Để kết luận cái lộ trình
thứ nhất thì Phật đã dạy chúng ta, muốn
thông hiểu những gì cần phải thông hiểu. Bây giờ chúng ta đã thông hiểu cái
lộ trình thứ nhất rồi thì đó là chúng ta đã muốn thông hiểu những gì cần phải
thông hiểu, đó là cái giai đoạn của những người cư sỹ cũng như những người tỳ
kheo hữu học, họ phải học, phải hiểu biết, họ thường xuyên quán xét vạn pháp,
tâm họ phải rõ nguồn gốc vô minh, phá trừ những tư tưởng dính mắc chấp trước,
hàng ngày tinh tấn tiến bước trên đường về nội tâm của mình để đập tan
những màn vô minh đen tối. Cho nên để kết luận cái lộ trình thứ nhất này thì
chúng ta như Phật đã dạy, cái điều kiện thứ nhất ở trong 4 cái điều kiện thì sự
thông hiểu là phải thông hiểu thứ nhất. Thì bây giờ chúng ta đã thông hiểu thì
phải, thông hiểu tức là những bậc hữu học
mới thông hiểu, còn nếu mà chúng ta không có chịu học hành, không có chịu
nghe, không có chịu hiểu thì làm sao mà chúng ta hiểu. Cho nên ở đây qua giai
đoạn mà quý thầy đã được nghe thầy giảng thì đó là cái chỗ mà thông hiểu để cho
quý thầy rõ sự thông hiểu tất cả những điều kiện mà chúng ta cần thông hiểu
trên con đường tu tập, lộ trình mà chúng ta phải tu tập. Cho nên khi mà thông
hiểu như vậy đó là chúng ta đã tập tan màn vô minh đen tối mà từ lâu nó đang
phủ dày ở trong tâm tư của chúng ta. Quý
thầy hãy lấy thập thiện làm vũ khí. Bây giờ thầy mới kết luận về cái...Bởi
vì lộ trình của người cư sỹ là phải lấy thập thiện mà làm cái điều kiện
chiến đấu chống lại những sự si mê của mình. Cho nên ở đây quý thầy phải lấy
thập thiện làm vũ khí phá trừ si mê, sẽ thành tựu 10 công đức mà kinh thập
thiện đã dạy. Tức là kinh 10 điều lành đã dạy.
Một là không si mê, được ý vui chân thiện. Nghĩa là mình phải lấy thập thiện mình tu tập đó thì mình không có
si mê, cái ý vui mà thiếu cái sự thiện ở trong đó. Nghĩa là bây giờ mình làm
điều ác mà mình vui theo đó là nó không đúng. Cho nên mình phải lấy một sự vui
chân thiện, mà không được có si mê ở trong cái điều ác, mà phải vui theo cái sự
thiện chứ không phải là vui theo cái sự ác. Bởi vì Thầy có phân tích cho quý
thầy thông rõ đõ, nó có 4 cái hỷ lạc của ác pháp, mà nó có 4 cái hỷ lạc của
pháp xuất thế. Tức là nó có những cái vui, mà những cái vui đó là những cái vui
ác. Còn cái vui mà vui của đạo, cái vui vượt ra, nó là thiện, cho nên ở đây nó
ly ra. Tất cả các pháp ác thì nó có cái vui của các pháp ác, nó vui đó, làm cho
chúng ta lầm chấp. Vậy chúng ta lấy thập thiện để chúng ta kê vào, để thấy biết
cái vui nào chân thật mà cái vui nào không chân thật.
