TỨ BẤT HOẠI TỊNH
1. Thân Phật thường hay
phòng hộ sáu căn. Vậy thân ta niệm Phật thì thân ta cũng phải phòng hộ sáu
căn, mắt nhìn xuống đất, không nhìn qua nhìn lại, luôn luôn ý tứ từng bước đi
tránh không làm đau khổ chúng sanh và giết hại chúng sanh.
2. Lấy thọ lạc niệm Phật,
ta phải giống như Phật, không ưa thích, không vui mừng, không khen ngợi, không
cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ, nhờ thế thọ của ta không tác đụng
được ta, không lôi cuốn, không làm cho ta đắm mê.
3. Phật đi không ngó qua
ngó lại, chỉ nhìn xuống đất quan sát từng bước đi của mình để tránh vô tình làm
đau khổ chúng sinh. Thân ta niệm Phật phải thực hiện đi giống như Phật.
4. Sáu căn tiếp xúc với 6
trần dính mắc các pháp, tạo biết bao nhiêu điều khổ cho kiếp người. Thân ta
niệm Phật thì phải giống như thân Phật, phòng hộ 6 căn đi, đứng, nằm, ngồi, ý
tứ từng hành động, nhẹ nhàng, thanh thản, không mong cầu, không ước muốn. Chỉ
biết khoan thai bước đi mà thôi.
5. Thong thả mà đi, thanh
thản mà đi, mắt nhìn xuống bước đi, tai lắng nghe bước đi, không nhìn ngó đôi
bên.
6. Các pháp xung quanh ta
là vô thường, là khổ, là tai hại, ta hãy nhìn và nghe từng bước đi của ta.
7. Các pháp luôn luôn có
sự lôi cuốn, cám dỗ, thu hút, dễ khiến ta dính mắc khả hỷ, khả lạc, khả ái. Tâm
ta phải bất động trước các pháp. Mắt ta nhìn xuống, tai nghe tiếng bước chân
đi.
8. Các pháp thế gian vô
thường, khổ, vô ngã, có nhiều tai ương, có nhiều nguy hiểm, ta phải buông xuống
hết, không để 6 căn dính mắc 6 trần.
9. Sáu căn mắt, tai, mũi,
miệng, thân, ý phải tập trung dưới bước đi không được phóng dật theo 6 trần,
sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp.
10. Thân Phật thường đi
kinh hành, thân ta niệm Phật cũng vậy phải thường đi kinh hành như Phật.
Đi kinh hành thư giản:
11. Ta đi kinh hành thư
giản thân tâm, thân tâm phải thanh thản, nhẹ nhàng, vô sự không được ức chế
tâm, không được ghìm tâm, không được tập trung tâm, mà hãy vô sự, tự nhiên như
người nhàn du.
Đi kinh hành Chánh niệm
tỉnh thức:
12. Ta đi kinh hành, ta
biết ta đi kinh hành.
13. Ta đi kinh hành, ta
phải tỉnh thức mỗi bước chân ta đi.
Đi kinh hành trau dồi
lòng từ:
14. Dưới chân ta bước đi
có nhiều côn trùng nhỏ nhít, ta hãy thương yêu chúng nên phải ý tứ từng bước
đi, tránh không làm đau khổ và chết chóc chúng sanh.
Đi kinh hành pháp hôn
trầm:
15.
Tâm phải tỉnh thức, thân phải tỉnh táo.
16.
Tâm phải tỉnh thức, thân phải tỉnh táo, không có được lừ đừ nữa.
17.
Tâm phải tỉnh thức, thân phải tỉnh táo, không được buồn ngủ nữa.
18.
Thân tâm phải tỉnh thức trong bước đi rõ ràng.
19.
Chân mặt bước, chân trái bước.
20. Thân Phật không làm
hại chúng sanh, thường thương xót chúng sanh.
21. Thân ta niệm Phật
phải giống thân Phật, bắt đầu từ đây về sau không làm hại chúng sanh, không ăn
thịt chúng sanh, hằng ngày phải thương xót chúng sanh như con mình.
22. Thân Phật không làm
khổ chúng sanh, thân ta niệm Phật cũng không được làm khổ ai hết.
23. Thân ta niệm Phật từ
đây về sau ai có chửi mắng, mạ lị, mình không được chửi mắng lại, không được
giận hờn, thù oán họ, phải thương yêu họ, hết sức thương yêu họ vì họ là người
đã thọ khổ, vì họ sân hận.
