Sunday, July 21, 2013

BÀI HỌC THỨ 8: 30 NGÀN ĐỒNG VÀ BẢN ÁN TỬ HÌNH

Hậm hực ra về với ý nghĩ sẽ kiếm tiền rồi đến “ném vào mặc chúng nó” cho hả giận. Nghĩ là vậy nhưng biết kiếm tiền ở đâu? Gã thanh niên vừa đi bộ lững thững trên đường làng vừa miên man suy nghĩ. Bỗng trong đầu hắn loé lên một địa chỉ. Phải rồi .. bà Nén! Hắn đi nhanh về phía căn nhà của cụ bà 73 tuổi, em ruột bà nội hắn .... Tử thi bị thiêu cháy.
Căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp tại ngụ thôn Vinh Phúc, xã Cát Thắng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là nơi cư ngụ của bà Mai Thị Nén. Một bà cụ 73 tuổi, sống thui thủi một mình với đôi mắt bị mù loà. Nguồn sống duy nhất của bà chỉ dựa vào số tiền trợ cấp cứu đói của chính quyền địa phương 200.000 đồng một tháng. Nghĩ đến cảnh, cuộc sống đơn côi của bà cụ già yếu lại bệnh tật, chị Hoa một người hàng xóm – hàng ngày vẫn thường sang nhà chăm sóc giúp đỡ bà Nén như một nghĩa cử cao đẹp mang đậm chất tình làng, nghĩa xóm.
Một buổi sáng chị Hoa ngạc nhiên khi thấy cánh cửa gỗ nhà cụ Nén vẫn còn đóng im lìm, dù lúc này vẫn hơn 7 giờ sáng, một hiện tượng khác thường trước đó chưa bao giờ xảy ra. Linh cảm có chuyện chẳng lành, chị Hoa bước sang gõ cửa gọi lớn nhiều lần, nhưng vẫn không có tiếng trả lời. Đúng lúc này, Nguyễn Đức Thị, cháu họ của bà Nén cũng vừa đến nơi, chị Hoa tỏ vẻ lo lắng: Chẳng biết sao hôm nay bà cụ ngủ dậy muộn vậy? Mau vào trong nhà xem có chuyện gì không? Người cháu họ ung dung mở cửa đi vào nhà, nhưng ngay lập tức chạy ngược trở ra với vẻ mặt hoảng hốt: “Bà tôi bị ai giết chết rồi, làng xóm ơi !”. Thái độ của chàng thanh niên tỏ ra rất căm phẫn, luôn miệng.
Lên án kẻ nào đó dã tâm giết hại cụ Nén. Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan Công an điều tra lập tức có mặt tại hiện trường. Dưới nền nhà xin măng là một xác người đã bị đốt cháy, nằm cong queo, khó có thể nhận dạng được. Tro bụi từ những vật dụng bị cháy vươn vãi khắp thi thể nạn nhân.
Kẻ tình nghi số 1, xác định đây là một vụ án mạng, cơ quan CSĐT Công An tỉnh Bình Định lập tức truy tìm thủ phạm. Bằng biện pháp nghiệp vụ chuyên môn. Tên Đức Thị được các nhà điều tra quan tâm và xếp vào diện “tình nghi số 1”. Bởi nhiều lý do anh ta chính là người đầu tiên phát hiện ra xác cụ Nén, điều quan trọng hơn là người thanh niên cũng là đối tượng có tiền án, tiền sự về các hành vi trộm cắp, quậy phá hung hãn nhiều lần (là khách mời đặc biệt) của Công an điều tra. Khi được hỏi về cái chết bất ngờ của bà Nén, Thị rất bình thản đưa ra nhiều lập luận nhằm chứng minh yếu tố ngoại phạm của mình: “Bà Nén là em ruột của bà nội tôi, cũng không có thù oán, tức giận hay lý do gì để tôi giết chết người thân của mình; bên cạnh đó, Thị còn khăn khăn cho rằng: “Tối hôm đó tôi đang đi dự đám ở nhà ông Phong cùng thôn, có nhiều người chứng kiến. Hơn nữa nếu tôi là người giết bà Nén thì việc gì phải hô hoán kêu hàng xóm … Lý lẽ của Thị tưởng chừng vững chắc, thế nhưng càng đi vào chi tiết cụ thể từng câu hỏi của các điều tra viên, Thị càng trả lời càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và đuối lý dần.
Sau ba ngày ngoan cố, cuối cùng gã thanh niên có dáng người mảnh mai và gương mặt lạnh lùng đã phải cúi đầu nhận tội. Chỉ vì 30.000 đồng tiền nhậu .
Hai giờ chiều, cuộc nhậu tại quán Karaoke gồm Nguyễn Đức Thị, Dương Văn Tài và 3 người thanh niên khác bắt đầu “khai cuộc”. Trước khi mở màn, anh Tài tuyên bố sẽ chi tiền 10 chai bia Quy Nhơn (3.000 đồng một chai) cuộc nhậu diễn ra khá hào hứng, 10 chai bia hết sạch trong khoảnh khắc, nhân lúc cao hứng Thị chủ động gọi chủ quán đem tiếp ra, 10 chai khác. Đến khi tan cuộc anh Tài chỉ thanh toán tiền giờ hát karaoke và 10 chai bia mình đã gọi, riêng 10 chai bia gọi sau thì “ai gọi người đó phải trả tiền”.
Với bản chất lưu manh, hung dữ, Thị lại cho rằng anh Tài đã “chơi không đẹp nên hung hăng chửi bới và chụp vỏ chai xong vào đòi xử đẹp anh bạn cùng nhậu trước đó vài phút. Những người có mặt xung quanh đã kịp tích cực can ngăn nên xô xát không xảy ra. Chủ quán thông cảm đồng ý cho Thị nợ lại tiền 10 chai bia là 30.000 đồng. Số tiền đó không lớn, nhưng Thị cảm thấy tức tối rằng mình : “bị sỉ nhục vì mấy chục bạc”.
Hậm hực ra về với ý nghĩ sẽ kiếm tiền rồi đến “ném vào mặt chúng nó cho hả giận !” nghĩ là vậy nhưng biết kiếm tiền ở đâu? Gã thanh niên vừa đi bộ lững thững trên đường làng vừa miên mang suy nghĩ. Bỗng trong đầu hắng lóa lên một địa chỉ. Phải rồi .. bà Nén! Hắn đi nhanh về phía căn nhà cô quạnh của cụ 73 tuổi, em ruột bà nội hắn .
Tội ác tàn độc! Là cháu họ Thị biết rõ cụ rất nghèo, nhưng bây giờ vẫn còn là đầu tháng, chắc chắn số tiền nhà nước trợ cấp cứu đói cho cụ vẫn còn, trong lúc hắn chỉ cần 30.000 đồng để rửa nhục, hắn bước lên thềm nhà và kéo cánh cửa hông. Bên trong nhà, cụ với đôi mắt mù loà mò mẫm đi về phía cửa và hỏi: “Đứa nào vô nhà vậy bây? Thị cũng lên tiếng: “Con ..Thị đây mà”.. cụ Nén đứng lại giữa nhà, những nếp nhăn nheo trên khuôn mặt càng nhiều thêm vì ... khó chịu bà còn lạ gì thằng cháu hỗn láo này. Mấy tháng trước nó cũng đến xin tiền bà từ chối thì nó buông lời hăm dọa. Nghĩ đến đó bà còn cảm thấy tức giận và nói thẳng: “Tao không có tiền, mày muốn thì giết tao đi” ý nghĩ bằng mọi cách phải có tiền đã thôi thúc Thị khiến gã chẳng còn một chút tình người, Thị nổi điên với lời thách thức của bà cụ và cầm con dao lấy từ nhà bếp đâm thẳng vào cổ của bà cụ Nén .
Sau khi gây án, hắn bỗng hoảng sợ với suy nghĩ: Dấu tay của mình chắc chắn sẽ còn lưu lại trên người bà cụ, hình ảnh của mình vẫn còn in trong tròng mắt bà. Công an sẽ biết… Một kế hoạch phi tang tội lỗi nhanh chống được thực hiện, hắn vội vàng vơ lấy tấm chiếu cũ và tất cả số quần áo đang có trong nhà phủ lên người bà cụ rồi chăm lửa đốt. Đã tạm yên tâm, hắn đi ra cửa trước, khép cửa lại rồi chui ra qua lỗ hổng ở hàng rào dâm bụt để đi về nhà mình bằng con đường tắt, nhằm tránh sự chú ý của mọi người.
Đến bụi chuối um tùm phía sau nhà bếp gã lúi húi đào một cái lỗ rồi bỏ bộ quần áo đang mặc dính máu vào đó, nhờ ngọn lửa phi tang. Chờ cho tất cả ra tro, y lấp đất lại, ra giếng rửa sạch tay chân rồi vào nhà nằm ngủ, sáng hôm sau nghe chị Hoa kêu cửa. Thị vờ như tình cờ chạy sang nhà cụ Nén hô hoán nhằm đánh lạc hướng mọi người .
