Wednesday, September 25, 2013

Dẫn tâm


  • Quán thân bất tịnh:

Pháp Ý HÀNH THÂN HÀNH NIỆM là một phương pháp dùng ý thức tư duy quán xét toàn thân chúng ta. Khi quán xét toàn thân, chúng ta sẽ thấy nó như một cái bao chứa đầy những đồ bất tịnh, chứ thân chẳng có một cái gì là thanh tịnh cả.
Dùng ý thức quán xét tư duy nhưng đức Phật cũng cho nó là pháp THÂN HÀNH NIỆM. Như vậy pháp môn THÂN HÀNH NIỆM có đúng không?
Đúng, sự tư duy quán xét thuộc về ý thức, nó cũng từ trong thân chúng ta bằng bộ óc hoạt động nên được xem nó là THÂN HÀNH NIỆM. Cho nên ý suy nghĩ là THÂN HÀNH NIỆM là đúng thì không thể nào sai được, nó thuộc về THÂN HÀNH NIỆM nội như hơi thở vậy.
Vì vậy pháp môn THÂN HÀNH NIỆM rất rộng rãi vô cùng. Nếu chúng ta không tu hành theo Phật giáo thì thôi, mà đã tu hành theo Phật giáo thì tu tập pháp nào cũng là pháp môn THÂN HÀNH NIỆM.
Để tạo thêm lòng tin chúng ta nên nghe lời đức Phật dạy pháp môn THÂN HÀNH NIỆM thứ tư này thì càng rõ:
Lại nữa, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo quán sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu”. Này các tỳ-kheo, cũng như một bao đồ, hai đầu trống đựng đầy các loại hột như gạo, lúa, đậu xanh, đậu lớn, mè, gạo đã xay rồi. Một người có mắt, đổ các hột ấy ra và quán sát: “Đây là hột gạo, đây là hột lúa, đây là đậu xanh, đây là đậu lớn, đây là mè, đây là hột lúa đã xay rồi”. Cũng vậy, này các tỳ-kheo, một tỳ-kheo quán sát thân này dưới từ bàn chân trở lên trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: “Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, tủy, thận, tim, gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu”.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo tu tập THÂN HÀNHNIỆM”.
Đây là pháp THÂN HÀNH NIỆM ý hành, đó là pháp quán tâm VÔ LẬU, nếu một người có đặc tướng về ý hành thì nên tu tập pháp Ý HÀNH THÂN HÀNH NIỆM này cũng đi đến cứu cánh chứng đạt tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự hoàn toàn. Pháp THÂN HÀNH NIỆM Ý HÀNH này thật là tuyệt vời. Chúng ta hãy cố gắng tu tập sẽ làm chủ được thân tâm một cách dễ dàng.
  • Quán thân tứ đại 