Cho nên ở đây cái thứ
nhất là chúng ta không được si mê theo những cái vui của ác pháp mà hãy vui
theo cái chơn pháp, cái thiện pháp. Đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai là người cư sĩ phải tin sâu nhân quả. Mình phải tin ở cái nhân quả. Bởi vì nhân quả
nó sẽ là trở thành một cái nghiệp, mà nghiệp thì nó trở thành một cái nơi mà nó
sản sinh ra mình. Rồi cũng từ cái nhân quả đó mình mới tạo ra những cái nghiệp,
rồi từ cái nghiệp đó đó khi mà sản sinh ra mình rồi mình tạo ra cái nghiệp thì
tức là mình bỏ cái thân này mình cũng trở về nghiệp. Rồi từ cái nghiệp đó nó
lại sản sinh ra mình nữa. Đó là mình đi trong cái lòng vòng của nhân quả mà mình
không biết. Đó là mình tin sâu nhân quả để cho mình nó sẽ là trở thành một cái
nghiệp, mà nghiệp thì nó trở thành một cái nơi mà nó sản sinh ra mình. Rồi cũng
từ cái nhân quả đó mình mới tạo ra những cái nghiệp rồi từ cái nghiệp đó đó khi
sản sinh ra mình rồi mình tạo ra cái nghiệp thì tức là mình bỏ cái thân này
mình cũng trở về nghiệp. Rồi từ cái nghiệp đó nó lại sản sinh ra mình nữa. Đó
là mình đi trong lòng vòng của nhân quả mà mình không biết. Đó là mình tin sâu
nhân quả để cho mình thực hành cho đúng cái nhân thiện mà không làm cái nhân
ác.
Ba, tin sâu ba ngôi Tam Bảo. Bởi vì Phật Pháp Tăng là cái nơi mà chúng ta
phải nương tựa để chúng ta thoát ra khỏi cái nhân quả. Nếu chúng ta không có
nương tựa tin sâu ba ngôi Tam bảo này thì chúng ta khó mà thoát ra nhân quả. Vì
ba ngôi Tam bảo này đều đặt ở trên nền tảng của nhân quả cho nên cái hành động
của Phật, Pháp và các vị Tăng là cái hành động không có ác pháp, cái nhân lành
không có cái nhân ác ở trong đó. Vì vậy mà chúng ta tin sâu ba ngôi nhân quả tức
là chúng ta đã thực hiện được cái nhân quả tốt không phải là cái nhân quả xấu.
Đó thì ở đây thứ nhất là chúng ta tin nhân quả rồi, thứ hai chúng ta tin ba
ngôi nhân quả tức là những cái người mà, những cái pháp mà dạy chúng ta thoát
ra nhân quả, những cái người đã sống vượt thoát ra nhân quả, đó là Phật, là
Tăng và những cái Pháp mà dạy chúng ta để vượt thoát ra nhân quả, đó là Pháp.
Bốn, tâm được Chánh kiến. Nghĩa là khi mà chúng ta dùng cái Thập Thiện mà chúng ta dùng nó
làm vũ khí thì chúng ta sẽ có 10 cái điều mà chúng ta cần phải lưu ý là vui
theo cái sự thiện, tin sâu nhân quả, tin sâu ba ngôi Tam Bảo. Tâm thì nếu mà
chúng ta tin sâu ba ngôi Tam Bảo thì luôn luôn lúc nào chúng ta cũng thấy cái
đúng chứ không còn thấy cái sai nữa. Bởi vì tin nhân quả, rồi tin ba ngôi Tam
Bảo thì những cái gì mà ở trong ba ngôi Tam Bảo này dạy thì đó là những chính
kiến của chúng ta.
Năm, không đọa ba đường ác. Nghĩa là cái người mà có Chánh kiến rồi thì lúc
bấy giờ ba cái đường ác họ không có rơi vào trong đó. Còn nếu chưa có Chánh
kiến thì lúc thì sân, lúc thì phiền não, lúc thì làm điều này lúc làm điều kia
thì đều là tạo cho chúng ta có những đau khổ liên tục ở trong hiện tại chứ
không phải là ba đường ác là chờ chúng ta để chết đi rồi mới đọa xuống địa ngục
mới gọi là ba đường ác đâu. Trong cuộc sống hiện tại của chúng ta nó đã có ba
đường ác ở trong đó rõ ràng. Cho nên vì vậy khi tâm được Chánh kiến rồi thì
chúng ta đoạn dứt được ba cái đường ác này. Và khi mà ba cái đường ác này nó
không có thì cái phước huệ của chúng ta không lường được, nghĩa là cuộc sống
của chúng ta hạnh phúc vô cùng, nó rất là an vui.
Bảy, thấu rõ đường tà, tiến vào đường chánh. Lúc bấy giờ chúng ta thấy rõ đường nào là tà
đường nào đường chánh chúng ta thấy rõ, vì vậy mà trên con đường chúng ta tiến
tới nó thuộc về nhân lành chứ không bao giờ có nhân ác ở trong đó.
Tám, xả ngã diệt tâm, chuyển hết nghiệp ác.
