Ngày giáp Tết đứng trước bàn thờ tạm bợ của người chồng, bà Nguyễn Thị Hợi (75 tuổi) không giấu được những giọt nước mắt nghẹn ngào, chua xót. Bởi lẽ đứa con trai mà bà hết lòng thương yêu, tin tưởng đã nhẫn tâm với bà : “Tôi chết lặng khi nó làm đơn trục xuất tôi và em nó ra khỏi nhà”. Bà thì thào qua dòng nước mắt tuôn trào.
Năm 1954 ông Nguyễn văn Thành kết hôn với bà Nguyễn Thị Hợi. Trong quá trình chung sống, họ đã có với nhau bảy người con. Theo lời bà Hợi, để có tiền chi tiêu trong gia đình ông Thành đã mở cơ sở giày dép tại 597 H, lô T Đoàn văn Bơ, quận 4, sau đó chuyển về địa chỉ 98/55 Đoàn văn Bơ các con của ông Thành một số làm công ăn lương tại cơ sở, một số đi làm ở ngoài. Riêng ông Nguyễn Sơn Hà, con trai thứ là người có công nhiều nhất cho cơ sở giày dép. Năm 1985, ông Hà trúng số được một lượng vàng cũng tích góp vào xưởng để kinh doanh. Năm 1998, ông Thành qua đời, ông Hà tiếp quản cơ sở giày dép và làm thủ tục chuyển tên đăng ký kinh doanh cho mình .
Vào năm 1999, sau khi ông Thành mất, bà Hợi đã đưa một số tiền lớn mà gia đình đã làm lụng vất vả nhiều năm cho ông Hà để xây căn nhà số 73/8C. Đường Lâm văn Bền, quận 7, rồi ông Hà tiếp tục dùng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh để mua thêm vài lô đất nữa. Ông Hà lặng lẽ đứng tên những lô đất và quyền sở hữu nhà rồi lật ngược thế cờ, đuổi cả mẹ và đứa em trai ra khỏi nhà .... Biết bao lần bà thoi thóp thở trong bệnh viện, vì nỗi uất nghẹn về đứa con trai mà mình đã mang nặng đẻ đau và đặt trọn niềm tin tưởng. Rời khỏi căn nhà mà đứa con trai đã đan tâm đuổi mình, bà Hợi chẳng kịp mang theo gì cả, cái bàn thờ của ông chồng bà vẫn còn nằm nguyên ở đó vì ông Hà đã thay khóa mới.
Không thể chấp nhận hành vi của ông Hà, bà Hợi đã cùng một số người con trong gia đình gởi đơn yêu cầu toà án đưa vụ tranh chấp tài sản ra xét xử. Ngày 28 – 6 – 2006 tòa phúc thẩm TANDTC. TPHCM đã tuyên xử: “chấp nhận một phần yêu cầu của bà Hợi buộc ông Nguyễn Sơn Hà và bà Phạm thị Thanh Vân - vợ ông Hà phải thanh toán cho bà Hợi 11,45 lượng vàng sjc và 130.909.000 đồng. Còn tất cả những yêu cầu khác của bà Hợi muốn lấy lại quyền sở hữu nhà và một số lô đất mà theo bà Hợi đó là một số tài sản chung của gia đình đều bị toà án bác bỏ . Bởi lẽ ông Nguyễn Sơn Hà đã chứng minh tất cả tài sản đó là của riêng mình bằng những giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp. Trước toà, ông Hà đã khẳng định cơ sở giày dép là toàn bộ tài sản của riêng ông. Sau khi cha mất, vợ chồng ông Hà đã nhờ bà Hợi giữ tiền dùm. Nên toàn bộ tiền mua đất, xây dựng nhà là tiền của vợ chồng ông, không liên quan đến bà Hợi .
Trong phiên toà hôm ấy, nhiều người con đã nghẹn ngào nhắc lại lời bố dặn trước lúc lâm chung: “Bố chết đi, chỉ mong các con luôn thuận hoà, đừng chia lìa nhau, đừng để gia đình lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé. Bà Hợi cùng một vài người con phải ôm tập hồ sơ đi kêu cứu nhiều nơi, khiếu nại ông Hà. Tập thể bà con khu phố ở phường Tân Thuận Tây, Quận 7 đã gởi đơn lên toà án nhân dân quận 7 đồng kính xin toà án xét xử đem lại sự công bằng cho bà Hợi, vì ông Hà đã lợi dụng sự dễ dãi của mẹ mình để chiếm đoạt tài sản. Thế nhưng ông Hà đã thắng kiện vì có đầy đủ giấy tờ trong tay.
Nhiều năm nay, bà Hợi sống dở chết dở, vì nỗi đau mà ông Hà gây ra. Hôm toà mở phiên xét xử. Bà Hợi đã xin phép được vắng mặt vì chịu làm sao nỗi cú sóc đó: “đến tòa chắc tôi chết mất”. Tòa tuyên xử bà Hợi được chia 1/11 trong số tài sản ông Hà đang nắm giữ. Nhưng tám tháng đã trôi qua, bà Hợi vẫn chưa nhận được số tiền mà ông Hà và bà Vân phải thanh toán. Bà Hợi đã hai lần gởi đơn yêu cầu thi hành án, nhưng tất cả chỉ rơi vào im lặng. Bà Hợi đã làm đơn khởi kiện vụ tranh chấp tài sản giữa bà và ông Hà lên toà án quận 7. Trong quá trình thụ lý vụ án hơn một năm ông Hà vẫn được cấp chủ quyền nhà khi ngôi nhà đang thuộc diện tranh chấp .
Ngày ngày bà Hợi vẫn ngồi thẫn thờ trong ngôi nhà của người anh cả. Nỗi đau âm ỉ, giằng xé tâm can bà lại khóc, lại nhập viện, bà Hợi biết rằng ông Hà “không chịu thi hành án … “chỉ vì nó đợi tôi chết để số tiền đó nó không phải hoàn trả lại cho tôi ..” chẳng lẽ các quan chức năng và toà án các cấp có thể làm ngơ với nỗi đau của bà Hợi ?
Mỹ Thanh – Hoàng Tuyết
Báo Công An, số: 1522 * Thứ năm 1-3-2007
NHỮNG CÂU HỎI
1- “Ngày giáp Tết đứng trước bàn thờ tạm bợ của người chồng, bà Nguyễn Thị Hợi (75 tuổi) không giấu được những giọt nước mắt nghẹn ngào, chua xót. Bởi lẽ đứa con trai mà bà hết lòng thương yêu, tin tưởng đã nhẫn tâm với bà: “Tôi chết lặng khi nó làm đơn trục xuất tôi và em nó ra khỏi nhà”. Bà thì thào qua dòng nước mắt tuôn trào. Đoạn này nói lên thiếu đạo đức gì?
2- “Năm 1954 ông Nguyễn văn Thành kết hôn với bà Nguyễn Thị Hợi. Trong quá trình chung sống, họ đã có với nhau bảy người con. Theo lời bà Hợi, để có tiền chi tiêu trong gia đình ông Thành đã mở cơ sở giày dép tại 597 H, lô T Đoàn văn Bơ, quận 4, sau đó chuyển về địa chỉ 98/55 Đoàn văn Bơ các con của ông Thành một số làm công ăn lương tại cơ sở, một số đi làm ở ngoài. Riêng ông Nguyễn Sơn Hà, con trai thứ là người có công nhiều nhất cho cơ sở giày dép. Năm 1985, ông Hà trúng số được một lượng vàng cũng tích góp vào xưởng để kinh doanh. Năm 1998, ông Thành qua đời, ông Hà tiếp quản cơ sở giày dép và làm thủ tục chuyển tên đăng ký kinh doanh cho mình.