24. Thân Phật không bao
giờ lấy trộm của ai, thân ta niệm Phật cũng vậy không bao giờ lấy trộm của ai.
25. Người mất của đau
khổ, thân ta niệm Phật giống như thân Phật, há mà ta lấy của người không cho để
làm cho người đau khổ.
26. Thân Phật đã tuyệt
đường dâm dục, thân ta niệm Phật cũng vậy, ta cũng phải tuyệt đường dâm dục, vì
con đường dâm dục là con đường tái sinh luân hồi, con đường đau khổ, là con
đường bất tịnh.
27. Thân ta niệm Phật
phải tránh xa đường dâm dục, xem dâm dục là hôi thối, dơ bẩn hãy xa lìa như xa
lìa hầm phẩn.
28. Thân Phật không ăn
uống phi thời, thân ta niệm Phật cũng vậy, phải phải ăn uống không
phi thời.
29. Món ăn là bất tịnh,
hôi thối, không có gì ngon dở, chỉ là một ảo giác của dục lạc tầm thường vị
giác mà thôi, ta hãy thấu suốt lý bất tịnh của thực phẩm mà xa lìa, từ bỏ xem
ăn uống là thứ thuốc trị bệnh đói mà thôi.
30. Thân Phật thường tỉnh
thức không ngủ, không bao giờ có hôn trầm, thùy miên, thân ta niệm Phật cũng
vậy phải thường tu tập tỉnh thức trong giấc ngủ.
31. Thân ngủ đi, tâm tỉnh
thức trong hơi thở, không được quên.
32. Thân ngủ đi, tâm tỉnh
thức trong hơi thở, không được quên nha.
33. Thân Phật không nằm
giường cao, rộng lớn thường ở chòi tranh, vách lá, giường tre, trên tảng đá
hoặc trên đất.
34. Thân nằm trên giường
cao, rộng lớn êm ấm là tâm dễ đắm nhiễm sanh dục lạc ưa mến, ta phải xa lìa
không được béng mảng tới.
35. Thân Phật không trang
sức vòng hoa, chuỗi hạt, thân ta niệm Phật cũng vậy không trang sức vòng hoa,
chuỗi hạt.
36. Thân là vô thường,
thân là bất tịnh hôi thúi, nay còn mai mất có gì tốt đẹp mà trang sức vòng hoa,
chuỗi hạt, ta hãy từ bỏ, xa lìa nó đi.
37. Thân Phật không cất
giữ tiền bạc, của báu, thân ta niệm Phật cũng vậy không cất giữ tiền bạc, của
báu.
38. Tiền bạc, của báu là
rắn độc sẽ giết chết chúng ta, sẽ làm chúng ta đau khổ.
39. Tiền bạc, của báu là
vật nguy hiểm nếu ta cất giữ nó, ta sẽ trở thành nô lệ, đầy tớ trung thành cho
nó.
40. Tiền bạc, của báu là
vật nguy hiểm lắm, là ông chủ nếu chúng ta cất giữ nó, chúng ta sẽ trở thành
một tên nô lệ, tên đầy tớ trung thành cho nó.
41. Thân Phật nằm nghiêng
theo kiểu kiết tường, thân ta niệm Phật cũng nằm theo kiểu kiết tường như Phật.
42. Thân ta hằng ngày
cũng nên nằm kiết tường để dễ tâm tỉnh thức không bị mê muội, dễ đặt niệm hơi
thở nhiếp tâm tỉnh thức trong lúc ngủ không bị chiêm bao.
43. Nằm kiết tường, tâm
dễ tỉnh thức, không bị mê muội dễ đặt niệm hơi thở nhiếp tâm tỉnh thức trong
lúc ngủ không bị chiêm bao.
44. Phật thọ lạc không
làm tâm Phật ưa thích, không vui mừng, không ca ngợi, không cầu mong, không ước
muốn, không tưởng nhớ. Thọ ta niệm Phật cũng vậy giống như Phật không ưa thích,
không vui mừng, không ca ngợi, không cầu mong, không ước muốn, không tưởng nhớ,
nhờ thế thọ ta không tác dụng được, không lôi cuốn được, không làm cho ta đắm
đuối mê mờ.
