Friday, July 3, 2020

ĐOẠN DIỆT 12 NHÂN DUYÊN - Thầy Thích Bảo Nguyên



Tại vì con người khổ là do vô minh. Quá khứ mình vì vô minh mình khổ với nó. Trong kinh Phật gọi là người làm nhà sinh tử. Trong quá khứ anh tham sân si, lúc đó anh làm nhà. Khi cái thân quá khứ nó diệt hết thì anh có cái thân này. Hiện tại anh có cái thân hiện tại này là do nghiệp quá khứ. Còn cái thân quá khứ nó đã sinh và diệt rồi. Các hành nghiệp quá khứ nó đã sinh và diệt rồi thì cái thân hiện tại này nó là sự tiếp nối nghiệp quá khứ.


Cho nên trong kinh Phật nói chúng sinh là chủ nhân của nghiệp, chúng sinh là thừa tự nghiệp, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là thai tạng. Nghĩa là mình có cái thân này là do quá khứ mình tham sân si, bây giờ mình thừa tự cái nghiệp này. Còn những khổ gì ở quá khứ Phật nói nó đã đoạn tận rồi, nó đã sinh diệt rồi. Nó chỉ còn cái nghiệp ở trong đời hiện tại. Mà nếu đời hiện tại mình tiếp tục vô minh nữa, tham sân si nữa thì đời hiện tại khổ. Ví dụ người ta chửi mình, mình giận lên, đó là khổ đế, mình vừa chụi cái quả khổ người ta chửi mình, đồng thời cái tâm mình giận người ta chấp giữ cái điều đó không xả thì nó khổ hoài.

Chính cái hành động con đang buồn thương giận ghét đó là cái cận tử nghiệp, nó là cái mắt xích để nó duyên hợp cho cái nhân quả tương lai, nó là chuỗi tiến trình duyên hợp cho cái nhân quả tương lai. Mà cái mắt xích để nó duyên hợp là do hiện tại này tạo ra. Hiện tại này vì mình vô minh, tham, sân, si, mình buồn thương, giận ghét, mình đau khổ hết mọi nhân quả. Chính cái hành động khổ và nguyên nhân khổ nó đang duyên hợp, nó đang xây ngôi nhà tương lai.

Cái thân vô thường này đến lúc nó hoại diệt và nó mất đi, khi mất là nó hết không còn để lại cái gì hết, rồi mình tương ương qua cái thân tương lai. Cho nên Phật nói chúng sinh là chủ nhân của nghiệp, chúng sinh là thừa tự nghiệp, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là thai tạng.

Cận tử nghiệp là ngay hiện tại này tạo ra. Hiện tại này nó vô minh, tham, sân, si thì nó duyên hợp tạo thành cái thân nhân quả mới. Khi cái thân nhân quả này nó hoại diệt là nghiệp tương ưng với cái thân mới, tiếp tục tái sinh, và nó cứ tiếp tục mãi theo vòng luân hồi sinh tử này, nhiều đời nhiều kiếp, không bao giờ dừng lại.

Cho nên khi đức Phật ngài chứng ngộ được cái nhân quả luân hồi sinh tử này Ngài mới thốt lên câu nói này: Ta đã tìm ra được người làm cái ngôi nhà sinh tử này. Người đó là ai? Chính là vô minh, tham sân si. Chính cái vô minh này mà nó chấp ngã, nó chấp khổ và nguyên nhân của khổ. Mọi cái khổ đến nó chấp, nó phiền não, không chịu xả. Do cái hành động khổ, nguyên nhân khổ đó mà duyên hợp tạo thành nhân quả trong tương lai. Đó là cái mắt xích cận tử nghiệp, tiến trình luân hồi sinh tử do hiện tại.

Cho nên khi đức Phật ngài thấy ra sự thật này thì Ngài hiểu được nếu ngay hiện tại này, mình biết dừng lại, không còn hành nữa, trong 12 nhân duyên, Phật nói nếu ngay hiện tại này mình diệt vô minh thì ngay đó là hành diệt. Vô minh diệt thì hành diệt.

Thí dụ như nếu thân mình bị bệnh tật thì mình nghĩ xem bệnh tật này là do nghiệp, nghiệp này cũng là vô thường, đủ duyên hợp hết duyên tan. Thôi mình hãy hoan hỉ bằng lòng không chấp cái khổ.