Vào năm 1999, sau khi ông Thành mất, bà Hợi đã đưa một số tiền lớn mà gia đình đã làm lụng vất vả nhiều năm cho ông Hà để xây căn nhà số 73/8c. Đường Lâm văn Bền, quận 7, rồi ông Hà tiếp tục dùng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh để mua thêm vài lô đất nữa ”. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
3- Ông Hà lặng lẽ đứng tên những lô đất và quyền sở hữu nhà rồi lật ngược thế cờ, đuổi cả mẹ và đứa em trai ra khỏi nhà. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
4- “Biết bao lần bà thoi thóp thở trong bệnh viện vì nỗi uất nghẹn về đứa con trai mà mình đã mang nặng đẻ đau và đặt trọn niềm tin tưởng. Rời khỏi căn nhà mà đứa con trai đã đan tâm đuổi mình, bà Hợi chẳng kịp mang theo gì cả, cái bàn thờ của ông chồng bà vẫn còn nằm nguyên ở đó vì ông Hà đã thay khóa mới ”. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
5- “Không thể chấp nhận hành vi của ông Hà, bà Hợi đã cùng một số người con trong gia đình gởi đơn yêu cầu toà án đưa vụ tranh chấp tài sản ra xét xử. Ngày 28 – 6 – 2006 toà phúc thẩm TANDTC. TPHCM đã tuyên xử: “chấp nhận một phần yêu cầu của bà Hợi buộc ông Nguyễn Sơn Hà và bà Phạm thị Thanh Vân - vợ ông Hà phải thanh toán cho bà Hợi 11,45 lượng vàng sjc và 130.909.000 đồng. Còn tất cả những yêu cầu khác của bà Hợi muốn lấy lại quyền sở hữu nhà và một số lô đất mà theo bà Hợi đó là một số tài sản chung của gia đình điều bị toà án bác bỏ. Bởi lẽ ông Nguyễn Sơn Hà đã chứng minh tất cả tài sản đó là của riêng mình bằng những giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp trước toà, ông Hà đã khẳng định cơ sở giày dép là toàn bộ tài sản của riêng ông. Sau khi cha mất, vợ chồng ông Hà đã nhờ bà Hợi giữ tiền dùm. Nên toàn bộ tiền mua đất, xây dựng nhà là tiền của vợ chồng ông, không liên quan đến bà Hợi ”. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
6- “Trong phiên toà hôm ấy, nhiều người con đã nghẹn ngào nhắc lại lời bố dặn trước lúc lâm chung: “Bố chết đi, chỉ mong các con luôn thuận hoà, đừng chia lìa nhau, đừng để gia đình lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé”. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
7- “Bà Hợi cùng một vài người con phải ôm tập hồ sơ đi kêu cứu nhiều nơi, khiếu nại ông Hà. Tập thể bà con khu phố ở phường Tân Thuận Tây, Quận 7 đã gởi đơn lên toà án nhân dân quận 7 đồng kính xin toà án xét xử đem lại sự công bằng cho bà Hợi, vì ông Hà đã lợi dụng sự dễ dãi của mẹ mình để chiếm đoạt tài sản, thế nhưng ông Hà đã thắng kiện vì có đầy đủ giấy tờ trong tay.”. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
8- Nhiều năm nay, bà Hợi sống dở chết dở, vì nỗi đau mà ông Hà gây ra. Hôm toà mở phiên xét xử. Bà Hợi đã xin phép được vắng mặt vì chịu làm sao nổi cú sóc đó: “đến toà chắc tôi chết mất”. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
9- “Toà tuyên xử bà Hợi được chia 1/11 trong số tài sản ông Hà đang nắm giữ.
Nhưng tám tháng đã trôi qua, bà Hợi vẫn chưa nhận được số tiền mà ông Hà và bà Vân phải thanh toán. Bà Hợi đã hai lần gởi đơn yêu cầu thi hành án, nhưng tất cả chỉ rơi vào im lặng. Bà Hợi đã làm đơn khởi kiện vụ tranh chấp tài sản giữa bà và ông Hà lên toà án quận 7. Trong quá trình thụ lý vụ án hơn một năm ông Hà vẫn được cấp chủ quyền nhà khi ngôi nhà đang thuộc diện tranh chấp”. Đoạn này nói lên đạo đức gì?
10- “Ngày ngày bà Hợi vẫn ngồi thẫn thờ trong ngôi nhà của người anh cả. n ỗi đau âm ỉ, giằng xé tâm can bà lại khóc, lại nhập viện, bà Hợi biết rằng ông Hà “không chịu thi hành án:“Chỉ vì nó đợi tôi chết để số tiền đó nó không phải hoàn trả lại cho tôi ”... chẳng lẽ các quan chức năng và toà án các cấp có thể làm ngơ với nỗi đau của bà Hợi”? Đoạn này nói lên đạo đức gì?
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
1- “Ngày giáp Tết đứng trước bàn thờ tạm bợ của người chồng, bà Nguyễn Thị Hợi (75 tuổi) không giấu được những giọt nước mắt nghẹn ngào, chua xót. Bởi lẽ đứa con trai mà bà hết lòng thương yêu, tin tưởng đã nhẫn tâm với bà: “Tôi chết lặng khi nó làm đơn trục xuất tôi và em nó ra khỏi nhà”. Bà thì thào qua dòng nước mắt tuôn trào!” Đoạn này nói lên THIẾU ĐỨC LY THAM HIẾU THẢO THÂN HÀNH.
Câu chuyện trên đây là một sự thật mà báo chí đã đăng tin tức này. Trong xã hội hiện nay những chuyện bất hiếu này thường xảy ra như ăn cơm bữa.
Đúng vậy, lòng tham của con người không đáy nó biến con người trở thành vô đạo đức, quên cả công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Vì lòng tham nhà cửa, đất đai, của cải, tài sản mà đành lòng đuổi mẹ ra khỏi nhà thật là bất hiếu.
Nỗi đau của người mẹ bị con trai mình trục xuất ra khỏi nhà thì không có nỗi đau nào hơn. Phải không quý vị?
Đây, các tu sinh đọc qua câu chuyện này mới thấy rõ lòng tham của con người thật là ghê gớm, khi lòng tham ngự trị trong tâm hồn của họ thì họ quên hết ơn nghĩa.
Dù là công ơn sinh thành mang nặng đẻ đau, nuôi dạy con lớn khôn như trời như biển.
“Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, thế mà họ đâu còn nhớ gì, khi lòng tham ngự trị trong lòng thì họ đều quên hết. Câu chuyện trên đây là một bằng chứng cụ thể để thấy lòng tham của con người ghê gớm thật và xã hội chúng ta đạo đức đang xuống cấp trầm trọng.
Nhìn thấy cảnh này chúng ta là những người con của Phật thì phải theo lời dạy của Người: Lúc nào, hay giờ nào chúng ta đều sống với đức ly tham. Đức ly tham sẽ giúp chúng ta có một tâm hồn biết buông xả không đắm mê vật chất của cải tài sản, vì càng lắm nhiều của cải tài sản thì càng lắm nhiều gian nan và nhiều tai họa khổ đau sẽ đến với chúng ta.
Đức ly tham là một đức hạnh tuyệt vời. Chúng ta nên xem xét lại đời sống của đức Phật ngày xưa, ai cũng biết đức Phật là con trai độc nhất của vua Tịnh Phạn và sắp sửa thay vua cha lên ngôi báu. Trong khi vua cha tìm mọi cách để giữ Ngài, nhưng Ngài không màng danh lợi, buông bỏ như buông bỏ một chiếc giày rách. Khi đi tu, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp, con xinh Ngài đều buông xuống cả. Cuộc sống của Ngài lúc bấy giờ chỉ còn ba y một bát, chân trần, hằng ngày đi xin cơm của mọi người, mọi nhà, nhưng tâm hồn Ngài phóng khoáng như hư không, trắng bạch như vỏ ốc, sống không nhà cửa, không gia đình, lấy trời làm màn, lấy gốc cây làm gối, lấy trăng sao làm đèn, lấy gió làm quạt v.v… cuộc đời của Ngài đâu còn gì nữa, đói thì đi xin ăn, đi xin không có thì ngồi thiền, bệnh đau thì dùng pháp mà đối trị . Cuộc đời Ngài sống thanh thản, an lạc và vô sự. Cuộc đời của Ngài danh lợi tiền bạc, ngôi báu, vợ đẹp con xinh không còn trói buộc Ngài được nữa.
Còn người đời tâm tham lam ngút ngàn, muốn ngồi không mà có tiền của, vì thế làm mọi cách gian tham xảo huyệt để thu góp cho nhiều tiền tài vật chất, có người lại trực tiếp đi ăn trộm, ăn cắp hoặc cướp giựt của người khác để thọ hưởng; bệnh đau thì rên la, kêu khóc, đi bác sĩ, nằm nhà thương, đi bệnh viện Đông Tây y thuốc thang uống, chích, châm cứu v.v...
Còn đức Phật thì tự tại thung dung, đói no chẳng sợ, bệnh tật không làm dao động được tâm Ngài.
Một hôm Ngài đi khất thực có một bác nông dân đang cày dưới ruộng chạy đến bên Ngài và nhìn vào trong bát rồi bảo rằng: Ngài đi xin không có ai cho Ngài đâu? Ngài hãy trở về cày ruộng như chúng tôi thì cơm ăn áo mặc đầy đủ.
Đức Phật im lặng không nói một lời nào và tiếp tục ôm bát đi xin. Đến khi trở về người nông lúc nảy cũng chạy đến bên Phật lật nắp bát ra xem chỉ là một chiếc bát không, người nông dân nói: “Ngài thấy chưa? Tôi đã bảo cày ruộng như tôi thì cơm ăn áo mặc đầy đủ, không phải yên tâm sao? Còn bây giờ Ngài đi xin không ai cho phải chịu đói khát khổ sở vô cùng.
Đức Phật từ tốn trả lời : “Ngươi tưởng Ta cần những thức ăn này lắm sao? Nếu đói Ta chỉ ngồi thiền thì làm sao còn đói được nữa. “Thiền duyệt vi thực pháp hỷ sung mãn” kia mà”. Ta vì chúng sinh quá đau khổ mà đi khất thực để gieo duyên hoá độ, chứ không vì chúng sinh thì Ta đã nhập Niết Bàn từ lâu rồi. Cuộc đời này có còn những gì cám dỗ được ta đâu? Nghe xong người nông dân quỳ xuống dưới chân đức Phật xin sám hối những tội lỗi của mình đã vô minh nói ra những lời khinh mạn và cũng xin đức Phật cho làm đệ tử cư sĩ tại gia, quyết tâm giữ gìn năm giới.