45. Thọ lạc là vô thường
khi có sanh ra khả ái, khả hỷ, khả lạc nhưng chỉ chốc thời không được lâu dài,
vì thế thọ là nguy hiểm, là tai họa, là khổ đau ta phải đoạn dứt, không được
ham thích, say đắm, không được để chúng lôi cuốn, không được để tâm ta sa ngã
theo chúng.
Ta lấy
thọ niệm Phật cũng vậy giống như Phật phải gan dạ, phải kiên trì, phải đầy đủ
nghị lực, phải dũng cảm, phải chiến đấu với thọ không sợ hãi, không chán ghét,
không lo lắng, không buồn rầu, không ưu não luôn luôn giữ tâm bất động các thọ
khổ.
46.Thọ khổ không từ đâu
đến, không từ đâu đi, toàn là do duyên ác mà có thọ khổ, do quả ác mà kết trái
mà có thọ khổ, ta cứ giữ tâm bất động. Thọ đến thọ đi mặc thọ, chẳng tác dụng
ta được, do thế thọ sẽ tịnh chỉ hoàn toàn.
47. Thọ là vô thường, không có ngã, ta chẳng hề sợ hãi và nao núng. Thọ khổ hãy đi đi.
47. Thọ là vô thường, không có ngã, ta chẳng hề sợ hãi và nao núng. Thọ khổ hãy đi đi.
48. Thọ là vô thường,
không có ngã, ta chẳng hề sợ hãi và nao núng. Thọ khổ hãy đi đi.
49. Thọ khổ là vô chủ,
không phải của ta, không phải của ai hết, của nhân quả duyên hợp, vậy thọ hãy
đi đi.
50. Thọ khổ không phải
trong ta, không phải ngoài ta, thọ là duyên hợp của nhân quả mà có, không phải
của ta, không phải của ai. Vậy thọ khổ hãy đi đi đừng có ở đây, đừng có làm khổ
ta.
51. Thọ bất lạc bất khổ
không phải là cứu cánh Niết bàn, nó là một trạng thái không lạc, không khổ của
phàm phu, vì thế chưa phải là cứu cánh, nên ta hãy từ bỏ, buông xuống không
được chấp trước nó, không được trụ ở nó mà phải bỏ đi, nó hãy đi đi đừng có ở
trong ta nữa, đừng ở trong cái trạng thái bất lạc bất thọ khổ này ở trong ta
nữa.
52. Thọ bất lạc bất khổ
không phải là cứu cánh Niết bàn, ta hãy từ bỏ, buông xuống, không được trụ ở
trạng thái này nữa.
53. Tâm Phật không có ham
muốn, tâm ta niệm Phật cũng vậy không có ham muốn các pháp thế gian.
54. Các pháp thế gian là vô
thường, là khổ, ta không nên tham muốn nó mà phải từ bỏ, xa lánh nó, đừng có
bén mảng đến những cái pháp thế gian, nó là khổ.
55. Các pháp thế gian là
pháp vô thường, là khổ, ta không nên tham muốn, hãy từ bỏ, hãy xa lánh cái lòng
tham muốn đó đi.
56. Tâm Phật không tham
đắm một vật gì ở trong cái thế gian, thì tâm ta niệm Phật cũng vậy không tham
đắm một vật gì ở trong thế gian.
57. Các pháp thế gian có
sự cám dỗ và sự lôi cuốn, ta không nên tham đắm, vì tham đắm là khổ và làm hại
nguy đến bản thân ta.
58. Tâm Phật không sân,
tâm ta niệm Phật cũng vậy không sân hận đối với một ai.
59. Sân hận là pháp khổ
đau, làm cho mình khổ mà còn khiến cho người khác khổ, ta hãy dứt bỏ không được
sân hận với dù bất cứ với một ai hết.
60. Sân hận là cái pháp ác, một cái pháp rất ác, phải dứt bỏ ngay, không được lưu lại ở trong tâm ta một chút nào.
60. Sân hận là cái pháp ác, một cái pháp rất ác, phải dứt bỏ ngay, không được lưu lại ở trong tâm ta một chút nào.
61. Tâm Phật thì không có
nghi ngờ, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không nghi ngờ ai cả, vì nghi ngờ là một
tánh xấu ác làm cho tâm ta bất an, làm cho ta nghi kỵ đối với người khác, không
có thân tình, làm cho người khác cũng đau khổ.
