Sau khi
chứng đạt đạo quả giải thoát, Đức Phật đã lấy kinh nghiệm tu tập của Người dựng
thành lộ trình tu tập Giới,
Định, Tuệ. Nhờ lộ
trình tu tập này đã giúp các Thánh đệ tử của Phật chứng đạt chân lý, thành tựu
quả vị A-la-hán, giải thoát hoàn toàn.
Giới luật,
đức hạnh là nền tảng vững chắc, giúp hành giả tu tập diệt ngã, xả tâm, ly dục,
ly ác pháp, chứng đạt tâm vô lậu tức là tâm không còn tham, sân, si nữa. Khi
tâm không còn tham, sân, si thì tâm thanh tịnh, thanh tịnh là thiền định.
Vì vậy
thiền định của đạo Phật nhắm vào đời sống thể hiện đức hạnh một cách nghiêm chỉnh
để không phạm một lỗi nhỏ nhặt, để ly dục, ly bất thiện pháp.
Để sống
đúng giới luật thì chúng ta phải thông hiểu bát chánh đạo.
Sự tu tập
giải thoát của đạo Phật không phải như từ nào giờ chúng ta hiểu phải tu vô lượng
kiếp. Giáo pháp của đức Phật là chân lý, là sự thật. Khi được hiểu và tu tập
theo giáo pháp của người thì ngay trong hiện tại chúng ta sẽ có được giá trị hạnh
phúc an lạc, đó là giải thoát. Pháp của đức Phật khi tu tập sẽ đoạn dứt dần các
lậu hoặc tham, sân, si, mạn, nghi thì tâm được thanh tịnh. Thân tâm được thanh
tịnh là trạng thái tâm vô lậu giải thoát.
Nếu trong
tâm ta còn lậu hoặc thì thân tâm không thể thanh tịnh được. Ví dụ: Khi ta đói bụng
thèm ăn cái này, cái kia, hoặc khi nghe những điều trái ý nghịch lòng chúng ta
lo lắng sợ hãi, phiền não, nếu còn những việc này thì lậu hoặc còn, như vậy
thân tâm chưa thanh tịnh và chưa giải thoát được.
Do đó khi
tu đúng pháp của Phật dạy thì nghiệp quả của thân không còn ý nghĩa gì cả, vì
chuyển nghiệp quả khổ thành nghiệp quả phước báo, nên thảnh thơi, an lạc, vô sự,
còn tu sai pháp thì muôn đời nghìn kiếp nghiệp thân cứ tiếp tục mãi tái sinh
luân hồi và phải chịu đựng thọ khổ vô lượng kiếp.
Thiền xả
tâm giúp chúng ta có tiến bộ trong tu tập, tiến bộ từng phút, từng giây, từng
giờ, từng ngày, chúng ta nhận thấy tâm thanh thản, an lạc và vô sự rất rõ ràng.
Để được xả
tâm tốt thì phải giữ gìn giới luật đức hạnh thật nghiêm chỉnh. Giới luật, đức hạnh
là thiện pháp vô lậu.
Đức Phật
dạy: Muốn ước nguyện cầu một việc gì thì phải giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh
thì ước nguyện ấy sẽ thành tựu.
Người phật
tử tu tập Tứ chánh cần để ngăn
ác, diệt ác pháp, sanh thiện, tăng trưởng thiện pháp. Phải phân biệt tăng trưởng thiện
pháp vô lậu khác với thiện pháp hữu lậu.
Phân tích
câu: “Ly dục ly ác pháp”:
§ Dục là lòng ham muốn đưa đến đắm nhiễm: danh, lợi,
sắc, thực, thùy.
§ Ác pháp là trạng thái tâm phiền não như: ích kỷ, giận
hờn, hơn thua, nhỏ mọn, tham lam, tự ái, nghi ngờ…
§ Để ly các dục này phải dùng tri kiến giải thoát (định
vô lậu) để tu tập.
Phật dạy
các pháp thế gian là vô thường:
§
Thân
người là do nhân quả sinh ra. Sinh ra từ nhân quả, chết cũng về với nhân quả.
§
Để
giúp tâm mình xả bỏ ham muốn vật chất thế gian, hằng ngày chúng ta dùng pháp hướng
tâm xả bỏ tâm đắm nhiễm. Ví dụ: Tâm khởi muốn tiền nhiều, nhà cửa sang trọng,
xe hơi, vàng bạc, giàu sang…Mỗi khi tâm đối diện với vật chất ấy thì chúng ta
biết nó là pháp vô thường, là khổ.
§
Chỉ
có đạo đức vô ngã, xả ly lòng ham muốn thì mới bảo vệ cho ước nguyện giải thoát
của mình.
§
Hằng
ngày biết sửa sai những lỗi lầm của mình.
§
Biết
ngăn chặn không làm những điều ác.
§
Biết
xa lìa những cám dỗ vật chất thế gian.
§
Biết
tiết độ trong ăn uống ngủ nghỉ.
§
Biết
thiểu dục tri túc đối với đời sống.
§
Biết
phòng hộ mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý của mình, biết giữ chánh niệm để tâm được
thanh thản, an lạc và vô sự.
Trưởng Lão THÍCH THÔNG LẠC:
…Tóm lại chỉ có hằng giây, hằng
phút, hằng giờ, hằng tháng, hằng năm, lúc nào, thời gian nào đều phải quan sát trên
bốn chỗ thân, thọ, tâm, pháp để đẩy lui các chướng ngại pháp trên đó, để bảo vệ
chân lý. Khi nào các chướng ngại pháp không còn tác động đến bốn chỗ thân, thọ,
tâm, pháp là con đã thành tựu viên mãn sự tu hành của con. Chừng đó con đã chứng
đạt chân lý nghĩa là lúc nào con cũng sống với tâm bất động mà không một chướng
ngại pháp nào tác động được. Đến đây con đường tu tập của con đã hoàn thành:
“Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành. Không còn trở lui lại trạng thái này nữa”.
Thầy Thích Bảo Nguyên
No comments:
Post a Comment