Còn bệnh đau thì sao? Chúng ta hãy nghe đức Phật dùng pháp trị bệnh. Một hôm trên đường đến nơi để nhập Niết Bàn. Đức Phật nay đã già yếu, 80 tuổi rồi, nên một cơn bạo bệnh ập đến, đức Phật phải trụ lại giữa đường để đối trị cơn bệnh ngặt nghèo đau buốt cả cơ thể. Ngài ngồi kiết già lưng thẳng nhiếp tâm an trú tỉnh thức trong hơi thở ra vô và tác ý đẩy lui bệnh, nhờ đó cơn đau không còn tấn công Ngài được nữa, Ngài bình phục và tiếp tục đi đến nơi nhập Niết bàn. Xin quý vị vui lòng hãy đọc lại kinh Niết Bàn trong kinh Trường Bộ tập I thì rõ.
Đấy, quý vị có thấy cuộc đời tu hành của đức Phật đã thoát ra bốn cái khổ mà người thế gian không thể làm được không?
1/ Làm chủ được đời sống ăn uống
2/ Làm chủ được bệnh đau
3/ Già yếu nhưng còn mạnh khỏe đi bộ vững vàng.
4/ Làm chủ sự sống chết.
Đó chính là nhờ Ngài sống với đức ly tham. Do đức ly tham nên Ngài bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con xinh như bỏ những đồ phế thải.
2- “Năm 1954 ông Nguyễn văn Thành kết hôn với bà Nguyễn Thị Hợi. Trong quá trình chung sống, họ đã có với nhau bảy người con. Theo lời bà Hợi, để có tiền chi tiêu trong gia đình ông Thành đã mở cơ sở giày dép tại 597 H - lô T Đoàn văn Bơ, quận 4, sau đó chuyển về địa chỉ 98/55 Đoàn văn Bơ các con của ông Thành một số làm công ăn lương tại cơ sở, một số đi làm ở ngoài. Riêng ông Nguyễn Sơn Hà, con trai thứ là người có công nhiều nhất cho cơ sở giày dép. Năm 1985, ông Hà trúng số được một lượng vàng cũng tích góp vào xưởng để kinh doanh. Năm 1998, ông Thành qua đời, ông Hà tiếp quản cơ sở giày dép và làm thủ tục chuyển tên đăng ký kinh doanh cho mình.
Vào năm 1999, sau khi ông Thành mất, bà Hợi đã đưa một số tiền lớn mà gia đình đã làm lụng vất vả nhiều năm cho ông Hà để xây căn nhà số 73/8c. Đường Lâm văn Bền, quận 7, rồi ông Hà tiếp tục dùng tiền thu được từ hoạt động kinh doanh để mua thêm vài lô đất nữa”. Đoạn này nói lên ĐỨC TINH TẤN NHÂN QUẢ.
Trong cuộc đời này sống lương thiện không gian tham, không xảo quyệt, lừa đảo người, lấy mồ hôi nước mắt và công sức của mình siêng năng làm ra của cải tài sản. Đó cũng là ĐỨC LY THAM. Làm ra của cải tài sản, dù cho giàu có đến đâu cũng không tham đắm và dính mắc những vật chất đó là ĐỨC LY THAM.
Cả gia đình con cái của ông bà Thành đều lo tích lủy làm ăn chơn chất, cơ sở vật chất càng đi lên, của cải tài sản đất đai càng nhiều, thì tâm tham cũng càng lớn theo, do đó mới có những sự tranh chấp xảy ra, mới có sự kiện tụng. Nếu trong giai đoạn này cả gia đình ông bà Thành đều được học ĐẠO ĐỨC LY THAM thì tài sản gia đình này càng đi lên với sự siêng năng cần mẫn làm ăn lương thiện thì đâu có việc gì xảy ra. Phải không quý vị? Đồng tiền và của cải tài sản làm mờ mắt, khơi dậy lòng tham chiếm hữu của riêng mình cho nên nó đã giết chết đạo đức hiếu thảo làm người. Ông Hà cũng chỉ là một con người như bao nhiêu con người khác, biết chí thú làm ăn để làm giàu, nhưng chính vì tham nhà cửa đất đai vật chất, nên công ơn sinh thành của cha mẹ đã quên mất, tình nghĩa anh em ruột thịt như nước lã người dưng, chỉ muốn làm sao bứng những người này ra khỏi nhà là thượng sách, chỉ để mình nắm trọn quyền sở hữu của riêng mình. Do lòng tham lam ông Hà đã lén làm giấy tờ cho riêng vợ chồng ông đứng tên, đến khi giấy tờ nắm chắc trong tay, ông khởi sự trục xuất mẹ và em ra khỏi nhà.
Đó quý vị thấy chưa? Tiền bạc, của cải, tài sản, đất đai sẽ làm mất đạo đức con người, mất tình mất nghĩa, mất lòng hiếu thảo của con người.
Tóm lại có khả năng làm ra của cải, tài sản bằng công sức lương thiện của mình để nuôi gia đình vợ con êm ấm; để nuôi dưỡng cha mẹ trong lúc tuổi già sức yếu đầy lòng hiếu thảo; để giúp cho anh em, chị em có vốn làm ăn không thua kém người khác thì tình nghĩa máu thịt càng sâu đậm; để giúp cho mọi người có công ăn việc làm không còn sống trong cảnh thất nghiệp bữa đói, bữa no và cuối cùng làm những việc từ thiện bố thí cho những người bất hạnh trong xã hội ; cho trẻ em mồ côi; cho những người già neo đơn không người thân nuôi dưỡng và giúp cho trẻ em khuyết tật , thì đó là đạo đức LY THAM HIẾU SINH trong tình thương yêu rộng lớn và cao thượng.
Cho nên làm giàu có của cải, tài sản bằng mồ hôi công sức của mình thì không phải là cái tội, mà có tội là do lòng tham lam cướp công, cướp tiền của của người khác và ích kỷ, bỏn xẻn, keo kiệt không dám bỏ ra bố thí cho những người nghèo khổ ; không dám bỏ ra giúp đỡ cho những người bất hạnh trong xã hội .
Làm ra của cải, tài sản bất lương bằng sự gian xảo lừa đảo người khác, bằng sự cướp của, cướp công người khác, bằng sự ăn lo hối lộ rồi chỉ bo bo để phục vụ cá nhân, cho bản thân mình, cho vợ con mình thì đó là người tích lủy tâm tham đắm của cải tài sản, đánh mất đời sống ĐỨC LY THAM HIẾU SINH. Người đã đánh mất đức ly tham là đánh mất tính người chỉ còn là bản chất tham ăn của loài động vật.
3- Ông Hà lặng lẽ đứng tên những lô đất và quyền sở hữu nhà rồi lật ngược thế cờ, đuổi cả mẹ và đứa em trai ra khỏi nhà.. Đoạn này nói lên THIẾU ĐỨC LY THAM HIẾU SINH Ý HÀNH.
Hành động ông Hà lặng lẽ đứng tên những lô đất và quyền sở hữu nhà cửa rồi lật ngược thế cờ, đuổi cả mẹ và đứa em trai ra khỏi nhà. Đó là một hành động tham lam vô bờ bến, xấu xa đáng lên án, đáng trách. Mẹ là người sinh thành dưỡng dục nuôi mình lớn khôn mà lại già yếu rồi, sống còn bao lâu nữa thế mà lòng tham ghê gớm thật ! Xem cha mẹ chẳng ra gì. Anh em dù cùng một cha mẹ, cùng một dòng máu, dù một nơi sinh ra thì còn có nghĩa lý gì đối với những người lòng tham che khuất như ông Hà, ông chỉ còn biết tiền! Tiền!!! Mà thôi.
Người tham lam là người đánh mất nhân tính, đánh mất đạo đức hiếu sinh, đánh mất đạo đức ly tham, họ là những người đang ở trong các ác pháp, đang làm những điều ác và chịu nhiều quả đau khổ, chứ không phải những người tham lam là những người sống đầy đủ an vui và hạnh phúc.
Không, họ rất khổ đau, mệt nhọc, là vì những người này đầu óc toan tính bằng cách này, bằng cách khác để chiếm đoạt tài sản của cải, tiền bạc cho nhiều, nhiều chừng nào tốt chừng nấy, nhưng tiền bạc của cải biết bao nhiêu cho đầy túi tham không đáy của họ.