62. Nghi là một ác pháp
làm khổ mình, khổ người, từ đây ta phải dứt bỏ, ta phải từ giã, lìa xa tất cả
những gì mà nghi nan, nghi ngờ người khác. Cái lòng nghi hãy đi đi, đừng ở
trong ta nữa.
63. Tâm Phật không tị
hiềm, tâm ta niệm Phật cũng vậy, không có tị hiềm ai hết.
64. Tị hiềm là một cái
tánh xấu ác làm khổ mình, khổ người, ta hãy dứt bỏ, xa lánh, từ khước, viễn ly
đừng để nó bén mãn ở trong tâm ta.
65. Tị hiềm là một tâm
rất ác, nó luôn luôn tìm cách để hại người, tìm cách để nói xấu người. Nhưng
cũng chính nó đã làm khổ cho ta và cũng đưa ta đến vào những thú hướng để đọa
vào ác đạo, để sanh làm ác thú hoặc là những kẻ hung dữ mà không phải ở trong
một kiếp này mà nó nhiều kiếp, nhiều đời. Rõ biết như vậy đó, ta phải luôn luôn
cảnh giác và từ giã, xa lìa, viễn ly cái tâm tị hiềm, không để cho nó ở trong
tâm ta nữa.
66. Tâm Phật không ngã
mạn, tâm ta niệm Phật cũng không bao giờ có ngã mạn, cống cao, kiêu căng,
tự đắc vì cống cao, kiêu căng, tự đắc là tánh xấu và ác.
67. Ngã mạn, cống cao là
một trong năm pháp ác của Ngũ triền cái, ta phải dứt bỏ tánh này. Vì cuộc sống
con người do nhân quả hợp lập thành, nên có người xấu, kẻ tốt, người sang, kẻ
hèn chứ đâu phải ta hơn ai. Ta như mọi người, bình đẳng như mọi người, chỉ có
kẻ ngu si mới không thấy nhân quả, cho mình hơn người. Sự thật chẳng ai hơn ai.
68. Ngã mạn, cống cao là
một trong năm pháp ác của Ngũ triền cái, ta phải dứt bỏ tánh này. Vì cuộc sống
con người do nhân quả lập thành, nên có người xấu, kẻ tốt, người sang, kẻ hèn
chứ đâu phải ta hơn ai, ta như mọi người, bình đẳng như mọi người. Chỉ có kẻ
ngu si mới không thấy nhân quả cho mình hơn người, sự thật chẳng ai hơn ai cả.
69. Tâm Phật không khoe
khoang, tâm ta niệm Phật cũng vậy phải giống như Phật không khoe khoang, khoe
khoang là bản chất của ngã mạn, kiêu căng. Mọi pháp trên thế gian này đều do
nhân quả chi phối diễn biến kẻ hơn, người kém, kẻ hay người giỏi đều do nhân
quả, không có ai hơn ai cả, có cái gì mà phải khoe khoang.
70. Khoe khoang là tánh
xấu ác làm cho người khác tủi thân, buồn khổ. Ta hãy dứt trừ, xa lìa không bao
giờ còn cái tánh khoe khoang nữa.
71. Tâm Phật không phẩn
nộ, tâm ta phải giống như Phật không có phẩn nộ, phẩn nộ là một cơn giận dữ có
thể giết người mà chẳng hề sợ ai hết. Phẩn nộ giống như một con thú dữ hung ác,
người có tánh hay phẩn nộ, thú hướng phẩn nộ sẽ sanh ra ác thú, ác cầm, những
loài độc dữ. Người phẩn nộ không thể sanh cõi trời được, không thể làm người
được, chỉ có sanh vào ác thú và địa ngục mà thôi.
72. Phẩn nộ là tánh hung
ác làm khổ mình, khổ người. Ta hãy dứt bỏ, tránh xa, từ khước, từ đây về sau ta
không còn cái tánh phẩn nộ nữa.
73. Tâm
Phật không hiềm hận, vậy tâm ta niệm Phật thì cũng vậy, cũng giống như Phật
không bao giờ hiềm hận, nghĩa là không có bao giờ mà hận thù ai hết. Hiềm hận
tức là hận thù và hiềm nghi. Hận thù và hiềm nghi là pháp ác, pháp làm cho khổ
mình, khổ người.
74. Hiềm
hận và hận thù nghi kỵ là pháp ác, làm đau khổ mình, đau khổ người, ta phải từ
bỏ đoạn dứt không bao giờ có tâm hiềm hận ai hết.