Dã man tàn độc đến lúc không còn nhân tính, Nguyễn Đức Thị, sinh năm 1982 đã bị tuyên mức án tử hình cho hai tội giết người và cướp tài sản.
(Báo Công An Thành Phố Hồ Chí Minh) Hoàng Tuấn.
NHỮNG CÂU HỎI
1- “Hậm hực ra về với ý nghĩ sẽ kiếm tiền rồi đến “ném vào mặc chúng nó” cho hả giận ”. Câu này dạy đạo đức gì?
2- “Nghĩ là vậy nhưng biết kiếm tiền ở đâu? Gã thanh niên vừa đi bộ lững th ững trên đường làng vừa miên man suy nghĩ. bỗng trong đầu hắn loé lên một địa chỉ. Phải rồi .. bà Nén! Hắn đi nhanh về phía căn nhà của cụ bà 73 tuổi, em ruột bà nội hắn .... ”. Câu này dạy đạo đức gì?
3- Tử thi bị thiêu cháy. Căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp ngụ tại thôn Vinh Phúc, xã Cát Thắng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là nơi cư ngụ của bà Mai Thị Nén. Một bà cụ 73 tuổi, sống thui thủi một mình với đôi mắt bị mù loà. Nguồn sống duy nhất của bà chỉ dựa vào số tiền trợ cấp cứu đói của chính quyền địa phương 200.000 đồng một tháng ”. Câu này dạy đạo đức gì?
4- “Nghĩ đến cảnh cuộc sống đơn côi của bà cụ già yếu lại bệnh tật, chị Hoa một người hàng xóm – hàng ngày vẫn thường sang nhà chăm sóc giúp đỡ bà Nén như một nghĩa cử cao đẹp mang đậm chất tình làng, nghĩa xóm ”. Câu này dạy đạo đức gì?
5- “Một buổi sáng chị Hoa ngạc nhiên khi thấy cánh cửa gỗ nhà cụ Nén vẫn còn đóng im lìm, dù lúc này vẫn hơn 7 giờ sáng, một hiện tượng khác thường trước đó chưa bao giờ xảy ra. Linh cảm có chuyện chẳng lành, chị Hoa bước sang gõ cửa gọi lớn nhiều lần, nhưng vẫn không có tiếng trả lời ”. Câu này dạy đạo đức gì?
6- “Đúng lúc này, Nguyễn Đức Thị, cháu họ của bà Nén cũng vừa đến nơi, chị Hoa tỏ vẻ lo lắng: “Chẳng biết sao hôm nay bà cụ ngủ dậy muộn vậy? ”. Mau vào trong nhà xem có chuyện gì không? Người cháu họ ung dung mở cửa đi vào nhà, nhưng ngay lập tức chạy ngược trở ra với vẻ mặt hoảng hốt: “Bà tôi bị ai giết chết rồi, làng xóm ơi!” Câu này dạy đạo đức gì?
7- “Thái độ của chàng thanh niên tỏ ra rất căm phẫn, luôn miệng: “Lên án kẻ nào đó dã tâm giết hại cụ Nén ”. Câu này dạy đạo đức gì?
8- “Ngay sau khi nhận được thông tin, cơ quan Công an điều tra lập tức có mặt tại hiện trường. Dưới nền nhà xi măng là một xác người đã bị đốt cháy, nằm cong queo, khó có thể nhận dạng được.Tro bụi từ những vật dụng bị cháy vươn vãi khắp thi thể nạn nhân ”. Câu này dạy đạo đức gì?
9- “Kẻ tình nghi số 1, xác định đây là một vụ án mạng, cơ quan CSĐT Công An tỉnh Bình Định lập tức truy tìm thủ phạm. Bằng biện pháp nghiệp vụ chuyên môn. Tên Đức Thị được các nhà điều tra quan tâm và xếp vào diện “tình nghi số 1” bởi nhiều lý do anh ta chính là người đầu tiên phát hiện ra xác cụ Nén, điều quan trọng hơn là người thanh niên cũng là đối tượng có tiền án, tiền sự về các hành vi trộm cắp, quậy phá hung hãn …” Câu này dạy đạo đức gì?
10- “Nhiều lần (là khách mời đặc biệt) của Công an điều tra. Khi được hỏi về cái chết bất ngờ của bà Nén, Thị rất bình thản đưa ra nhiều lập luận nhằm chứng minh yếu tố ngoại phạm của mình: “Bà Nén là em ruột của bà nội tôi, cũng không có thù oán, tức giận hay lý do gì để tôi giết chết người thân của mình; bên cạnh đó, Thị còn khăn khăn cho rằng: “Tối hôm đó tôi đang đi dự đám ở nhà ông Phong cùng thôn, có nhiều người chứng kiến. Hơn nữa nếu tôi là người giết bà Nén thì việc gì phải hô hoán kêu hàng xóm …” Câu này dạy đạo đức gì?
11- “Lý lẽ của Thị tưởng chừng vững chắc, thế nhưng càng đi vào chi tiết cụ thể từng câu hỏi của các điều tra viên, Thị càng trả lời càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và đuối lý dần. Sau ba ngày ngoan cố, cuối cùng gã thanh niên có dáng người mảnh mai và gương mặt lạnh lùng đã phải cúi đầu nhận tội. Chỉ vì 30.000 đồng tiền nhậu ” . Câu này dạy đạo đức gì?
12- “Hai giờ chiều, cuộc nhậu tại quán Karaoke gồm Nguyễn Đức Thị, Dương Văn Tài và 3 người thanh niên khác bắt đầu “khai cuộc”. Trước khi mở màn, anh Tài tuyên bố sẽ chi tiền 10 chai bia Quy Nhơn (3.000 đồng một chai) cuộc nhậu diễn ra khá hào hứng, 10 chai bia hết sạch trong khoảnh khắc, nhân lúc cao hứng Thị chủ động gọi chủ quán đem tiếp ra 10 chai khác. Đến khi tan cuộc anh Tài chỉ thanh toán tiền giờ hát karaoke và 10 chai bia mình đã gọi, riêng 10 chai bia gọi sau thì “ai gọi người đó phải trả tiền”. Câu này dạy đạo đức gì?
13- “Với bản chất lưu manh, hung dữ, Thị lại cho rằng anh Tài đã “chơi không đẹp nên hung hăng chửi bới và chụp vỏ chai xong vào đòi xử đẹp anh bạn cùng nhậu trước đó vài phút. Những người có mặt xung quanh đã kịp tích cực can ngăn nên xô xát không xảy ra. Chủ quán thông cảm đồng ý cho Thị nợ lại tiền 10 chai bia là 30.000 đồng ”. Câu này dạy đạo đức gì?
14- “Số tiền đó không lớn, nhưng Thị cảm thấy tức tối rằng mình: “bị sỉ nhục vì mấy chục bạc”. Hậm hực ra về với ý nghĩ sẽ kiếm tiền rồi đến “ném vào mặt chúng nó cho hả giận!” Câu này dạy đạo đức gì?
15- “Nghĩ là vậy nhưng biết kiếm tiền ở đâu? Gã thanh niên vừa đi bộ lững thững trên đường làng vừa miên mang suy nghĩ. Bỗng trong đầu hắn lóe lên một địa chỉ. Phải rồi .. bà Nén! Hắn đi nhanh về phía căn nhà cô quạnh của cụ 73 tuổi, em ruột bà nội hắn ” . Câu này dạy đạo đức gì?
16- “Tội ác tàn độc. Là cháu họ Thị biết rõ cụ rất nghèo, nhưng bây giờ vẫn còn là đầu tháng, chắc chắn số tiền nhà nước trợ cấp cứu đói cho vụ vẫn còn, trong lúc hắn chỉ cần 30.000 đồng để rửa nhục, hắn bước lên thềm nhà và kéo cánh cửa hông. Bên trong nhà, cụ với đôi mắt mù loà mò mẫm đi về phía cửa và hỏi: “Đứa nào vô nhà vậy bây? Thị cũng lên tiếng: “Con ...Thị đây mà” … cụ Nén đứng lại giữa nhà, những nếp nhăn nheo trên khuôn mặt càng nhiều thêm vì … khó chịu bà còn lạ gì thằng cháu hỗn láo này. Mấy tháng trước nó cũng đến xin tiến, bà từ chối thì nó buông lời hăm dọa.
Nghĩ đến đó bà còn cảm thấy tức giận và nói thẳng: “Tao không có tiền, mày muốn thì giết tao đi” ý nghĩ bằng mọ i cách phải có tiền đã thôi thúc Thị khiến gã chẳng còn một chút tình người, Thị nổi điên với lời thách thức của bà cụ và cầm con dao lấy từ nhà bếp đâm thẳng vào cổ của bà cụ Nén ”. Câu này dạy đạo đức gì?