Lặng lẽ âm thầm đứng tên những giấy tờ các lô đất và những giấy tờ quyền sở hữu nhà cửa. Đó là những hành động tham lam mà người con trai của bà Hợi đã có tính toán trước. Khi có giấy tờ chứng cớ đất đai nhà cửa của riêng mình thì tạo cảnh gây gổ bất hòa xảy ra trong nhà, cuối cùng mới có cách thức trục xuất người mẹ và người em của mình ra khỏi nhà mới được. Và như vậy tài sản nắm trọn trong tay không còn ai dám đòi chia chát với nhau nữa. Đấy quý vị thấy lòng tham ghê gớm thật , có mưu mô, có tính toán kỹ lưỡng.
Nhưng lòng tham lam có phải chính là mình không? Của cải tài sản tất cả vật chất có cái gì của mình đâu? Càng có nhiều của cải, tài sản càng nhiều khổ đau. Đến khi chết có người nào mang theo được những vật gì không? Hay chỉ còn là một nắm xương vùi sâu trong lòng đất lạnh. Trên nấm mộ chỉ còn một nắm cỏ khâu xanh rì nơi nghĩa địa hoang lạnh. Dù cho giàu sang như vua chúa nhưng khi chết rồi cũng chỉ còn có nhân quả thiện ác theo nghiệp mà đi tái sinh, chứ còn có linh hồn đâu.
Như ông Hà tích lũy của cải tài sản cho thật nhiều, rồi đây con cái sẽ phá sạch, nếu không thì thiên tai hỏa hoạn, bão tố cũng không chừa. Đến khi chết rồi ông chỉ còn một nắm tro tàn khi mọi người đem thiêu xác, nhưng đời ông sẽ để lại tiếng xấu muôn đời không thể xóa được: “Cướp giựt nhà cửa đất đai, đuổi mẹ và em ra khỏi nhà”. Báo chí đăng tin tức như vậy thì còn mặt mũi nào nhìn thiên hạ; thì còn mặt mũi nào nhìn lại bản thân mình là một con người, chứ đâu phải là con thú vật, vì của cải nhà cửa đất đai mà đuổi mẹ xua em. Thật đáng thương!
Chúng ta là những người theo Phật giáo tu học đạo đức làm người, vì thế, chúng ta không thể nào bỏ qua ĐẠO ĐỨC LY THAM từ bỏ lấy của không cho. Đạo đức ly tham là một đức hạnh cần phải học tập và rèn luyện để xứng đáng làm người, chúng ta cần phải trui luyện để trở thành con người không còn gian tham, trộm cắp lấy của không cho.
Trên đời này chỉ có những người theo Phật giáo mới có tu học và sống với đức ly tham. Lòng tham của con người có rất nhiều loại, mà loại nào cũng rất độc đáo thường đem lại cho con người nhiều điều khổ đau.
Ở đây chúng ta chỉ nói đến đức ly tham để xả bỏ lòng tham của cải tài sản vật chất đất đai nhà cửa, chứ chúng ta chưa nói đến những lòng tham khác nhau như: Tham ăn, tham ngủ, tham danh, tham lợi, tham nói chuyện, tham mắng chửi người, tham nói xấu người, tham tranh luận hơn thua, tham sắc dục, tham đua đòi, tham làm dáng làm đẹp, tham nói những lời hung dữ, tham cái gì của mình cũng có cũng hơn cả mọi người, tham đi chơi du hí, tham cờ bạc, rượu chè, tham hút chích, tham cá cược đua ngựa, đua xe, tham ăn ngon mặc đẹp, tham chỗ ở cho tiện nghi, tham nhà cửa cao sang hơn của mọi người v.v…Ở đây lòng tham nhiều lắm kể sao cho hết. Phải không quý vị? Tóm lại người đời vì vô minh không thấy tất cả các pháp vô thường, nên lầm chấp của cải tài sản tiền bạc nhiều là hạnh phúc, sự thật nó là tai họa, nó là rắn độc thường mang mọi sự khổ đau, phiền não cho mình, cho người và cho tất cả chúng sinh.
Cho nên đức Phật dạy: “Chúng ta cần phải sống xa lìa lòng tham lam, từ bỏ lòng tham lam, từ bỏ lấy của không cho. Đó là đạo đức ly tham thứ hai trong Ngũ Giới của Phật giáo. Xin quý Phật tử hãy lưu ý để tránh xa những loài rắn độc này. Một khi chúng ta đã thấm nọc độc của loại rắn này thì con người chúng ta trở nên hẹp hòi, ích kỷ, bỏn xẻn v.v…mất hết nhân tính.
4- “Biết bao lần bà thoi thóp thở trong bệnh viện vì nổi uất nghẹn về đứa con trai mà mình đã mang nặng đẻ đau và đặt trọn niềm tin tưởng. Rời khỏi căn nhà mà đứa con trai đã đang tâm đuổi mình, bà Hợi chẳng kịp mang theo gì cả, cái bàn thờ của ông chồng bà vẫn còn nằm nguyên ở đó vì ông Hà đã thay khóa mới”. Đoạn này dạy THIẾU ĐỨC LY THAM Ý HÀNH, THÂN HÀNH Đoạn này nói lên lòng tham lam không đáy của đứa con trai, nó đã giết người mẹ sinh ra nó bằng cách đuổi ra khỏi nhà để bà chết dần, chết mòn trong đau khổ, trong tức giận.
Do lòng tham lam con người tự làm khổ mình, khổ người khác; do lòng tham lam mà cuộc sống con người bất an, xã hội mất trật tự, thế giới luôn luôn có chiến tranh.
Bởi vậy, đạo Phật ra đời quyết tâm giúp con người quét sạch lòng tham lam bằng cách dạy con người đức ly tham, từ bỏ lòng tham, từ bỏ lấy của không cho.
Muốn sống có đức hạnh ly tham từ bỏ lấy của không cho thì hằng ngày thường xuyên tác ý nhắc tâm: “Tâm tham lam là một pháp cực ác làm đau khổ cho mình, cho người. Vậy chúng ta phải từ bỏ tâm tham, từ bỏ lấy của không cho” Của cải tài sản càng nhiều càng khổ đau, chỉ có đức ly tham mới đem lại hạnh phúc cho mình cho người.
Hằng ngày ở trong thất một mình chúng ta từng giữ sự yên lặng rồi lắng nghe tâm mình khởi lên từng niệm tham, hết tham cái này đến tham cái kia. Hiện giờ tâm phàm phu của chúng ta chưa ly dục ly ác pháp, nên nó luôn luôn còn đủ tham, sân, si, mạn nghi. Nếu tâm chúng ta sống với đức hiếu sinh thì lòng yêu thương rộng lớn của chúng ta sẽ dẹp trừ sạch tâm tham, sân, si ,mạn, nghi, nhưng vì lòng yêu thương chúng ta chưa trọn vẹn, vì thế chúng ta mới còn tâm tham, sân, si, mạn, nghi.
Tuy nhiêu chúng ta rất cố gắng sống với đức hiếu sinh, nhưng nó chưa trở thành chúng ta và chúng ta chưa trở thành đức hiếu sinh, vì thế tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn xen vào được.
Nếu chúng ta đã thành tựu được đức hiếu sinh thì chúng ta đã chứng quả A La Hán xong rồi. Vì khi đức hiếu sinh ngự trị trong tâm thì không có một ác pháp nào tác động tâm chúng ta được nữa. Còn hiện giờ đức hiếu sinh có lúc hiện, có lúc ẩn, cho nên chúng ta sống với đức hiếu sinh chưa trọn vẹn, vì thế chúng ta lại tu học bồi dưỡng thêm một đức hạnh nữa, đó là đức ly tham.
Nếu hằng ngày, hằng giờ chúng ta luôn luôn áp dụng đức ly tham vào cuộc sống của chúng ta thì các ác pháp không làm động tâm chúng ta được nữa.
Hôm nay chúng ta lại có thêm một đức hạnh nữa, đó là ĐỨC LY THAM. Trước kia chúng ta chỉ có một ĐỨC HIẾU SINH, vậy mà tâm tham, sân, si, mạn, nghi còn không đất ở, hôm nay chúng ta lại có thêm một ĐỨC LY THAM nữa thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi sẽ bị triệt tiêu một cách dễ dàng. Vì tâm tham, sân, si, mạn, nghi đụng bất cứ chỗ nào trong chúng ta thì chúng đều gặp hai đức hạnh này sẽ bủa vây đánh rốt ráo.
Do đó tâm tham không dám ló đầu ra chỗ nào nữa cả.
Ví dụ: Khi thân tâm lừ đừ muốn đi ngủ thì tâm ly tham biết ngay: “Mày còn tham ngủ à! Phải đi ngay cút đi!”Chỉ cần tác ý như vậy là tâm tham ngủ đi ngay. Nếu nó không đi, lúc bấy giờ chúng ta muốn cho tâm tham ngủ không còn nữa thì ngay đó chúng ta đi tới đi lui với câu tác ý: “Tôi đi kinh hành tôi biết tôi đi kinh hành”. Vừa đi thỉnh thoảng vừa tác ý như vậy rồi cứ bước đi cho đến khi gần mõi chân mới ngồi xuống nghỉ, khi ngồi lại là phải ngồi kiết già, lưng thẳng, sau khi ngồi chờ thân tâm được yên lặng mới tác ý: “Với tâm định tĩnh tôi biết tôi hít vô, với tâm định tĩnh tôi biết tôi thở ra” Cứ tập luyện như vậy cho đến khi nào tâm hết buồn ngủ mới thôi.
