Friday, October 13, 2017

Một số trích đoạn trong 61 cuốn băng

Này các Tỷ-kheo, đến với một đệ tử, có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời giáo pháp bậc Ðạo sư được hưng thịnh, được nhiều sinh lực. Này các Tỷ-kheo, đối với đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo Sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, thời tùy pháp này được khởi lên: "Dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn lực để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ trượng phu nhẫn nại, nhờ trượng phu tinh tấn, nhờ trượng phu cần dõng". Này các Tỷ-kheo, đối với một đệ tử có lòng tin giáo pháp bậc Ðạo sư và sống thể nhập giáo pháp ấy, vị ấy sẽ chứng được một trong hai quả như sau: Chánh trí ngay trong hiện tại, và nếu có dư y, chứng quả Bất hoàn.

Thế Tôn thuyết như vậy. Các Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

"- Này hiền giả Visakha! Khát át này đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ, tham, tìm cầu, hỷ lạc chỗ bày chỗ kia tức là dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Khát ái này Thế tôn gọi là Thân tập khởi".

Phải không? Bây giờ cái nhóm của nó là năm cái Thủ uẩn nó hợp lại thì gọi là Tự thân, nhưng mà trong cái Tự thân đó có còn cái dụng gì ở trong đó cho nên nó phải có cái... bây giờ nó Tự thân không rồi nó nằm cứng ngắc ở đó rồi cũng như gộc cây thì có nghĩa lý gì đâu. Phải không? Cho nên cái ông này ông rắc rối bà này dữ lắm. Ông hỏi nhưng mà bà này cũng lanh trí thiệt chứ không phải không. Bà biết được cái chỗ mà bà tu học cho nên bà biết được cái sự ngọt dụng của thân, nó phải có cái Khát ái trong đó cái thân nó mới có linh động chứ nếu mà nó như cái gộc cây hợp lại thành cái bàn này thì thôi rồi, thì làm sao mà gọi là cái Tự thân của con người được phải không? Cái bàn bây giờ nó cũng duyên hợp, nó cũng là đất nước gió lửa nó hợp thành cái bàn. Nhưng mà rốt cuộc cái bàn nó đâu phải là cái thân con người đâu. Cái cây kia nó làm sao nó giống con người được. Cho nên nó có những cái trí tuệ, nó có những cái gì ở trong cái Tự thân đó, cho nên cái câu hỏi của ông Visakha là như vậy để chúng ta thấy từ cái chỗ Tự thân của chúng ta nó có cái gì đó mà chúng ta nó mới chấp thành cái ngã. Còn nếu nó không có thì ai gọi nó là cái ngã. Cho nên nói Tự thân là nói một cái phần của Thủ uẩn nó hợp lại mà thôi.

Cho nên vì vậy mà bà Dhammadinna bà mới trả lời:

" - Này hiền giả Visakha! Khát ái này đưa đến tái sanh, câu hữu với Hỷ, với Tham...".

À đây này! Ở trong cái Tự thân đó nó cái Khát ái. Nó có sự khao khát ham muốn ở trong đó chớ không phải là nó không có. Mà nó có như vậy là nó sẽ đưa đến cái sự tái sanh của nó. Cái mục đích của cái thân Ngũ uẩn này nó có tiếp diễn được cái thân này thân đến thân khác Ngũ uẩn như vậy là nó phải có cái mầm mống của sự Khát ái của nó ở trong đó. Mà cái Khát ái đó nó sẽ làm gì? Nó một mình thì nó không thành. Nó không thành cho nên nó câu hữu với cái gì? Nó câu hữu với Hỷ, nó câu hữu với cái sự thích, sự vui mừng, chớ nó câu hữu với khổ thì chắc nó không dám rồi. Chắc nó câu hữu với tức là nó kết hợp, cái Khát ái đó nó kết hợp với cái sự thích thú của nó, cái sự Hỷ của nó. Vậy thì khi mà nó câu hữu với Hỷ rồi và nếu tham rồi thì nó mới có sự tìm cầu Hỷ lạc. Cái Khát ái đó bây giờ nó kết hợp với cái Hỷ và cái Tham thì nó mới đi tìm cầu cái Hỷ lạc. Đó thì bản chất con người mình có cái thân thì bây giờ mình đi tìm cầu cái gì? Bây giờ mình đi kết hợp với cái gì? Mình muốn ăn ngon. Phải không? Mà mình muốn ăn ngon thì mình phải kết hợp cái Tham, cái Tham nó mới muốn có đồ ăn chứ còn không có Tham thì làm gì muốn. Phải không các thầy thấy rõ không? Bây giờ có Tham nó mới có khởi ra bây giờ mình muốn ăn ngon, mình ăn chén chè này, thì giờ mình muốn ăn chén chè tức là mình phải câu hữu với cái Tham, Tham là đi mua đậu đường về nấu, nếp mới nấu ra chè. Đó là nó bắt đầu có cái Tham, và khi mà thành chén chè rồi thì nó mới cầu được cái Hỷ lạc của nó thì bắt đầu mình mới bỏ miệng mình ăn nó mới có cái ngon của nó đó. Đó là ái Hỷ lạc của nó. Chỗ này, chỗ kia hoặc là cái này cái kia, hỷ lạc cái này cái kia chớ không phải nói nội chén chè không. Cái này cái nọ cái kia mà nó sanh ra cái Hỷ đó. Mà khi mà cái chỗ này nó có đó thì tức là Dục ái. Phải không? Cái danh từ là Dục ái. Cho nên quý thầy thấy rõ từ cái bước nhỏ nhất của nó đi từ từ nó câu hữu cho đến khi nó Dục ái. Dục ái thì nó có Hữu ái và có Phi hữu ái trong đó. Nghĩa là từ đó nó mới sinh ra Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái. Cho nên Khát ái này đức Phật gọi là Thân tập khởi, bởi vì nó kết hợp lại thì nó phải có Khát ái. Bởi vì Ngũ uẩn nó kết hợp lại nó mới thành cái thân của chúng ta gọi là Tự thân. Mà khi nó kết hợp lại thì nó phải có cái Khát ái trong đó.
Đó chúng ta phải thấy được cái chỗ mà do nguyên nhân nào mà chúng ta bây giờ mà không rời được mà có Tham, có Sân, có Si, có thích thú cái này cái kia đó là do cái chỗ tập khởi của cái thân, mà tập khởi của cái thân thì có tên gọi là Khát ái. Còn hồi nãy thì năm cái Thủ uẩn nó hợp lại, nó duyên hợp lại mà chú ta gọi là Tự thân. Còn bây giờ nó tập khởi thêm thì nó gọi là nó có Dục ái, Hữu ái, Phi hữu ái đó thì nó gọi là Tập khởi, Tập khởi của thân. Cho nên Khát ái này được Thế Tôn gọi là Thân tập khởi.