17- “Sau khi gây án, hắn bỗng hoảng sợ với suy nghĩ: Dấu tay của mình chắc chắn sẽ còn lưu lại trên người bà cụ, hình ảnh của mình vẫn còn in trong tròng mắt bà. Công an sẽ biết… Một kế hoạch phi tang tội lỗi nhanh chống được thực hiện, hắn vội vàng vơ lấy tấm chiếu cũ và tất cả số quần áo đang có trong nhà phủ lên người bà cụ rồi chăm lửa đốt. Đã tạm yên tâm, hắn đi ra cửa trước, khép cửa lại rồi chui ra qua lỗ hổng ở hàng rào dâm bụt để đi về nhà mình bằng con đường tắt, nhằm tránh sự chú ý của mọi người. Đến bụi chuối um tùm phía sau nhà bếp gã lúi húi đào một cái lỗi rồi bỏ bộ quần áo đang mặc dính máu vào đó, nhờ ngọn lửa phi tang. Chờ cho tất cả ra tro, y lấp đất lại, ra giếng rửa sạch tay chân rồi vào nhà nằm ngủ, sáng hôm sau nghe chị Hoa kêu cửa. Thị vờ như tình cờ chạy sang nhà cụ Nén hô hoán nhằm đánh lạc hướng mọi người ” . Câu này dạy đạo đức gì?
18- “Dã man tàn độc đến lúc không còn nhân tính, Nguyễn Đức Thị, sinh năm 1982 đã bị tuyên mức án tử hình cho hai tội giết người và cướp tài sản ”. Câu này dạy đạo đức gì?
TRẢ LỜI NHỮNG CÂU HỎI
1- “Hậm hực ra về với ý nghĩ sẽ kiếm tiền rồi đến “ném vào mặc chúng nó” cho hả giận”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC BÌNH TĨNH LY SÂN.
Con người ở đời vì lòng tham nên dễ sinh ra giận hờn, phiền não. Vì thế tất cả ác pháp sẽ từ lòng tham sinh ra. Khiến cho người giết người không gớm tay, như bài học trên đây, chỉ vì có 30.000 đồng mà đứa cháu nỡ tâm giết hại một bà cụ 73 tuổi mắt mù lòa, là người thân của mình, rồi tù tội mang án tử hình, thật là oan uổng cho một kiếp người, tuổi còn trẻ.
Tâm tham danh, tham lợi, tham của cải, tài sản đều là do lòng tham lam của con người mà ra. Hơn thua nhau từng lời ăn tiếng nói cũng đều do lòng tham; tranh luận chống đối nhau cũng đều do lòng tham danh, tham lợi. Chửi mắng, mạ lị, mạt sát, nói xấu, nói ly gián nhau, đều do lòng tham lam; nói không thật, rượu chè, cờ bạc, cá cược, giết hại chúng sinh, gian dâm người khác, vợ chồng không chung thủy cũng đều do lòng tham. Cho nên khi chúng ta làm một hành động tay chân hay nói một lời ác nào làm khổ mình, khổ người đều là do lòng tham lam mà ra.
Lòng tham lam vô cùng rộng lớn và nhiều vô số kể, nhưng nó luôn luôn hay dối gạt lại chính bản thân mình, nó làm như không tham lam, nhưng kỳ thực là nó tham lam, vì thế người tu hành cần phải sáng suốt theo dõi từng tâm niệm tham lam của mình, khi nó khởi lên là diệt ngay liền. Nhờ diệt ngay liền mà đức Phật dạy: “Ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp” hay là “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”. Đó là những phương pháp tu hành theo Phật giáo để đem lại sự bình an cho mình, cho người.
Lòng tham lam của con người ghê gớm lắm, nó đưa con người đi đến chỗ đau khổ vô cùng tận. Vì thế đức Phật dạy chúng ta rèn luyện nhân cách sống đời đức hạnh ly tham. Muốn sống được vậy chúng ta phải hằng ngày tu tập theo đường lối và hướng dẫn của đức Phật tám lớp ( Bát Chánh Đạo) và pháp như ly tác ý cùng 18 đề mục Định Niệm Hơi Thở. Có như vậy chúng ta mới sống với đức hiếu sinh trọn vẹn và đức ly tham mới đầy đủ.
2- “Nghĩ là vậy, nhưng biết kiếm tiền ở đâu? Gã thanh niên vừa đi bộ lững thững trên đường làng vừa miên man suy nghĩ. Bỗng trong đầu hắn loé lên một địa chỉ. Phải rồi .. bà Nén! Hắn đi nhanh về phía căn nhà của cụ bà 73 tuổi, em ruột bà nội hắn ....”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC LY THAM Ý HÀNH.
Khi tâm tham khởi lên thì con người trở nên mù quáng chỉ còn làm theo sự điều khiển của tâm tham, cho nên nhớ đến bà Nén là Thị đi ngay không tính toán hơn thiệt chỉ biết còn có tiền là trên hết, là để trả lời sự khinh bỉ của bạn bè.
Đành rằng chúng ta biết đây là nhân, là quả, đã là nhân quả thì phải trả vay, nhưng ở đây chúng ta không nói về nhân quả mà chỉ xoáy vào lòng tham lam của con người và đức ly tham, đó mới chính là đề tài của bài học đạo đức ly tham trong câu hỏi trên đây.
Khi tâm tham khởi lên thì con người đã mất hết tính người, chỉ còn biết tiền bạc, của cải cướp giựt của người khác, chứ không phải dùng sức lao động làm ra. Cho nên thường ở đời người ta lười lao động mà có tiền của thì chỉ còn có trộm, cướp, móc túi, gian xảo, lừa đảo, lường gạt, cân non, đo thiếu, bán buôn tráo trở, ăn lo, hối lộ, cướp đoạt công sức của người khác hoặc lảng công ngồi nghỉ, làm ít ăn tiền công nhiều v.v… Đó là do lòng tham lam sinh ra biến con người trở thành người vô đạo đức, trở thành người hung ác như một hung thần hay một ác quỷ.
3- Tử thi bị thiêu cháy. Căn nhà cấp 4 nhỏ hẹp tại ngụ thôn Vinh Phúc, xã Cát Thắng, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định là nơi cư ngụ của bà Mai thị Nén. Một bà cụ 73 tuổi, sống thui thủi một mình với đôi mắt bị mù loà. Nguồn sống duy nhất của bà chỉ dựa vào số tiền trợ cấp cứu đói của chính quyền địa phương 200.000 đồng một tháng”. Câu này dạy NHÂN QUẢ THIẾU ĐỨC BỐ THÍ HIẾU SINH.
Luật nhân quả rất công minh thấy cái chết của bà cụ là biết ngay bà Nén đã từng giết cá rồi đem nướng trui. Hôm nay cái chết của bà cũng vậy, trước bà bị giết rồi sau đó bị thiêu. Đó là nhân quả phải trả vay không thể nào tránh khỏi.
Vả lại cuộc sống của bà hiện giờ chứng tỏ Bà là một người bỏn xẻn, ích kỷ chỉ biết sống cho mình, chẳng bao giờ biết bố thí giúp đỡ cho ai. Cho nên bà rất nghèo sống nhờ vào sự cứu trợ của Nhà nước mỗi tháng 200. 000 đồng.
Xét trong cuộc sống hiện tại nghèo khổ túng thiếu thì biết kiếp trước bỏn xẻn ích kỷ, không dám bố thí cứu giúp những người bất hạnh, thì kiếp này phải nghèo khổ. Còn kiếp hiện tại này sống bỏn xẻn, ích kỷ không dám bỏ tiền và công sức bố thí cho người bất hạnh khác thì tương lai kiếp sau sẽ nghèo đói khốn khổ.
Người không biết bố thí là người không có đức hiếu sinh đa hướng. Nhìn đời sống của bà Nén thì biết ngay nhân quả của bà, nếu bà là người rộng rãi khi Thị hỏi tiền thì bà cho cháu Thị một ít thì làm gì có xảy ra án mạng. Do thiếu lòng yêu thương đa hướng mà bà phải chết một cách thảm thương. Cái chết của bà cụ Nén chỉ vì lòng ích kỷ, bỏn xẻn, hẹp hòi v.v… Qua cái chết của bà Nén trên đây quý tu sinh phải thấy qui luật nhân quả ghê gớm lắm. Cho nên càng hiểu biết nhân quả thì càng phải sống trong thiện pháp đức hạnh giới luật và thường ngăn và diệt những hành động thân, miệng, ý làm khổ mình , khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Cho nên, chỉ có học theo Phật giáo thì chúng ta mới hiểu được cách sống nào là cách sống thiện và cách sống nào là cách sống ác. Nhờ sống thiện mà nhân quả nghiệp báo được chuyển biến thay đổi từ khổ đau, phiền não để trở thành an vui và hạnh phúc.