Nếu khi tỉnh táo, tâm tĩnh giác rất sáng suốt, thân tâm không còn lơ tơ mơ nữa, lúc bấy giờ chúng ta mới ngồi lại bình thường quán xét tâm tham, tâm sân, si, mạn, nghi xem nó xuất hiện ngõ nào, thì ngay đó chúng ta dùng đức ly tham diệt trừ.
Ví dụ: Bây giờ tâm chúng ta muốn đi ra ngoài để cho thoải mái dễ chịu hơn thì chúng ta biết ngay đó là tâm tham của chúng ta (tham cho cơ thể thoải mái). Biết như vậy chúng ta bảo: “Đức ly tham ở đâu sao không quét tâm tham đó đi!”. Khi chúng ta suy tư và nói như vậy. Đó là chúng ta đang áp dụng đức ly tham trong cuộc sống hiện tại.
Tóm lại lúc nào có đức ly tham thì không bao giờ có tâm tham, cho nên đức ly tham sẽ đem đến sự bình an cho mọi người trong đó có chúng ta. Vì vậy đức ly tham buông xả rất tuyệt vời.
5- “Không thể chấp nhận hành vi của ông Hà, bà Hợi đã cùng một số người con trong gia đình gởi đơn yêu cầu toà án đưa vụ tranh chấp tài sản ra xét xử. Ngày 28 – 6 – 2006 toà phúc thẩm TANDTC. TPHCM đã tuyên xử: “chấp nhận một phần yêu cầu của bà Hợi. Buộc ông Nguyễn Sơn Hà và bà Phạm thị Thanh Vân - vợ ông Hà phải thanh toán cho bà Hợi 11,45 lượng vàng sjc và 130.909.000 đồng. Còn tất cả những yêu cầu khác của bà Hợ i muốn lấy lại quyền sở hữu nhà và một số lô đất mà theo bà Hợi đó là một số tài sản chung của gia đình đều bị toà án bác bỏ. Bởi lẽ ông Nguyễn Sơn Hà đã chứng minh tất cả tài sản đó là của riêng mình bằng những giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu hợp pháp trước toà, ông Hà đã khẳng định cơ sở giày dép là toàn bộ tài sản của riêng ông. Sau khi cha mất, vợ chồng ông Hà đã nhờ bà Hợi giữ tiền dùm. Nên toàn bộ tiền mua đất, xây dựng nhà là tiền của vợ chồng ông, không liên quan đến bà Hợi”. Đoạn này nói lên THIẾU ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH.
Khi mọi người không sống với đức ly tham thì cuộc sống của họ dính mắc vật chất thế gian, nên sẽ đi đến cảnh tranh tụng thưa kiện, gia đình tan nát, anh em chia lìa.
Thật là đau lòng!
Trên đời này không có cái gì xấu xa và tệ hại cho bằng khi con đi kiện tụng cha mẹ và cha mẹ đi kiện tụng con cái hay anh đi kiện tụng em, em đi kiện tụng anh. Thật là tệ hại và xấu hổ vô cùng, họ không còn nhìn mặt ai hết. Đó là do lòng tham của con người.
Lòng tham của con người đã mang đến cho mọi người biết bao nhiêu sự khổ đau.
Điều này chắc ai cũng biết. Phải không quý vị? Thật đau lòng!
Vật chất tiền bạc, của cải, tài sản, nhà cao, cửa rộng, vàng bạc, của báu có càng nhiều thì tai họa càng to, muôn sự khổ đau đều nằm trên đó. Thật là ghê gớm ! Chỉ cần quý vị thông suốt nó là những pháp cực ác, nó sẽ giết hại và mang lại sự sống dẫy đầy đau khổ nên quý vị phải tránh xa thì mới yên thân.
Ngày xưa đức Phật và ông A Nan đi khất thực, khi đi ngang qua một bờ ruộng, ông A Nan nhìn thấy dưới chân bờ ruộng nước chảy khuyết đất, để lộ ra một hủ vàng, ông A Nan mới chỉ cho đức Phật thấy. Khi nhìn thấy đức Phật bảo với ông A Nan rằng :
- Đấy là rắn độc con ạ! Nó sẽ cắn chết, chúng ta hãy đi tránh xa, đừng nên ở gần đó.
Một bác nông dân đang cày ruộng gần đó, nghe vậy bác chạy đến xem và la to:
- Ôi ! Vàng là vàng mà hai ông đi xin ăn cho là rắn độc. Vậy ta mang nó về nhà để cho nó cắn cả gia đình ta xem có được không? Nói xong người nông dân dùng cuốc đào lấy trọn hủ vàng đem về nhà mình. Từ chỗ nghèo đi đến chỗ giàu không có khó khăn. Nhờ vàng ông xây cất nhà cửa mua nhiều ruộng đất khiến cho mọi người ngạc nhiên nghi ngờ , điều này đến tai nhà vua. Vì trước đó nhà vua bị trộm lấy vàng, nên nay điều tra thì ra ông đã lấy vàng của nhà vua.
Nhà vua kết án tử hình cả nhà ông.
Trước khi chết nhà vua hỏi ông có muốn nói những lời gì không? Người nông dân than:
- Đúng vậy, đức Phật và ông A Nan đã nói: “Vàng là rắn độc nó sẽ giết chết cả dòng họ anh em ruột thịt, nếu ai rờ tới nó” Chính con không nghe lời dạy ấy, nên hôm nay con và cả dòng họ con đều bị nhà vua đem giết. Thật là đúng như lời đức Phật và ông A Nan đã nói không sai.
Đúng vậy, của cải, tài sản, đất đai, nhà cao, cửa rộng, tiền bạc châu báu là rắn độc, nó sẽ giết chết mọi người, chỉ có những người ngu si mê muội vô minh thấy tiền bạc của cải, tài sản, đất đai nhiều là tham đắm, là mừng vui, chứ người có trí là họ rất sợ, càng lắm nhiều của cải, tài sản, đất đai ruộng vườn là càng lắm tai họa. Và tai họa sẽ mang đến những sự khổ đau mà không sao tránh khỏi.
Tóm lại đoạn này, vì của cải tài sản nhà cửa, tiền bạc, đất đai có nhiều nên người con trai sợ các anh em khác chia chác nên trục xuất mẹ và người em ra khỏi nhà để sau này khỏi ai ăn lọt. Đó chứng tỏ tâm tham lam của người con trai này – ông Hà cũng ghê lắm! Đáng thương khi mọi người chưa biết sống với đức ly tham, nên tâm tham nổi dậy, ông tìm mọi cách để chiếm đoạt tài sản của cải này thuộc về riêng mình.
Cả gia đình này chưa bao giờ biết đến đức ly tham nên rất đáng thương hại. Từ Ông Hà đến bà mẹ cùng các em cũng không ly tham, nên những người này thấy của cải để một người ăn thì tức nên làm đơn thưa kiện nhau, từ đây gia đình tan nát cha mẹ, anh em chia lìa. Tình nghĩa mẹ con và anh em không còn nữa, cũng giống như người dưng nước lã. Đúng là tâm tham mang đến muôn sự khổ đau. Có tâm tham lam ngự trị trong lòng của mọi người làm sao hàn gắn gia đình này lại được nữa, tan nát hết rồi. Phải không quý vị? Nhưng những người này họ làm sao biết được nguyên nhân nào sinh ra sự chia lìa phân tán, vì tâm tham đã che khuất rồi, họ đâu còn sáng suốt chỉ còn biết của cải tài sản đất đai ruộng vườn.
Người học Phật với đức hạnh ly tham thì không bao giờ có những điều đau lòng này xảy ra, họ xem của cải, tài sản, đất đai, nhà cao cửa rộng, tiền bạc châu báu là rắn độc. Vì thế họ không bị đồng tiền sai bảo. Họ làm ra của cải tài sản, chứ không phải của cải tài sản làm ra họ. Cho nên cuộc sống của họ không bao giờ tranh chấp với ai cả. Ai nghèo khổ, ai bất hạnh, ai neo đơn khốn khổ, là họ sẵn sàng đến giúp đỡ liền không hề tiếc rẻ một thứ gì trên đời này.
Vì thế, đức ly tham sẽ mang lại hạnh phúc và sự bình an cho mình cho người rất là cụ thể, biến cuộc sống của chúng ta thành cuộc sống Thiên Đàng, Cực Lạc mà con người thường mơ ước.
6- “Trong phiên toà hôm ấy, nhiều người con đã nghẹn ngào nhắc lại lời bố dặn trước lúc lâm chung: “Bố chết đi, chỉ mong các con luôn thuận hoà, đừng chia lìa nhau, đừng để gia đình lâm vào cảnh tan đàn xẻ nghé”. Đoạn này nói lên ĐỨC LY THAM ĐOÀN KẾT KHẨU HÀNH.