75. Tâm Phật không giả dối. Tâm ta niệm Phật cũng vậy, cũng giống như Phật, không giả dối, không lường gạt, không bịp bợm ai, luôn luôn thành thật, biết sao nói vậy, biết sao làm vậy.
75. Tâm Phật không giả dối. Tâm ta niệm Phật cũng vậy, cũng giống như Phật, không giả dối, không lường gạt, không bịp bợm ai, luôn luôn thành thật, biết sao nói vậy, biết sao làm vậy.
76. Giả
dối, lường gạt, bịp người là một pháp cực ác, làm khổ mình và trạo hối, làm khổ
người vì bị lường gạt, vì thế ta phải xa lìa, từ bỏ, luôn luôn ngay thẳng, chân
thật.
77. Tâm
Phật không tật đố. Tâm ta niệm Phật cũng vậy, giống như Phật, không tật đố ai
hết. Tật đố là lòng ganh tỵ nhỏ nhen, ích kỷ, thường hay làm khổ mình.
78. Tật
đố là lòng ganh tỵ ích kỷ nhỏ mọn xấu xa đê tiện, khiến cho tâm ta đau khổ
phiền não. Ta phải dứt trừ, từ bỏ đối với bất cứ một ai để cứu mình ra khỏi
biển khổ của tâm tật đố xấu xa đê tiện hèn hạ. Từ đây phải dứt bỏ, dứt bỏ đi.
79.Tâm
Phật không gian lận. Tâm ta niệm Phật cũng vậy, cũng giống như Phật không gian
lận. Gian lận là một tánh tham lam, gian xảo cực ác, đã lường, gạt biết bao
nhiêu người, đã làm khổ biết bao nhiêu người.
80. Gian
lận là tâm tham lam, gian xảo đê tiện hèn hạ, làm khổ người, tàn nhẫn.
81. Tâm
Phật không phản bội. Tâm ta niệm Phật cũng vậy, không phản bội. Phản bội là một
pháp môn rất ác, phản bội làm hại biết bao nhiêu người đau khổ.
82. Phản bội là một pháp
cực ác, nhất là người đệ tử của Phật, phản bội lại giáo lý của Phật thì còn tệ
hại hơn là súc sanh. Tội phản bội ấy phải đọa địa ngục vô lượng kiếp. Ta phải
dứt trừ, xa lìa tâm phản bội ấy, hành động phản bội ấy, cuộc sống phản bội ấy.
83. Một
tu sĩ Phật giáo mà sống phá giới luật, sống không đúng phạm hạnh của người tu
sĩ Phật giáo là phản bội lại Phật giáo, mọi người biết được, hiểu được sẽ khinh
chê, không còn cung kính và cúng dường nữa. Vậy chúng ta là tu sĩ Phật giáo là
phải sống đúng giới hạnh, không phản bội lại Phật giáo, luôn luôn phải xa lìa
tâm phản bội ấy.
84. Tâm
ta niệm Phật cũng vậy không ngoan cố, ngoan cố là một tánh cố chấp biết sai mà
không chịu sửa, biết tội mà không chịu chừa, khăng khăng giữ đến cùng, không
chịu từ bỏ kiến chấp sai lệch.
85.
Ngoan cố là một pháp cực ác khiến cho ta khó buông xả, khiến cho ta sống phá
giới, sống phi phạm hạnh, sống theo dục lạc thế gian và không chịu buông bỏ, ta
phải đoạn dứt, ta phải từ bỏ nó. Ngoan cố hãy đi đi, đi để cho ta sống đúng đời
sống phạm hạnh, sống không phạm giới, sống ly dục ly ác pháp. Một lần nữa ngoan
cố hãy đi đi, đừng có ở đây, không được ở đây, không được bén mảng với chúng ta
nữa, đi đi.
86. Tâm
Phật không nông nổi. Tâm ta niệm Phật cũng vậy, không nông nổi. Nông nỗi là
nông cạn, hời hợt, thiếu cân nhắc suy nghĩ trước khi hành động, đó là một tánh
tình bộp chộp. Bởi vậy Phật dạy chúng ta ý tứ, tư duy. Khi muốn làm một điều
gì, hầu hết là quý vị quý thầy ở đây phải có suy nghĩ kĩ lưỡng, phải tư duy cân
nhắc để rồi khi làm nó không có bị thất bại. Còn nếu mà quý thầy nông nỗi bộp
chộp thì quý thầy sẽ gặp những thất bại khi mà làm những công việc gì.