Mọi vật trên hành tinh này đều do bốn đại hợp lại mà thành. Vậy bốn đại là gì?
Bốn đại gồm có: Địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại. Cho nên thân người đâu có gì bền chắc chỉ do bốn đại hòa hợp mà có, khi bốn đại tan rã thì thân người chỉ là một cái thây ma mà thôi. Trong bốn đại này chỉ cần thiếu một đại thì thân người cũng không còn.
Ví dụ 1: Trong thân con người không còn PHONG ĐẠI tức là không có hơi thở ra hơi thở vô thì thân cũng không còn sống.
Ví dụ 2: Trong thân người không còn THỦY ĐẠI tức là không còn nước thì thân cũng không còn sống.
Ví dụ 3: Trong thân người không còn HỎA ĐẠI tức là không còn nhiệt độ thì thân cũng không còn sống.
Ví dụ 4: Trong thân người không còn ĐỊA ĐẠI tức là không có da, thịt, xương, tóc, lông, móng thì thân cũng không thành là thân người.
Cho nên thân người chỉ là bốn đại hòa hợp mà có chứ nó đâu có cái gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Người nào lầm chấp cho thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta là người điên đảo, là người không có trí tuệ, là người u mê không sáng suốt, là người ngu si dại dột lầm chấp thân tứ đại này là ta nên tự làm khổ mình và làm khổ nhiều người khác. Người lầm chấp thân này có thật là ta, là của ta, là bản ngã của ta là người bệnh thần kinh, là người mất trí điên khùng. Chúng ta hãy lắng nghe đức Phật dạy: Lại nữa, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo quán sát thân này về các vị trí các giới và sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại, và phong đại”. Này các tỳ-kheo, như một người đồ tể thiện xảo, hay đệ tử của một người đồ tể giết một con bò, ngồi cắt chia từng thân phần tại ngã tư đường; cũng vậy, này các tỳ-kheo, vị tỳ-kheo quán sát thân này về vị trí các giới và về sự sắp đặt các giới: “Trong thân này có địa đại, thủy đại, hỏa đại và phong đại”.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo tu tập THÂN HÀNH NIỆM”.
Nhờ có tư duy quán xét mới thấu suốt thân này do bốn đại hòa hợp mà thành nên không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Hiểu rõ và thâm nhập lý vô ngã này nên thân tâm không còn bị các pháp làm chướng ngại. Nhờ đó thân tâm mới thanh thản, an lạc và vô sự. Hiểu rõ được như vậy nên từ đó ai có chửi mắng hay mạt sát ta, chúng ta cũng thản nhiên không hề dao động tâm.
  • Quán tử thi 

Thân tứ đại này là thân bất tịnh, hôi thối uế trược tuy thân còn sống nhưng luôn luôn bài tiết những chất bất tịnh như: đờm, ghèn, nước dãi, nước tiểu, phân, phẩn, máu, mủ v.v… tất cả những chất này rất là dơ bẩn. Còn nếu thân đã chết thì trong 5, 10 ngày là trương phồng, xanh đen, nát thối và mùi hôi thối không ai có thể chịu nổi.
Khi thấu suốt thân bất tịnh bẩn thỉu hôi thối như vậy thì còn gì chúng ta chấp thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta nữa. Do không còn dính mắc chấp đắm dính mắc về thân thì tâm chúng ta thanh thản, an lạc và vô sự. Chỉ cần chúng ta hiểu biết thật như vậy thì ngay đó liền có giải thoát. Chúng ta hãy đọc lại lời dạy của đức Phật thì sẽ rõ:Lại nữa, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa một ngày, hai ngày, ba ngày, thi thể ấy trương phồng lên, xanh đen lại, nát thối ra; tỳ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo tu tập THÂN HÀNH NIỆM”.
 Đây là pháp THÂN HÀNH NIỆM Ý HÀNH thứ sáu. Vậy quý vị hãy theo đây mà tư duy quán xét cho thấu suốt lý thân vô thường, vô ngã, bất tịnh. Nhờ có thấu suốt lý thân vô thường, vô ngã và bất tịnh chúng ta mới thoát khổ.
Khi thoát khổ rồi, chúng ta sống như mọi người bình thường mà thân tâm của của chúng ta vẫn thanh thản, an lạc và vô sự trước các ác pháp; khi chúng ta sống bình thường như mọi người mà tâm chúng ta rất phi thường, vì bất cứ ai tạo các chướng ngại pháp làm hại thân tâm chúng ta, nhưng thân tâm chúng ta không bao giờ bị chướng ngại ác pháp đó. Bởi vậy, chứng đạo của Phật giáo không có khó khăn; chứng đạo của Phật giáo là chứng sự giải thoát trong cuộc sống tức là làm chủ bốn sự đau khổ của thân tâm: Sinh, già, bệnh, chết.

