Thursday, February 14, 2013

Chánh kiến đi hàng đầu


Đại Kinh Bốn Mươi
(Chánh kiến)

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.
...

Ai tinh tấn đoạn trừ tà kiến, thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà kiến, chánh niệm đạt được và an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.
-----
Câu hỏi:

1. Tại sao chánh kiến lại đi hàng đầu mà không phải là chánh tinh tấn hay chánh niệm?
2. Làm sao để có chánh kiến ?
----

117. Ðại kinh Bốn mươi(Mahàcattàrìsaka sutta) 

Như vầy tôi nghe.
Một thời Thế Tôn ở Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà Lâm), tại tinh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Ðộc). Ở đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo". -- "Bạch Thế Tôn". -- "Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng cho các Ông Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ. Hãy lắng tai nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ giảng".
-- "Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn.
Thế Tôn nói như sau:
-- Này các Tỷ-kheo, thế nào là Thánh chánh định với các cận duyên và các tư trợ? Chính là chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Này các Tỷ-kheo, phàm có nhất tâm nào (ekaggata) được tư trợ với bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, như vậy gọi là Thánh chánh định cùng với các cận duyên và các tư trợ.

mahācattārīsakasuttaṃ (MN 117)
{136. evaṃ me sutaṃ — ekaṃ samayaṃ bhagavā sāvatthiyaṃ viharati jetavane anāthapiṇḍikassa ārāme. tatra kho bhagavā bhikkhū āmantesi — “bhikkhavo”ti. “bhadante”ti te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. bhagavā etadavoca — “ariyaṃ vo, bhikkhave, sammāsamādhiṃ desessāmi saupanisaṃ saparikkhāraṃ. taṃ suṇātha, sādhukaṃ manasi karotha; bhāsissāmī”ti. “evaṃ, bhante”ti kho te bhikkhū bhagavato paccassosuṃ. bhagavā etadavoca --
“katamo ca, bhikkhave, ariyo sammāsamādhi saupaniso saparikkhāro? seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi, sammāsaṅkappo, sammāvācā, sammākammanto, sammāājīvo, sammāvāyāmo, sammāsati; yā kho, bhikkhave, imehi sattahaṅgehi cittassa ekaggatā parikkhatā — ayaṃ vuccati, bhikkhave, ariyo sammāsamādhi saupaniso itipi, saparikkhāro itipi.}

1- (Chánh kiến)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu.
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà kiến là tà kiến, tuệ tri chánh kiến là chánh kiến. Như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà kiến? (1)Không có bố thí, (2)không có cúng dường, (3)không có tế tự, (4)không có quả báo các nghiệp thiện ác, (5)không có đời này, (6)không có đời khác, (7)không có mẹ, (8)không có cha, (9)không có các loại hóa sanh; (10)ở đời không có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà kiến.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến? Chánh kiến, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại. Này các Tỷ-kheo, có loại chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka); có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga).

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Có bố thí, có cúng dường, có tế tự, có quả báo các nghiệp thiện ác, có đời này, có đời khác, có mẹ, có cha, có các loại hóa sanh; ở đời có các vị Sa-môn, Bà-la-môn, chánh hướng, chánh hạnh, sau khi với thượng trí tự mình chứng đạt đời này và đời khác lại tuyên bố lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Phàm cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc (1)trí tuệ, (2)tuệ căn, (3)tuệ lực, (4)trạch pháp giác chi, (5)chánh kiến, (6)đạo chi của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm. Chánh kiến như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn (1)đoạn trừ tà kiến, (2)thành tựu chánh kiến; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm(1)đoạn trừ tà kiến, chánh niệm (2)đạt được và (3)an trú chánh kiến; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh kiến, tức là (1)chánh kiến, (2)chánh tinh tấn, (3)chánh niệm.

{tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchādiṭṭhiṃ ‘micchādiṭṭhī’ti pajānāti, sammādiṭṭhiṃ ‘sammādiṭṭhī’ti pajānāti — sāssa hoti sammādiṭṭhi.

“katamā ca, bhikkhave, micchādiṭṭhi? ‘natthi dinnaṃ, natthi yiṭṭhaṃ, natthi hutaṃ, natthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, natthi ayaṃ loko, natthi paro loko, natthi mātā, natthi pitā, natthi sattā opapātikā, natthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti — ayaṃ, bhikkhave, micchādiṭṭhi.

“katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi? sammādiṭṭhiṃpahaṃ, bhikkhave, dvāyaṃ vadāmi — atthi, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā; atthi, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā. katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā ? ‘atthi dinnaṃ, atthi yiṭṭhaṃ, atthi hutaṃ, atthi sukatadukkaṭānaṃ kammānaṃ phalaṃ vipāko, atthi ayaṃ loko, atthi paro loko, atthi mātā, atthi pitā, atthi sattā opapātikā, atthi loke samaṇabrāhmaṇā sammaggatā sammāpaṭipannā ye imañca lokaṃ parañca lokaṃ sayaṃ abhiññā sacchikatvā pavedentī’ti — ayaṃ, bhikkhave, sammādiṭṭhi sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā.

“katamā ca, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato paññā paññindriyaṃ paññābalaṃ dhammavicayasambojjhaṅgo sammādiṭṭhi maggaṅgaṃ — ayaṃ vuccati, bhikkhave, sammādiṭṭhi ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā.

so micchādiṭṭhiyā pahānāya vāyamati, sammādiṭṭhiyā, upasampadāya, svāssa hoti sammāvāyāmo. so sato micchādiṭṭhiṃ pajahati, sato sammādiṭṭhiṃ upasampajja viharati, sāssa hoti sammāsati. itiyime tayo dhammā sammādiṭṭhiṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.}

2- (Chánh tư duy)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu.
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà tư duy là tà tư duy, tuệ tri chánh tư duy là chánh tư duy, như vậy là chánh kiến của các vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà tư duyDục tư duy, sân tư duy, hại tư duy, này các Tỷ-kheo, như vậy là tà tư duy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ly dục tư duy, vô sân tư duy, bất hại tư duy, như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh tư duy, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh tư duy, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi?Phàm cái gì này các Tỷ-kheo thuộc (1)suy tư, (2)tầm cầu, (3)tư duy, (4)một ngữ hành do sự hoàn toàn chú tâm chuyên tâm của một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Thánh tâm; chánh tư duy như vậy, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà tư duy, thành tựu chánh tư duy, như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà tư duy, chánh niệm đạt được và an trú chánh tư duy, như vậy là chánh niệm của vị ấy.Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh tư duy, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

{137. “tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchāsaṅkappaṃ ‘micchāsaṅkappo’ti pajānāti, sammāsaṅkappaṃ ‘sammāsaṅkappo’ti pajānāti, sāssa hoti sammādiṭṭhi.

“katamo ca, bhikkhave, micchāsaṅkappo? kāmasaṅkappo, byāpādasaṅkappo, vihiṃsāsaṅkappo — ayaṃ, bhikkhave, micchāsaṅkappo.

“katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo? sammāsaṅkappaṃpahaṃ, bhikkhave, dvāyaṃ vadāmi — atthi, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko; atthi, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo. katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko?nekkhammasaṅkappo, abyāpādasaṅkappo, avihiṃsāsaṅkappo — ‘ayaṃ, bhikkhave, sammāsaṅkappo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko’”.

“katamo ca, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? yo kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato takko vitakko saṅkappo appanā byappanā cetaso abhiniropanā vacīsaṅkhāro — ayaṃ, bhikkhave, sammāsaṅkappo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

so micchāsaṅkappassa pahānāya vāyamati, sammāsaṅkappassa upasampadāya, svāssa hoti sammāvāyāmo. so sato micchāsaṅkappaṃ pajahati, sato sammāsaṅkappaṃ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. itiyime tayo dhammā sammāsaṅkappaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.}

3- (Chánh ngữ)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu.
Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà ngữ là tà ngữ, tuệ tri chánh ngữ là chánh ngữ; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà ngữ? (1)Vọng ngữ, (2)nói hai lưỡi, (3)ác khẩu, (4)nói lời phù phiếm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà ngữ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ? Chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh ngữ, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly vọng ngữ, viễn ly nói hai lưỡi, viễn ly ác khẩu, viễn ly phù phiếm ngữ; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh ngữ hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly bốn ngữ ác hành, đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh ngữ thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà ngữ, thành tựu chánh ngữ; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà ngữ, chánh niệm đạt được và an trú chánh ngữ; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh ngữ, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

{ 138. “tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchāvācaṃ ‘micchāvācā’ti pajānāti, sammāvācaṃ ‘sammāvācā’ti pajānāti; sāssa hoti sammādiṭṭhi.

katamā ca, bhikkhave, micchāvācā? musāvādo, pisuṇā vācā, pharusā vācā, samphappalāpo — ayaṃ, bhikkhave, micchāvācā.

katamā ca, bhikkhave, sammāvācā? sammāvācaṃpahaṃ, bhikkhave, dvāyaṃ vadāmi — atthi, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā; atthi, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā.