Khi mình có trí tuệ hiểu biết như vậy thì vô minh đoạn diệt. Khi vô minh đoạn diệt thì hành đoạn diệt, nghĩa là mình không còn chấp cái thân khổ bệnh này. Nghĩa là hành đoạn diệt. Khi hành đoạn diệt nó đoạn diệt 3 nơi; thân hành khẩu hành ý hành. Khẩu mình không còn than chấp gì, ý mình không còn chấp giữ cái khổ nào trong tâm. Đến đây là THÂN KIẾN đoạn diệt. Dù cái thân này có bệnh tật, có xấu thế nào đi nữa thì mình hiểu rằng nó là thân vô thường, không có gì là ta là của ta. Mình hãy hoan hỉ bằng lòng, không chấp thì ngay đó là khổ đoạn diệt. Khi khổ đoạn điệt thì không còn nhân quả sinh tử tác động vào tâm của ta. Thức diệt. Khi hành diệt là thức diệt.

Thức diệt là gì? Là tâm thức này nó không còn kiết sử: tham, sân, si, mạn, nghi nữa. Nó không còn 5 triền cái. Trong thức mình, gọi là 6 thức, nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức, nó không còn 5 triền cái tham sân si mạn nghi chi phối trên đó. Gọi là thức diệt.

Phải nhớ cái này nha! Chứ không phải thức diệt là mình diệt 6 thức này: nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Tại vì 6 thức này nó đâu có ngã mà diệt. Phật nói đó, sắc thọ tưởng hành thức nó không có gì là ta là của ta là tự ngã của ta. Nó là cái biết cái thấy cái nghe, làm sao mình diệt nó. Nó là các pháp vô thường mà. Cho nên thức diệt là diệt NGŨ TRIỀN CÁI, NGŨ KIẾT SỬ, tham, sân, si, mạn, nghi.

Cho nên hành diệt thì thức diệt, mà thức diệt là 6 thức: nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức nó không còn triền cái tham sân si mạn nghi. Đó là thức diệt.

Khi thức diệt thì thế giới luân hồi sinh tử: trời, người, a tu la, địa ngục, ngạ quỷ, xúc sinh ngay đó là chấm dứt. Dù cái thân này nó có khổ, đau đớn, bệnh tật tột cùng nó không còn tương ưng cái cõi khổ nào cả. Dù cái thân này nó có an lạc hạnh phúc, mình diệt nó sạch. Mình không còn 5 thượng phần kiết sử: sắc tham, vô sắc tham, mạn, trạo cử và vô minh. Thì ngay đó các cõi giới: thiên giới và các cõi trời dừng lại hết. Nó không còn các hạ phần kiết sử và các thượng phần kiết sử. Gọi là thức diệt. Khi thức diệt là danh sắc diệt. Danh sắc là NGŨ UẨN: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. 

Cái thân ngũ uẩn này mình không còn khổ với nó. Đến đây là thân kiến đoạn diệt. Danh sắc đoạn diệt đồng nghĩa là thân kiến đoạn diệt. Thân kiến là thân ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Mình không còn chấp nó nữa, mình không còn phiền não nó nữa gọi là thân kiến đoạn diệt.

Và khi danh sắc đoạn diệt, lục nhập đoạn diệt. Nghĩa là đến đây sự tương tác 6 pháp trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp không còn tác động vào cái thân danh sắc. Dù mình ăn có ngon, thân này có lạc có khổ, tai có nghe các tiếng, mắt mình có nhìn các sắc, ý mình đang suy nghĩ chuyện này chuyện kia nó không còn tác động vào danh sắc này. Đến đây khái niệm khổ vui nó không còn chi phối vào cái danh sắc này, gọi là lục nhập đoạn diệt.

Cho nên khi mà vô minh đoạn diệt thì đến đây khái niệm nhân quả luân hồi đoạn diệt sạch. Mình không còn hành động đau khổ nhân quả, gọi là 3 hành động thân hành khẩu hành ý hành mình không còn hành động nhân quả. Khi lục nhập đoạn diệt là xúc đoạn diệt. Xúc là 6 xúc: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thân xúc và ý xúc. Dù cho 6 căn này mình tiếp xúc với các pháp trần, nó để lại những cảm giác của nó, mùi vị của nó, cảnh sắc hoặc là thân hoặc là ý, nó có xúc chạm với các pháp nào nhưng nó không còn làm cho ta khổ nữa. Gọi là xúc đoạn diệt, nó không làm cho mình khổ lạc, dù có lạc mình không có mừng; dù có khổ, mình không có buồn gọi là xúc đoạn diệt.

Xúc đoạn diệt là 6 xúc nha: nhãn xúc, nhĩ xúc, tỷ xúc, thân xúc và ý xúc. Đến đây khái niệm khổ vui trên thức này nó diệt, nó diệt ngay cái duyên thức. Khi hành đoạn diệt là thức đoạn diệt, nghĩa là ngũ triền cái ngũ kiết sử, 5 hạ phần kiết sử, 5 thượng phần kiết sử nó diệt mất rồi. Gọi là thức đoạn diệt. Khi thức đonạ diệt, khái niệm khổ về thân danh sắc này nó đâu còn nữa, lục nhập 6 pháp trần nó đâu còn chi phối mình được, Xúc này nó tác động nó đâu còn làm mình khổ. Gọi là xúc đoạn diệt.