Đúng vậy, có lìa được tâm tham mới có sự đoàn kết. Lời di chúc của người cha trước khi chết đã nhắc nhở các con: “Bố chết đi, chỉ mong các con luôn thuận hoà, đừng chia lìa nhau, đừng để gia đình lâm vào cảnh tan đàn, xẻ nghé”. Nhưng làm sao được, khi của cải tài sản đã nắm gọn trong tay, lòng tham không dừng nghỉ tại đó thì làm sao buông bỏ được. Buông bỏ không được, cho nên con kiện tụng cha mẹ, cha mẹ kiện tụng lại con cái, thật là một cảnh tan nát đau lòng. Trên đời này không có cái sống nào đau khổ bằng cái sống chia rẽ, cái sống thiếu đoàn kết.
Ở đời người ta thích chia rẽ, nên hay nói xấu nhau, nói lời li gián, nói lời thêu dệt, chuyện có nói không, chuyện không nói có, nhất là nói xấu, mạt sát người để chứng tỏ mình là người thanh cao, nhưng khi nói xấu người khác thì mình còn có thanh cao, tốt đẹp nữa không? Chúng tôi nhớ lại lúc còn bé bố chúng tôi có thuật lại một câu chuyện rất xúc động nói về một người anh cả sống với các em bằng đức hy sinh ly tham, nhờ đó cả gia đình đoàn tụ thương yêu và đoàn kết nhau như nước với sữa. Cho nên đức ly tham rất tuyệt vời.
Có một gia đình kia cha mẹ mất sớm để lại cho ba anh em một gia tài giàu có nhất vùng. Từ khi cha mẹ chết ba anh em đều chung sống trong một gia đình thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Cho đến khi người em thứ ba lấy vợ thì mới có sự phân chia tài sản làm ba phần bằng nhau. Trong gia tài của người cha để lại cho các con có một cây danh mộc cổ thụ hơn mấy trăm năm rất quý.
Ba anh em đồng hẹn ngày để chặt cây ấy, rồi chia làm ba phần bằng nhau . Đến ngày hẹn cả ba anh em đều có mặt dưới cội cây, lúc bấy giờ người anh cả ôm cây mà khóc và nói các em:
- Nếu ba anh em chúng ta chặt cây này xuống chia ra làm ba phần thì cây ấy chết mất, những di tích của ông bà cha mẹ để lại cho chúng ta đâu còn nữa. Phải không các em? Anh thà chịu nghèo đói, các em hãy chia phần ăn của anh ra làm hai cho hai em còn anh sống sao cũng được nhưng xin các em đừng chặt cây này. Vì chặt cây này cũng giống như ba anh em chúng ta vậy. Cho nên anh nghĩ đến đây anh thương các em lắm!
Khi cha mẹ chết chúng ta cùng nương tựa nhau mà sống. Đến bây giờ chúng ta chặt cây này chia ra thì còn gì nữa các em: “Đoàn kết là sống, chia rẻ là chết, các em có hiểu điều này không?” Khi người anh cả nói đến đây, hai người em chạy đến bên người anh cả ôm nhau mà khóc. Đấy là hành động đạo đức ly tham đoàn kết của ba anh em nhà này, quý vị có biết không? Còn gia đình bà Hợi thì hết cứu chửa rồi quý vị ạ! Tan nát hết rồi ! Kiện tụng nhau như trâu trắng trâu đen, đuổi mẹ ra ở chỗ khác thì còn gì hàn gắn được nữa. Nhưng nếu người mẹ và những anh em trong nhà này, chỉ cần mọi người biết sống với đức ly tham thì sự kiện tụng sẽ chấm dứt và tất cả mọi sự khổ đau không còn nữa. Sống an lạc, thanh thản và vô sự, không phải sung sướng lắm sao? Bởi người đời vô minh cứ tưởng tiền bạc, vật chất, của cải, tài sản, nhà cửa, đất đai, ruộng vườn v.v... là thường hằng, bất di bất dịch, là của mình nên thường cố chấp không chịu buông xả, không chịu ly tham. Do đó mới tạo ra biết bao nhiêu là sự khổ đau cho mình, cho những người thân của mình và cho những người khác nữa. Phải không quý vị? Tóm lại muốn sống có đoàn kết thì phải biết dùng đức ly tham, chỉ có đức ly tham thì mới có sự đoàn kết thật sự. Còn tâm tham thì không bao giờ có đoàn kết. Chính lòng tham của con người mà trên thế gian tràn đầy sự khổ đau; chính lòng tham của con người mà sự sống không đoàn kết thiếu lòng chân thật.
Học đức ly tham là học đoàn kết, muốn có đoàn kết thì phải có đức ly tham. Cho nên đức ly tham rất cần thiết cho sự đoàn kết. Cuộc sống của con người rất cần có sự đoàn kết, có đoàn kết mới có sức mạnh vĩ đại. Đoàn kết là sống chia rẽ là chết, quý vị có biết không? Trong lớp học giới đức ly tham, chúng ta là những tu sinh và giảng viên phải cố gắng xả ngã của mình, còn chấp ngã nên thường xảy ra có những ý kiến này ý kiến khác, những ý kiến ấy trái ngược nhau khiến cho lớp học thiếu đoàn kết, thiếu đức hiếu sinh. Đức hiếu sinh không có thì đức ly tham cũng không có. Đức ly tham không có thì đức đoàn kết không có. Và như vậy lớp học đạo đức càng trở nên thiếu đạo đức và như vậy người ở ngoài nhìn vào sẽ cười chê. Cho nên, học đạo đức mà không sống đạo đức thì rất xấu hổ.
7- “Bà Hợi cùng một vài người con phải ôm tập hồ sơ đi kêu cứu nhiều nơi, khiếu nại ông Hà. Tập thể bà con khu phố ở phường Tân Thuận Tây, Quận 7 đã gởi đơn lên toà án nhân dân quận 7 đồng kính xin toà án xét xử đem lại sự công bằng cho bà Hợi, vì ông Hà đã lợi dụng sự dễ dãi của mẹ mình để chiếm đoạt tài sản, thế nhưng ông Hà đã thắng kiện vì có đầy đủ giấy tờ trong tay ”. Đoạn này nói lên THIẾU ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH.
Ôm hồ sơ đi thưa kiện với nhau là một điều vô minh hết sức, là một điều làm mang tai tiếng gia đình, mẹ đi kiện thưa con. Thật là đau lòng! Nếu con mình nó tham tiền của vật chất nhà cửa ruộng đất đai thì cứ để cho nó hưởng đi, có gì mà phải thưa kiện, con nó ăn chứ đâu phải ai vào đó ăn sao? Còn mình hãy ôm giữ trọn đức ly tham thì có sung sướng hơn không? Có đâu phải khổ đau, phải chịu cực nhọc đi từ chỗ này đến chỗ khác thưa kiện, người ta còn chê cười. Phải không quý vị? Con mình nó ăn thì cũng như mấy đứa con kia. Anh mình, hay em mình chứ có ai xa lạ đâu? Cùng anh em trong một nhà, nó không nuôi mẹ thì các anh em khác nuôi mẹ, Bà đã 75 tuổi rồi sống còn bao lâu nữa, không phải vì của cải tài sản mà để mẹ khổ đau như vậy sao? Thật là điên khùng! Thật là ngu si! Bà đã già rồi, còn lại những ngày quá ít, phải sống như thế nào cho tâm hồn thanh thản, an lạc và vô sự, chứ ôm chi của cải tài sản làm cho thêm đau khổ, cho thêm phiền lụy, chết rồi cũng không mang theo đồng lớn đồng nhỏ nào được cả.
Chúng ta hãy nghe Hòa Thượng Minh Châu nói: “- Người đời cứ tưởng của cải tài sản đất đai ruộng vườn v.v… sẽ giúp nhiều cho mình trong cơn hoạn nạn, không hiểu của cải tài sản đất đai ruộng vườn ấy rất mỏng manh tan biến vô thường, nhiều khi trở lại làm hại người chủ. Cũng vì vậy mà ngài A Nan đã so sánh của cải tài sản như con rắn độc hại người. Đức Phật dạy chúng ta rằng của cải tài sản đất đai ruộng vườn là các pháp vô thường nếu ai bám theo nó sẽ phải chịu nhiều khổ đau. Chỉ có của cải tài sản, đất đai, ruộng vườn đem bố thí, làm điều thiện, giúp người bất hạnh. Đó là tiến dần trên con đường giải thoát tự tại, và đưa đến chứng quả Niết Bàn an lạc”. Đúng vậy tiền bạc tài sản của cải nhà cửa đất đai vật chất nó không thể bảo đảm cho đời sống của chúng ta được bình an mà còn tạo biết bao nhiêu sự phiền phức đau khổ.