katamā ca, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā? musāvādā veramaṇī, pisuṇāya vācāya veramaṇī, pharusāya vācāya veramaṇī, samphappalāpā veramaṇī — ayaṃ, bhikkhave, sammāvācā sāsavā puññabhāgiyā upadhivepakkā.

katamā ca, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato catūhi vacīduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī — ayaṃ, bhikkhave, sammāvācā ariyā anāsavā lokuttarā maggaṅgā.

so micchāvācāya pahānāya vāyamati, sammāvācāya upasampadāya; svāssa hoti sammāvāyāmo. so sato micchāvācaṃ pajahati, sato sammāvācaṃ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. itiyime tayo dhammā sammāvācaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.}

4 -(Chánh nghiệp)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri tà nghiệp là tà nghiệp, tuệ tri chánh nghiệp là chánh nghiệp; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà nghiệp? (1)Sát sanh, (2)lấy của không cho, (3)tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà nghiệp.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp? Chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: Có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh nghiệp, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Viễn ly sát sanh, viễn ly lấy của không cho, viễn ly tà hạnh trong các dục; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp, thuộc hữu lậu thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo, thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly ba thân ác hành đối với một vị tu tập Thánh đạo, thành thục trong Thánh đạo, có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh nghiệp thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà nghiệp, thành tựu chánh nghiệp; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà nghiệp, chánh niệm đạt được và an trú chánh nghiệp; như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh nghiệp, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

{139. “tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchākammantaṃ ‘micchākammanto’ti pajānāti, sammākammantaṃ ‘sammākammanto’ti pajānāti; sāssa hoti sammādiṭṭhi.

katamo ca, bhikkhave, micchākammanto? pāṇātipāto, adinnādānaṃ, kāmesumicchācāro — ayaṃ, bhikkhave, micchākammanto.

katamo ca, bhikkhave, sammākammanto? sammākammantaṃpahaṃ, bhikkhave, dvāyaṃ vadāmi — atthi, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko; atthi, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

katamo ca, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? pāṇātipātā veramaṇī, adinnādānā veramaṇī, kāmesumicchācārā veramaṇī — ayaṃ, bhikkhave, sammākammanto sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko.

katamo ca, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato tīhi kāyaduccaritehi ārati virati paṭivirati veramaṇī — ayaṃ, bhikkhave, sammākammanto ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

so micchākammantassa pahānāya vāyamati, sammākammantassa upasampadāya; svāssa hoti sammāvāyāmo. so sato micchākammantaṃ pajahati, sato sammākammantaṃ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. itiyime tayo dhammā sammākammantaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.}

5- (Chánh mạng)
Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tuệ tri được tà mạng là tà mạng, tuệ tri được chánh mạng là chánh mạng; như vậy là chánh kiến của vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tà mạng? (1)Lừa đảo, (2)nói lời mê ly, (3)hiện tướng, (4)gian trá, (5)lấy lợi cầu lợi; như vậy, này các Tỷ-kheo, là tà mạng.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng? Chánh mạng, này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai loại: có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y; có loại chánh mạng, này các Tỷ-kheo, thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Và thế nào, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử bỏ tà mạng, nuôi sống với chánh mạng; như vậy, này các Tỷ-kheo là chánh mạng hữu lậu, thuộc phước báo, đưa đến quả sanh y.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi? Cái gì, này các Tỷ-kheo thuộc về từ bỏ, từ đoạn, từ khước, viễn ly tà mạng đối với một vị tu tập Thánh đạo, thuần thục trong Thánh đạo. Có vô lậu tâm, có Hiền Thánh tâm; như vậy, này các Tỷ-kheo, là chánh mạng thuộc bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi.

Ai tinh tấn đoạn trừ tà mạng, thành tựu chánh mạng; như vậy là chánh tinh tấn của vị ấy. Ai chánh niệm đoạn trừ tà mạng, chánh niệm đạt được và an trú chánh mạng, như vậy là chánh niệm của vị ấy. Như vậy, ba pháp này chạy theo, chạy vòng theo chánh mạng, tức là chánh kiến, chánh tinh tấn, chánh niệm.