Khi xúc đoạn diệt thì thọ đoạn diệt. Khi lưỡi mình uống cái nước này gọi là xúc, cảm giác của nước. Khi có cảm giác của nước thì nó để lại cảm thọ. Thọ nó gồm có thọ lạc - thọ khổ - thọ bất lạc bất khổ. Dù cho cái cảm xúc này có cảm thọ gì mình cũng không có chấp. Mình biết rằng thọ này cũng vô thường; bây giờ ngon, lát hết ngon; bây giờ khổ, lát hết khổ. Thọ này cũng vô thường. Lúc khổ lúc lạc, tương đối lắm, không nên chấp nó. Gọi là thọ đoạn diệt.

Cho nên một vị đoạn diệt 12 nhân duyên, thì các ngài nhìn mọi sự thật bằng minh. Do cái minh nó mới dẫn tâm đến diệt các hành, rồi diệt thức diệt danh sắc, diệt lục nhập, diệt thức, diệt thọ. Tất cả là từ cái minh tạo ra. Khi phá vỡ vô minh, tiến trình của cái thân ngũ uẩn tạo nên thế giới khổ từ từ nó sụp đổ dần dần. Cho nên khi vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt. Thức diệt thì danh sắc diệt. Danh sắc diệt thì lục nhập diệt. Lục nhâp diệt là xúc diệt. Xúc diệt là thọ diệt. Thọ diệt là ái diệt.

Ái là cái tâm chấp. Thí dụ khi mình uống ly nước ngon, để lại cảm giác ngon, mình không chịu xả. Nó là cái sự trói buộc mình không xả nó. Thí dụ người ta khen mình, mình mừng, mình nhớ lời khen đó, mình muốn người ta khen. Ái là sợi dây ái kiết sử.

Nói đến ái thì nó có 3 cái ái, gồm có:

- Dục ái,
- Hữu ái,
- và Phi hữu ái.

Nó diệt 3 cái ái đó: dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Dục ái là lòng muốn, ham muốn về cái pháp thế gian. Thứ 2, hữu ái: là trên ý thức này mình không còn dính mắc vào thọ, nó không còn chấp gì. Dù là mình ăn ngon nhưng mình còn không chấp nó ngon. Nó không còn kiết sử. Trên ý thức này nó buông xuống hết. Gọi là hữu ái diệt. Thứ 3 là phi hữu ái: có những điều không có mà trong tâm tưởng mình nó tưởng ra. Thí dụ trong tâm mình có sở thích gì, mình ngồi mình tưởng ra cái gì đó. Khi tưởng ra thì nó cũng hoan hỉ, ưa thích. Cái đó gọi là phi hữu ái.

Còn dục ái là mình bị trói buộc, mình thương ghét nó, mình muốn chiếm hữu nó, mình vui mừng cái điều này nó đang đến với mình là dục ái.

Còn hữu ái là tâm mình chấp nó rồi, ý thức mình kiết sử nó rồi.

Thứ 3 là phi hữu ái. Có nghĩa là cái điều này bây giờ nó không có nữa, ý thức mình không có trực diện quan sát thấy biết nó nữa. Nhưng ngồi đây mình tưởng ra, mình ưa thích trong cái tưởng của mình, dục trong cái tưởng của mình, cái đó gọi là phi hữu ái. Cái không có mình tưởng ra có. Hoặc có người vào chùa cúng dường Phật ít tiền mà van xin đủ thứ, xin Phật phù hộ cho gia đình con hạnh phúc, mua may bắn đắt, cho con con thi đỗ. Cái điều nó chưa có mà người ta cầu nguyện cho nó có, cái đó gọi là phi hữu ái. Cho nên nói về ái nó có 3 phần: dục ái, hữu ái và phi hữu ái.

Hiện nay con người ta nếu chưa đoạn diệt vô minh thì vẫn còn kẹt 3 cái ái này: dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Cho nên mọi người đến với đạo Phật mà không giác ngộ ra sự thật này thì bị kẹt vào 3 cái ái này. Khi thọ diệt thì ái diệt. Khi ái diệt là 3 cái ái này không còn trong ta. Các niệm cầu mong cầu xin người thương mình, thương tôi, cuộc đời tôi hạnh phúc an lạc, hoặc mình đau khổ nhân quả không còn. Đến đây là ái diệt rồi. Sợi dây ái kiết sử ràng buộc nhân quả luân hồi dừng lại hết. Đến đây khái niệm thương ghét không còn, xấu tốt không còn, lạc khổ không còn, nó sống trở về không hết. Đức Phật gọi là an trú không. Trong khi Phật gọi là bất khổ lạc, bất khổ thọ. Nó trở về trạng thái trung tính không còn khổ và lạc, buồn thương giận ghét nữa, v.v.. gọi là ái diệt. Nó không còn mong cầu cái gì nữa. Khi ái diệt thì thủ diệt.