  • Thân như thực phẩm của loài vật

Thân tứ đại của con người là món ăn của loài cầm thú, khi thân chết đem bỏ trong rừng thì các loại chim quạ, diều hâu, kên kên và các loài chó, giả can xé xác ăn thịt. Cuối cùng, những gì còn lại thì sinh ra trùng, dòi, tửa v.v... trông thân người thật là ghê gớm. Vậy mà khi chưa hiểu rõ thân con người là thực phẩm của loài vật như vậy nên mỗi khi có ai chạm đến thân hay quyền lợi của thân thì ăn thua đủ, không biết nhẫn nhịn chút nào cả. Cho nên trên cuộc đời này tranh cãi, xung đột và chiến tranh cũng chỉ vì lầm chấp thân này là ta, là của ta, là bản ngã của ta, chứ thân này có cái gì là ta, là của ta đâu. Vì thế, đức Phật biết rõ nên dạy chúng ta tu tập Ý HÀNH THÂN HÀNH NIỆM. Khi tu tập Ý HÀNH THÂN HÀNH NIỆM chúng ta mới biết rõ thân người chỉ là thực phẩm của loài cầm thú, là nơi sinh ra dòi, vi trùng, vi khuẩn v.v… chứ nó không có giá trị gì cả. Chúng ta hãy tiếp nghe đức Phật dạy:
Lại nữa, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa bị các loài quạ ăn, hay bị các loài diều hâu ăn, hay bị các chim kên ăn, hay bị các loài chó ăn, hay bị các loài giả can ăn, hay bị các loài côn trùng ăn; tỳ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản chất là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”.
Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo tu tập THÂN HÀNH NIỆM”.
 Khi tu tập theo Phật giáo thì nên quán thân này như vậy, vì có quán thân như vậy nên chúng ta mới không xem thân này là của báu, là vật sở hữu có ai động đến thì khóc lu bù, rồi than thân trách phận, luôn luôn tìm mọi cách chống trái lại để tạo cho thân mình chỗ đứng trong xã hội được mọi người nể nang, kính trọng.
Người tu theo Phật giáo thì không cần tài sản, của cải, nhà cao, cửa rộng mà cũng không cần ai khen, ai chê. Nhất là tránh xa chỗ đứng có danh vọng, có nhiều lợi dưỡng mà chỉ cần được tâm AN TRÚ, AN TOẠ, CHUYÊN NHẤT, ĐỊNH TĨNH, sống từ ngày này sang ngày khác với một tâm như vậy thì đã mãn nguyện lắm rồi.

  • Quán xương nối kết

Con người vì quá lầm chấp thân người là thật có, là của mình nên hở ra thân có chút gì trên thân thì sinh ra đau khổ. Cho nên pháp Ý HÀNH THÂN HÀNH NIỆM thứ tám mà đức Phật đã dạy chúng ta để thông suốt sự nối kết những bộ xương trong thân khiến cho chúng ta đừng có dính mắc thân là ta, là của ta, là bản ngã của ta nữa. Khi thông suốt thân con người cũng chỉ là những bộ xương được nối kết với nhau bằng những sợi gân trông thật là ghê gớm: “Lại nữa, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo như thấy một thi thể bị quăng bỏ trong nghĩa địa, với các bộ xương còn liên kết với nhau, còn dính thịt và máu, còn được các đường gân cột lại... với các bộ xương còn liên kết với nhau, không còn dính thịt nhưng còn dính máu, còn được các đường gân cột lại... chỉ còn có xương không dính lại với nhau, rải rác chỗ này chỗ kia. Ở đây là xương tay, ở đây là xương chân, ở đây là xương ống, ở đây là xương bắp vế, ở đây là xương mông, ở đây là xương sống, ở đây là xương đầu; tỳ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”. Trong khi vị ấy sống không phóng dật... (như trên)... tỳ-kheo tu tập THÂN HÀNH NIỆM”.

