Chuyện kể rằng, vào năm 1949-1950, ở trung học Hương Khê (Hà Tĩnh), có một đại gia đình con em cán bộ kháng chiến ba tỉnh Bình, Trị, Thiên và một số cán bộ tuổi còn nhỏ được Đảng và Nhà nước cho tập trung về đây học tập nâng cao trình độ văn hóa để về phục vụ quê hương. Trong số ấy không thiếu trai tài, gái sắc, họ sống trong nhà dân và được thương yêu như con cháu trong gia đình. Họ có bát cháo ngon, củ sắn, củ khoai lang hay trái hồng ngâm đều cho anh chị em ăn ngoài bữa cơm trưa. Còn anh chị em thương nhau như ruột thịt, biết nhiệm vụ được giao nên người nào cũng chăm chỉ học tập.
Tuy vậy với tuổi 18, đôi mươi, có người đã để ý nhau. Từ tình thương xa cha mẹ, xa quê hương họ đã mến nhau, thương nhau rồi yêu nhau, nhưng chỉ ở trong lòng. Mãi về sau này có không ít người đã thành vợ, thành chồng nhờ có điều kiện công tác ở gần nhau trong không gian địa lý hoặc trong nghề nghiệp.
Trong số gần 100 học sinh nam nữ, đặc biệt có một nữ học sinh vừa có duyên, vừa có sắc đẹp như một hoa khôi mà ai cũng nhận dạng được là người có nước da trắng nõn nà. Không ai khác. Con người đó đã có hai quả tim vàng.
Theo quy luật của đất trời, con người đó lớn lên và đã có chồng con. Người đẹp ấy cũng đã đi đây, đi đó trong và ngoài nước, sống với chồng con đầy hạnh phúc gia đình. Cho đến nay, người hoa khôi nọ đã có cháu nội, cháu ngoại và đang sống bên ông chồng đã đến tuổi 90. Còn bà kém ông 13 tuổi. Ông chồng tuổi cao sức yếu, ốm đau triền miên. Thêm đó, cả hai vợ chồng chịu một nỗi bất hạnh vì đứa con trai duy nhất đã qua đời. Bà cố vượt qua nỗi buồn tê tái trong lòng mình, nhưng rất vui vẻ, lạc quan săn sóc ông chồng vô cùng chu đáo. Bà lo từng bữa cơm sao cho thích hợp, lo từng giấc ngủ khi thấy chồng trở mình. Đây là đôi vợ chồng có duyên nợ với nhau, ăn ở với nhau suốt đời.
Năm nay tuy tuổi đã xấp xỉ gần 80, nhưng bà lại gặp một tin vui bất ngờ. Sau 55 năm, bà tìm được địa chỉ của người mình mong đợi. Người bà yêu không ai khác là bạn học cùng trường.
Tình yêu chớm nở thì người bà yêu đã theo tiếng gọi của tỉnh nhà vào quân đội để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công. Người thanh niên đó đi từ chiến trường này sang chiến trường khác, chuyển từ công tác này sang công tác nọ, khi ở trong nước, khi được đi học nước ngoài... cũng bôn ba khắp nơi. Cũng như bà, theo quy luật của tạo hóa, anh có gia đình vợ con, nay cũng có cháu nội, cháu ngoại như bà và tuổi tác cũng đã lúc “gần đất xa trời”.
Họ gặp nhau nhờ có tên của ông là tác giả của một bài báo. Vì thế bà cố tìm cho được địa chỉ, điện thoại để liên lạc. Tuy nay hai người còn ở cách xa nhau hơn ngàn cây số, nhưng đã gần nhau nhờ có thông tin hiện đại. Họ đã nói chuyện với nhau nhiều, trút cho nhau những bầu tâm sự mà từ khi yêu cho đến nay chưa thổ lộ với ai bao giờ. Hơn nửa thế kỷ giấu kín một tình yêu. Một tình yêu ôm ấp mãi trong lòng. Với một hoa khôi có trình độ văn hóa, hoạt động xã hội mạnh mẽ chắc có nhiều chàng trai đeo đuổi.
Con người này, nói như nhà văn nổi tiếng Nga Pau-tốpx-ki là: “Tình yêu chỉ có một, nhưng tương tự thì có hàng trăm”. Người viết bài này suy ngẫm: “Đây là một thứ tình yêu đích thực, không ai có thể thay thế được một thứ tình yêu trọn vẹn, không có một thứ động cơ nào làm vẩn đục nó đi. Tuổi đã quá thập cổ lai hy vẫn cứ yêu, nhưng rất chung thủy với chồng”. Tôi nói:người phụ nữ có hai quả tim trong một là vậy.
Tôi đọc khá nhiều tác phẩm bàn luận về tình yêu, nhưng chưa bắt được một tình yêu tôi vừa kể. Có người quan niệm tình yêu là bể khổ, có người nói tình yêu là hạnh phúc, không giống cái hạnh phúc tình yêu của hai ông bà này. Đây là một thứ tình yêu vĩnh cửu, rất hiếm có trên thế gian này. Theo tôi, đây là một thứ tình yêu hoàn toàn vô tư: không vụ lợi, không nông nổi, không lãng mạng chút nào, mà là một thứ tình yêu thực tế xuất phát từ đáy lòng mình, vì lúc trẻ yêu nhau là chuyện bình thường, nay tuổi đã cao có gia đình rồi mà vẫn cứ yêu, yêu đến chết mới thôi.
Qua chuyện tình nói trên, chúng ta thấy rõ hơn hôn nhân bắt đầu bằng tình yêu, nhưng không hẳn là như thế, vì nhiều lý do khác nhau mà đã diễn ra từ thời đại xa xưa cho đến tận ngày nay. Nhiều người nghĩ hôn nhân là số phận của con người, còn hôn nhân muốn có hạnh phúc là do con người tạo dựng lên.