87. Tánh
nông nổi là một tánh bộp chộp, rất xấu, thường đưa người ta đến thất bại trong
mọi việc làm cũng như trong sự tu hành. Từ đây làm việc gì hay tu tập ta thường
nhắc nhở không được hời hợt nông cạn, suy tính cho kĩ lưỡng rồi mới hành. Tánh
nông nổi phải đi không được ở nơi ta nữa, nông nổi việc gì cũng thất bại, hãy
đi đi đừng ở đây nữa.
88. Phóng dật là một
pháp môn rất ác nối tiếp sự đau khổ từ kiếp này sang kiếp khác
không bao giờ dứt. Là tu sĩ phật giáo ta phải thấy rõ, quyết tâm
dũng cảm, gan dạ, kiên trì dứt bỏ tâm phóng dật, từ giã từ khước,
xa lìa tâm phóng dật, phóng dật là tai họa là nguy hiểm. Hãy đi đi
đừng ở trong ta nữa.
89. Pháp
tham dục. Vì Phật không bao giờ có tham dục, tham ái một cái vật gì hết cho nên
chúng ta bắt cái pháp đó phải niệm Phật. Khi một pháp đến khiến cho tâm ta khởi
nên tham muốn, ta liền lấy pháp đó niệm Phật. Phật thì không còn tham muốn, lấy
pháp niệm Phật thì pháp đó vô tham.
90. Đây là pháp tham dục, tham dục là một pháp ác khiến cho mình khổ người khác khổ. Vì vậy chúng ta phải đoạn dứt pháp này, xa lìa pháp này trong tâm ta và pháp tham dục này phải rời khỏi tâm ta, phải đi đi đừng ở trong tâm ta nữa.
90. Đây là pháp tham dục, tham dục là một pháp ác khiến cho mình khổ người khác khổ. Vì vậy chúng ta phải đoạn dứt pháp này, xa lìa pháp này trong tâm ta và pháp tham dục này phải rời khỏi tâm ta, phải đi đi đừng ở trong tâm ta nữa.
91. Đây
là cái pháp tham dục, tham dục là một pháp ác khiến cho mình khổ người khác khổ
vậy ta phải đoạn dứt pháp này, xa lìa pháp này trong tâm ta. Và pháp tham dục
này phải rời khỏi tâm ta, phải đi đi đừng ở trong tâm ta nữa.
92. Pháp
tham ái là một pháp cực ác nó mang đến cho con người muôn vàn sự đau khổ sau
này. Ta phải dứt và viễn ly pháp ác này. Tham ái hãy đi đi đừng ở trong tâm ta
nữa. Từ đây về sau pháp tham ái này phải dứt trừ nơi tâm ta vĩnh viễn.
93. Pháp
tham ưu là pháp đem đến cho ta những tham muốn, bất toại nguyện nên ta sanh tâm
sầu khổ, ưu bi. Nó là một pháp ác không phải là pháp thiện. Lấy pháp ác niệm
Phật biến pháp ác thành pháp thiện. Vậy từ đây pháp tham ưu sẽ trở thành pháp
không tham ưu. Và ta luôn luôn cảnh giác pháp tham ưu xa lìa, từ khước, đoạn
dứt pháp tham ưu trong tâm ta.
94. Pháp
tham ăn là pháp chạy theo dục lạc thế gian khiến ta phải chịu thọ khổ trong
biển sanh tử luân hồi. Đó là một pháp ác, ta phải viễn ly, từ giả, đoạn dứt.
Thấy tất cả các thực phẩm, ăn uống là thứ thuốc trị bệnh đói. Các pháp thực
phẩm là pháp bất tịnh, hôi thúc, bẩn thỉu, ghê tởm như đống rác thúi, như đóng
phẩn hôi, nuốt vô khỏi cổ là không còn khả hỷ khả lạc khả ái nữa. Chỉ toàn là
một thứ ảo giác gạt người ngu si, mới tham mới ham thích cái ăn của thực phẩm.
Từ đây ta phải xa lìa, không chạy theo cái ưa thích ăn ngon nữa, giống như
Phật.