Nghĩa là lúc bấy giờ cái
tâm của chúng ta lần lượt nó xả được cái ngã, nó diệt được cái tâm ham muốn của
chúng ta, nó chuyển được hết các nghiệp ác nghĩa là tất cả những cái nghiệp ác
từ lâu mà chúng ta đã tích trữ mà khi chúng ta chưa có biết được Phật Pháp đó,
chưa có biết nhân quả đó, chúng ta đã có những cái nhân ác nhiều đời nhiều kiếp
của chúng ta ở trong cái nhân ác đó mà nó tạo thành cái quả của chúng ta mà
hiện giờ chúng ta đang ôm ấp những cái quả đó đó, thì khi mà tới khi mà rõ được
thấu suốt cái này thì chúng ta chuyển được cái, xả được cái ngã diệt được cái
tâm thì chuyển được tất cả những cái nghiệp ác, cái quả ác ở trong cái cuộc đời
chúng ta đang nhận, đang thọ lãnh đó. Nó chuyển sạch ra hết, làm cho chúng ta
không còn khổ đau nữa. Mặc dù đứng trước mọi cảnh nào, mọi cái tình huống nào
chúng ta cũng không còn khổ nữa.
Chín, luôn luôn trụ Chánh kiến. Lúc nào chúng ta cũng ở trong cái sự hiểu biết,
luôn luôn lúc nào cái hiểu biết của chúng ta cũng chơn chính chứ không phải bị
chấp cái này, chấp cái kia chấp cái nọ.
Và cái cuộc sống của cái người này, thứ mười, là cuộc sống người
này không còn bị tai nạn nữa. Nghĩa là thay vì người ta bị nhân quả thì người ta sẽ gặp tai nạn
này tai nạn khác hay là hoặc chuyện này hoặc chuyện khác thậm chí như bệnh tật
thì đó là những cái có thể nói đến là làm cho con người đau khổ đó thì cái
người mà người ta thực hiện được, người ta lấy mười điều lành này mà người ta
làm vũ khí để người ta chiến thắng thì người ta có được mười điều lợi như vậy
đó thì cuộc đời của người ta kể từ đây người ta chuyển hóa được cái nhân quả,
chuyển hóa được cái nghiệp ác của người ta thì do đó trước những cái hoàn cảnh nào,
trước những cái đối tượng nào thì những cái tai họa, tai nạn mà xảy đến, họ
hoàn toàn họ vượt qua được hết, không bao giờ còn có một cái gì mà bủa vây làm
cho họ khổ sở trong tâm hồn của họ được. Thậm chí như cái bệnh họ đau nhức đến
mà có thể nói rằng cái sức tận cùng chịu đựng của thân họ, họ cũng vẫn thản
nhiên, bởi vì họ đã thực hiện được đúng Thập Thiện cho nên họ thấy hoàn toàn
tâm họ bất động trước những cái đau khổ nhất của cái thân của họ, họ vẫn thản
nhiên. Cho nên họ thoát khỏi tai nạn là như vậy, họ chuyển hóa được cái nghiệp,
cái nghiệp ác của họ, cái quả ác của họ cho nên họ không còn thấy đau khổ nữa.
Người tu Thập Thiện thường chế ngự lòng buông lung, phóng dật, bỏ
các nghiệp dữ, thành tựu các nghiệp lành, chuyển đời khổ đau, bất an, bất toại
nguyện thành đời sống an vui hạnh phúc, mọi việc đều được toại nguyện như ý,
đời sống luôn thuận theo chánh đạo. Tu Thập Thiện chỉ có người trí mới có ý
thức hiểu được sự lợi ích của nó đối với cuộc sống. Tâm thường quyết thực hành, sống cho bằng được. Nhờ có quyết tâm
sống đúng mười điều lành chúng ta mới chuyển được kiếp sống địa ngục lầm than
đầy khổ đau phiền muộn biến thành cảnh thiên đàng, an lạc, hạnh phúc, an vui.