Ở đây không lạm bàn hôn nhân và hạnh phúc gia đình, mà chỉ dừng lại hai chữ tình yêu có vị trí đối lập trong tâm hồn và quả tim của con người. Nói rộng hơn thì tình yêu quê hương, đất nước cũng thế thôi, tình yêu là tình yêu.
Nói thật lòng mình sau khi suy nghĩ về chuyện tình nói trên, tôi vô cùng khâm phục và kính trọng người phụ nữ có hai quả tim vàng, vì bà đã biết cách tôn trọng mình và tôn trọng người chồng đang chung sống với hạnh phúc cả gia đình. Ôi! Xã hội ta bây giờ nếu có nhiều người phụ nữ như thế thì đẹp biết bao. Nói đến người phụ nữ có hai quả tim vàng, không thể không nói đến nhân vật thứ ba. Người đã nhận một trong hai quả tim vàng đó.
Vì là bạn cùng trường, có lần tôi gặp và hỏi thẳng thắn anh ta. Anh bảo: “Tôi đã quên đi lâu lắm rồi, vì cô ta đẹp ai mà chẳng mê, mình lại ở cách trở xa xôi. Quả thật tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra cú điện thoại, nghe tiếng nói của cô ta rõ ràng mà mình tưởng như mơ.
Tôi và nàng cũng như hạt gạo trên sàng, sau cuộc chiến tranh trường kỳ, hồi còn nhỏ đã yêu nhau, qua đôi mắt đã hiểu lòng nhau, nay tuổi đã già lại yêu nhau nhiều hơn. Thật là hạnh phúc! Vì hạnh phúc đó mà có đêm không ngủ được, đành gọi điện thoại và xin phép nàng qua không gian gởi đến mái tóc bạch kim của nàng một nụ hôn đầy những giọt nước mắt vui. Nàng nói em nhận ngay! Nhận ngay! Nhận ngay... với tiếng cười trong trẻo lạc quan đã làm cho tôi quên mất đi tuổi gần 80 mà có thêm niềm vui cuộc sống”.
Báo Công An, ngày 10/2/2007 Phương Linh
ĐẠI Ý
Ông cụ và bà cụ THIẾU ĐỨC CHUNG TÌNH, CHUNG THỦY.
PHÂN ĐOẠN
Bài này có 31 đoạn
ĐOẠN 1: “Chuyện kể rằng, vào năm 1949- 1950, ở trung học Hương Khê (Hà Tĩnh), có một đại gia đình con em cán bộ kháng chiến ba tỉnh Bình, Trị, Thiên và một số cán bộ tuổi còn nhỏ được Đảng và Nhà nước cho tập trung về đây học tập nâng cao trình độ văn hóa để về phục vụ quê hương”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đào tạo giáo dục nhân tài cho Tổ quốc là Đức Yêu Nước Thương Nòi.
GIẢI TRÌNH ÁN: Vào những năm 1949- 1950, đất nước đang chiến tranh, toàn dân đứng lên chống lại giặc Pháp, vì thế con em cán bộ được Đảng và Nhà nước cho tập trung vào các trường học để đào tạo trở thành những nhân tài, những sĩ quan các loại binh chủng để đáp ứng trong các chiến trường.
Dù cho đất nước có chiến tranh hay không chiến tranh thì việc đào tạo nhân tài là điều quan trọng. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đất nước đã độc lập có chủ quyền, Đảng và Nhà nước lãnh đạo thì việc đào tạo nhân tài xây dựng đất nước, giáo dục toàn dân từ già chí trẻ sống có đạo đức nhân bản - nhân quả thì không thể thiếu được. Đó là một điều cần thiết mà một đất nước nào đã độc lập có chủ quyền thì các Nhà lãnh đạo đều phải nghĩ đến lấy đức trị dân và nhân dân phải sống có đạo đức thì đất nước đó mới bình an, thịnh trị.
Đất nước muốn được phát triển nền kinh tế khoa học kỹ nghệ hiện đại hóa để làm cho dân giàu nước mạnh, thì trước tiên phải giữ gìn đất nước được thanh bình, xã hội phải có một nền đạo đức công bằng đối với mọi người và luôn luôn phải giữ gìn trật tự an ninh, tránh những tệ nạn xã hội như: xì ke ma túy, rượu chè say xỉn, cờ gian bạc lận, trộm cắp cướp giựt, mãi dâm, ăn mặc hở hang khêu dâm, gợi dục, văn hóa đồi trụy, v.v... thì điều cần thiết phải có một chương trình giáo dục đào tạo đạo đức nhân bản - nhân quả cho toàn dân.
Đất nước muốn được phát triển mọi mặt thì cần phải có nhiều nhân tài. Muốn có nhiều nhân tài thì các Nhà lãnh đạo phải chú trọng chương trình giáo dục đào tạo những nam nữ thanh niên và thanh thiếu niên để trở thành những người có tài, có đức. Muốn được vậy, phải có chương trình giáo dục đào tạo kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học nghề nghiệp và phải đặt nặng kiến thức đạo đức nhân bản - nhân quả lên trên hàng đầu của các môn học khác. Nhất là kiến thức đạo đức nhân bản - nhân quả phải được phổ biến khắp trong nhân dân, trong cả nước.
Đạo đức nhân bản - nhân quả là một môn học rất cần thiết cho những thế hệ trẻ, tương lai mầm non của Tổ quốc. Cho nên ai cũng biết đạo đức nhân bản - nhân quả là môn học quan trọng nhất trong các môn học, trong các ngành nghề. Vì nhờ nó chỉ đạo và điều khiển một đất nước đi lên ngang hàng với các nước tiên tiến trên thế giới mà không sợ thua kém đạo đức của một nước nào khác. Vì thế phải đặt nặng ngành giáo dục đạo đức nhân bản - nhân quả là quan trọng hàng đầu trong cả nước. Vì người có tài mà không có đức thì không thể nào dùng người ấy vào việc lớn được; người có tài mà không có đức thì không thể nào gọi là NHÂN TÀI . Bởi vậy đào tạo nhân tài là đào tạo người có tài và có đức, mà giáo dục đạo đức thì phải được gắn liền vào chương trình giáo dục từ Tiểu học, Trung học, Đại học. Đạo đức nhân bản - nhân quả hiện giờ không được Bộ Giáo dục quan tâm cho lắm. Vì thế, nền đạo đức nhân bản - nhân quả không thấy có trong chương trình giáo dục đào tạo của Bộ Giáo dục.