95. Pháp tham mặc là một
pháp xấu ác, làm mất phạm hạnh của người tu. Người ngoài nhìn vào chê cười phỉ
báng Phật pháp. Và nếu còn sanh ưa thích mặc đẹp, mặc y áo tốt đẹp đó là ta
chưa ly dục ly ác pháp được thì làm sao mà chúng ta dự vào dòng Thánh được.
Biết vậy ta phải lìa xa pháp tham mặc, từ giã viễn ly sống đúng đời sống phạm
hạnh để ly dục ly ác pháp cho trọn vẹn. Pháp y tốt y xấu phải viễn ly nơi đây
ta không chấp nhận ác pháp này.
96. Pháp mà tham tiền bạc
là rắn độc, là ông chủ độc tài đầy gian ác. Ta hãy tránh xa, từ bỏ, từ khước,
không bao giờ nhận tiền bạc của ai hết. Tiền bạc hãy đi đi ta không nhận ngươi
đâu, ngươi hãy đi đi cho khỏi nơi tâm ta.
97. Ngày đêm Phật tỉnh
thức không bao giờ có như kẻ phàm phu. Do thế mà bắt cái pháp này niệm Phật ta
phải đi kinh hành như Phật. Mình thấy trong cái đời sống của đức Phật là ông
Phật ổng đi kinh hành nhiều chứ đâu phải ổng đi kinh hành ít.
98. Cái thứ hai phải tập
tỉnh thức như Phật.
99. Ta phải tập tỉnh thức
trong giấc ngủ.
100. Pháp tham ngủ là cái
pháp vô minh, si mê. Người đệ tử của Phật phải quyết tâm xa lìa pháp này vĩnh
viễn, từ khước và chiến thắng pháp này không để ở trong thân tâm ta nữa. Pháp
tham ngủ là một pháp cực ác với người tu sĩ của đạo Phật. Từ đây pháp này hãy
đi đi không được ở trong tâm ta nữa. Pháp tham ngủ phải lìa xa thân tâm ta,
phải đi đi không được ở đây.
101. Danh là một pháp
khiến cho người ta ham mê thích thú, hãnh diện. Dù ít dù nhiều con người dễ bị
pháp danh lôi cuốn và cám dỗ khiến cho họ lạc mất đường tu hành giải thoát, trở
lại đắm chìm trong biển khổ sanh tử luân hồi mà họ không hay biết.
102. Phật thì danh lợi đã
xả hết, đã thắng hết rồi. Nên khi pháp này niệm Phật thì tâm Phật bất động
trước nó, do thế tâm ta cũng bất động không bị pháp danh xỏ mũi. Nghĩa là chúng
ta, khi mà chúng ta biết nó rồi thì cái danh nó không xỏ mũi chúng ta được, nó
không dắt chúng ta được.
103. Pháp tham danh là
một pháp cực ác cám dỗ tu sĩ xa lìa phạm hạnh, xa lìa con đường giải thoát.
Pháp này dẫn dắt những tu sĩ háo danh háo lợi đi dần xuống địa ngục thọ biết
bao tai ương khổ não từ đời này sang đời khác. Những tu sĩ hiện tại đang phá
hủy giáo pháp và giới luật của đức Phật. Họ đang xuống dốc theo đà dục lạc thế
gian. Biết vậy ta hãy ngăn ngừa nó và tận diệt nó để không dính mắc nơi tâm ta
để ta thật sự đi trên con đường giải thoát của đạo Phật. Pháp tham danh hãy đi
đi không được ngự trị nơi tâm ta, hãy đi đi xa lìa những vị tu hành phạm hạnh.
104. Lợi là một pháp cực
ác cám dỗ tất cả mọi người, làm mờ mắt những kẻ trí.
105. Cái pháp mà tham lợi
nó là pháp ác, nó khiến cho người tu mất phạm hạnh, khiến cho người tu phá
giới, nó khiến cho người tu sĩ xa lìa con đường giải thoát, khiến cho người tu
phải xa cách Phật. Vì thế gặp pháp lợi này thì ta hãy mạnh dạn đoạn dứt xa lìa
từ khước, không chấp nhận, cho nó ở ngoài ta đừng cho nó ở trong ta. Ta luôn
luôn lấy hạnh thiểu dục tri túc mà làm đầu. Có cái pháp lợi đến ta hãy đuổi nó
đi.
106. Pháp lợi độc ác kia
ngươi hãy đi đi, ta không chấp nhận ngươi, ngươi phải lìa nơi tu hành của ta,
đừng có ở đây nữa, đi đi.