Đó thì, nội cái Thập
Thiện không thì quý thầy đã thấy rằng Thập Thiện nó thuộc về nhân quả cho nên
nói nhân quả thiện tức là cái nhân quả ác nó sẽ bị diệt đi, mà nó diệt đi thì
nó đem lại cái đời sống an lạc hạnh phúc cho con người. Do thế cái điều kiện mà
quan trọng cho cái con người ở trên cái hành tinh này là cái điều kiện là phải
họ phải thực hiện những điều lành từ cái bàn tay, cái khối óc, cái hành động
của họ, cái miệng của họ mà thực hiện điều lành thì họ mang lại cái sự an lạc,
hạnh phúc cho đời sống của họ. Mà nếu họ từ cái hành động thân khẩu ý của họ mà
họ thực hiện điều ác thì tự họ họ cũng đem lại cái sự đau khổ, cái sự bất an,
cái sự bất toại nguyện cho họ và chính cái chỗ này cho nên đó là cái vấn đề
trọng đại của Đạo Phật chứ không phải cái sự trọng đại của Đạo Phật là chúng ta
ngồi thiền, nhập định, làm chủ sự sống chết, chấm dứt sự tái sanh luân hồi. Cái
đó là cái thiểu số, cái đó là cái số ít, cái số ít người, còn cái chỗ mà Thập Thiện này là cái chỗ đông người, mọi
người làm được, đem lại một cái hạnh phúc cho mọi người an vui thanh bình, đem
lại cho một cái xã hội có trật tự, cho con người biết thương nhau, cho con
người không xa lìa với nhau, đem lại cho con người sống chan hòa một tình
thương phủ trùm bên nhau. Đó là Thập Thiện đó.
Vì vậy mà cho nên cái lộ
trình thứ nhất này á mà quý thầy đã thấy là cái người mà theo đạo Phật người ta
phải thực hiện Tứ Vô Lượng Tâm: Từ Bi Hỉ Xả. Để làm gì? Để thực hiện cái
tình thương chan hòa với nhau, để xây dựng một cái đời sống biết thương nhau,
biết giúp đỡ nhau, biết an ủi nhau. Vì con người sinh ra là do nhân quả cho nên
nhân quả là phải có sự khổ đau, mà đã thực hiện được tâm Từ Bi Hỉ Xả thì do đó
nó mới hết khổ đau, con người mới chấm dứt sự khổ đau. Cái mục đích đó là cái
mục đích chính của Đạo Phật, để đem lại sự thoát khổ cho con người chứ không
phải cái mục đích mà nhắm vào chỗ mà tu tập cao siêu đến cái mức độ mà có dùng
Tứ Như Ý Túc là biến hóa thần thông phép tắc, không phải là mục đích đó đâu. Mà
cái chính của đạo Phật là cái chỗ Thập Thiện này, là cái chỗ nhân quả lành này
chớ không phải là nhân quả ác.
Muốn hưởng được phước
báu trời người thì hãy dứt trừ, từ bỏ, xa lìa, viễn ly mười nghiệp ác, mười
điều dữ đó. Hàng ngày trau dồi tu tập mười điều lành, cứ mỗi lần bỏ xuống một
nghiệp ác thì ngay đó nghiệp lành hiện ra. Thiện nghiệp càng nhiều, thân tâm
càng được thanh thản an vui, sống không biết khổ, không biết khổ đau, không
biết chán chường, biết được sự lợi ích và quả giải thoát lớn cho kiếp sống con
người và xã hội. Người cư sĩ phải quyết tâm nỗ lực thực hiện bằng mọi cách để
sống đúng mười điều lành mà Đức Phật đã đem hết tâm huyết mình truyền lại cho
đời sau để người đời, để con người trong cuộc sống được an vui, hạnh phúc bên
nhau.
Kinh Thập Thiện dạy cứ
tiếp tục mãi xây dựng, trên đường xây dựng tư tưởng và cuộc sống toàn Thập
Thiện không còn một chút Thập Ác thì sẽ được 4 ưu điểm trong cuộc sống:
Một, thân tâm thanh thản, nhẹ nhàng, an lạc, thường hiển lộ một
niềm vui bất tận. Đó là cái thứ nhất lợi ích thứ nhất của Thập Thiện đó, nó làm cho
thân tâm của mình nhẹ nhàng, thanh thản, tâm hồn lúc nào cũng an vui với cái sự
an vui của 10 điều lành. Hành động thân khẩu ý biểu lộ đầy đủ đạo đức nhân quả
không làm khổ mình khổ người. Lòng hiếu sát, hung hăng xưa kia biến mất, lòng
từ bi bác ái hiện rõ. Đối với người khác và loài vật đều thương, thường lấy câu
“lấy ân trả oán” thì oán sẽ trở thành ân nghĩa và thương yêu nhau.