Đọc đoạn kinh này ta mới thấy thân người nếu cởi bỏ da thịt thì còn lại một bộ xương ghê rợn chẳng có gì là giá trị cả, thế mà con người lầm chấp cho thân này là vật quý báu là của riêng mình. Do đó sân si, giận hờn, phiền não, buồn phiền, lo sợ, thương ghét v.v… Những sự đau khổ này cũng do từ chấp thân này là thật có, là ta, là của ta, là bản ngã của ta mà ra.
Thật sự đúng như vậy con người lầm chấp cho THÂN này thật là TA, là CỦA TA, lại còn có người còn vô minh hơn cho thân này là BẢN NGÃ, lại còn cho tâm là PHẬT TÁNH rồi xúm nhau diệt sạch ý thức cho hết vọng tưởng. Thật là thần kinh như các Thiền sư Đông Độ.
Trong khi đức Phật dạy rất rõ ràng: Thân người là một bộ xương nối kết bằng những sợi gân, trông thật là ghê tởm.
Cho nên khi quán thân như vậy chúng ta không còn nhìn thân một cách sai lệch như xưa mà chỉ xem thân là một vật bình thường như các vật khác trong thế gian này.
Nhờ có quán xét thân mà chúng ta ra khỏi mọi sự đau khổ về thân.

  •  Quán xương trắng

Một lần nữa con người vì lầm chấp thân này là thật, là ta, là của ta, là bản ngã của ta nên dính mắc chấp ngã, do chấp ngã mà mọi sự đau khổ đều đổ lên đầu, lên cổ của con người, nhưng mấy ai đã hiểu rõ. Cho nên đức Phật lại dạy chúng ta tư duy quán xét bộ xương trắng của thân con người để được thấm nhuần thân này không phải là ta, là của ta, là bản ngã của ta.

Qua bài Ý HÀNH THÂN HÀNH NIỆM này thì chúng ta càng hiểu rõ bản chất của thân người chỉ là một bộ xương trắng màu vỏ ốc và nếu bộ xương này chỉ bỏ ngoài đồng trong hơn một năm sau thì chỉ còn là một đống bột trắng hôi thối rất bẩn chẳng ai dám lại gần:
“Lại nữa, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo như thấy một thi thể quăng bỏ trong nghĩa địa, chỉ còn toàn xương trắng màu vỏ ốc... chỉ còn một đống xương lâu hơn một năm... chỉ còn là xương thối trở thành bột; tỳ-kheo quán thân ấy như sau: “Thân này tánh chất là như vậy, bản tánh là như vậy, không vượt khỏi bản chất ấy”. Trong khi vị ấy sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần, các niệm và tư duy thuộc về thế tục được đoạn trừ. Nhờ đoạn trừ các pháp ấy, nội tâm được an trú, an tọa, chuyên nhất, định tĩnh. Như vậy, này các tỳ-kheo, tỳ-kheo tu tập THÂN HÀNH NIỆM”.
Đúng vậy, toàn thân con người gồm từ da, thịt, xương, máu, mủ, đờm dãi đều là đồ bất tịnh hôi thối ghê gớm. Con người chết hôi thối hơn những con vật khác. Ngày xưa bên nước Ấn Độ người ta chết đều đem xác người chết bỏ vào rừng, vì thế những khu rừng ấy gọi là rừng thây ma, hay còn gọi nơi đó là LÂM TÁNG.
Cho nên thời đức Phật các vị Tỳ kheo thường vào rừng thây ma mà quán thân bất tịnh trương phồng hôi thối v.v…
Đó là một phương pháp quán thây ma rất thực tế mà chỉ có nước Ấn Độ có mà thôi, còn bây giờ thì sao?
Vì cả một thế giới nhiều nước đều hợp tác với nhau để giữ gìn vệ sinh chung, môi trường sống của loài người luôn luôn phải được trong sạch, nên việc an táng như vậy đều bị Chính phủ nước đó đình chỉ việc chôn cất như vậy.
Hiện giờ các nước đều khích lệ hỏa táng là vệ sinh nhất, nhưng ở Việt Nam còn theo tục lệ địa táng. Cho nên muốn bãi bỏ một tục lệ nào cũng rất khó khăn, vì nó đã ăn sâu vào tư tưởng con người, dù họ biết đúng nhưng chưa bỏ được.