Có đào tạo giáo dục những người tài đức ở trong nước hay ở nước ngoài cho quê hương, cho xứ sở này, đó cũng là mục đích để đưa nền kinh tế và quân sự của đất nước đi lên ngang hàng hoặc hơn các nước trên thế giới, cùng với việc phải lấy đạo đức làm tiêu chuẩn xây dựng nhân tài thì sẽ thành công rực rỡ.
Xin nhắc lại một lần nữa, chương trình giáo dục đào tạo những người tài đức cho Tổ quốc quê hương xứ sở này, thì lúc nào các cấp lãnh đạo đất nước cũng phải đặt nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người lên hàng đầu, và nhất là phải quan tâm cho phép phổ biến nền đạo đức này đến tận mọi công dân trong cả nước. Đó là vì lợi ích cho dân, cho nước nên cần bắt buộc toàn dân phải học tập đạo đức nhân bản - nhân quả cho thấm nhuần, để mọi người dân luôn thấy trách nhiệm bổn phận của mình đối với đất nước quê hương; người dân trong nước phải thấy trách nhiệm bổn phận của mình là một công dân Việt Nam luôn lấy đạo đức nhân bản - nhân quả làm cuộc sống cho mình thì mới xứng đáng là người công dân Việt Nam.
KẾT QUẢ VÀ ÁP DỤNG:
Một đất nước độc lập có chủ quyền thì việc đào tạo nhân tài rất cần thiết để có người thừa kế gánh vác đất nước. Nhờ có những nhân tài thì đất nước ngày một thêm giàu mạnh. Muốn được vậy thì Bộ Giáo dục - Đào tạo phải quan tâm nền đạo đức nhân bản - nhân quả sống không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh lên hàng đầu trong các môn học. Bởi vì người có tài mà không có đức thì đất nước không sử dụng những người đó được, vì có sử dụng những hạng người này thì nạn tiêu cực ăn lo hối lộ sẽ không thể tránh khỏi trong nước. Ngược lại, người có đức nhưng không có tài thì những người này có thể còn sử dụng được. Tuy không tài nhưng có đức thì hướng dẫn họ làm việc gì thì họ làm việc rất đúng đắn nên mình được an tâm hơn, ví dụ họ làm việc không gian xảo, dối trá, không lừa đảo lãn công, v.v...
Người có đức bao giờ cũng được trọng dụng hơn người có tài, nên “đức thắng tài” là vậy. Bởi vậy đạo đức rất quan trọng, các con cần phải tu tập và rèn luyện đạo đức để trở thành người có đạo đức thật sự, vì đạo đức sẽ đem lại sự bình an, yên vui cho mình, cho mọi người và cho muôn loài vạn vật. Sự sống trên hành tinh này thì đạo đức nhân bản - nhân quả là duy nhất không có pháp nào sánh kịp.
ĐOẠN 2: “Trong số ấy không thiếu trai tài, gái sắc, họ sống trong nhà dân và được thương yêu như con cháu trong gia đình”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu Sinh Yêu Quê Hương, Tổ Quốc nên đối xử nhau như Tình Thương Gia Đình Ý Hành, Thân Hành, Khẩu Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Trong chiến tranh, thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ được Nhà nước cho đi học tập thì họ xem nhau như tình đồng đội, như anh em trong một nhà. Vì thế họ thấy trách nhiệm bổn phận học tập để ra chiến trường đánh giặc. Ra chiến trường đánh giặc thì sự sống chết như chỉ mành treo chuông. Ngày nay còn sống nhưng ngày mai chết không chừng, cho nên họ rất yêu thương nhau, yêu thương nhau hơn anh em ruột thịt trong một nhà.
Họ là những chiến sĩ chiến đấu cho quê hương Tổ quốc, nên họ ở đâu đều được nhân dân xem họ như con cháu trong gia đình.
Các con có biết không? Làm những gì mang đến ích lợi cho mọi người, mọi nhà tức là làm lợi ích cho dân, cho nước thì các con sẽ được sự giúp đỡ và ủng hộ của mọi người. Vì thế các con học tập và áp dụng đạo đức nhân bản - nhân quả vào đời sống hằng ngày thì các con sẽ không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả muôn loài chúng sinh. Và chính đó là những hành động sống làm lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế các con sẽ được sự thương yêu giúp đỡ của mọi người.
Cho nên đạo đức nhân bản - nhân quả rất cần thiết cho sự sống trên hành tinh này. Có sống đúng đạo đức thì mới thấy thật sự chân hạnh phúc của cuộc sống loài người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Chúng ta ai cũng biết đạo đức nhân bản - nhân quả là 5 đức hạnh và 10 điều lành, nó sẽ chuyển đổi 5 tai nạn thành 5 phước báu lớn; 10 bệnh tật khổ đau thành 10 điều an vui hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, làm người muốn được an vui và hạnh phúc thì phải cố gắng khắc phục sống cho bằng được đạo đức ấy mà đức Phật đã dạy.
ĐOẠN 3: “Họ có bát cháo ngon, củ sắn, củ khoai lang hay trái hồng ngâm đều cho anh chị em ăn ngoài bữa cơm trưa”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Hiếu Sinh Thảo Ăn, tức là Lợi Hòa Đồng Quân.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nếu trong cuộc sống mọi người đều sống với ĐỨC HIẾU SINH THẢO ĂN với nhau, có từ bát cháo ngon, củ sắn, củ khoai lang hay trái hồng ngâm đều chia nhau mà ăn thì thế gian này là một Thiên Đàng, Cực Lạc.