Nói đến thủ thì nó có 4 cái thủ:
- Dục thủ
- Kiến thủ
- Giới cấm thủ
- và Ngã luận thủ.

Dục thủ như thầy nói ý. Dục là cái lòng muốn, ham muốn về các pháp thế gian. Khi ái diệt thì ngay đó thủ diệt: Dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ.

Còn chúng ta chưa đoạn diệt vô minh, chưa đoạn diệt hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái thì nó còn thủ liền. Hiện nay mọi người tu tập còn thủ. Làm phước để mong cầu phước. Rồi tu những pháp sai mà cho là đúng. Đó là giới cấm thủ. Giới cấm thủ là gì? Mình hành những pháp sai mình cho là đúng, đó là giới cấm thủ. Mà hiện nay bị nhiều lắm. Sau này con nghe các bài pháp thoại của thầy, thầy giảng về giới cấm thủ chi tiết. Hôm nay thầy không có thời gian nhắc lại, con chịu khó nghe các bài giảng của thầy, con hiểu ra cái này thôi.

Khi ái diệt là thủ diệt, thì nó không còn 4 cái thủ: dục thủ, tiến thủ, giới cấm thủ và ngã luận thủ. Khi thủ diệt thì hữu diệt. Hữu là sở hữu.

Nói đến hữu thì nó có:

- Dục hữu,
- Sắc hữu
- và Vô sắc hữu.

Hữu là mình còn chấp giữ. Thí dụ như mình ăn ngon, mình cứ dính mắc cái ngon này, gọi là dục hữu. Còn sắc hữu là ý thức mình chấp vào nó, không chịu xả gọi là sắc hữu. Thứ 3 là vô sắc hữu, bây giờ cái món ngon này không có nữa mình ngồi đây mình tưởng ra, muốn nó, tầm cầu nó.

Hiện nay mắt mình đang thấy chai nước này ngon, mình sở hữu nó, chấp nó cái này là của tôi, tự ngã của tôi, gọi là sắc thủ. Còn dục thủ là mình thưởng thức cái ngon này, trực dưỡng vào tâm thân của mình. Còn vô sắc thủ là bây giờ cái nước này không còn mình ngồi đây mình mong mình có ly nước này mình uống. Đó là vô sắc thủ.

Hữu là mình không còn sở hữu cất giữ cái điều tốt xấu nào trong tâm, lạc cũng không chấp, khổ cũng không chấp, người ta khen mình cũng không chấp, chê mình cũng không chấp, mình buông hết, gọi là hữu diệt.

Khi hữu diệt thì sanh diệt. Sanh là cuộc sống tương quan nhân quả giữa mình với người, dù cho mình có ăn dở chăng nữa mình cũng không khổ, dù có ngon mình cũng không đắm nhiễm, là sanh diệt. Dù cho người này có thương mình, ghét mình, mình cũng không còn khổ nữa. Nghĩa là cái nhu cầu, đời sống vật chất, sự tương quan nhân quả giữa ta với mọi người, gọi là tâm sinh lý, nó không còn làm ta khổ. Nói chung là sanh diệt là tất cả cuộc sống nhân quả của ta, mình tiếp xúc nhận biết gọi là tâm sinh lý nó không còn tác động vào thân này. Sanh diệt là như vậy. Dù cho mình nghèo khổ, thiếu thốn đến mức độ nào mình cũng không khổ đó là sanh diệt.

Cho nên chúng ta thấy đức Phật ngài giải thoát rồi thì ngài đâu còn đau khổ về sanh. Dù người ta có cho ngài hay không cho ngài thì ngài cũng đâu có buồn khổ. Đó là sanh diệt. Khi sanh diệt thì lão tử sầu bi khổ ưa não đoạn diệt, nghĩa là sự sinh già chết này không làm ta khổ. Dù cho sinh già bệnh chết này có đến không làm ta khổ. Đến đây mình làm chủ sinh già bệnh chết, dù cái sinh già bệnh chết này có đến với ta, thân này có bệnh, thân này có già nua mình không còn đau khổ, mình không còn nuối tiếc. Vì thọ diệt, ái diệt, hữu diệt, thủ diệt sinh diệt lấy cái gì luyến tiếc. Chứ người đười người ta luyến tiếc lắm con. Trước khi chết mình sẽ mất người thân, mất tài sản, của cải, sự nghiệp, công danh. Trước cảnh tử biệt sinh ly, người ta khổ lắm. Đó là khổ về chết. Cái khổ về chết là như vậy.