THẮNG TRÍ ĐOẠN TRỪ BA CẢM THỌ ĐI VÀO CỨU CÁNH

LỜI PHẬT DẠY
Này Aggivessana, có ba thọ này: thọ lạc, thọ khổ, thọ bất lạc bất khổ. Này Aggivessana, trong khi cảm giác lạc thọ, chính khi ấy không cảm giác khổ thọ, không cảm giác bất lạc, bất khổ thọ, chỉ cảm giác lạc thọ mà thôi. Này Aggivessana, trong khi cảm giác khổ thọ thì không có hai cảm giác kia, này Aggivessana, trong khi cảm giác bất khổ bất lạc thọ, chính khi ấy không có hai cảm giác kia. Này Aggivessana, lạc thọ là vô thường, là hữu vi do duyên sanh, là đoạn diệt bị hủy hoại, bị suy tàn, bị tiêu diệt. Này Aggivessana, khổ thọ và bất khổ bất lạc thọ là vô thường, hữu vi do duyên sinh, bị đoạn diệt, bị hủy hoại bị suy tàn, bị tiêu diệt. Như vậy này Aggivessana, vị đa văn Thánh đệ tử yểm ly lạc thọ, yểm ly khổ thọ và yểm ly bất khổ bất lạc thọ. Do yểm ly vị ấy không có tham dục. Do không tham dục. Vị ấy được giải thoát”.
“Đối với tự thân đã giải thoát như vậy, khởi lên sự hiểu biết: “Ta đã giải thoát” vị ấy biết: “Sanh đã diệt, Phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm. Sau thời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”.
Này Aggivessana, Tỳ kheo không nói thuận theo một ai, không tranh luận với một ai, chỉ nói theo từ ngữ đã được dùng ở đời không có chấp thủ”.
(Kinh Trung Bộ tập II trang 351,
kinh Trường 

THẮNG TRÍ ĐOẠN TRỪ SẮC, THÂN TỨ ĐẠI LÀ VÀO CỨU CÁNH


LỜI PHẬT DẠY
“Nhưng này Aggivessana, thân này có sắc, do 4 đại thành, do cha mẹ sinh ra, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường biến hoại, phân toái, đoạn tuyệt, hoại diệt, cần phải được quan sát, là vô thường, khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Khi vị ấy quán sát thân này là vô thường, là khổ, như bệnh, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã; thời thân: thân dục, thân ái, thân phục tùng được đoạn trừ, đoạn diệt”.
(Kinh Trung Bộ tập II trang 350, kinh Trường Trảo)
Trảo)
CHÚ GIẢI:
Theo chúng tôi nghĩ: Tu theo Phật giáo không phải khó, cũng không phải tu tập cái gì nhiều, nhưng cũng không dễ đấy các bạn ạ! Nếu các bạn không siêng năng chịu khó tu tập thì tu tập chẳng có kết quả gì.
Kính thưa các bạn! Chỉ cần các bạn chịu khó một chút tư duy suy nghĩ cho thấu suốt lý chân thật của các pháp là chúng ta đã giải thoát ngay liền.
Như trong kinh Trường Trảo dạy: Quán sát thân tứ đại để thấu suốt lý vô thường, vô ngã của nó; để thấu suốt lý khổ đau nhân quả của nó. Vậy dựa vào bài kinh này chúng ta có thể quán xét thân nhân quả: Thân này được sinh do vô minh của cha mẹ đắm chìm trong sắc dục nên mới giao hợp tạo duyên cho 4 đại: đất nước gió lửa kết hợp lại cùng với các từ trường của nghiệp nhân quả tạo thành thân ngũ uẩn. Trong thân ngũ uẩn có phần thân tứ đại. Thân tứ đại này khi sinh ra được mẹ nuôi dưỡng bằng sữa của mẹ, nhờ cơm cháo nuôi dưỡng, lớn dần thay đổi nên gọi là vô thường, biến hoại phân toái và cuối cùng đoạn tuyệt, hoại diệt. Vì thân tứ đại vô thường nên thường khổ đau, như bệnh tật, như cục bướu, như mũi tên, như điều bất hạnh, như bệnh chướng, như kẻ địch, như phá hoại, là không, là vô ngã. Khi quán xét rõ thấu lý như thật của thân tứ đại, không có gì là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Thì thân muốn gì ta không làm theo, thân gặp chướng ngại gì ta không sợ hãi, do đó dục và ác pháp đều bị đoạn diệt. Dục và ác pháp đã bị đoạn diệt là ta đã biết rõ:“sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc làm đã làm xong, chỉ còn một đời này nữa mà thôi”.
Kính thưa các bạn! Nếu các bạn chỉ cần quán sâu hiểu biết rõ thân tứ đại như vậy và thấu hiểu nhiều lý vô thường, khổ, vô ngã của nó như thật thì dục và ác pháp không còn tác động vào thân tâm các bạn được. Chỉ chừng đó tu tập thôi thì các bạn cũng đã giải thoát sinh tử luân hồi cần gì phải tu tập nữa. Phải không các bạn?
Bài kinh trên đây tuy ngắn, gọn, nhưng rất đầy đủ ý nghĩa tu hành giải thoát và chấm dứt luân hồi.
Thấy sự lợi ích rất lớn và mang lại một nền đạo đức nhân bản - nhân quả cho loài người, chúng tôi không ngại khó khăn, không sợ gian lao, không lo nguy hiểm nên chú giải những đoạn kinh này để làm sáng tỏ con đường tu hành của Phật giáo và dựng lại nền đạo đức nhân bản – nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai. Nhờ đó, con cháu của chúng ta sau này không còn có một tôn giáo nào lừa đảo lường gạt được. Đến đây, chúng tôi ước nguyện những kinh sách này được phổ biến rộng rãi khắp nơi để mọi người sống có đạo đức, biết đoàn kết, biết thương yêu nhau, biết tha thứ cho nhau để đem lại sự an vui và hạnh phúc cho nhau.