Đúng vậy, từ miếng ăn mà chúng ta biết chia sẻ nhau thì ngay đó bản chất thú vật trong mỗi người đều được xa lìa.
Đức hiếu sinh thảo ăn xác định con người và con thú không giống nhau. Con thú thì háu ăn, tranh giành hơn thua từng miếng ăn, còn con người thì thảo ăn, biết chia nhau mà ăn. Thảo ăn tức là chia sẻ cho nhau từng sự sống, chứ không phải có miếng ăn không. Có đúng như vậy không các con? Người háu ăn là người còn mang bản chất của loài cầm thú. Cho nên đức hiếu sinh thảo ăn là một đức hạnh nhân bản tuyệt vời. Vì thế chúng ta là con người nên phải cố gắng khắc phục tính háu ăn. Khắc phục tính háu ăn tức là khắc phục bản chất của loài cầm thú, xa lìa bản chất xấu xa đó. Bởi vậy trong đời sống hằng ngày hễ thấy ai còn háu ăn là biết người đó còn mang bản chất của loài thú vật. Có đúng như vậy không các con? Trong chiến tranh, thanh niên nam nữ cùng một chí hướng đánh giặc bảo vệ quê hương Tổ quốc. Cho nên tình đồng đội yêu thương nhau của họ rất tuyệt vời, vì sự sống sự chết của họ như chỉ mành treo chuông. Họ thương nhau là phải vì bữa nay sống nhưng ngày mai đâu biết rằng mình sẽ chết, chết trong chớp mắt, khi bom đạn nổ ai còn, ai mất. Vì thế có cái gì ngon dở họ đều chia nhau ăn, không còn để giành ăn một mình. Trong chiến tranh tình đồng đội thật là tuyệt đẹp.
Đức hiếu sinh thảo ăn là một đức hạnh rất cần thiết cho con người. Trong gia đình, anh em, chị em vì tranh ăn mà chém giết nhau, chẳng chút lòng thương tâm, nồi da xáo thịt. Anh em, chị em sống trong một nhà như trâu trắng, trâu đen cũng vì miếng ăn. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Miếng ăn là miếng tồi tàn, mất đi một miếng lộn gan lên đầu”. Câu tục ngữ này nói rất đúng. Người ta giết nhau vì miếng ăn, manh áo, vì danh, vì lợi. Có đúng như vậy không quý vị? Xã hội vì miếng ăn mới có trộm cắp, cướp của giết người. Người giết người chẳng chút thương đau cũng vì danh, vì lợi, nói chung với danh từ bình dân là “MIẾNG ĂN”. Miếng ăn rất quan trọng đấy quý vị ạ! Thế giới có chiến tranh nước này đi xâm chiếm nước kia, xương máu con người chết chồng chất như núi, như non, cũng chính vì “miếng ăn”. Từ xưa đến nay lịch sử đã chứng minh điều đó.
Đại chiến thế giới lần thứ nhất và đến lần thứ hai đã không nói lên được điều này sao? Xương máu con người chết lớp lớp không sao kể cho hết. Thật là đau thương! Đất nước Việt Nam, xương máu của tổ tiên, ông, cha, bác, chú, anh chị em và con cháu của chúng ta nhiều đời đã nằm xuống dầy đặc lớp lớp trên mảnh đất này. Từ thời Trưng Vương, Triệu Ẩu cho đến ngày nay, có chiến tranh là có người chết, thời nào cũng vậy, chứ không phải chỉ có một số nghĩa trang liệt sĩ mới dựng lên trong thời kỳ chống chủ nghĩa thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Vì những cuộc chiến tranh giành quyền độc lập bảo vệ non sông Tổ quốc nên xương máu dân tộc đã phủ dầy trên quê hương xứ sở thân yêu này.
Bởi vậy chiến tranh đã giết biết bao người chết, máu xương của loài người đã đổ trên hành tinh này kể sao cho hết. Con người chết lớp lớp như kiến trùng vậy, thế mà mọi người còn không thức tỉnh, còn không thấy, không tin, không tìm ra nguyên nhân nào sao? Tại sao người ta không đặt ra câu hỏi để tự truy tìm cho ra nguyên nhân nào mà con người lại giết nhau nhiều như vậy? Theo tinh thần ưa chuộng thực tế thì nguyên nhân chính đó là lòng tham dục của con người, mà dục ăn là hàng đầu dẫn đến trong mọi sự khổ đau, mọi sự chết chóc trên hành tinh này. Vì muốn ăn ngon, ăn theo sở thích của mình mà con người đã trở thành những tên sát thủ; mà con người đã trở thành con vật hung ác giết bao nhiêu loài động vật khác để ăn thịt. Tiếng kêu la thảm thiết cầu xin tha mạng sống của loài vật đối với con người nghe như tiếng vang ngoài tai. Cho nên tiếng kêu cầu khẩn van xin của loài vật chẳng ích lợi gì cho chúng. Hỡi loài người! Các ngươi có nghe chăng tiếng kêu đau thương thảm thiết ấy không? Ăn xong, nuốt vào cổ xong thì những thực phẩm ấy có còn chi nữa, hay chỉ là một món ăn bất tịnh bẩn thỉu hôi thối. Có đúng như vậy không quý vị? Đây, chúng tôi xin kể lại một câu chuyện thương tâm:
QUỲ LẠY SỐ MỆNH
Có một người chuyên giết mổ gia súc, mua một con bò ở chợ về. Con bò này rất khỏe mạnh, bụng to, lưng tròn. Anh đồ tể này rất vui vẻ, cầm dao chuẩn bị mổ giết nó.