Trong 4 cái khổ: khổ sinh, khổ, già khổ bệnh, khổ chết, cái khổ sinh trước, mà cái khổ sinh này diệt thì khổ bệnh cũng diệt, già chết nó cũng diệt theo. Hiện nay con người ta khổ bệnh già, chết, là do cái sinh này chưa diệt. Sinh là cuộc sống của ta, nhân quả giữa ta với người thân của ta. Mình chưa dứt cái sinh này, thì già chết vẫn còn khổ.

Cho nên cái người trước khi chết người ta bấn loạn, người ta biết rằng mình mất tất cả. Trong cái khổ đế Phật gọi là Ái biệt ly khổ. Đó là một trong những cái khổ của con người, mà trong đó cái khổ về chết, mất tất cả. Vì vậy khi mà hữu diệt, sanh diệt thì ngay đó lão tử, sầu bi khổ ưu não đoạn diệt sạch.

4 sự khổ, sinh già bệnh chết chấm dứt không còn chi phối trong tâm ta. Đồng nghĩa rằng cái nhân sinh tử, cận tử nghiệp ngay hiện tại sụp đổ tan tành. Cái nơi duyên hợp nhân quả sinh tử, cận tử nghiệp, cái duyên sanh nó không còn thì ngay đó nhân sinh tử luân hồi cho cái thân tương lai sụp đổ. Đến đây Phật nói lên rằng: Ta đã tìm ra người làm ngôi nhà sinh tử này. Từ nay ta không làm nữa, ta ra lệnh không làm nữa, ta quyết tâm buông hết. Khi ngài hiểu ra điều này thì vô minh đoạn diệt, ngay đó là hành đoạn diệt, thức đoạn diệt, danh sắc đoạn diệt, xúc đoạn diệt thọ ái thủ hữu đoạn diệt, sanh đoạn diệt, lão tử sầu khổ ưu bi não đoạn diệt. Nghĩa là cái mắt xích duyên khởi của 12 nhân duyên ngay đó sụp đổ tan tành, không còn một sát na khái niệm khổ nào trong tâm. Thì cận tử nghiệp duyên hợp tái sinh luân hồi không còn một cái nhân nào, một cái nghiệp hành nào để tiếp diễn cho cái thân tương lai, sụp đổ sạch.

Sư cô hỏi: Chỗ làm chủ sinh già bệnh chết đó thưa thầy, cái thái độ của mình, tâm mình không bị khổ, không bị tác động bởi sinh già bệnh tử đúng không thầy?

Đúng rồi. Thí dụ để cái thân này không còn bệnh mình biết ăn uống đúng cách, đừng ăn uống phi thời, ăn uống có chừng mực thì cái thân này làm gì có bệnh, đó là làm chủ bệnh đó. Hoặc cái thân này có bệnh thì mình bất động nó, mình hỉ xả nó. Mình biết rằng cái bệnh này là vô thường, thọ là vô thường. Bây giờ nó đau bệnh thì mai mốt nó hết. Khi hiểu ra như vậy thì tâm mình an trụ vào pháp Hỷ - hỷ tâm vô lượng giải thoát quả khổ. Khi mình hoan hỉ thì mình không còn khổ với bệnh đau. Đó là làm chủ bệnh.

Cho nên con thấy cái pháp Phật khi hiểu ra rồi tuyệt vời lắm. Khái niệm khổ, phiền não trong tâm mình từ từ nó muội lược.

Phật tử: Con thưa thầy, xin thầy trả lời cho con câu hỏi mà Trưởng Lão dạy về 7 giác chi, tâm được an trú, nhiếp tâm. Trưởng Lão dạy về 7 giác chi trên pháp đó là khi chỉ cần một nhiếp tâm hoặc an trú tâm được thì 7 giác chi nó cũng xuất hiện rồi.

Nhiếp tâm, an trú tâm là từ sau này Trưởng Lão dạy chúng ta. Thí dụ Trưởng Lão dạy nhiếp tâm, an trú tâm. Nhiếp tâm là mình chánh niệm, mình phải nhiếp phục cái tâm.

Trong Tứ Niệm Xứ, quán thân thọ tâm pháp để nhiếp phục tham ưu. Đó là NHIẾP TÂM đó. Tham ưu ở đâu, đó là tâm mình. Nó triền cái tham sân si mạn nghi. Mình nhiếp phục để hóa giải triền cái tham sân si mạn nghi. Đó là nhiếp tâm. Còn giờ người ta hiểu nhiếp tâm là bắt cái tâm này đừng suy nghĩ, ngồi thiền giữ tâm vắng lặng, không cho suy nghĩ thiện ác, ngồi thiền đếm hơi thở ra vô từ 1-100 mà không cho cái niệm nào sen vào. Cái hiểu này là sai, sai pháp của Phật.