Cho nên, chính sự khổ đau phiền não là do chính mình làm ra và sự hạnh phúc an vui cũng do chính mình tạo nên chứ không có ai giúp chúng ta và cũng không ai làm đau khổ chúng ta. Thường người ở đời không hiểu sâu sắc cứ thấy những người xung quanh ta làm khổ ta. Đó là cái thấy cạn cợt thấy đối tượng chứ không thấy nguyên nhân của đối tượng. Cuộc đời chúng ta có gieo duyên ác thiện với những đối tượng này nên phải gặp họ để trả vay cớ sao ta lại cho các đối tượng làm khổ ta. Ta không xét cuộc sống của ta hiện tại, ta có làm khổ ai không? Chắc chắn điều này là phải có, như nói một lời nói không ái ngữ, lời nói hung dữ, lời nói không thành thật, nói thêu dệt nói xấu người khác, nói oan ức cho người hoặc làm một hành động thô lổ cung tay múa chân, khạc nhổ, ném một nắm rác làm ô nhiễm môi trường thì cũng làm khổ người rồi. Nguyên nhân chính là ta vô tình làm khổ người nên những người ở xung quanh ta mới có những hành động ác pháp như vậy, cớ sao ta không biết nhẫn nhịn tùy thuận, bằng lòng để chuyển hóa những nhân quả nghiệp báo quá khứ. Nếu không có nhân quả nghiệp báo quá khứ thì làm sao chúng ta sống có cha mẹ anh em chị em trong gia đình; làm sao chúng ta sống bà con chòm xóm láng giềng cô bác, anh chị em người thiện, người ác xung quanh ta.
Vì thế, sự an vui hạnh phúc của con người không phải từ trên trời rơi xuống mà cũng không phải từ dưới đất chui lên, nó cũng không ai mang đến cho chúng ta mà chính thân tâm chúng ta phải sống trong thiện pháp giới luật đức hạnh của Phật giáo thì hạnh phúc sẽ có ngay liền.
4- “Nghĩ đến hoàn cảnh cuộc sống đơn côi của bà cụ già yếu lại bệnh tật, chị Hoa một người hàng xóm – hàng ngày vẫn thường sang nhà chăm sóc giúp đỡ bà Nén như một nghĩa cử cao đẹp mang đậm chất tình làng, nghĩa xóm”. Câu này dạy ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH BỐ THÍ THÂN HÀNH.
Thấy cảnh bà cụ già neo đơn chị Hoa là một người hàng xóm tốt bụng biết thương người thường qua lại chăm sóc giúp đỡ cho bà cụ thật là một nghĩa cử đáng khen tặng, đáng ghi nhớ. Chị Hoa là người biết bố thí hành động giúp đỡ đúng chánh pháp, vì bà cụ là người đáng thương hại, cuộc sống bà cụ bất hạnh chỉ có một mình, thân bị mù lòa, không ai hôm sớm. Thật là tội nghiệp.
Làm người phải biết bố thí giúp đỡ người bất hạnh trong xã hội. Bố thí có nhiều cách:
1- Bố thí thực phẩm, tiền bạc.
2- Bố thí công sức.
3- Bố thí lời nói.
Chị Hoa bố thí công sức giúp đỡ bà cụ khi bà cụ cần đến chị là chị đến giúp đỡ ngay liền, cho nên chúng ta đừng nghĩ rằng chỉ có tiền bạc thực phẩm mới là bố thí.
Vừa rồi báo chí đăng tin tức đoàn thanh niên thành phố Hồ Chí Minh đi cứu trợ và giúp đỡ cất sửa lợp nhà cho đồng bào miền Trung bị cơn bão số 9 làm sụp đổ nhà cửa tan nát. Đó là đoàn thanh niên thành phố Hồ Chí Minh bố thí công sức của mình giúp đỡ nhưng người bất hạnh trong cơn bão vừa qua tại miền Trung. Đấy cũng là bố thí.
Chúng ta được sinh ra làm người, được may mắn học đạo đức hiếu sinh và đạo đức ly tham, đạo đức bố thí, nhờ đó một việc làm nhỏ nhặt nào chúng ta cũng nhận ra rất nhiều hành động đạo đức trong mỗi việc làm. Ví dụ như một hành động bố thí nào, trong ba hành động thân, khẩu, ý, nó cũng mang đến đầy đủ ba đức:
1/ Đức hiếu sinh.
2/ Đức ly tham.
3/ Đức bố thí
Cho nên chúng ta cần phải hiểu rõ: Trong đức Bố thí thì có hiếu sinh và đức ly tham. Trong đức hiếu sinh thì có đức ly tham và đức bố thí. Trong đức ly tham thì có đức hiếu sinh và đức bố thí. Bởi vậy đức bố thí tuy một mà ba. Đức bố thí, đức hiếu sinh và đức ly tham tuy ba mà một. Đức hiếu sinh và đức ly tham cũng vậy, cho nên chúng ta chỉ cần sống một đức hạnh thì trong ba đức hạnh kia liền có.
Người tu sĩ Phật giáo biết tu tập thì chọn cho mình một giới luật đức hạnh cho phù hợp với đặc tướng của mình thì tu hành rất dễ dàng chứng đạo. Giới luật đức hạnh giúp cho chúng ta tu hành đi đến cứu cánh giải thoát hoàn toàn mà không sợ lọt vào thiền tưởng, thiền ngoại đạo, không sợ tẩu hỏa nhập ma, không sợ loạn thần kinh điên khùng. Bởi vì thời đại chúng ta có nhiều pháp môn tu tập, pháp nào tự xưng là pháp tối thượng thừa, pháp tu thành Phật, nhưng xét lại cho cùng, từ khi đức Phật nhập diệt đến giờ chưa có ai tu chứng quả A La Hán tâm vô lậu hoàn toàn. Thì còn biết tin vào ai đây.
Giáo lý của Phật thì kẻ hiểu như thế này người hiểu như thế kia, ngay cả các sư tổ Nam tông cũng hiểu nghĩa lung tung. Phật dạy niệm Phật là sống đúng giới luật đức hạnh thì các Ngài dạy lấy 108 âm niệm để ức chế vọng tưởng giống như niệm lục tự Di Đà. Tứ Niệm Xứ là một pháp môn duy nhất thân thọ tâm pháp thế mà các Ngài bẻ vụn ra thành bốn pháp môn tu tập:
1- Quán thân
2- Quán thọ
3- Quán tâm
4- Quán pháp
Trong pháp môn Tứ Niệm Xứ Phật dạy rất rõ ràng:
- Trên thân quán thân để nhiếp phục tham ưu … - Trên thọ quán thọ để nhiếp phục tham ưu… - Trên tâm quán tâm để nhiếp phục tham ưu… - Trên pháp quán pháp để nhiếp phục tham ưu… Khi thấy trong kinh dạy như vậy nên các Ngài không có kinh nghiệm tu hành với pháp môn này nên chia ra làm bốn pháp môn tu ức chế tâm rồi tự đặt tên là Thiền Minh Sát Tuệ dùng cơ bụng theo hơi thở ra vào tập trung ức chế vọng tâm.
Trên Tứ Niệm Xứ quán thân trên thân có tu tập pháp môn Xuất Tức Nhập Tức.
Pháp môn Xuất Tức Nhập Tức có 16 pháp tu hơi thở các Thiền sư Miến Điện không giải thích nổi chỉ có bốn đề mục đầu tiên hơi thở bình thường, hơi thở ngắn, hơi thở dài, hơi thở an tịnh thế mà giải thích loanh quanh cách thức tu tập ức chế rồi luật theo kiến giải Minh Sát làm lạc lệnh ý nghĩa lời Phật dạy trong Tứ Niệm Xứ rõ ràng như vậy những thiền sư Miến Điện chưa có kinh nghiệm tu tập Tứ Niệm Xứ.
Chính vì đức bố thí quá rộng rãi trên pháp thực hành có nhiều giới đức như vậy.
Vì thế, chúng tôi giải thích Tứ Niệm Xứ để thấy rằng các nhà sư Miến Điện Nam Tông chưa hiểu Tứ Niệm Xứ. Tứ Niệm Xứ tức là Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo. Chánh Niệm trong Bát Chánh Đạo là niệm Giới luật đức hạnh. Có giới luật đức hạnh thì mới có ly dục ly ác pháp, có ly dục ly ác pháp thì mới có Chánh định. (ly dục ly ác pháp nhập Sơ Thiền do ly dục sinh hỷ lạc). Quý vị có thấy chưa? Không tu học giới luật đức hạnh mà muốn tu tập Tứ Niệm Xứ là tu tập được cái gì?
5- “Một buổi sáng chị Hoa ngạc nhiên khi thấy cánh cửa gỗ nhà cụ Nén vẫn còn đóng im lìm, dù lúc này vẫn hơn 7 giờ sáng, một hiện tượng khác thường trước đó chưa bao giờ xảy xa. Linh cảm có chuyện chẳng lành, chị Hoa bước sang gõ cửa gọi lớn nhiều lần, nhưng vẫn không có tiếng trả lời”. Câu này dạy MỘT HIỆN TƯỢNG NHÂN QUẢ CHẾT TRONG SỰ CÔ ĐƠN VẮNG VẺ.