107.
Pháp tham sân là một pháp rất ác nó làm cho tâm ta đau khổ, người cũng đau khổ.
Pháp tham sân là cái pháp hung dữ.
108.
Pháp sân là một pháp rất ác, làm cho khổ mình khổ người. Người tu sĩ đạo Phật
có tâm sân thì mất hết oai nghi tế hạnh, từ bi không còn xứng đáng là người tu
sĩ của đạo Phật nữa, không còn sống đúng phạm hạnh của đạo Phật. Pháp sân hãy đi đi đừng ở đây với người tu hành-
tu hành đạo từ bi. Pháp sân hãy đi đi, đi cho khỏi nơi đây đừng ở đây nữa.
109. Quả đúng thật là cái
thân vô thường, nên cái sự vô thường này đã đưa con người đến chỗ khổ đau muôn
vàn. Vì thế ta biết rõ thân không phải là của ta, không phải là bản ngã của ta.
Từ đây về sau ta đừng dại dột lầm chấp ngã là của ta nữa. Ai có chửi mắng mạ
nhục thân này ta không được giận hờn thù oán họ.
110. Hận là lòng căm giận
oán hờn sâu sắc đối với kẻ đã làm hại mình. Hận là giận hoài không nguôi, ôm ấp
trong người, thấy cái người hại mình, sanh ra căm tức và oán ghét, thấy không
muốn nói chuyện, không muốn gần họ. Hận là một pháp rất ác khiến cho người ôm
hận phải triền miên, phải tùy miên là liên tục ở trong lòng của mình luôn luôn
nó không có lúc nào có khoảnh khắt nào mà chúng ta an vui được mà tìm
mọi cách mà để hại người đó cho được, giết người đó cho được, phải rửa hận mới
được, mới thấy được an vui, chứ còn không thì nó còn tùy miên ở trong đó, nó
kéo dài dài cái hận hoài ở trong lòng, đau khổ mãi mãi trong tâm, không nhớ thì
thôi mà nhớ đến thì căm tức vô cùng.
111. Hận thù là một pháp
cực ác, khiến tâm ta luôn luôn bất an và căm ghét. Ta phải từ dã, viễn li, dứt
bỏ không được mang nó ở trong lòng, trong tâm ta phải hận thù. Lòng hận hãy đi
đi, hãy xa lìa nơi tâm ta vĩnh viễn.
112. Thù là một pháp cực
ác khiến cho tâm ta bất an, khổ sở vô cùng, lúc nào cũng tìm cách trả thù, đầu
óc tối tăm không còn sáng suốt phân biệt đâu thiện. đâu ác, đâu chơn, đâu giả,
do thế tâm càng khổ sở hơn. Thù là một pháp ác, hãy đi đi ra khỏi nơi tâm ta,
đi đi không được ở nơi đây nữa.
113. Lòng thương yêu nhỏ
hẹp khiến ta nhiều đau khổ, vậy từ đây ta phải thương yêu tất cả chúng sanh như
cha mẹ, anh em, chị em ruột thịt của ta, như chồng vợ, con cái và con cháu. Ta
đối với những người thân cũng như những người không thân, bình đẳng như nhau,
không được xem người này hơn người kia, không được xem người kia kém người nọ.
Phải luôn luôn xót thương chúng sanh như con ta vậy.
114. Pháp ghét là Pháp đối đãi với Pháp thương, thương thì cũng khổ, mà ghét thì cũng khổ. Do thế, Pháp ghét là Pháp làm khổ người làm khổ mình. Người tu sĩ đạo Phật khi gặp pháp này bắt nó niệm Phật liền. Pháp thương thì biến nó thành từ bi, mà pháp ghét thì bắt nó niệm Phật biến nó thành pháp hỷ và pháp xả.
115.
Pháp ghét là một pháp cực ác khiến cho tâm ta đau khổ và người khác đau khổ từ
kiếp này sang kiếp khác. Pháp ghét phải đi đi. Tâm ta luôn luôn phải đề
cao cảnh giác, không được ghét ai hết, dù kẻ đó có giết chết ta ta cũng không
được ghét.
116. Pháp ghét phải đi
đi. Tâm ta luôn luôn phải đề cao cảnh giác, không được ghét ai hết, dù kẻ đó có
giết chết ta ta cũng không được ghét.
No comments:
Post a Comment