Hai, tâm không còn giận hờn thì dù oán, dù bất cứ sự việc gì cũng
tiêu tan, con người đối với con người không còn sự đấu tranh giết hại lẫn nhau
chỉ còn một lòng tương thân tương ái, xã hội con người không còn biết ghét nhau
giận nhau, chỉ có một lòng thương yêu duy nhất.
Chúng ta hôm nay có đủ
duyên lành mới được nghe lời thuyết giảng dạy của Đức Phật để thông hiểu và
trau dồi và dứt bỏ, để tu tập Thập Thiện. Pháp môn Thập Thiện rất cụ thể, thực
tế, có thứ lớp trong khi thực hành rất khoa học để cho mọi người dễ dàng thực
tập sống đúng Thập Thiện đạt được cuộc sống hạnh phúc an lạc đầy đủ. Đã
quyết tâm tiến bước lên đường về đất Phật nếu không khởi hành bằng đường Thập
Thiện thì đừng mong đến xứ Phật được. Ba đời chư Phật và các bậc Thánh hiền
thoát vòng sanh tử chứng quả vô thượng bồ đề, sống và tu tập đúng Thập Thiện.
Các ngài lấy Thập Thiện làm nền tảng vững chắc để xây dựng ngôi nhà thiền định
của mình.
Thập Thiện có công năng
giúp ta ngăn ngừa các hành vi độc ác thân khẩu ý của mình, nhờ thế tất cả hoàn
cảnh đều được yên vui, an lành và hạnh phúc. Thập Thiện giúp cho 3 nghiệp thân
khẩu ý của chúng ta lần lần tiêu tội và được thanh tịnh. Nhờ thân khẩu ý thanh
tịnh, thân tâm chúng ta mới thanh tịnh. Nhờ thân tâm thanh tịnh, chúng ta mới
tịnh chỉ các hành trong thân. Nhờ tịnh chỉ các hành trong thân, chúng ta mới
nhập định. Nhờ nhập định, chúng ta mới khai triển trí tuệ Tam minh. Nhờ Tam
minh, chúng ta mới diệt sạch lậu hoặc. Nhờ diệt sạch lậu hoặc, chúng ta mới làm
chủ sự sống chết và chấm dứt luân hồi.
Người biết tu Thập Thiện
và sống đúng Thập Thiện là người đầy đủ hạnh phúc nhất trần gian. Nhờ tu Thập
Thiện, vạn pháp không còn là chướng ngại của tâm thì sự đau khổ phiền não đoạn
dứt, thân tâm thường được an ổn, thanh thản, đời sống hạnh phúc và phước báu rõ
ràng. Thập Thiện là cái nhân đoạn dứt ba đường ác khổ trong thân tâm, tuy ta
còn ở cõi Ta bà nhưng cuộc sống của chúng ta như ở cõi trời, cõi thiên đàng.
Thông hiểu rõ sự lợi ích lớn của pháp môn này, chúng tôi thành tâm khuyến khích
mọi người cư sĩ cũng như tu sĩ đừng thấy pháp môn Thập Thiện chê nó là pháp môn
thấp bé, cho nó là những người ngu mới tu hành pháp này. Hiểu như vậy rất là
lầm lạc. Thập Thiện là pháp môn tu tập rèn luyện đạo đức nhân quả cho mỗi con
người trở thành tốt đẹp và xây dựng xã hội thanh bình an lạc. Vì vậy trước tiên
quý vị phải tu tập Thập Thiện, đừng ngồi thiền như cây, như đá chẳng ích gì cho
mình, cho người, cho xã hội. Ngồi thiền riết không thành Phật mà thành cóc, hễ
ai đụng tới thì tham sân si mạn nghi nổi lên ầm ầm như sóng bủa, hở ra một chút
thì chướng tâm ngại ý, luôn luôn tâm hồn bất toại nguyện, sống trong cảnh nào
cũng bất an.