Bà cụ Nén bị giết chết mà không có một người thân nào ở một bên, đó cũng là qui luật nhân quả trả vay mà bà cụ phải trả trong kiếp này, thật là xót xa vô cùng.
Biết nhân quả nghiệp báo thì chúng ta phải biết sống cho đúng những đức hiếu sinh và đức ly tham, nhờ đó chúng ta đã chuyển đổi được nhân quả ác thành nhân quả thiện, nghiệp báo ác thành nghiệp báo thiện.
Nếu bà Nén chỉ cần học đạo đức nhân bản - nhân quả hiếu sinh bố thí thì Bà đã chuyển hóa cái chết đau khổ của mình thành sự sống yên vui và cháu Đức Thị cũng không bị bản án tử hình.
Cho nên học đạo đức có lợi ích rất lớn nó luôn luôn đem lại sự bình an cho mình, cho người. Nếu nhà nhà đều học đạo đức thì nhà nhà hòa hợp biết nhẫn nhục, tùy thuận và bằng lòng trong mọi hoàn cảnh, mọi sự việc, nên cuộc sống được an vui hạnh phúc.
Còn nếu toàn dân trong nước đều học đạo đức thì Đất nước không có tệ nạn xã hội, không có tệ nạn trộm cắp, cướp của, giết người; không có nạn rượu chè say xỉn chửi vợ mắng con; không có nạn xì ke má túy; không có nạn mua bán mãi dâm và cũng không có những tai nạn giao thông chết người hao tài tốn của… Nhờ toàn dân học đạo đức mà Đất nước hưng thịnh , phú cường, có trật tự an ninh.
Nếu cả thế giới mọi người đều học đạo đức thì thế giới sẽ bình an và không bao giờ có chiến tranh, không có đất nước này đánh chiếm đất nước khác, không bao giờ có thiên tai, hỏa hoạn, động đất, sóng thần, bão lụt v.v... Thời tiết luôn luôn mưa thuận gió hòa, người nông dân làm mùa dễ dàng, gặt nhiều bội thu nhà nhà đều thoát cảnh nghèo đói, thiếu trước hụt sau.
6- “Đúng lúc này, Nguyễn Đức Thị, cháu họ của bà Nén cũng vừa đến nơi, chị Hoa tỏ vẻ lo lắng: “Chẳng biết sao hôm nay bà cụ ngủ dậy muộn vậy”? Mau vào trong nhà xem có chuyện gì không? Người cháu họ ung dung mở cửa đi vào nhà, nhưng ngay lập tức chạy ngược trở ra với vẻ mặt hoảng hốt: “Bà tôi bị ai giết chết rồi, làng xóm ơi!” Câu này dạy THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT LY THAM KHẨU HÀNH.
Người có đức hiếu sinh thì không bao giờ nỡ tâm giết một con vật dù là con kiến huống là cầm dao giết người. Đức Thị mất hết tính người nên nỡ tâm cầm dao giết bà cụ 73 tuổi và đốt xác phi tang lại còn khéo léo đóng kịch để qua mắt mọi người, nhất là để qua mắt cơ quan Công an điều tra. Đức Thị dã man tội giết người mà còn thêm cái tội gian xảo lừa đảo dối gạt người khác để chạy tội ác của mình. Thật đáng trách, nhưng cũng đáng thương, chỉ vì Đức Thị không học đạo đức mới ra nông nổi này, nếu có học đạo đức thì không bao giờ xảy ra án mạng.
Trong xã hội loài người, nếu không học đạo đức thì con người thường làm ra vẻ người tốt, người có đạo đức. Nhưng đó chỉ là khéo đóng kịch, hình thức đạo đức giả.
Đức Thị rất khéo đóng kịch khiến mọi người không thể nào nghi Đức Thị giết bà cụ.
Hành động như thế này ai dám nghi ngờ “Người cháu họ ung dung mở cửa đi vào nhà, nhưng ngay lập tức chạy ngược trở ra với vẻ mặt hoảng hốt: “Bà tôi bị ai giết chết rồi, làng xóm ơi!”. Thật tuyệt vời, nhưng không qua mắt được người Công an nhân dân, dối gạt người dân chứ không thể dối gạt người chuyên môn điều tra những án mạng, nhưng dù sao chúng ta cũng công nhận người Công an nhân dân tìm thủ phạm rất tài tình. Bởi kẻ giết người cũng khôn ngoan xảo quyệt khiếp người, thế mà không qua mắt được người Công an Với một vài chi tiết nhỏ nhặt mà người Công an phá án rất tài tình, nhưng có tài phá án như Bao Công thì xã hội vẫn trộm cắp, cướp của giết người, hiếp dâm trẻ em, bài bạc rượu chè say xỉn làm mất trật tự an ninh thôn xóm . Cho nên dù có phá án tài ba lỗi lạc nhưng xã hội vẫn còn đầy dẫy tệ nạn. Vì vậy mà xã hội vẫn bất an.
Muốn cho những tệ nạn xã hội chấm dứt thì chỉ có mọi người già trẻ lớn bé đều đi học đạo đức. Chỉ có đạo đức mới giải quyết tệ nạn xã hội mới chấm dứt. và đem lại sự an vui cho mọi người.
7- “Thái độ của chàng thanh niên tỏ ra rất căm phẫn, luôn miệng: “Lên án kẻ nào đó dã tâm giết hại cụ Nén”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT LY THAM KHẨU HÀNH.
Đúng là kẻ giết người có nhiều mưu mô gian xảo để lừa gạt người khác thật khéo vô cùng, khó có ai nghĩ ra kẻ giết người mà lại kêu khóc được. Thật là đóng kịch tuyệt vời, những kịch bản đóng trò khéo vô cùng, nhưng luật nhân quả không thể nào dung tha cho những người gian ác.
8- “Ngay sau khi nhận đựơc thông tin, cơ quan Công an điều tra lập tức có mặt tại hiện trường. Dưới nền nhà xi măng là một xác người đã bị đốt cháy, nằm cong queo, khó có thể nhận dạng được. Tro bụi từ những vật dụng bị cháy vươn vãi khắp thi thể nạn nhân”. Câu này dạy NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO QUÁ KHỨ TRẢ VAY.
Nhìn hình ảnh này chúng ta thấy ngay nhân quả quá khứ và hiện tại của bà cụ chết một cách rất thương tâm, nếu bà cụ có học đạo đức hiếu sinh và đức ly tham thì bà cụ đã chuyển đổi nhân quả quá khứ ác sẽ thành nhân quả thiện trong hiện tại thành một cuộc sống bình an yên vui. Chỉ vì tâm bỏn xẻn ích kỷ không dám bố thí cho cháu 30.000 đồng thì làm sao chuyển đổi nhân quả xấu thành nhân quả tốt lành được. Ngược lại bà cụ không lượng được sức mình tưởng đâu không ai làm gì được mình. Với một chàng thanh niên sức lực mạnh khỏe mà bà cụ không sáng suốt dám thách thức “Mầy muốn thì giết tao đi..”. Trong lúc đang cần tiền mà nghe câu nói thách thức thì lòng căm tức tăng lên như lửa cháy thêm dầu. Đó là nhân quả ác lại gặp nhân quả ác nên nghiệp báo tăng lên, vì thế hậu quả phải đi đến cái chết thê thảm, thật là thương tâm. Nếu ở đây chỉ cần hiểu một chút đạo đức nhân quả thì sự việc đâu có xảy ra quá tồi tệ.
Trong cuộc đời này nhân quả luôn luôn theo sát cánh bên mọi người như hình với bóng, vì thế nếu ai không theo học đạo đức nhân quả sẽ tự làm khổ mình , khổ người.
Trường hợp như Đức Thị và bà cụ Nén ở trên cả hai đều không rõ đạo đức nhân bản - nhân quả nên để nhân quả trong vô minh tiếp diễn một nghiệp báo vô cùng đau khổ mà còn để lại cho mọi người một hình ảnh thương đau thê thảm.
9- “Kẻ tình nghi số 1, xác định đây là một vụ án mạng, cơ quan CSĐT Công An tỉnh Bình Định lập tức truy tìm thủ phạm. bằng biện pháp nghiệp vụ chuyên môn. Tên Đức Thị được các nhà điều tra quan tâm và xếp vào diện “tình nghi số 1” bởi nhiều lý do anh ta chính là người đầu tiên phát hiện ra xác cụ Nén, điều quan trọng hơn là người thanh niên cũng là đối tượng có tiền án, tiền sự về các hành vi trộm cắp, quậy phá hung hãn …” Câu này dạy những kẻ thiếu đạo đức bao giờ cũng có những thành tích bất hão gây rối trật tự trong xã hội. Nhờ đó cơ quan Công an điều tra cứ theo sát những thành phần bất hão này thì phá án rất dễ dàng, không còn khó khăn.