Cho nên, trên đời này chỉ có sống làm những điều thiện, tích lủy những điều thiện, tức là sống có đạo đức, biết thương mình, thương người và thương tất cả các loài chúng sinh. Nhất là luôn luôn phải sống với đức ly tham, vì có đức ly tham thì tâm tham, sân, si, mạn, nghi không tấn công chúng ta được . Người tu hành phải ghi khắc nhớ những điều này.
Ở đâu có đức ly tham, là ở đó có an vui, hạnh phúc và giải thoát. Người mẹ và các người con không biết ly tham nên phải làm đơn đi thưa kiện từ chỗ này đến chỗ kia, phải chịu vất vả khổ sở vô cùng. Đâu phải đi thưa kiện không tốn tiền bạc sao? Người xưa nói: “Thất kiện như nắm xương khô, được kiện như mồ ma chết”. Cả hai bên thưa kiện nhau không có lợi ích mà chỉ đem đến sự hao tốn và mọi khổ đau cho hai bên mà thôi, còn cái lợi là ở người khác.
Biết rõ lợi hại của sự kiện tụng nhau như vậy, nên chúng ta càng tránh xa càng tốt, vì kiện tụng không đem lại lợi ích cho chúng ta, mà càng làm cho chúng ta đau khổ nhiều hơn. Vì thế, chúng ta cần phải hiểu biết cho rõ ràng, chỉ có buông xả vật chất, tài sản, của cải, vàng bạc, nhà cửa v.v... thì chúng ta sẽ có được sự bình an và hạnh phúc, nhờ vậy trong cuộc sống lúc nào cũng an vui chân thật.
Buông xả được tâm tham là nhờ chúng ta khéo léo biết dùng đức ly tham, nhờ đức ly tham chúng ta mới từ bỏ lấy của không cho, mới từ bỏ không còn tham muốn những vật chất và danh lợi trên đời nữa.
Cho nên, người nào biết dùng đức ly tham để sống là người đó có trí tuệ, là người có trí tuệ là người khôn ngoan, là người có hạnh phúc nhất trần gian. Còn ngược lại sống không có đức ly tham thì không bao giờ có sự an vui hạnh phúc chân thật.
Người sống không có đức ly tham thì làm sao tránh khỏi lòng tham đắm vật chất; lòng tham đắm danh lợi hơn thua. Và vì vậy sự đi thưa, kiện tụng là điều xảy ra chắc chắn. Đó là những điều không thể nào tránh khỏi. Những người đi thưa kiện tụng là phải đem tiền bạc mướn luật sư hoặc hối lộ cho những người có quyền thế. Những người đi thưa kiện thì tâm không bao giờ khỏi lo lắng buồn phiền, không biết mình được kiện hay thất kiện, sống trong lo âu phập phồng, lúc nào cũng không yên, sợ tiền mất mà thất kiện. Do tâm tham mà đời sống không thanh thản, an lạc và hạnh phúc.
Cho nên người nào biết dùng đức ly tham để sống là người có trí tuệ, có tâm hồn cao thượng, biết buông xả vật chất, biết bố thí cho người nghèo, người bất hạnh, biết thương mình, thương người và thương tất cả. Đó là người sống với đức ly tham.
8- Nhiều năm nay, bà Hợi sống dở chết dở, vì nỗi đau mà ông Hà gây ra. Hôm toà mở phiên xét xử, bà Hợi đã xin phép được vắng mặt vì chịu làm sao nổi cú sóc đó, đến toà chắc tôi chết mất”. Đoạn này nói lên THIẾU ĐẠO ĐỨC LY THAM Ý HÀNH.
Do thiếu đạo đức ly tham mà bà Hợi nhiều năm nay, sống dở, chết dở, vì nỗi đau do ông Hà - đứa con trai của bà gây ra. Hôm toà mở phiên xét xử, bà Hợi đã xin phép được vắng mặt vì chịu làm sao nổi cú sốc đó: “đến tòa chắc tôi chết mất”. Nếu người biết giữ gìn đức ly tham thì đâu phải khổ như bà Hợi. Thật là tội nghiệp cho bà! Cuộc đời không biết Phật pháp là một thiệt thòi rất lớn, biết Phật pháp mà không được học đạo đức ly tham thì cũng vô ích, như trường hợp bà Hợi và các con của bà.
Cuộc đời không gặp chánh pháp của Phật nên tâm tham không diệt trừ thì phải chia rẽ và chịu khổ đau như gia đình bà Hợi. Gia đình bà Hợi chỉ là một gia đình và chắc chắn còn biết bao gia đình khác nữa trên thế gian này chưa biết đức ly tham, chưa học đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo. Không được học chánh pháp của Phật, không được rèn luyện nhân cách đức hạnh ly tham thì không sao tránh khỏi những điều tranh chấp hơn thua từ lời ăn, tiếng nói, từ của cải tài sản v.v… Vì thế cuộc đời phải chịu nhiều đau khổ. Chịu nhiều đau khổ chỉ vì mọi người không thấy, không biết các pháp thế gian là vô thường, là khổ, là vô ngã. Trên đời này không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta, nên thường chấp các pháp có như thật, từ đó tâm tham đắm dính mắc phát sinh ra mạnh mẻ .
Con người hiện nay sống không có đức ly tham, vì họ không biết, không hiểu đức ly tham, do không biết, không hiểu nên lòng tham đắm, cố chấp, dính mắc vật chất quá nặng nề, chính vì vậy họ phải chịu nhiều đau khổ .
Chúng ta là những người may mắn gặp được chánh pháp của Phật và được học đức hạnh ly tham, vì thế không một ác pháp nào dám bén mãn đến chúng ta được. Nhờ sống với đức ly tham, tâm chúng ta được bảo vệ bình an, yên ổn luôn luôn sống với tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Người sống có đức ly tham là người sống toàn thiện, bởi vì tâm tham không có thì tâm sân không có; tâm sân không có thì tâm si không có; tâm si không có thì tâm mạn không có; tâm mạn không có thì tâm nghi không có. Bởi vậy, điều quan trọng là làm sao lúc nào chúng ta cũng sống có tâm ly tham. Muốn được vậy thì phải tác ý mỗi khi có niệm tham, có các ác pháp tấn công từ mọi phía. Nhờ đó chúng ta đem lại sự bình an cho mình cho người.
Con người chỉ vì vô minh, ngu si và mê muội lầm chấp của cải, tiền bạc, kho tàng châu báu là đem lại sự an vui hạnh phúc, nhưng điều ấy không bao giờ có. Trên đời này muốn có sự an vui, hạnh phúc thì chỉ có đức hiếu sinh, đức ly tham, đức bố thí ly tham v.v…Với những đức hạnh này thì của cải, tài sản, kho báu sẽ mang đến cho con người bằng những sự bình an và hạnh phúc chân thật. Của cải, tài sản, kho báu đó do người có đức ly tham biết làm việc từ thiện thì không thể chuyển giao cho người bất thiện. Không thể bị giặc cướp, bị trộm cắp đoạt, bị vua chúa tước đoạt xung công v.v… và không thể có một người nào lấy được.
Hỡi những người tu học theo Phật giáo! Hỡi những tu sinh trong các lớp học đạo đức Ngũ Giới hãy sống với những đạo đức đó, đó chính là của cải , tài sản, kho báu luôn luôn đem theo bên mình mà không sợ mất mát.
Với của cải, tài sản, kho báu ấy, nó đem lại mọi sự an lạc cho loài người, đem lại sự bình an cho trái đất này; với của cải, tài sản, kho báu ấy mọi người có ước nguyện điều gì thì đều được thành tựu viên mãn; với của cải, tài sản, kho báu ấy mọi người ước nguyện có gương mặt đẹp, có giọng nói êm dịu, có sắc đẹp duyên dáng, tráng lệ và hoa mỹ, có những hành động nhẹ nhàng êm dịu đều thành tựu thực hiện một cách dễ dàng.
Những uy quyền và thế lực, sự sung sướng được ngự trị trên hành tinh này, một địa vị cao sang mà ai cũng mong muốn, ao ước, cho đến những thầm mong muốn, ước ao mình trở thành những người hiền đức, những bậc Thánh, Tiên, Phật, những bậc A La Hán tâm vô lậu hoàn toàn đều nhờ kho báu ấy giúp dỡ cho thành tựu. Sự giàu sang ở trên đời và mọi hạnh phúc trong cuộc đời này và sự chứng quả Niết Bàn đều nhờ vào kho báu toàn thiện này giúp cho thành tựu.
Những ai có được thiện hữu tri thức và nhờ sống với những đức hạnh này thì có được trí tuệ giải thoát và tự tại . Mọi kết quả trên đời đều do nhờ kho báu đạo đức ấy giúp cho thành tựu.
9- “Toà tuyên xử bà Hợi được chia 1/11 trong số tài sản ông Hà đang nắm giữ. Nhưng tám tháng đã trôi qua, bà Hợi vẫn chưa nhận được số tiền mà ông Hà và bà Vân phải thanh toán. Bà Hợi đã hai lần gởi đơn yêu cầu thi hành án, nhưng tất cả chỉ rơi vào im lặng. Bà Hợi đã làm đơn khởi kiện vụ tranh chấp tài sản giữa bà và ông Hà lên toà án quận 7. Trong quá trình thụ lý vụ án hơn một năm ông Hà vẫn được cấp chủ quyền nhà khi ngôi nhà đang thuộc diện tranh chấp”. Đoạn này nói lên THIẾU ĐẠO ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH.