Đó thì quý thầy thấy có
nhiều người tu thiền rồi cứ dính mắc cảnh này cảnh kia. Bây giờ ở trong cảnh
này xe cộ rần rần, nhà máy chạy xình xịch như vậy đó thì cảnh này tu hổng được
đâu, tui đi tìm rừng rú không tiếng động tui mới tu được. Đó là mình bất an,
bất toại nguyện ở trong trước cái cảnh của mình rồi, tu thiền thì đâu có động
tâm như vậy? Cho nên cái người mà thực hiện Thập Thiện người ta không có động
tâm cái điều đó đâu, cho nên lúc bấy giờ người ta thực hiện thiền định ở cảnh
nào người ta tu cũng tốt hết. Còn mình thì cứ lo tìm cái cảnh yên tịnh để mà tu
thiền định nhưng mà cuối cùng thì đụng cảnh nào cũng bị động hết, không có cảnh
nào mà gọi là toại nguyện cho mình. Tu như vậy không giải thoát mà địa ngục mở
cửa đón chờ, quỷ sứ hầu hạ.
Thập Thiện là đường lối,
là pháp môn rèn luyện con người sống đạo đức không làm khổ mình khổ người,
không làm rối loạn xã hội, đem lại sự an vui cho người, cho mình, cho xã hội.
Vậy quý thầy cần phải siêng năng tu tập và rèn luyện thân tâm mình trong pháp
môn Thập Thiện này, nó là pháp môn rất quý báu ở thời đại trong thế gian hiện
đại của chúng ta.
Để kết thúc cái giai
đoạn tu Thập Thiện bằng một bài kệ, phàm con người ở đời, đây là cái bài kệ
đây:
Phàm con người ở đời
Búa rìu từ trong miệng
Sở dĩ giết chết mình
Là do lời nói độc
Người đáng chê thì khen
Người đáng khen thì chê
Đây thuộc nghiệp ác khẩu
Mà thân chịu hành khổ.
Đó là bài kệ trong kinh
Thập Thiện, khi mà đến kết luận của bài Thập Thiện thì Thầy rút ra một bài kệ
trong tất cả các kệ ngôn của Phật nói về những điều mà làm ác của mình thì Phật
lại lấy lời nói của chúng ta mà cho đó là bởi vì ở trong Thập Thiện thì về cái
hành động của khẩu nó có 4 cái hành động ác khẩu chứ không phải 1, mà về thân
thì nó có 3, về ý có 3 mà về khẩu rất nhiều cho nên Phật mới nhắm vào cái chỗ
khẩu nghiệp, mà tạo cho con người ta đau khổ nhiều nhất là cái khẩu nghiệp, nói
ra thì có chuyện này nói ra có chuyện kia đó.
Cho nên ở đây bài kệ đó
Đức Phật lấy từ chỗ khẩu nghiệp mà nói ra để chúng ta biết rằng chúng ta khổ sở
là do cái nghiệp khẩu của chúng ta rất nhiều.
Phàm con người ở đời
Búa rìu từ trong miệng.
Đức Phật nói lời nói của
mình như búa rìu đó, sở dĩ giết chết mình, nó giết mình chết mà nó giết người
khác nữa chứ không phải là nó giết mình đâu.
Là do lời nói độc
Người đáng chê thì khen
Người đáng khen thì chê
Đây thuộc nghiệp ác khẩu
Mà thân chịu hành khổ.
Chỉ lấy Thập Thiện mà
lấy về cái khẩu nghiệp, về 4 điều thiện, 4 điều ác của cái miệng mà tạo con
người quá khổ, mất hạnh phúc ở trong cuộc đời này. Cho nên kế tiếp thì Phật có
đem ví dụ:
Dùng chú thuật đạt lợi
Tội ấy cũng còn nhẹ
Nghĩa là mình dùng bùa
chú mình làm để mình lấy của người ta đó thì Đức Phật xem như là cái tội đó còn
nhẹ hơn là cái tội mà mình dùng ác khẩu của mình đó. Đó là cái thứ nhất.
Cái thứ hai thì Đức Phật
cũng đem so sánh nữa:
Nếu lấy kinh điển Phật
Hiểu không thấu nghĩa lý
Thành hủy báng Thánh hiền
Tội ấy rất là nặng.
Nếu mà đem kinh điển của
Phật mình dạy cứ thiền định không đó thì tức là người ta không có hiểu được cái
nghĩa lý của những cái điều mà tạo ra những cái đau khổ cho con người như thế
này thì đó là mình phỉ báng Phật Pháp rồi. Cho nên hầu như người ta cứ lấy kinh
điển Phật mà người ta cứ lo tu thiền mà người ta không có tu thiện cho nên từ
đó mà con người khổ vẫn hoàn khổ, cho nên đó là chỗ cái bài kệ này Đức Phật đem
chúng ta thấy để chúng ta nhận cho rõ.