Những người tốt không bao giờ la cà từ quán này đến quán khác, không bao giờ bài bạc hút xách, rượu chè xì ke ma túy, không bao giờ trộm cắp cướp giựt của ai. Vì thế trong xóm ấp làng xã đâu phải tất cả thanh niên đều xấu hết. Cho nên ngành Công an điều tra rất dễ là việc chỉ cần theo dõi những người xấu ác có thành tích bất hão này thì sẽ phá án một cách dễ dàng.
Đức Thị được cơ quan Công an điều tra lưu ý nhất, vì có những thành tích bất hão, dù Đức Thị khéo léo che đậy đến đâu một khi cơ quan lưu ý thì không thoát khỏi tù tội và bản án tử hình.
Nếu xã hội này nhân dân không học đạo đức thì không những có một Đức Thị mà còn nhiều Đức Thị khác nữa. Dù pháp luật có tử hình hết những người ác này, nhưng xã hội mọi người không có đạo đức thì sẽ không bao giờ hết Đức Thị.
Cho nên đạo đức cần thiết để diệt trừ tệ nạn xã hội trộm cắp cướp của giết người v.v... Chúng tôi thiết tha kêu gọi mọi người hãy đi học đạo đức nhân bản – nhân quả để xã hội ngày càng được bình an yên ổn hơn và không bao giờ có những Đức Thị nữa.
ước mong sao Nhà nước thấy được những điều lợi ích này nên đem nền đạo đức phổ biến cho mọi người dân được thông hiểu để nhân dân được sống bình an.
10- “Nhiều lần (là khách mời đặc biệt) của Công an điều tra. Khi được hỏi về cái chết bất ngờ của bà Nén, Thị rất bình thản đưa ra nhiều lập luận nhằm chứng minh yếu tố ngoại phạm của mình: “Bà Nén là em ruột của bà nội tôi, cũng không có thù oán hay lý do gì để tôi giết chết người thân của mình; bên cạnh đó, Thị còn khăn khăn cho rằng: “Tối hôm đó tôi đang đi dự đám ở nhà ông Phong cùng thôn, có nhiều người chứng kiến. Hơn nữa nếu tôi là người giết bà Nén thì việc gì phải hô hoán kêu hàng xóm …”. Câu này dạy sự gian xảo của Đức Thị để qua mắt cơ quan điều tra.
Người gian xảo dù khéo léo đến đâu bao giờ cũng để lộ sự dối trá của mình khi cơ quan điều tra hỏi qua hỏi lại. Từ đó mới lộ mặt thật của kẻ giết người cướp của.
Dù dẫn chứng nhiều hình thức chạy tội, nhưng cuối cùng tội ác không thể tránh khỏi bản án tử hình.
Luật nhân quả rất công bằng không có kẻ nào giết người mà tránh khỏi chỉ nhân quả chưa đúng lúc nên còn tránh né một hai ngày, chứ nếu đã đủ duyên phải trả nhân quả thì bay lên trời hay chui xuống đất cũng không tránh khỏi hậu quả tù tội và tử hình.
Người đời thường không hiểu biết luật nhân quả nên cho rằng lưới trời lồng lộng nhưng không bao giờ trốn tránh được.
Làm ác thì phải đền tội ác, nhân nào quả nấy dễ ai tránh khỏi. Nghiệp báo chưa đến chứ một khi nó đã đến thì rất khó thoát khỏi, cho nên mọi người cố gắng tránh làm điều ác thường sống làm những điều thiện thì sự an vui sẽ đến với mọi người.
11- “Lý lẽ của Đức Thị tưởng chừng vững chắc, thế nhưng càng đi vào chi tiết cụ thể từng câu hỏi của các điều tra viên, Thị càng trả lời càng bộc lộ nhiều mâu thuẫn và đuối lý dần. Sau ba ngày ngoan cố, cuối cùng gã thanh niên có dáng người mảnh mai và gương mặt lạnh lùng đã phải cúi đầu nhận tội. Chỉ vì 30.000 đồng tiền nhậu”.
Câu này dạy sự thật phải là sự thật, kẻ giết người phải lộ mặt, không thể che đậy dối gạt ai được nữa cả.
Chỉ vì có 30.000 đồng mà giết một mạng người, thật là đau xót vô cùng. Khi tâm tham lam ngự trị trong lòng thì con người lúc bấy giờ thật là vô minh mê mờ không còn đủ trí sáng suốt nữa. Do sự vô minh mê mờ ấy nên Đức Thị mới dám cầm dao giết người. Khi giết người xong lại còn dám thiêu đốt xác bà cụ để phi tang thì thật là ác độc.
Trước khi làm một việc gì chúng ta cần phải nhìn xem và quán xét hậu quả của của việc làm đó như thế nào? Đó là một bài học ngàn vàng. Cho nên hiện giờ chúng ta là những người đang học đạo đức ly tham, (Từ bỏ lấy của không cho) vì thế, trước khi chúng ta làm một việc gì hoặc nói một điều gì thì phải suy nghĩ về hậu quả của việc làm hay của lời nói đó, nếu hậu quả của nó mang đến làm cho mình khổ, người khác khổ và cả hai người đều khổ thì nhất định không làm, không nói điều đó. Nhờ có tư duy suy nghĩ chín chắn như vậy, nên cuộc sống không bao giờ có khổ đau; không bao giờ có phiền lụy.
Nếu Đức Thị có học đạo đức hiếu sinh và đạo đức ly tham thì không bao giờ Đức Thị sẽ làm nên những tội lỗi quá lớn như thế này. Đã tạo tội giết người mà còn làm thêm một tội nữa đó là dối trá gian xảo che đậy tội ác của mình.
Cho nên học đạo đức có lợi ích vô cùng, nếu mọi người trong nước đều có học đạo đức thì xã hội này không bao giờ có trộm cắp cướp của giết người.
Đạo đức của Phật giáo là nền đạo đức rất gần gũi với đời sống của con người hàng ngày, cho nên người học đạo đức là học cách thức sống không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ cả hai.
Người học đạo đức là đem lại sự bình an cho mình, cho người và cho tất cả chúng sinh, họ không bao giết hại và ăn thịt chúng sinh, họ lúc nào cũng thực hiện lòng yêu thương mọi sự sống trên hành tinh này.
Người học đạo đức không bao giờ lấy của không cho, cho nên họ không bao giờ móc túi, trộm cắp, cướp của, giết người v.v…Lúc nào họ cũng sống với đức ly tham của rơi không bao giờ lượm, nhờ thế ban đêm nhà nhà người ngủ không đóng cửa.
Người học đạo đức không bao giờ sinh tâm tà dâm vì thế họ sống rất chung thủy, vợ chồng con cái rất yêu thương nhau, gia đình họ tràn đầy hạnh phúc, họ không bao giờ có tiếng cãi cọ, rầy rà luôn luôn dùng lời ái ngữ, nhẹ nhàng, ngọt ngào, nhã nhặn, êm dịu đầy tình thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Người học đạo đức không bao giờ nói dối, luôn luôn nói những lời thành thật và ái ngữ, không bao giờ dùng lời mắng chửi, mạt sát, mạ lị ai hoặc nói lời ly gián gây chia rẻ mọi người, luôn luôn sống đoàn kết gắn bó với mọi người bằng những lòng thương yêu chân thật.
Người học đạo đức không bao giờ uống rượu, hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc phiện, chích xì ke ma túy, cờ bạc, cá cược. Vì thế cơ thể mạnh khỏe ít bệnh tật ốm đau, nhờ đó họ sống yên vui, thanh thản, an ổn và vô sự. Cuộc sống của họ vô cùng hạnh phúc, tâm hồn họ lúc nào cũng thanh thản, an lạc và vô sự. Họ sống trong thế giới này như sống trên cõi Thiên đàng, Cực lạc. Thật là hạnh phúc vô cùng vô tận.
Cho nên, trong xã hội mọi người đều học đạo đức thì xã hội có trật tự, an ninh không bao giờ có những tệ nạn xã hội và cũng không có những tai nạn giao thông xảy ra làm hư hao tài sản và mất đi những người yêu thương, vì họ sống với đức cẩn thận nên không bao giờ lái xe chạy lạng lách, chạy quá tốc độ, luôn luôn chạy đúng luật giao thông. Bởi vậy đạo đức rất cần thiết cho loài người trên hành tinh này. ước mong sao đạo đức nhân bản – nhân quả của Phật giáo sẽ được đến với mọi người. Nhất là nó đến khắp nơi trên mọi miền đất nước Việt Nam.