Người ở thế gian lòng tham không đáy, mẹ cũng tham, con cũng tham, cả mẹ lẫn con đều tham, nên trong bài này đã xác định rất rõ ràng, người mẹ chết lên, chết xuống cũng vì tiền bạc, của cải v.v… người con không trả cho mẹ cũng vì tiền bạc. Thật là tình nghĩa mẹ con đâu còn nữa! Đã hết rồi!
Trên thế gian này anh em, chị em cùng sống chung trong một nhà, cùng một cha một mẹ sinh ra lại vì miếng ăn, tiền bạc, của cải, tài sản đi thưa kiện nhau thật là xấu hổ vô cùng, lại còn chém giết nhau không một chút lòng yêu thương. Cái tệ hại và xấu xa nhất là cha mẹ đi kiện con cái, con cái đi kiện cha mẹ thật là đau xót vô cùng.
Trong cuộc đời này người ta chỉ biết có của cải, tài sản, đất đai, ruộng vườn, chứ người ta đâu biết rằng có một thứ quí giá hơn gắp trăm ngàn lần, đó là đạo đức hiếu sinh, đạo đức ly tham. Ở đâu có đạo đức hiếu sinh, đạo đức ly tham là ở đó có sự an vui, hạnh phúc, có sự bình an yên ổn, có tình yêu thương thấm đượm tình người.
Của cải, tài sản, nhà cửa, tiền bạc, châu báu v.v… vô thường nay nó đến với người này mai nó đến với người khác, thường di dịch thay đổi. Còn đạo đức thì thường hằng luôn mãi bất di bất dịch. Nếu đạo đức sống với con người như hình với bóng thì thế gian này là Thiên Đàng, Cực Lạc.
Đạo đức LY THAM đi đến đâu thì lòng thương yêu của mọi người đến đó. Người có đức ly tham là người có đức hiếu sinh; đức ly tham đến đâu thì đức hiếu sinh đi đến đấy. Đức ly tham làm thanh tịnh đức hiếu sinh, đức hiếu sinh làm thanh tịnh đức ly tham; đức ly tham ở đâu thì đức hiếu sinh ở đó, đức hiếu sinh ở đâu thì đức ly tham ở đó. Đức hiếu sinh như thân, còn đức ly tham như tâm, vì thế thân tâm không thể lìa nhau một phút giây nào cả.
Hôm nay chúng ta học thêm đức ly tham để hiểu biết thêm sự gắn bó từ đức hạnh này sẽ gắn liền với đức hạnh khác, có đức hạnh này thì sẽ có đức hạnh khác. Cho nên người tu tập rèn luyện nhân cách đạo đức không làm khổ mình , khổ người và khổ tất cả muôn loài chúng sinh thì chỉ cần sống đúng với một đức hạnh thì sẽ sống với tất cả đức hạnh khác. Để mở rộng tầm hiểu biết của con người, vì thế chúng ta cần phải học tu tập nhiều đức hạnh, nhưng kỳ thực chúng chỉ cố gắng sống cho trọn vẹn một đức hạnh nào đó trong năm đức hạnh cho thật lòng thì chúng ta đã sống với tất cả đức hạnh khác.
Tóm lại đức ly tham sẽ giúp chúng ta thoát khổ hoàn toàn. Đức LY THAM tức là đức LY DỤC LY ÁC PHÁP. Đức ly dục ly ác pháp tức là đức CHÁNH ĐỊNH; đức Chánh định gồm có đầy đủ TỨ THẦN TÖC, TAM MINH VÀ LỤC THÔNG.
Cho nên khởi đầu bằng đức ly tham, nhưng cuối cùng chứng quả A La Hán có đầy đủ Tam Minh, Lục Thông. Như vậy con đường tu theo Phật giáo đến đây đã hoàn tất.
10- “Ngày ngày bà Hợi vẫn ngồi thẫn thờ trong ngôi nhà của người anh cả. nổi đau âm ỉ, giằng xé tâm can bà, lại khóc, lại nhập viện, bà Hợi biết rằng ông Hà “không chịu thi hành án .. chỉ vì nó đợi tôi chết .. để số tiền đó nó không phải hoàn trả lại cho tôi .. chẳng lẽ các cơ quan chức năng và toà án các cấp có thể làm ngơ với nỗi đau của bà Hợi”? Đoạn này nói lên THIẾU ĐỨC LY THAM Ý HÀNH.
Thật là tội nghiệp cho bà Hợi chỉ có một số tiền bạc nhỏ mọn như vậy mà bà thẫn thờ… nỗi đau âm ỉ, giằng xé tâm can bà. Lại khóc, lại nhập viện. Thật là vô minh và còn ngu si không chỗ nói. Một phút giây sống thanh thản, an lạc và vô sự là một phút giây giá trị tuyệt vời, dù ai đem cả vàng bạc, của cải, châu báu, ngọc ngà chất như núi chúng ta cũng chẳng thèm đổi huống là một số tiền cỏn con như vậy mà lại để cho thân tâm mình khổ đau sao? Đọc đến đoạn này ai cũng biết bà Hợi 75 tuổi, bà còn sống được bao lâu nữa mà còn chấp vào tiền bạc để làm gì? Để khiến cho mình mau chết, mà còn chết trong đau khổ, thật là điên dại. Nếu số tiền đó Hà không ăn thì đứa con khác cũng ăn, chứ bà còn ăn được những gì nữa đâu mà phải sầu khổ đến như vậy.
Cho nên, làm người ở đời không học đạo đức ly tham, nên không hiểu biết, cứ ôm chặt lòng tham, khư khư không chịu rời bỏ nó, vì thế phải chịu nhiều sự khổ đau vô cùng, vô tận từ ngày này sang ngày khác, từ kiếp này, sang kiếp khác.
Hỡi các tu sinh! Chúng ta hôm nay có đủ duyên theo tu học lớp đạo đức ly tham của Ngũ Giới. Vậy chúng ta hãy đem hết sức ra tu học và áp dụng vào đời sống hằng ngày để tâm chúng ta không còn một chút nào tham, sân, si, mạn, nghi thì chúng ta mới bình an.
Thấy gương hạnh xấu không ly tham của bà Hợi khổ đau mà suy nghĩ lại tâm mình. Chúng ta có buông xả của cải, tài sản, tiền bạc, vật chất hết chưa? Ở đây, quý vị đừng hiểu một cách đơn giản mà phải hiểu cho kỹ. Có người hiện nay đã cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa sống không nhà cửa, không gia đình mà của cải tài sản còn chưa bỏ. Của cải, tài sản, tiền bạc, vật chất còn chưa bỏ thì quý vị đi tu để làm gì? Có người bảo buông bỏ dễ lắm có gì khó đâu, nhưng không phải vậy quý vị ạ!? Nói buông bỏ mà không có phương pháp thì làm sao buông bỏ được. Lòng tham lam nó đã thấm vào xương vào tủy của quý vị, cho nên muốn buông bỏ thì phải học đức LY THAM. Có học đức ly tham thì chúng ta mới biết cách buông bỏ từng tâm niệm tham, sân si, mạn, nghi của mình. Đức ly tham và tri kiến hiểu biết các pháp vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta, và cùng với pháp như lý tác ý hợp lại thì mới có phương pháp xả tâm tham, sân, si, mạn, nghi. Chừng đó mới thấy xả tâm dễ dàng.
Có khi nào quý vị ngồi lắng nghe từng tâm niệm của mình hay không? Có lắng nghe thì quý vị mới thấy từng tâm niệm của quý vị luôn luôn chứa đầy lòng tham lam đang triền miên tận tâm can quý vị. Khi tĩnh giác từng niệm tham thì lần lượt chúng ta sẽ loại trừ từ bỏ, nhờ đó mới hoàn toàn xa lìa tâm tham, sân, si v.v….
Tóm lại đức ly tham có thì lòng tham không có, còn lòng tham có là đức ly tham không có. Hai trạng thái này như mặt trời và mặt trăng, như ngày và đêm, hể cái này có thì cái kia không, cái kia không thì cái này có.
Hễ có đức ly tham thì có tâm thanh thản, an lạc và vô sự, còn đức ly tham không có thì tâm đau khổ phiền não đến quấy rầy.
Cho nên sống với đức ly tham thì cuộc đời mới tràn đầy sự an vui hạnh phúc, sống với đức ly tham thì mới mang lại sự bình an cho mình cho người và cho tất cả muôn loài chúng sinh.
---
(Trưởng lão Thích Thông Lạc, - Giáo án rèn nhân cách lớp ngũ giới: Đức ly tham, Nxb Tôn giáo, 2012, tập 1)
Link sách: http://bit.ly/12arItx
No comments:
Post a Comment