Còn ngày xưa Phật dạy mình nhiếp tâm là mình chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm tỉnh giác ở đâu: đó là thân thọ tâm pháp để nhiếp phục tham ưu. Tham ưu ở đâu, là triền cái tham sân si mạn nghi. Mà muốn nhiếp phục nó thì mình phải như lý tác ý, mình tác ý mình xả thì cái tham ưu, triền cái này nó hết. Khi nó hết rồi thì mình an trú. An trú cái tâm thiện tâm giải thoát, tâm bất động, tâm an lạc vô sự. Đó là an trú tâm. An trú vào trạng thái bất động, trạng thái không có phiền não.

Vậy mà sau này người ta hiểu pháp nhiếp tâm an trú tâm theo bây giờ, cứ ngồi đó bắt cái tâm mình im lặng không suy nghĩ niệm thiện niệm ác. Họ hiểu rằng cái tâm yên lặng không suy nghĩ niệm thiện niệm ác là bất động, hiểu như vậy là sai rồi. Cái thức mình dù là niệm hay không niệm chẳng qua nó là thức thôi. Biết chỉ là biết, thấy chỉ là thấy, nghe chỉ là nghe, dù là niệm hay không niệm nó cũng chỉ là biết. Còn ở đây Phật dạy mình nhiếp tâm an trú tâm là mình nhiếp cái tâm kiết sử phiền não, mình tu tập, mình ngăn ác diệt ác cái tâm kiết sử phiền não tham sân si mạn nghi. Khi đó là nhiếp tâm đó. Thí dụ cái tâm mình đang phiền não điều gì thì mình nhiếp tâm. Mình quán: thôi nhân quả và vô thường, các pháp là vô thường, tâm này hãy hỉ xả đi, không nên chấp, chấp là khổ mình đó, buông đi.

Phật tử: Đinh Niệm Hơi Thở là mình nương vào cái Đinh Niệm Hơi Thở là mình nương vào đó để mình tác ý, nhiếp phục cái tâm phiền não đó, chứ không phải mình nương vào Đinh Niệm Hơi Thở để diệt, không theo vọng tưởng.

Đinh Niệm Hơi Thở là pháp an trú chánh niệm tỉnh giác hiện tai lạc trú. Có chánh niệm tỉnh giác thì mình mới nhiếp tâm được. Nếu mình không chánh niệm tỉnh giác thì mình sống trong tà niệm, niệm phiền não tham sân si. Người có Chánh Niệm Tỉnh Giác là họ luôn nhiếp tâm, một cái niệm phiền não nào khởi ra là nó thấy liền, nó biết liền, khi nó thấy nó biết nó sẽ tác ý xả gọi là nhiếp tâm. Khi nó xả hết tâm nó bất động đó là an trú tâm. Còn Đinh Niệm Hơi Thở là cái pháp để chánh niệm tỉnh giác.

Mà muốn có Chánh Niệm Tỉnh Giác mình phải tu pháp Tứ Chánh Cần trước: ngăn ác, diệt ác trước. Khi tâm mình thanh tịnh rồi, không còn loạn động lăng xăng điều gì nữa thì mình mới tu pháp Đinh Niệm Hơi Thở, tứ niệm xứ, tâm định trên thân. Nó sống hiện tại lạc trú, chánh niệm tỉnh giác định. Chỉ có hơi thở nó mới là cái điểm để mình Chánh Niệm Tỉnh Giác. Khi mình ngồi mình biết hơi thở ra vô, nó đang biết, nó đang thấy nó, đang cảm nhận hơi thở ra vô, đó là hiện tại lạc trú định.

Sư cô hỏi: Thưa thầy có nghĩa là mình dùng Chánh Niệm Tỉnh Giác là mình có sự chánh niệm, khi phiền não khởi lên mình quán sự việc đó xong mình buông nó ra.

Đúng rồi đó. Trong Định Niệm Hơi Thở Phật có dạy mình quán vô thường tôi biết tôi hít vô, quán vô thường tôi biết tôi thở ra. Nghĩa là trong thân tâm mình nó đang có cảm thọ nào, các hành nào của thân và tâm thì mình y trú trên đó mình tu tập.

Thí dụ mình đang ngồi đây cái cảm thọ nó đến, mình tác ý rằng: thọ này là vô thường tôi biết tôi hít vô, thọ này là vô thường tôi biết tôi thở ra. Nó là câu hướng để tác ý để mình Chánh Niệm Tỉnh Giác hiện tại, để tâm mình không có bị các nhân quả nghiệp nó chi phối, để mình bất động ngay hiện tại, để mình an trú pháp hiện tại.