{140. “tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? micchāājīvaṃ ‘micchāājīvo’ti pajānāti, sammāājīvaṃ ‘sammāājīvo’ti pajānāti; sāssa hoti sammādiṭṭhi.

katamo ca, bhikkhave, micchāājīvo? kuhanā, lapanā, nemittikatā, nippesikatā, lābhena lābhaṃ nijigīsanatā  — ayaṃ, bhikkhave, micchāājīvo.

katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo? sammāājīvaṃpahaṃ, bhikkhave, dvāyaṃ vadāmi — atthi, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko; atthi, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko? idha, bhikkhave, ariyasāvako micchāājīvaṃ pahāya sammāājīvena jīvikaṃ kappeti — ayaṃ, bhikkhave, sammāājīvo sāsavo puññabhāgiyo upadhivepakko.

katamo ca, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo? yā kho, bhikkhave, ariyacittassa anāsavacittassa ariyamaggasamaṅgino ariyamaggaṃ bhāvayato micchāājīvā ārati virati paṭivirati veramaṇī — ayaṃ, bhikkhave, sammāājīvo ariyo anāsavo lokuttaro maggaṅgo.

so micchāājīvassa pahānāya vāyamati, sammāājīvassa upasampadāya; svāssa hoti sammāvāyāmo. so sato micchāājīvaṃ pajahati, sato sammāājīvaṃ upasampajja viharati; sāssa hoti sammāsati. itiyime tayo dhammā sammāājīvaṃ anuparidhāvanti anuparivattanti, seyyathidaṃ — sammādiṭṭhi, sammāvāyāmo, sammāsati.}

(Ðại pháp môn Bốn mươi)
Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. Chánh định do chánh niệm được khởi lên. Chánh trí do chánh định được khởi lên. Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần.

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chánh kiến đi hàng đầu. Và như thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Tà kiến, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà kiếnduyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong vị có chánh kiến. Và những thiện pháp được chánh kiến duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh tư duy làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp, được tà tư duy duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh tư duy. Và những thiện pháp được chánh tư duy duyên khởi, các pháp ấy được phát triển trở thành viên mãn.

Tà ngữ, này các Tỷ-kheo, do chánh ngữ làm cho tiêu diệt và những ác bất thiện pháp được tà ngữ duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh ngữ. Và những thiện pháp được chánh ngữ duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà nghiệp, này các Tỷ-kheo, do chánh nghiệp làm cho tiêu diệt, và những ác bất thiện pháp được tà nghiệp duyên khởi, các pháp ấy bị tiêu diệt trong người có chánh nghiệp. Và những thiện pháp được chánh nghiệp duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà mạng, này các Tỷ-kheo, do chánh mạng làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà mạng duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh mạng. Và những thiện pháp được chánh mạng duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà tinh tấn, này các Tỷ-kheo, do chánh tinh tấn làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà tinh tấn duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh tinh tấn. Và những thiện pháp được khởi lên do duyên chánh tinh tấn, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà niệm, này các Tỷ-kheo, do chánh niệm làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà niệm duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh niệm. Và những thiện pháp được chánh niệm duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà định, này các Tỷ-kheo do chánh định làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà định duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh định. Và những thiện pháp được chánh định duyên khởi, các pháp ấy được tu tập và trở thành viên mãn.

Tà trí, này các Tỷ-kheo, do chánh trí làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà trí duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh trí. Và những thiện pháp được chánh trí duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Tà giải thoát, này các Tỷ-kheo, do chánh giải thoát làm cho tiêu diệt. Và những ác bất thiện pháp được tà giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được tiêu diệt trong người có chánh giải thoát. Và các thiện pháp được chánh giải thoát duyên khởi, các pháp ấy được phát triển và trở thành viên mãn.

Như vậy, này các Tỷ-kheo, có hai mươi thiện phần, hai mươi bất thiện phần. Ðại pháp môn Bốn mươi đã được chuyển vận không bị chận đứng lại bởi một Sa-môn, Bà-la-môn, Thiên, Ma, Phạm thiên hay một ai ở đời.

Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết tùy thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh kiến, thời các Sa-môn có tà kiến, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh tư duy, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà tư duy, các Tôn giả ấy là những vị đáng được cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu Tôn giả chỉ trích chánh ngữ... chánh nghiệp... chánh mạng... chánh tinh tấn... chánh niệm... chánh định... chánh trí... Nếu Tôn giả chỉ trích chánh giải thoát, thời các Sa-môn, Bà-la-môn có tà giải thoát, các Tôn giả ấy là những vị đáng cúng dường, các Tôn giả ấy là những vị đáng được tán thán. Nếu có Sa-môn hay Bà-la-môn nào, này các Tỷ-kheo, nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi này đáng bị phê bình, đáng bị phỉ báng, thời ngay hiện tại, mười thuận thuyết hợp pháp được nói lên để chỉ trích người ấy.