Nếu lấy kinh điển Phật
Không hiểu thấu nghĩa lý
Tức là mình không hiểu
cho nên mình lấy đó để mà mình tu thiền mà mình không thấy được cái Thập Thiện
vì vậy thành ra hủy báng Phật Pháp đó. Bởi vì bài kệ này nó liên tục để Đức
Phật thấy cái chỗ mà chúng ta hiểu sai, mà không hiểu Thập Thiện mà lại hiểu về
thiền định, hiểu về 4 thiền, 8 định hay hoặc là Tam minh mà không hiểu được cái
chỗ căn bản nhất của đạo Phật, mà lợi ích nhất của đạo Phật đối với con người.
Bởi vì đạo Phật nhằm ra đời là để giải quyết nỗi khổ của con người chứ đâu phải
giải quyết Tam minh, đâu phải giải quyết cái sự vi diệu thần thông phép tắc
đâu, đâu có giúp con người làm cái chuyện đó mà giúp cho con người thoát cảnh
khổ, biết thương nhau, biết đùm bọc nhau để biết xoa dịu sự khổ của nhân quả
nghiệp báo mà mỗi con người đều đã có mang theo nó ở trong thân tâm của mình
rồi. Cho nên ở đây mà hiểu kinh điển của Phật theo cái kiểu mà cứ biết thiền,
biết định không thì cái đó là cái hiểu sai, cái đó thành hủy báng Phật Pháp,
cái tội đó rất nặng. Cho nên chúng ta phải trở về với Thập Thiện thì chúng
ta mới hiểu đúng Phật Pháp, mà không trở về với Thập Thiện thì chúng ta hiểu
sai Phật Pháp.
Đây bài kế nữa, Đức Phật
cũng nhấn mạnh chỗ này để chúng ta thấy:
Nếu lấy kinh điển Phật
Không thấu hiểu nghĩa lý
Không thực hành viên mãn
Lại đem dạy người khác
Thành hủy báng Thánh hiền
Tội ấy còn nặng hơn.
Bây giờ mình thực hiện
Thập thiện chưa được, mình còn làm chạy theo ham muốn, mình còn làm những điều
ác bằng những cách này bằng những cách khác, thế mà mình thực hiện chưa xong
rồi mình đem mình dạy người khác, người khác người ta cũng thực hiện chưa xong,
đó là mình phỉ báng Phật pháp. Thay vì kinh điển của Phật đem ra dạy người để cho người ta được
cái hạnh phúc an vui, được cái sự thương yêu nhau thì cái đó là cái đúng mà bây
giờ người ta không thương nhau mà người ta theo đạo Phật mà người ta giày xéo
lên nhau bằng cách này bằng cách khác thì thử nghĩ đạo Phật bây giờ là đạo cứu
khổ mà bây giờ cứu ai đâu bây giờ? Càng ngày họ càng học Phật pháp họ lại càng
huênh hoang nữa thì cái điều đó là điều càng lúc càng sai và cái người mà không
hiểu Phật pháp đem kinh điển của Phật pháp dạy như vậy đó thì cái người đó phải thọ lấy những cái tội còn nặng hơn.
Đó là kết thúc bài kinh
mà cái lộ trình thứ nhất tu tập về Thập thiện – mười điều lành để dứt trừ mười
điều ác là lộ trình thứ nhất để chúng ta biết được cái đúng của đạo Phật mà
chính cái chỗ này là mục đích của đạo Phật muốn đem cái giáo pháp này để giúp
cho đời thoát khổ chứ không phải để giúp cho chúng ta có những thiền định cao
siêu làm chủ sống chết, để làm cho người ta thấy ờ cái ông đó nhập định không
có thở nữa hay hoặc là biến ra nhiều thân hay hoặc là hóa lửa, hóa hào quang.
Điều đó không phải là chỗ mục đích của đạo Phật đâu cũng như không phải là ngồi
đó mà thực hiện Tam minh nhớ lại nhiều đời nhiều kiếp của mình gọi là cái đó
hay đâu. Cái chính của đạo Phật là cái chỗ làm sao cho con người ở trên thế
gian này, trên hành tinh này là không còn khổ nữa.
