tồn tại sau khi chết", thời thật hoàn toàn phi lý. Hoặc có tà
kiến như sau: "Như Lai không có tồn tại và không không có tồn tại sau khi
chết", thời thật hoàn toàn phi lý. Tại sao vậy? Này Ananda, ví dầu có bao
nhiêu danh mục, bao nhiêu danh mục đạo, dầu có bao nhiêu ngôn ngữ, bao nhiêu
ngôn ngữ đạo, dầu có bao nhiêu thi thiết, bao nhiêu thi thiết đạo, dầu có bao
nhiêu trí tuệ, bao nhiêu trí tuệ giới, dầu có bao nhiêu luân chuyển, bao nhiêu
vận hành, với thắng trí hiểu biết tất cả, vị Tỷ-kheo được giải thoát. Với vị Tỷ-kheo
thắng trí giải thoát như vậy mà nói rằng vị Tỷ-kheo ấy không biết, không thấy,
thời thật là một sự phi lý.
33.
Này Ananda, có bảy trú xứ của thức và hai xứ. Thế
nào là bảy? Này Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại và tưởng dị loại,
như loài Người, một số chư Thiên và một số trong địa ngục. Ðó là trú xứ thứ nhất
của
thức (1).
Này
Ananda, có những loại hữu tình, thân dị loại nhưng tưởng nhất loại,
như các vị Phạm Chúng thiên được sanh vào cõi ấy, nhờ sơ Thiền. Ðó là trú xứ thứ
hai của
thức (2).
Này
Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại nhưng tưởng dị loại,
như các vị Quang Âm thiên (Abhassarà). Ðó là trú xứ thứ ba của thức (3).
Này
Ananda, có những loại hữu tình, thân nhất loại và tưởng cũng nhất loại,
như các vị Biến Tịnh thiên (Subhakinna). Ðó là trú xứ thứ tư của
thức (4).
Này
Ananda, có những loại hữu tình, vượt ra khỏi tất cả sắc tưởng, đoạn trừ tất cả
hữu đối tưởng, không suy tư đến mọi dị loại tưởng, chỉ có tưởng "Hư không
là vô biên", được sanh vào cõi Hư không vô biên xứ. Ðó là trú xứ thứ
năm của thức (5).
Này
Ananda, có những loại hữu tình hoàn toàn vượt ra khỏi Không vô biên xứ, chỉ có
tưởng "Thức là vô biên", được sanh vào cõi Thức vô biên xứ. Ðó là
trú xứ thứ sáu của thức (6).
Này
Ananda, có những loại hữu tình, hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có
tưởng "Vô sở hữu", được sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Ðó là trú xứ
thứ bảy của thức (7).
Hai xứ là Vô tưởng
hữu tình xứ (I) và Phi tưởng phi phi tưởng xứ (II).
34.
Này Ananda, trong thức trú
xứ thứ nhất có thân dị loại và tưởng
dị loại này, như loài Người, một số chư Thiên và một số hữu tình trong địa ngục.
Này Ananda nếu có
ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được
vị ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này,
một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, trong thức trú xứ thứ hai ... thứ
ba ... thứ tư ... thứ năm ... thứ sáu ... Này Ananda, trong thức trú xứ thứ bảy,
hoàn toàn vượt ra khỏi Thức vô biên xứ, chỉ có tưởng "Vô sở hữu", được
sanh vào cõi Vô sở hữu xứ. Này Ananda nếu có ai hiểu được trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu
được sự đoạn diệt, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị
ngọt, hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này,
một vị như vậy có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, với Vô tưởng hữu tình xứ này, này Ananda, nếu có ai hiểu được trú xứ
này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt, hiểu được
sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy có thể còn
hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
-
Này Ananda, với Phi tưởng phi phi tưởng xứ này, này Ananda nếu có ai hiểu được
trú xứ này, hiểu được sự tập khởi, hiểu được sự đoạn diệt, hiểu được vị ngọt,
hiểu được sự nguy hiểm và hiểu được sự xuất ly của trú xứ này, một vị như vậy
có thể còn hoan hỷ ưa thích trú xứ này không?
- Bạch
Thế Tôn, không!
- Này Ananda, bởi bảy thức trú xứ và hai xứ này, nếu có vị Tỷ-kheo
đã như chơn hiểu được tập khởi, đoạn trừ, vị ngọt, sự nguy hiểm, xuất ly của
chúng, nhờ không còn chấp thủ, vị này được giải thoát. Này
Ananda, vị Tỷ-kheo như vậy được gọi là Tuệ giải thoát.
35.
Này Ananda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?
Tự
mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.
Quán
tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.
Quán
tưởng (sắc là) tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy; đó là sự giải thoát thứ ba.
Vượt
khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không tác ý đến những tưởng
khác biệt, với suy tư "hư không là vô biên", chứng và trú Không vô
biên xứ; đó là sự giải thoát thứ tư.
Vượt
khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư "thức là vô biên", chứng
và trú Thức vô biên xứ; đó là giải thoát thứ năm.
Vượt
khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư "không có vật gì", chứng
và trú Vô sở hữu xứ; đó là sự giải thoát thứ sáu.
Vượt
khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ; đó là sự
giải thoát thứ bảy.
Vượt
khỏi hoàn toàn Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng; đó là sự
giải thoát thứ tám.
Này
Ananda, như vậy là tám giải thoát.
36.
Này Ananda, khi một vị Tỷ-kheo thuận thứ thể nhập tám giải thoát này, có thể nhập
và có thể xuất khỏi bất cứ giải thoát nào khi nào mình muốn, chỗ nào mình muốn
và dài bao lâu mình muốn - và với các lậu hoặc được đoạn trừ, vị Tỷ-kheo chứng
và an trú trong tám giải thoát và tuệ giải thoát, không còn lậu hoặc ngay trong
thời hiện tại, tự mình thấu đạt và chứng ngộ. Này Ananda, không còn có một Câu
giải thoát nào khác cao hơn và thù thắng hơn Câu giải thoát này.
Thế
Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Ananda hoan hỷ tín thọ lời dạy của Thế Tôn.
No comments:
Post a Comment