Lúc này từ trong mắt con bò, hai dòng nước mắt bắt đầu chảy ra. Anh đồ tể biết rằng bò là con vật hiểu người, nó đã cảm nhận được vận mệnh của mình. Nhưng anh ta vẫn giơ dao lên.
Bỗng nhiên hai chân con bò quỳ xuống, nước mắt chảy như mưa. Anh đồ tể đã làm nghề này hơn mười năm, những con bò chết dưới lưỡi dao của anh ta thì không thể đếm được. Nhưng con bò này thật kỳ lạ, khi cận kề với cái chết, nó rơi nước mắt. Đây là lần đầu tiên anh ta nhìn thấy cảnh này. Nhưng anh ta không mảy may rung động và vẫn tiếp tục giết con bò. Sau đó, anh ta tiến hành lột da mổ bụng nó.
Khi mổ bụng con bò, anh đồ tể hết sức kinh ngạc, con dao trên tay anh rơi xuống đất. Trong tử cung con bò, một con bê con vừa hình thành, đang nằm lặng lẽ.
Lúc này anh mới hiểu vì sao con bò quỳ xuống, nó đã khổ sở van xin vì đứa con của nó.
Rất lâu sau anh mới trấn tĩnh lại, anh đã không mang bò ra chợ bán, mà đem chúng đi chôn một nơi hoang dã.
Tất cả tình thương yêu của con bò được bộc lộ rất đơn giản như vậy. Nó không thể nói được và cũng không thể làm gì được. Nó chỉ có thể quỳ lạy biểu hiện sự van xin. Đôi khi những chi tiết tưởng như nhỏ nhặt, tầm thường nhưng lại có sức lay động lòng người mãnh liệt.
(Câu chuyện thấm đậm tình người Phan Thanh Anh biên soạn)
Vậy mà mọi người lại tranh ăn, giết hại nhau vì miếng ăn, cướp giật tài sản, giết người để rồi cũng chỉ vì ăn. Thật là ngu si vô cùng, vì ăn mà gây bao tội ác, rồi đây phải tự gánh chịu những quả khổ đau. Do những hành động ác như vậy mà con người sống chỉ cần tìm một phút thanh thản, an vui cũng không có, huống là một đời sống được bình an.
Bởi vậy hành tinh mà mọi người đang sống trong cảnh giới vô minh, mê mờ, tham đắm, tạo nhiều điều ác nên hoàn toàn chính họ mang lại những sự khổ đau cho nhau. Muốn thoát ra cảnh vô minh đen tối, thì mọi người trên hành tinh này cần phải học đạo đức nhân bản - nhân quả mới mong hành tinh này muôn vật có một sự bình yên chân thật.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Đức hiếu sinh thảo ăn là một đức hạnh tuyệt vời, nó giúp cho con người bỏ tính tham ăn, có những thức ăn gì đều muốn đem cho mọi người cùng ăn, đó là những hành động biết chia sẻ nhau từng miếng ăn, nước uống. Ở đời làm người có đức thảo ăn là tốt, không ích kỷ để giành riêng cho mình ăn, nhưng lại có những người lợi dụng lòng tốt này mà trở thành những người trao đổi “bánh sáp đi bánh quy trở lại”, để trở thành người so đo hơn thiệt.
Đức thảo ăn có nghĩa là khi có món ăn nào ngon hay dở đều đem chia ra cho nhau, chứ không phải đi tìm mua món ăn để trả lại khi người khác cho mình. Đức thảo ăn nói lên hành động tình yêu thương chân thật đối với nhau, với những người xung quanh “khi tối lửa, lúc tắt đèn”.
ĐOẠN 4: “Còn anh chị em thương nhau như ruột thịt, biết nhiệm vụ được giao nên người nào cũng chăm chỉ học tập”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Siêng Năng Chăm Học Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Trong chiến tranh Việt Nam, để chiến đấu chống giặc ngoại xâm, mọi thanh niên nam nữ được giao cho nhiệm vụ học tập chánh trị, quân sự để đánh giặc, vì thế người nào cũng lo học tập để đủ khả năng ra chiến trường chiến đấu với giặc. Có học tập rèn luyện mới sử dụng vũ khí tối tân như: lái xe bọc thép, tăng, lội nước, lái máy bay chiến đấu và sử dụng các loại vũ khí khác như: phi pháo, cao xạ chiến trường phòng không. Vì thế thanh niên nam nữ đều cố gắng học tập để trở thành những sĩ quan tinh nhuệ chiến đấu trong các chiến trường. Nhờ toàn dân có quyết tâm chống giặc, nên đất nước mới được giải phóng và độc lập thống nhất, chủ quyền mới thuộc về nhân dân Việt Nam. Đó là đất nước trong chiến tranh toàn dân phải học tập chiến đấu đánh giặc. Còn đất nước thanh bình thì toàn dân như thế nào? Đất nước thanh bình thì toàn dân phải học văn hóa và rèn luyện đạo đức nhân bản - nhân quả. Nhờ có học đạo đức nhân bản - nhân quả nhân dân mới hiểu biết và sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả ấy thì sẽ đem đến sự an vui cho mình, cho người. Vì học đạo đức nhân bản - nhân quả, mọi người mới hiểu biết trách nhiệm bổn phận của mình là phải đem lại sự bình an cho bản thân và gia đình, đem lại sự bình an cho cả thế giới; nhờ đó thế giới mới có hòa bình không còn chiến tranh, không còn nước này đi cướp nước khác nữa, không còn nạn trộm cắp cướp giật móc túi, không còn nạn mãi dâm, bài bạc hút chích, cá cược, không còn nạn xì ke ma túy, không còn nạn bạo lực gia đình và nhất là không còn tai nạn giao thông, v.v...
Nếu mọi người đều hiểu biết và sống đúng đạo đức nhân bản - nhân quả thì họ sẽ đem lại cho thế giới hòa bình như trên đã nói, chừng đó con người biết thương yêu nhau một cách chân thật và không bao giờ còn làm khổ cho nhau nữa.