Sư cô hỏi: Nếu như con nương vào hơi thở, khi vọng niệm nó đến thì con quan sát. Mình biết, mình tỉnh thức, nhưng cái biết nó không giải quyết, nó lặp đi lặp lại lần lần mình không có buông nó ra được, nó còn cái gốc rễ nó nằm bên trong.

Thầy có giảng cái pháp tu: Ba giai đoạn tu tập. Con nghe bài này là con hiểu ra liền. Sẵn đây thầy nhắc sơ lại. Khi mình mới tu thì cái niệm phiền não nó còn. Khi nó còn thì nó chi phối nó làm cho mình khổ, bất an này kia.

Giai đoạn này Phật dạy mình tu tập tầm và tứ, là mình hiểu ra Nhân quả, hiểu ra nghiệp, hiểu ra các pháp vô thường khổ vô ngã, thông suốt hết cái chân lý diệt khổ này của Phật. Mỗi khi các niệm khổ nào xả ra thì con tầm, con tư duy về điều Phật dạy, để con xả cái niệm phiền não của con, đó là giai đoạn tu tập tầm: tầm là con học con hiểu, con tư duy về những điều phật dạy, về chánh pháp Phật dạy. Đó là tu tập tầm.

Khi con hiểu rồi thì con phải tứ. Tứ là gì? Là con thực hành những điều Phật dạy.

Cái giai đoạn này con phải tu tập tầm và tứ. Con tu tập một thời gian những phiền não trong tâm con từ từ nó sẽ muội lược, từ từ nó sẽ lắng xuống, nó không làm con lo lắng sợ hãi đau khổ chuyện gì nữa.

Khi con đã thanh tịnh rồi, tâm con đã lắng rồi thì cái giai đoạn thứ 2 Phật dạy mình không tầm mà chỉ tứ. Đến đây con không có quán, không có tìm hiểu nữa mà con chỉ dẫn tâm về điều con hiểu. Tứ là mình giác ngộ pháp Phật dạy rồi. Thí dụ trước đây tâm con nó còn phiền não chuyện đó, bây giờ con không phiền não nưa, nhưng nó vẫn còn nhớ lại những chuyện đó, những kỉ niệm đó. Khi nó nhớ lại thì con tứ, con nói rằng thôi ta biết rồi ta hiểu rồi, chuyện này đã qua ta không còn chấp nữa. Tứ là con dẫn tâm con về cái điều con giác ngộ cái điều con đã hiểu. Khi con hiểu ra thì con buông nó đi, còn không còn chấp nữa, đến đây thì con không tầm nữa mà chỉ tứ thôi. Cũng như mình mới học toán, mình biết cách giải rồi. Khi mình biết cách giải rồi thì mình còn học nữa không, thì mình hành thôi. Đưa bài toán nào là mình làm được, đó là tứ. Tứ là mình thực hiện cái điều mình đã được học rồi.

Cũng vậy khi mình hiểu pháp Phật dạy thì từ nay giặc phiền não đến, con chỉ hướng tâm về điều đó, con hiểu nó con tác ý buông là xong. Đó là giai đoạn tu tập thứ 2: không tầm mà chỉ tứ thôi, nghĩa là mình không còn phải học nghiên cứu về cái đó. Mình chỉ hành.

Thứ 3 là tu tập không tầm và không tứ. Đến đây cái tâm con nó hoàn toàn hết phiền não rồi, nó không còn khổ lạc nữa, gọi là bất khổ bất lạc, con không cần phải quán để con tác ý xả nữa, mà tâm con tự nó bất động, nó sống bằng trạng thái Chánh Niệm Tỉnh Giác hiện tại lạc trú. Mọi nhân quả tốt xấu gì xảy ra con cứ dẫn tâm về trạng thái chánh niệm hiện tại lạc trú đó, tâm bất động. Cái đó gọi là tu tập không tầm và không tứ.

Dù cho những cái niệm trong đầu con nó cứ lặp đi lặp lại cái vấn đề đó thì con cứ dẫn tâm về trạng thái tâm không phiền não, trạng thái bất động là được rồi, chứ đừng tác ý đuổi cái niệm đó nha. Cái niệm trong đầu mình chẳng qua nó là thức, là các hành của thức. Cho nên mình còn sống cái thân ngũ uẩn này là nó còn cái đó. Vì vậy Phật nói đó, ngũ ấm xí hạch khổ, nó còn cái khổ đó, ngay cả Phật cũng vậy, dù cho ngài có thành Phật đi nữa thì những cái ngũ ấm này, những cái kỉ niệm nào quá khứ nó vẫn còn nguyên. Khi nó còn, lâu lâu nó khởi ra, khi nó khởi ra mình có trí rồi thì mình dẫn tâm về trạng thái bất động, mình không có dính mắc, phiền não nó nữa.