Vị Giữ Giới


1) Một thời, Tôn giả Sàriputta (Xá-lợi-phất) và Tôn giả Mahà Kotthika trú ở Bàrànasi (Ba-la-nại), tại Isipatana (Chư Tiên đọa xứ), vườn Lộc Uyển.

2-3) Rồi Tôn giả Mahà Kotthika, vào buổi chiều, từ Thiền tịnh đứng dậy, đi đến Tôn giả Sàriputta... thưa như sau:
-- Thưa Hiền giả Sàriputta, những pháp gì Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý?

4) -- Này Hiền giả Kotthika, Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

5) Thế nào là năm? Tức là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỷ-kheo giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

6) Này Hiền giả, sự kiện này xảy ra: Tỷ-kheo giữ giới do như tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Dự lưu.

7) -- Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Sàriputta, những pháp gì cần phải như lý tác ý?

8-9) -- Với Tỷ-kheo đã chứng quả Dự lưu, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Dự lưu, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Nhứt lai.

10) -- Nhưng Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Sàriputta, phải như lý tác ý các pháp gì?

11) -- Tỷ-kheo Nhứt lai, này Hiền giả Kotthika, phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Nhứt lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả Bất lai.

12) -- Nhưng Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý những pháp gì?

13-15) -- Tỷ-kheo Bất lai, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã. Sự kiện này có thể xảy ra, này Hiền giả, Tỷ-kheo Bất lai, do như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường... vô ngã, có thể chứng được quả A-la-hán.

16) -- Nhưng vị A-la-hán, này Hiền giả Sàriputta, cần phải như lý tác ý các pháp gì?

17) -- Vị A-la-hán, này Hiền giả Kotthika, cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn này là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

18) Với vị A-la-hán, này Hiền giả, không có gì phải làm nữa, hay không có phải thêm gì nữa trong công việc làm. Nhưng sự tu tập, làm cho sung mãn những pháp này sẽ đưa đến hiện tại lạc trú và chánh niệm tỉnh giác.
















Trảo)

No comments:

Post a Comment