Muốn cho thế giới này được bình yên thì mỗi người sống trên hành tinh này cần phải cố gắng học tập và rèn luyện nhân cách đúng theo đạo đức nhân bản - nhân quả. Bởi đạo đức nhân bản - nhân quả rất quan trọng và lợi ích rất lớn cho loài người. Vì thế mọi người cần phải quyết tâm học đạo đức để đem lại sự bình an cho trái đất.
Cũng giống như trong chiến tranh Việt Nam, những thanh niên nam nữ đều chăm chỉ siêng năng học tập chính trị và quân sự để đủ sức chiến đấu chống giặc ngoại xâm, đem lại nền độc lập tự do cho dân tộc.
Hiện giờ đất nước được độc lập tự do, hòa bình, không còn chiến tranh nữa, nhưng lại xảy ra một việc khác, đó là những tệ nạn xã hội đã làm cho đất nước bất an, người dân sống trong lo toan sợ hãi, vì nạn trộm cắp, cướp của giết người giữa ban ngày, giữa thành phố đông đúc.
Và nhất là những tai nạn giao thông hằng ngày đã cướp biết bao sinh mạng con người, chết một cách oan uổng. Kế đó vì nạn bạo lực gia đình, biết bao gia đình li dị tan nát. Vì văn hóa phim sex đồi trụy tràn lan khiến nạn móc thai, nạo thai không biết bao nhiêu mà kể, thật là đau lòng vì mẹ giết con. Vì nạn xì ke, ma túy hút chích, cờ gian bạc lận khiến bao nhiêu gia đình đau khổ, người người lo lắng. Vậy ai làm nên nhiều tội ác. Thế sao Nhà nước không còn có cách nào ngăn chặn được ư! Ngăn chặn bằng cách nào? Nhà tù, trại giam, trường cai nghiện ư!? Luật giao thông đường bộ đã được áp dụng khắp nơi trong nước, thế sao những nạn lái xe chạy lạng lách, chạy quá tốc độ, chạy xe không cẩn thận, chạy trong lúc uống rượu say, v.v.. là do còn thiếu sót gì? Đó là do không học đạo đức hiếu sinh cẩn thận, nên mọi người dân không thấy trách nhiệm bổn phận bảo vệ sự sống cho nhau khi lưu thông trên đường bộ. Người lái xe cũng như người đi bộ mà thiếu đức hiếu sinh cẩn thận lưu hành trên đường bộ thì không thể nào tránh khỏi tai nạn giao thông. Cho nên luật lệ giao thông có, lại có người thi hành luật, nhưng tai nạn giao thông vẫn xảy ra khắp nơi trong nước, thật là một thiếu sót rất lớn.
Chúng ta ai cũng biết, tất cả những tệ nạn xã hội và những tai nạn giao thông do người dân không được học đạo đức nhân bản - nhân quả.
Nhân dân không được học đạo đức nhân bản - nhân quả là do Nhà nước chưa quan tâm đến nền đạo đức này. Vì thế chương trình giáo dục văn hóa đào tạo nhân tài của Bộ Giáo dục chưa triển khai bộ môn đạo đức nhân bản - nhân quả, nên học sinh từ Tiểu học, Trung học, đến Đại học đều không hiểu biết đạo đức nhân bản - nhân quả là gì. Do không hiểu biết đạo đức này nên tệ nạn xã hội và tai nạn giao thông ngày càng lúc càng gia tăng một cách rõ ràng. Thật là một nỗi đau không của riêng ai.
Nếu Nhà nước muốn chấm dứt tệ nạn xã hội và những tai nạn giao thông thì chương trình giáo dục toàn dân học tập rèn luyện nhân cách đạo đức nhân bản - nhân quả phải được thực thi áp dụng ngay liền cho toàn dân, từ thành thị đến nông thôn.
Khi toàn dân được học tập đạo đức thì trong dân chúng tự giác sẽ chấm dứt nạn cờ gian bạc lận, nạn gái mãi dâm, nạn buôn bán thuốc phiện lậu, nạn buôn bán những văn hóa đồi trụy, văn hóa mê tín, nạn bạo lực gia đình, nạn móc túi, trộm cắp, cướp của giết người, nạn hiếp dâm trẻ em, nạn ăn mặc hở hang, bó sát người, v.v... Nếu được vậy là một điều mong ước của toàn dân.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Siêng năng là một đức hạnh cần lao. Nhưng trên đời này người siêng năng cần lao thì ít, người lười biếng ăn không ngồi rồi thì nhiều, khi đi ra làm việc thì lảng tránh công việc nặng nhọc tìm công việc nhẹ nhàng hoặc tìm chỗ ngồi chơi. Làm người ai cũng có sự sống như ai, vì thế chúng ta phải siêng năng làm việc, có làm việc mới có sự sống công bằng, còn không làm việc mà có sự sống thì sự sống không công bằng, chỉ là cướp công cướp của người khác. Bởi vậy không siêng năng làm việc thì không xứng đáng làm người. Con ong, con kiến còn siêng năng làm việc quần quật suốt ngày, huống chi chúng ta là con người thì phải tích cực siêng năng trong việc làm, cùng chia sẻ nặng nhọc với mọi người trên hành tinh này.
ĐOẠN 5: “Tuy vậy với tuổi 18, đôi mươi, có người đã để ý nhau. Từ tình thương xa cha mẹ, xa quê hương, họ đã mến nhau, thương nhau rồi yêu nhau, nhưng chỉ ở trong lòng”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Quy Luật Nhân Quả Sinh Tồn: Tình Thương Yêu Trai Gái.