Chứ bây giờ tu mà diệt hết niệm, không cho niệm khởi ra thì nguy hiểm lắm đó, lấy đá đè cỏ, rất nguy hiểm. Tại sao. Vì cái tâm thức mình nó suy nghĩ chuyện này chuyện kia nó là các hành. Trong cái thân ngũ uẩn của mình có sắc thọ tưởng hành thức, trong đó nó có hành. Thí dụ như hơi thở mình lúc nào nó cũng thở, nó phải thở ra, thở vô. Hoặc là tim mình nó đang đập đó con, đó là hành. Hoặc máu mình đang hoạt động, nó hành. Hoặc não mình đang hoạt động, nó hành. Thì trong đó sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Cái thức này nó cũng giống như hơi thở của mình. Nó phải suy nghĩ, con bắt nó dừng suy nghĩ nó liệt đó. Hành nó có 3 nơi: thân hành, khẩu hành, ý hành. Ba nơi nào không vận động là nó liệt. Thân mình nằm một chỗ một thười gian nó liệt. Ý mình không suy nghĩ một thời gian nó liệt luôn, nó chỉ còn sống vô thức, còn ý thức mất. Cho nên 3 nơi này nó là hành, buộc mình phải hành, mình hành nó mới có sự sống. Ý thức mình nó phải suy nghĩ chuyện này chuyện kia, đó là tâm sinh lý bình thường.

Cho nên người ta không hiểu ra điều này, người ta tu bắt cái ý thức này dừng suy nghĩ rất nguy hiểm, vì mình bắt ý thức dừng suy nghĩ một thời gian, ý thức này liệt, không còn hoạt động thì người này không làm chủ, nó chỉ còn sống vô thức. Đến đây là sống trong vô thức, muốn nói, muốn cười, muốn la, muốn khóc thì người này bị tẩu hỏa nhập ma. Cho nên sở dĩ người ta tu thiền bị điên là lý do cứ bắt ý thức này không suy nghĩ không cho suy nghĩ, một thời gian nó liệt thôi. Cho nên sở dĩ người ta tu mà bị tẩu hỏa nhập ma điên khùng là do bắt ý thức dừng suy nghĩ, cứ tập trung vào cái biết hơi thở cái biết của thân, không cho vọng động suy nghĩ, vọng tưởng suy nghĩ, một thời gian là liệt hết, là mất ý thức, người này sống trong vô thức.

Còn ngày xưa Phật dạy mình sống Chánh Niệm Tỉnh Giác hiện tại trên Chánh niệm đó mình có như lý tác ý. Mình còn tham ưu nào thì mình tác ý xả, mình tác ý mình hiểu nó đó là trí tuệ của mình. Mình càng triển khai như lý tác ý thì trí tuệ mình càng sáng, ý thức lực mình càng mạnh hơn thì làm gì mà điên loạn được làm gì mà mất trí. Còn bây giờ tu bắt ý thức này không như lý tác cứ tập trung cái biết hơi thở, tập trung cái biết trên thân, không có suy nghĩ niệm thiện niệm ác một thời gian không còn ý thức, điên khùng tẩu hỏa nhập ma. Cho nên ý thức của ta là một trong cái biết của tâm thức, nó là hành của ta, giống như là hơi thở của ta. Buộc nó phải thở. Giống như là tim của ta, buộc nó phải đập. Ý thức của ta buộc nó phải suy nghĩ, bắt đừng suy nghĩ buộc nó dừng suy nghĩ là nguy hiểm. Giống như hơi thở của ta mình kêu nó dừng thở là nó chết đó.

Bây giờ con về con tập nha, xem như là con ở trong cái giai đoạn tu tập học pháp hành pháp. Tu là ngay hiện tại, con sống với hiện tại là con nhìn cái tâm của con, con biết cái tâm của con, tâm nào còn phiền não con quán, con tác ý con xả. Đó là tu đó. Khi đi khi đứng khi nằm ngồi đều chánh niệm tỉnh giác thường hằng xả tâm. Đó là tu đó.

Phật tử Phượng Nguyễn đánh máy bài giảng ĐOẠN DIỆT 12 NHÂN DUYÊN
- Thầy Thích Bảo Nguyên
Giảng ngày: 28/05/2017
Nơi giảng: Chùa Vạn An - Thôn Vạn Hạnh - Thị Trấn Phú Mỹ - Huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu
Link bài giảng trên youtube: https://www.youtube.com/watch?v=6vGlwnL9rW8&t=1549s

No comments:

Post a Comment