Cuộc sống không có cần
thánh thiện gì hết mà chỉ biết thương nhau, chỉ đừng làm khổ nữa, mà chính
những bàn tay khối óc của họ họ hành đúng ba hành động thân khẩu ý của họ toàn
là thiện thì họ sẽ gặt được cái quả tốt của đời sống của họ. Từ đó họ chấm dứt
được sự đau khổ, chính bàn tay của họ cho nên Phật gọi là “tự thắp đuốc lên mà đi”.
Đi ở trong con đường thiện để cứu lấy
mình chứ đâu phải đi trên con đường thiền định để mà cứu có một mình mình.
Bây giờ Thầy nhập định được, thử hỏi bây giờ quý thầy bây giờ quý thầy muốn
chết như Thầy được không, mà Thầy có làm gì cho quý thầy chết được không? Có đâu
được. Thầy bảo hơi thở thầy ngưng, còn quý thầy, Thầy bảo dùm cho các thầy, Thầy
bảo hơi thở của các thầy ngưng, có ngưng được không? Thầy chỉ ngưng có mình
thầy hà. Còn bao nhiêu người đó muốn chết không có được. Bây giờ nó gần dở chết
dở sống, đau khổ gần chết mà bảo ngưng hoài nó ngưng không được. Thầy đâu có
bảo được, Thầy chỉ có bảo một mình Thầy, cái đó là cái ích kỷ của Thầy chứ
không phải là cái thực hiện tốt đâu, còn cái Thập Thiện là cái chúng ta đem lại
nguồn hạnh phúc chung cho mọi người, mà cái đó cái dễ, đâu có phải là
cái khó. Bởi vì chúng ta biết cái ác thì chúng ta đừng làm, chúng ta biết cái
thiện thì chúng ta làm, thì cái điều đó là cái điều đem đến hạnh phúc cho mọi
người, và cái tầm vóc của con người nào cũng có thực hiện được hết, không có
người nào mà làm không được. Một trẻ con bây giờ 5-6 tuổi, 7-8 tuổi bảo nó đừng
có giết mấy con kiến đi, những con vật đó nó biết đau lắm, con đừng có giết nó.
Những đứa trẻ nó nghe vậy nó thấy vậy nó không bao giờ nó giết đâu. Cái chuyện
đó con nít làm được mà, nó vẫn tu được mà, đâu có gì mà khó đâu. Đó là những
cái điều kiện mà chúng ta dạy nó, từ đó nó không giết hại chúng sanh, nó không
làm đau khổ chúng sanh, thì cái hành động đó nó sẽ đem lại cho nó sau này nó
không có được cái quả, nó không có cái quả khổ đối với cái hành động của nó làm
tốt, thì tự nó nó đã làm chứ mình đâu có làm cho nó được đâu. Nó không giết hại
thì nó không khổ, mà nó giết hại thì nó phải chịu lấy cái thọ khổ đó.
Đó là những điều mà hôm
nay nó thực tế và cụ thể như vậy thì con nít bây giờ 5 tuổi 10 tuổi nó vẫn tu
tập được theo đạo Phật mà nó đem lại cái hạnh phúc cho nó sau này, đâu có gì mà
khó đâu. Thập thiện Thầy nói không khó đâu, chứ không phải ngồi thiền hít thở
như chúng ta bằng cách này hay cách khác thì con nít làm không được, hay hoặc
là bảo ngưng hơi thở thế này thế khác thì nó làm không được chứ bảo nó đừng giết
chúng sanh, đi coi chừng đừng đạp kiến đồ đó thì có thể nó làm được, mà nó làm
được, tâm nó chừng đó nó biết thương tất cả chúng sanh thì nó phải thương tất
cả mọi người khác. Từ đó chúng ta tập luyện nó, mà những hành động hằng ngày
làm như vậy thì nó huân lại những điều đó thì cái đời nó không có còn khổ nữa,
chính cái đó là cái tốt.
___
Nguồn: Băng số 16 - Giáo án đường lối tu tập đạo Phật - Trưởng lão Thích Thông Lạc
Link pháp âm: http://hoctapdaoduc.blogspot.com/2013/12/phap-thoai-mp3-cua-uc-truong-lao-thich.html
No comments:
Post a Comment