GIẢI TRÌNH ÁN: Quy luật nhân quả sinh tồn của vạn vật trên hành tinh này thì tình yêu nam nữ cũng nằm chung trong quy luật đó, nhưng chính nó cũng là một nguyên nhân sinh ra muôn thứ khổ đau của con người. Vì thế trai gái gặp nhau đều do duyên nhân quả đưa đẩy để gặp nhau trả vay nợ tiền kiếp, mà người ta gọi là tình yêu trai gái. Tình yêu trai gái chỉ là DUYÊN nhân quả, còn thành vợ thành chồng đó là NỢ nhân quả, hay còn gọi là NGHIỆP BÁO nhân quả. Cho nên trong cuộc đời này có nhiều người yêu thương nhau mà không thành vợ, thành chồng.
Đứng về mặt đời mà nói thì tình yêu chỉ ở trong ý rất đẹp và cao thượng, đó là đức hiếu sinh nhân quả thiện tuyệt vời, nhưng nếu biến ra lời nói và hành động để đi vào quy luật nhân quả sinh tồn thì đó đi vào nghiệp báo của nhân quả thì tình yêu ấy trở thành tình yêu trong biển khổ. Theo quy luật này làm người không ai tránh khỏi, chỉ có những bậc trí và ý chí ngút ngàn mới vượt ra sự cám dỗ của sắc dục.
Ở đời người ta thường nói: “TÌNH YÊU và HÔN NHÂN”. Tình yêu là NHÂN còn hôn nhân là QUẢ. Nhân thì thấy đẹp lắm! Thanh cao lắm! Hạnh phúc lắm! Nhưng còn quả thì sao? Cực khổ trăm bề và đau khổ vô cùng, vô tận không sao kể hết.
Ở đời con người vì vô minh lấy khổ đau làm niềm vui, họ vui trong nước mắt. Chính vì chạy theo quy luật sinh tồn nhân quả mà con người chịu trôi lăn trong lục đạo, có nghĩa con người vì mờ mịt mê mờ không hiểu biết nhân quả nên từ nhân bước sang quả họ sẵn sàng chấp nhận mọi khổ đau để thỏa mãn lòng dục vọng ham muốn. Chính vì lòng dục vọng là nguyên nhân làm lực đẩy, làm chủ động điều khiển mọi hành động thiện ác của con người. Con người hầu hết ai cũng muốn đạt được dục vọng, nhưng đạt được dục vọng thì việc ác nào cũng làm và làm nhiều hơn và nhiều gấp bội lần. Cho nên trên thế gian này con người làm những điều ác là do thỏa mãn lòng dục, lòng ham muốn của mình.
Cho nên tình yêu thương trai gái rất đẹp nhưng xen vào lòng dục thì tình yêu ấy trở thành muôn ngàn thứ đau khổ diễn biến khôn lường.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Sự sinh tồn của loài người và muôn vật đều phải theo quy luật âm dương của nhân quả, nhưng chúng ta đừng quá lạm dụng tâm sắc dục để biến mình thành tên nô lệ cho nhục dục. Bởi nhục dục là nơi thấp hèn, khiến cho người ta dễ sa đọa vào loài cầm thú, nó là nơi bài tiết những vật cặn bã, bất tịnh, bẩn thỉu, ô trược trong thân, nó là nơi sinh ra muôn thứ bệnh tật khổ đau và tai họa hoạn nạn.
Chúng ta là con người nên cần phải có trí tuệ thông suốt đường đi lối về sinh tử của nhân quả.
Chính sắc dục là đường đi của sinh tử luân hồi nên nó có một sức lôi cuốn tâm dục con người rất mạnh. Vì thế chúng ta cần phải đề cao cảnh giác, đừng bao giờ để chúng lôi cuốn chúng ta vào con đường tội lỗi đó, tức là phải hoàn toàn làm chủ tình nhục dục trong mọi thời gian.
ĐOẠN 6: “Mãi về sau này, có không ít người đã thành vợ, thành chồng nhờ có điều kiện cộng tác ở gần nhau trong không gian địa lý hoặc trong nghề nghiệp”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nghiệp Duyên Nhân Quả Trả Vay Thành Vợ Chồng.
GIẢI TRÌNH ÁN: Tình yêu thương trai gái rất đẹp, thanh cao như trên đã nói. Tuy nó rất đẹp và thanh cao, nhưng trong tình yêu thương nào cũng có những cái khổ đau, đó là nhớ nhung, mong chờ, v.v... Tình yêu thương trai gái không biết dừng ở đó, nó sẽ luôn đòi hỏi bước thêm một bước nữa, đó là tình nhục dục. Tình nhục dục là con đường sinh tử luân hồi, vì thế nó sinh muôn vạn bao nhiêu thứ khổ sầu mà con người từng nếm trải. Thế mà con người vẫn mê mờ vô minh không thấy lộ trình sinh tử muôn đời muôn kiếp khổ đau ấy, nên trai lớn lên lấy vợ, gái lớn lên gả chồng, đó là một quy luật nhân quả vận hành vạn vật trong vũ trụ mãi mãi muôn đời muôn kiếp bất di bất dịch không thay đổi. Từ tình yêu trai gái làm duyên để đi vào tình nhục dục, từ tình nhục dục làm duyên cho muôn ngàn thứ đau khổ sau này sinh ra, và cũng chính nó làm duyên sinh ra muôn ngàn thứ duyên khác nữa. Cho nên nói về quy luật nhân quả thì trùng trùng duyên sinh, rồi lại cũng từ đó mà trùng trùng duyên diệt, cho nên sinh diệt trùng trùng không thể kể hết được.
Người ở đời hễ trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng, chứ họ đâu biết rằng việc lấy vợ gả chồng là một quy luật nhân quả sinh tồn của vạn vật vũ trụ, và đó cũng là con đường tuần hoàn mọi sự khổ đau của loài người. Muốn thoát mọi sự khổ đau này thì con người phải chấm dứt tình nhục dục. Tình nhục dục rất thấp hèn và bẩn thiểu, nó không thanh cao như tình yêu trai gái.