https://sites.google.com/site/61cuonbang/giai-doan-2/bang-so-30-guong-hanh-thanh-tang-ni

Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

Và này Ananda, thế nào là con đường, thế nào là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử? Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo do viễn ly các sanh y (Upadhiviveka), do đoạn trừ các bất thiện pháp, do làm cho an tịnh thân thô ác hành một cách toàn diện, ly dục, ly bất thiện pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ.

Vị này chánh quán mọi sắc pháp, thọ pháp, tưởng pháp, hành pháp, thức pháp là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Vị này giải thoát tâm khỏi các pháp ấy. Sau khi giải thoát tâm khỏi các pháp ấy, vị ấy tập trung tâm vào bất tử giới (Amatadhatu) và nghĩ rằng: "Ðây là tịch tịnh, đây là vi diệu, tức là sự an chỉ tất cả hành, sự xả ly tất cả sanh y, sự ái diệt, vô tham, đoạn diệt, Niết-bàn". Nếu an trú vững chắc ở đây, vị này đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc. Nếu vị ấy không đạt đến sự đoạn tận các lậu hoặc, thời do sự tham pháp, hỷ pháp của mình, thời do sự đoạn tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy được hóa sanh, nhập Niết-bàn ở đấy, không phải trở lui đời này nữa. Này Ananda, đây là con đường, đây là lộ trình đưa đến sự đoạn trừ năm hạ phần kiết sử.

-- Ở đây, này Thiên chủ, Tỷ-kheo được nghe như sau: "Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp". Này Thiên chủ, nếu Tỷ-kheo được nghe như sau:

"Thật không xứng đáng, nếu có thiên vị đối với tất cả pháp", vị ấy biết rõ tất cả pháp. Sau khi biết rõ tất cả pháp, vị ấy biết một cách rốt ráo tất cả pháp. Do biết một cách rốt ráo tất cả pháp, nếu có một cảm thọ nào, lạc thọ, khổ thọ hay bất khổ bất lạc thọ, vị ấy sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy. Vị ấy nhờ sống quán tánh vô thường, sống quán tánh ly tham, sống quán tánh đoạn diệt, sống quán tánh xả ly trong các cảm thọ ấy, nên không chấp trước một vật gì ở đời; do không chấp trước nên không phiền não, do không phiền não, vị ấy chứng đạt Niết-bàn.

Vị ấy tuệ tri: "Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã làm, không còn trở lại đời này nữa". Này Thiên chủ, một cách tóm tắt, đến mức độ như vậy, một Tỷ-Kheo ái tận giải thoát, cứu cánh thành tựu, cứu cánh an ổn khỏi các khổ ách, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh viên mãn, bậc tối thắng giữa chư Thiên và loài Người.

-- Cho đến mức độ nào, này Tôn giả Gotama, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát?

-- Ở đây, này Aggivessana, Tỷ-kheo đối với bất cứ sắc pháp nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các sắc pháp, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Ðối với bất cứ thọ nào... bất cứ tưởng nào... bất cứ hành nào... đối với bất cứ thức nào, quá khứ, tương lai, hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, tất cả các thức, sau khi như thật quán sát với chánh trí tuệ: "Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi", chứng được vô chấp thủ giải thoát. Cho đến mức độ này, này Aggivessana, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, các mục tiêu đã đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được chánh trí giải thoát.

No comments:

Post a Comment