Này các Tỷ-kheo, cho đến các dân chúng ở Ukkala và dân chúng Vassa, dân chúng Bhanna theo vô nhân luận, theo vô tác luận, theo hư vô luận, những vị ấy cũng không nghĩ rằng đại pháp môn Bốn mươi đáng chỉ trích, đáng bị phỉ báng. Vì sao vậy? Vì sợ quở trách, phẫn nộ, công kích.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các vị Tỷ-kheo ấy hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

141. “tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? sammādiṭṭhiss, bhikkhave, sammāsaṅkappo pahoti, sammāsaṅkappassa sammāvācā pahoti, sammāvācassa sammākammanto pahoti, sammākammantassa sammāājīvo pahoti, sammāājīvassa sammāvāyāmo pahoti, sammāvāyāmassa sammāsati pahoti, sammāsatissa sammāsamādhi pahoti, sammāsamādhissa sammāñāṇaṃ pahoti, sammāñāṇassa sammāvimutti pahoti. iti kho, bhikkhave, aṭṭhaṅgasamannāgato sekkho VAR, dasaṅgasamannāgato arahā hoti. (tatrapi sammāñāṇena aneke pāpakā akusalā dhammā vigatā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti).

142. “tatra, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti. kathañca, bhikkhave, sammādiṭṭhi pubbaṅgamā hoti? sammādiṭṭhissa, bhikkhave, micchādiṭṭhi nijjiṇṇā hoti. ye ca micchādiṭṭhipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa nijjiṇṇā honti. sammādiṭṭhipaccayā aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti. sammāsaṅkappassa, bhikkhave, micchāsaṅkappo nijjiṇṇo hoti ... pe ... sammāvācassa, bhikkhave, micchāvācā nijjiṇṇā hoti... sammākammantassa, bhikkhave, micchākammanto nijjiṇṇo hoti... sammāājīvassa, bhikkhave, micchāājīvo nijjiṇṇo hoti... sammāvāyāmassa, bhikkhave, micchāvāyāmo nijjiṇṇo hoti... sammāsatissa, bhikkhave, micchāsati nijjiṇṇā hoti... sammāsamādhissa, bhikkhave, micchāsamādhi nijjiṇṇo hoti... sammāñāṇassa, bhikkhave, micchāñāṇaṃ nijjiṇṇaṃ hoti... sammāvimuttassa, bhikkhave, micchāvimutti nijjiṇṇā hoti. ye ca micchāvimuttipaccayā aneke pāpakā akusalā dhammā sambhavanti te cassa nijjiṇṇā honti. sammāvimuttipaccayā ca aneke kusalā dhammā bhāvanāpāripūriṃ gacchanti.

“iti kho, bhikkhave, vīsati kusalapakkhā, vīsati akusalapakkhā — mahācattārīsako dhammapariyāyo pavattito appaṭivattiyo samaṇena vā brāhmaṇena vā devena vā mārena vā brahmunā vā kenaci vā lokasmiṃ.

143. “yo hi koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā imaṃ mahācattārīsakaṃ dhammapariyāyaṃ garahitabbaṃ paṭikkositabbaṃ maññeyya tassa diṭṭheva dhamme dasasahadhammikā vādānuvādā gārayhaṃ ṭhānaṃ āgacchanti — sammādiṭṭhiṃ ce bhavaṃ garahati, ye ca micchādiṭṭhī samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṃsā; sammāsaṅkappaṃ ce bhavaṃ garahati, ye ca micchāsaṅkappā samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṃsā; sammāvācaṃ ce bhavaṃ garahati ... pe ... sammākammantaṃ ce bhavaṃ garahati... sammāājīvaṃ ce bhavaṃ garahati... sammāvāyāmaṃ ce bhavaṃ garahati... sammāsatiṃ ce bhavaṃ garahati... sammāsamādhiṃ ce bhavaṃ garahati... sammāñāṇaṃ ce bhavaṃ garahati ... sammāvimuttiṃ ce bhavaṃ garahati, ye ca micchāvimuttī samaṇabrāhmaṇā te bhoto pujjā, te bhoto pāsaṃsā. yo koci, bhikkhave, samaṇo vā brāhmaṇo vā imaṃ mahācattārīsakaṃ dhammapariyāyaṃ garahitabbaṃ paṭikkositabbaṃ maññeyya tassa diṭṭheva dhamme ime dasasahadhammikā vādānuvādā gārayhaṃ ṭhānaṃ āgacchanti. yepi te, bhikkhave, ahesuṃ okkalā vassabhaññā ahetuvādā akiriyavādā natthikavādā tepi mahācattārīsakaṃ dhammapariyāyaṃ na garahitabbaṃ napaṭikkositabbaṃ amaññiṃsu taṃ kissa hetu? nindābyārosaupārambhabhayā”ti.

idamavoca bhagavā. attamanā te bhikkhū bhagavato bhāsitaṃ abhinandunti.

mahācattārīsakasuttaṃ niṭṭhitaṃ sattamaṃ.

No comments:

Post a Comment