12- “Hai giờ chiều, cuộc nhậu tại quán Karaoke gồm Nguyễn Đức Thị, Dương Văn Tài và 3 người thanh niên khác bắt đầu “khai cuộc”. Trước khi mở màn, anh Tài tuyên bố sẽ chi tiền 10 chai bia Quy Nhơn (3.000 đồng một chai) cuộc nhậu diễn ra khá hào hứng, 10 chai bia hết sạch trong khoảnh khắc, nhân lúc cao hứng Thị chủ động gọi chủ quán đem tiếp ra, 10 chai khác. Đến khi tan cuộc anh Tài chỉ thanh toán tiền giờ hát karaoke và 10 chai bia mình đã gọi, riêng 10 chai bia gọi sau thì “A i gọi người đó phải trả tiền”. Câu này dạy ĐỨC SÕNG PHẲNG.
Xã hội có nhiều tệ nạn là do ăn chơi rượu chè, cờ bạc, đĩ thỏa, đàn điếm. Đây là nguyên nhân đưa đến cái chết của bà cụ. Bởi xã hội đạo đức xuống cấp, nên mọi việc làm mọi lời nói không suy nghĩ trước nên hậu quả của nó khó lường.
Thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ không học đạo đức, nên thường vui chơi những nơi không lành mạnh, thường đưa đẩy họ vào con đường tội lỗi, như trộm cướp giết người, như mua bán dâm, sống đời trụy lạc, làm ô uế bản thân, mang nhiều chứng bệnh nan y của thế kỷ.
Cho nên, đạo đức cần phải bắt buộc mọi người dân trong nước đều phải học cho thấm nhuần thì nạn rượu chè say xỉn sẽ chấm dứt, nạn cờ gian bạc lận sẽ không còn nữa, tệ nạn mãi dâm sẽ không còn ai mua, ai bán, vì thế có ai dại gì chạy theo sắc dục để mang bệnh tật khổ vào thân Nhờ có học đạo đức mà mọi người sống một cuộc sống thanh nhàn, yên vui và hạnh phúc.
13- “Với bản chất lưu manh, hung dữ, Thị lại cho rằng anh Tài đã “chơi không đẹp nên hung hăng chửi bới và chụp vỏ chai xong vào đòi xử đẹp anh bạn cùng nhậu trước đó vài phút. Những người có mặt xung quanh đã kịp tích cực can ngăn nên xô xát không xảy ra. Chủ quán thông cảm đồng ý cho Thị nợ lại tiền 10 chai bia là 30.000 đồng”. Câu này dạy BẢN CHẤT LƯU MANH HUNG DỮ THIẾU ĐẠO ĐỨC HIẾU SINH NHÂN BẢN – NHÂN QUẢ THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.
Người có bản chất lưu manh , hung dữ là người ăn ngược, nói ngạo thường hay thích đánh đá, ngang tàng phách lối.
Đức Thị thuộc về loại người này; loại người mà mọi người hiền lành ai cũng lánh xa. Vì gần những hạng người này chỉ có đánh đá đâm chém tạo ra nhiều sự khổ đau cho nhau. Ca dao nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cho nên ở đời chúng ta nên chọn người có đạo đức làm bạn, vì chọn bạn chơi với nhau là người có đạo đức thì sẽ mang lại sự yên vui và hạnh phúc cho nhau. Còn chọn bạn chơi với nhau là những người vô đạo đức lưu manh, hung dữ sẽ có ngày mang họa vào thân.
Đạo đức là trên hết, trong cuộc đời này chỉ có đạo đức mới đem lại hạnh phúc cho mình cho người; mới đem lại sự bình an cho chúng ta trên cõi đời này. Vì thế mọi người phải học đạo đức cho thấm nhuần thì lợi ích rất lớn cho mình, cho gia đình và cho xã hội.
14- “Số tiền đó không lớn, nhưng Thị cảm thấy tức tối rằng mình: “bị sỉ nhục vì mấy chục bạc”. Hậm hực ra về với ý nghĩ sẽ kiếm tiền rồi đến “ném vào mặt chúng nó cho hả giận!” Câu này dạy SỰ TỨC GIẬN LÀM MÊ MỜ LÝ TRÍ THIẾU ĐỨC HIẾU SINH Ý HÀNH.
Đức Thị kêu rượu mà bắt người khác trả tiền, đó là một việc làm quá sai, thế mà tâm mê mờ không thấy còn sinh ra tức giận, muốn đánh người khác, nếu mọi người không can ngăn thì án mạng sẽ không xảy ra nơi nhà bà cụ Nén. Đúng Đức Thị là người lưu manh, hung dữ không phải là người có đạo đức. Nếu đức Thị được học đạo đức thì chắc chắn không xảy ra vụ án giết người và Đức Thị cũng không trở thành người lưu manh hung dữ, mà sẽ là người tốt.
Bản chất côn đồ lưu manh, hung dữ không phải có sẵn trong Đức Thị mà có được như ngày hôm nay là do Đức Thị đã nhiễm ô bởi xã hội mọi người sống không đạo đức, nhất là trong gia đình Đức Thị những người lớn như cha mẹ , anh chị em đều lưu manh hung dữ thì con cái mới chịu ảnh hưởng và ngày ngày huân tập tính ngang bướng, ngang ngược nên đến nay đã huân tập trở thành những tay lưu manh, du đãng thật thụ.
Con người mới sinh ra như một cây tre non dễ uốn nắn theo khuôn phép. Vì thế trẻ con nên cho học đạo đức, vì có học đạo đức sau này chúng sẽ không trở thành những tên lưu manh hung dữ, nhờ đó mà xã hội mới không xảy ra biết bao tai họa do trộm cắp cướp của giết người.
Bởi vậy muốn cho tệ nạn xã hội chấm dứt thì chỉ có mọi người dân trong nước phải học tập đạo đức nhân bản – nhân quả làm người sống không làm khổ cho nhau thì đất nước mới yêu vui, gia đình mới hạnh phúc và xã hội mới có trật tự, an ninh thật thụ.
15- “Nghĩ là vậy nhưng biết kiếm tiền ở đâu? Gã thanh niên vừa đi bộ lững thững trên đường làng vừa miên mang suy nghĩ. Bỗng trong đầu hắn lóe lên một địa chỉ: Phải rồi .. bà Nén! Hắn đi nhanh về phía căn nhà cô quạnh của cụ 73 tuổi, em ruột bà nội hắn. Câu này dạy THIẾU ĐỨC HIẾU SINH VÀ ĐỨC LY THAM Ý HÀNH.
Muốn cướp giựt của ai đều phải có sự tư duy suy nghĩ kỹ rồi mới tìm ngay địa chỉ đó mà hành sự cướp giựt. Đức Thị đã tìm ra địa chỉ. Một bà cụ già 73 tuổi mà đến cướp giựt thì đâu có gì khó khăn, vì bà cụ già yếu thì đâu còn sức chống cự nên Đức Thị thi hành cướp giựt một cách dễ dàng không mấy khó khăn, không mấy mệt nhọc.
16- “Tội ác tàn độc. Là cháu họ Thị biết rõ cụ rất nghèo, nhưng bây giờ vẫn còn là đầu tháng, chắc chắn số tiền nhà nước trợ cấp cứu đói cho cụ vẫn còn, trong lúc hắn chỉ cần 30.000 ngàn đồng để rửa nhục, hắn bước lên thềm nhà và kéo cánh cửa hông.
Bên trong nhà, cụ với đôi mắt mù loà mò mẫm đi về phía cửa và hỏi: “Đứa nào vô nhà vậy bây? Thị cũng lên tiếng: “Con ..Thị đây mà”.. cụ Nén đứng lại giữa nhà, những nếp nhăn nheo trên khuôn mặt càng nhiều thêm vì.. khó chịu bà còn lạ gì thằng cháu hỗn láo này. Mấy tháng trước nó cũng đến xin tiến, bà từ chối thì nó buông lời hăm dọa.
Nghĩ đến đó bà còn cảm thấy tức giận và nói thẳng: “Tao không có tiền, mày muốn thì giết tao đi” ý nghĩ bằng mọi cách phải có tiền đã thôi thúc Thị khiến gã chẳng còn một chút tình người, Thị nổi điên với lời thách thức của bà cụ và cầm con dao lấy từ nhà bếp đâm thẳng vào cổ của bà cụ Nén”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC HIẾU SINH và ĐỨC LY THAM THÂN HÀNH.
Biết bà cụ nghèo chỉ sống với số tiền trợ cấp 200.000 đồng mỗi tháng của Nhà nước, đó chứng tỏ nhân quả quá khứ keo kiệt của bà cụ nên hiện tại bà cụ rất nghèo sống vào người khác. Nếu bà cụ Nén có học đạo đức nhân bản - nhân quả chắc chắn với đức hiếu sinh lòng bà cụ sẽ rộng rãi không ích kỷ, bỏn xẻn và vui lòng bố thí cho đứa cháu lưu manh, côn đồ. Do đức hiếu sinh khiến cho đứa cháu giảm bớt hung dữ lưu manh, trở thành thân thiện đối với bà cụ thì cái chết của bà không thể xảy ra. Bởi vậy học đạo rất cần cho cuộc sống hàng ngày giao tiếp với mọi người. Chuyện lớn xé thành nhỏ. Nếu bà cụ Nén biết bố thí cho cháu Đức Thị 30.000 đồng và vui vẻ khuyên Đức Thị: “Nay bà cho cháu, nhưng cháu đừng uống rượu, uống rượu nhiều cháu sẽ bị bệnh và sẽ khổ thân cháu ạ!”. Do lòng yêu thương và biết bố thí tiền bạc và lời ái ngữ thì cháu Đức Thị đâu có mang án tử hình.
Tóm lại học đạo đức có lợi như vậy, chúng tôi ước nguyện mọi người ai ai cũng đều được học đạo đức.
17- “Sau khi gây án, hắn bỗng hoảng sợ với suy nghĩ: Dấu tay của mình chắc chắn sẽ còn lưu lại trên người bà cụ, hình ảnh của mình vẫn còn in trong tròng mắt bà. Công an sẽ biết… Một kế hoạch phi tang tội lỗi nhanh chống được thực hiện, hắn vội vàng vơ lấy tấm chiếu cũ và tất cả số quần áo đang có trong nhà phủ lên người bà cụ rồi chăm lửa đốt. Đã tạm yên tâm, hắn đi ra cửa trước, khép cửa lại rồi chui ra qua lỗ hổng ở hàng rào dâm bụt để đi về nhà mình bằng con đường tắt, nhằm tránh sự chú ý của mọi người. Đến bụi chuối um tùm phía sau nhà bếp gã lúi húi đào một cái lỗi rồi bỏ bộ quần áo đang mặc dính máu vào đó, nhờ ngọn lửa phi tang, chờ cho tất cả ra tro, y lấp đất lại, ra giếng rửa sạch tay chân rồi vào nhà nằm ngủ, sáng hôm sau nghe chị Hoa kêu cửa. Thị vờ như tình cờ chạy sang nhà cụ Nén hô hoán nhằm đánh lạc hướng mọi người”. Câu này dạy THIẾU ĐỨC THÀNH THẬT THÂN HÀNH, KHẨU HÀNH.
Đức Thị không được học đạo đức nên gây ra tội giết người lại thêm một tội nữa là tội dối trá và rất dã man (đốt xác bà cụ, chôn dấu áo quần dính máu, hô hoán, kêu khóc).
Đó là hành động vô đạo đức từ tội lỗi này dẫn đến tội lỗi khác. Bởi vậy xã hội không trang bị những lớp học đạo đứccho toàn dân, nên những nỗi đau lòng không thể nào tránh khỏi. Hiện nay chúng ta đang ngồi yên tại đây bình an, nhưng hãy đến bệnh viện thì ngày nào cũng có những người bị chết, bị thương do tai nạn giao thông; có những người bị chết bị thương do trộm cướp, du côn du đãng đánh nhau đâm chém. Nhưng hãy đến những nơi cơ quan Công an giữ gìn trật tự, an ninh xã hội, nơi cơ quan điều tra tội phạm thì biết bao nhiêu là người phạm pháp luật, kể sao cho hết .
Người không có đức hiếu sinh thì không có đức ly tham, không có đức ly tham thì sát sinh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, uống rượu thì không thể nào tránh khỏi. Từ phạm phải những lỗi này thì sẽ phạm vào những lỗi khác rất dễ dàng. Như Đức Thị cho chúng ta thấy rất rõ: “Bắt đầu từ chỗ phạm vào lỗi uống rượu, từ chỗ uống rượu dẫn đến tội cướp giựt tiền bạc; từ chỗ cướp giựt tiền bạc dẫn đến tội giết người; từ chỗ giết người dẫn đến tội lừa đảo; từ tội lừa đảo dẫn đến bản án tử hình.
Cho nên người có đạo đức NGŨ GIỚI rất lợi ích cho mình, cho gia đình và xã hội.
Trong đạo Phật Ngũ Giới là đức hạnh sống hằng ngày của người Phật tử, thế mà người Phật tử đã THỌ TAM QUY, NGŨ GIỚI mà lại không sống đức hạnh của TAM QUY và NGŨ GIỚI. Mà lại theo lối sống tội ác gây bao đau khổ cho mình, cho ngưòi.
Thọ có nghĩa là chấp nhận sống với những giới luật đức hạnh này, nhưng phần đông Phật tử “THỌ”, nhưng lại không sống với những giới luật đức hạnh và như vậy thọ có hình thức. Cho nên bao nhiêu tội lỗi của người Phật tử vẫn còn nguyên vẹn vẫn không thay đổi chút nào.
Phật tử không sống giới luật đức hạnh không phải lỗi của người Phật tử mà lỗi của người thầy làm lễ thọ TAM QUY NGŨ GIỚI. Khi thọ TAM QUY NGŨ GIỚI xong thì vị thầy phải chịu trách nhiệm là hướng dẫn giảng dạy đúng phương pháp sống đức hạnh TAM QUY, NGŨ GIỚI. Có như vậy thì người Phật tử làm sao gây ra bao nhiêu tội lỗi.
Thọ Tam Quy, Ngũ Giới rồi mà uống rượu vẫn còn uống rượu, ăn thịt chúng sinh vẫn còn ăn thịt chúng sinh, nói dối, lấy của không cho vẫn còn nói dối, lấy của không cho, thậm chí có người còn tà dâm. Như vậy những tội lỗi này về ai? Như chúng tôi đã nói ở trên: Người Phật tử gây ra tội lỗi là trách nhiệm của ông thầy làm lễ THỌ TAM QUY NGŨ GIỚI.
18- “Dã man tàn độc đến lúc không còn nhân tính, Nguyễn Đức Thị, sinh năm 1982 đã bị tuyên mức án tử hình cho hai tội giết người và cướp tài sản”. Câu này dạy NHÂN QUẢ NGHIỆP BÁO do THIẾU ĐỨC HIẾU SINH và ĐỨC LY THAM THÂN, KHẨU, Ý HÀNH nên mang đến bản án tử hình.
Nhân quả nghiệp báo Đức Thị làm Đức Thị phải gánh chịu hậu quả của việc làm ác: Cướp tiền bạc, giết bà cụ Nén và dối gạt lừu đảo cơ quan Công an.
Ngày đền tội ác không thể tránh khỏi chỉ còn thời gian trả nghiệp báo nhân quả mà thôi. Nhưng nhân quả không phải trả một kiếp này mà còn phải trả nhiều đời, nhiều kiếp. Nỗi đau khổ này mãi mãi sẽ không bao giờ dứt. Luật nhân quả ghê gớm lắm xin quý vị lưu ý: Nhân quả nghiệp báo phải trả ba đời.
Đối với Đức Thị chỉ có 30.000 đồng mà lãnh bản án tử hình thì thật là uổng cho một kiếp người, tuổi trẻ ít học, nông nổi vô đạo đức, để lại một tiếng xấu muôn đời.
Tiếc rằng: Bà cụ Nén và cháu Đức Thị không được học đạo đức nên không chuyển được nhân quả thiện ác. Vì thế phải chịu chết một cách thảm thương.
Cái chết của bà cụ Nén và cháu Đức Thị là tấm gương nhân quả để chúng ta lấy đó soi lại mình và cảnh giác từng hành động thân, miệng, ý.
Những tội cướp của giết người đã xảy ra khắp nơi là một điều báo động đạo đức của con người đang xuống cấp. Cho nên đạo đức trong giai đoạn này cần thiết phải được triển khai các lớp học khắp nơi trong nước, để mọi người được học tập thì nạn trộm cắp, cướp của giết người sẽ chấm dứt.
Sách học đạo đức từ xưa đến nay của tổ tiên chúng ta chưa đầy đủ, phần nhiều là lý thuyết suông, nói nhiều, chứ còn đi vào áp dụng thực tế thì có những đạo đức lỗi thời như: Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng. Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung….Đó là những đạo đức trong thời đại phong kiến phục vụ cho giai cấp thống trị. Những đạo đức đó chưa đáp ứng kịp thời đại khoa học kỷ nghệ hoá hiện đại xã hội.
Vì vậy chúng ta phải triển khai nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình khổ người và khổ chúng sinh mới đi vào thực tế của thời đại. Nền đạo đức ấy phải dựa vào NGŨ GIỚI đức hạnh của Phật giáo. Đó là Đức hiếu sinh, đức ly tham, đức chung thủy, đức thành thật, đức minh mẫn. Những đức hạnh này được triển khai và thành lập các lớp học và khuyến khích mọi người đi học thì sự sống trên hành tinh này sẽ tuyệt vời hơn.

(Trưởng lão THÍCH THÔNG LẠC, - Giáo án rèn nhân cách lớp ngũ giới: Đức ly tham, Nxb Tôn giáo, 2012, tập 1)
Link sách: http://bit.ly/12arItx

No comments:

Post a Comment