Nhưng tình yêu trai gái không khéo giữ gìn một khoảng cách thì tình nhục dục sẽ không sao tránh khỏi. Vì trai gái là duyên nhân quả thúc đẩy loài người đi vào con đường khổ đau là tình nhục dục. Bởi vậy người có trí tuệ nhân quả không bao giờ bị nhân quả xỏ mũi dắt đi bằng con đường tình yêu trai gái nhục dục. Họ thường sống trong đức hiếu sinh đa hướng, tức là họ thương yêu tất cả mọi người, dù trai hay gái họ đều thương như nhau. Tình yêu thương của họ rất cao thượng: không lợi dụng nhau, không chiếm hữu nhau, không làm chủ quyền của nhau. Tình yêu thương như vậy mới là tình yêu trong sạch, yêu thương chỉ biết yêu thương, ngoài yêu thương không có một điều kiện gì khác hơn thì tình yêu thương ấy mới chân thật.
Trên cuộc đời này, khi yêu thương bất cứ một người nào thì luôn đòi hỏi phải có cái này hay cái kia, vì thế biến tình yêu thương ấy trở thành tình yêu lợi dụng xấu xa, không còn mang ý nghĩa cao thượng và tốt đẹp của tình yêu thương trong sạch.
Mọi người ai ai cũng đều có lòng yêu thương, nhưng lòng yêu thương ấy bị sử dụng một cách sai lệch vì lòng tham muốn.
Ví dụ: Vì nó là con tôi nên tôi yêu thương, nếu nó không phải con tôi thì tôi không yêu thương; vì nó là chồng, là vợ tôi nên tôi thương yêu; vì ông bà ấy là cha mẹ tôi nên thương yêu; vì người con gái ấy đẹp nên tôi yêu thương; vì anh ấy có tài nên tôi yêu thương, v.v... Còn ngoài ra không phải như vậy là tôi không yêu thương.
Trên đây là những tình yêu thương có điều kiện. Chừng nào lòng yêu thương vô điều kiện mới thật sự là lòng yêu thương. Lòng thương yêu vô điều kiện mới thật sự là đức hiếu sinh đa hướng. Nếu trai gái yêu thương bằng tình yêu thương đa hướng thì không bao giờ đi đến hôn nhân. Vì đi đến hôn nhân thì cả vợ lẫn chồng đều phải trả một nhân quả ghê gớm lắm quí vị ạ!
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Tình yêu thương giữa trai và gái vô tư, hồn nhiên, trong trắng rất đẹp, nhưng nếu bước thêm một bước nữa là tình nhục dục. Tình dục là miếng mồi của nhân quả để nhử bắt con người vào lưới nghiệp tái sinh luân hồi. Cho nên muốn thoát ra lưới rập nghiệp lực của tình nhục dục thì chúng ta phải đầy đủ nghị lực dứt khoát tránh xa sắc dục, và nhất là phải thấy như thật con đường sắc dục là con đường làm nô lệ suốt vô lượng kiếp. Các con nên nhớ lời dạy này.
ĐOẠN 7: “Trong số gần 100 học sinh nam nữ, đặc biệt có một nữ học sinh vừa có duyên, vừa có sắc đẹp như một hoa khôi mà ai cũng nhận dạng được là người có nước da trắng nõn nà”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Khen Tặng Khẩu Hành, Ý Hành, Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Người phụ nữ đẹp nhất một vùng thì được gọi là hoa khôi. Hoa khôi không phải là cái may mà là cái nghiệp, nghiệp thì có hai phần:
1- Nghiệp khổ
2- Nghiệp vui
Sinh ra làm thân người nữ mà có sắc đẹp thì coi chừng đó là nghiệp khổ. Bởi vậy ở đời chưa hẳn có nhan sắc là có hạnh phúc. Nguyễn Du nói: “Hồng nhan bạc mệnh”. Cho nên đừng nghĩ rằng có nhan sắc là có phước báu. Có nhan sắc là có tai họa, vì có nhiều người săn đuổi, càng có nhiều người săn đuổi lại càng khổ tâm nhọc trí. Bởi vì kẻ xấu thì nhiều mà người tốt thì ít. Vì vậy câu “Hồng nhan đa truân” là đúng.
Tục ngữ có câu “Trai tài gái sắc”. Trên đời này người phụ nữ có nhan sắc là người phụ nữ càng khổ đau nhiều. Người thanh niên cũng vậy, người có tài thì hay lận đận, trên đường đời gặp nhiều gian nan thử thách. Vì vậy cụ Nguyễn Du nói: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”.
Theo định luật nhân quả, hễ con người có phước được cái này thì lại mất cái kia, được cái kia thì mất cái nọ. Cho nên người sinh ra trên đời này không có ai toàn vẹn. Người hoa khôi trong bài này đã khổ đau canh cánh bên lòng với một mối tình vô vọng đành chôn chặt trong lòng không hề dám thổ lộ cùng ai. Có nhan sắc thì có mang theo cái khổ, càng yêu nhiều thì càng khổ nhiều; càng yêu nhiều càng vay nợ nhân quả càng nhiều, vay nợ nhân quả càng nhiều thì khổ đau càng nhiều. Người biết sống độc thân là người hạnh phúc nhất trần gian. Tại sao vậy? Vì người biết sống độc thân là người biết cách sống với tâm hồn bất động, thanh thản, an lạc và vô sự, họ sống với niềm vui hỷ lạc do không còn tham dục ham muốn một điều gì cả.
Ngược lại, người không biết sống độc thân thì khi hoàn cảnh độc thân là cảm thấy cô đơn, buồn tẻ, quạnh hiu, luôn lo sợ bệnh tật không ai chăm sóc, buồn rầu vì chỉ thấy trước sau có một mình.
Nhưng cuộc sống có hai người là phải có hai tư tưởng, mà có hai tư tưởng là có sự trái nghịch nhau, có sự trái nghịch nhau là có sự xung đột, có sự xung đột là có sự khổ đau. Cho nên có hai tư tưởng là phải biết tùy thuận nhau thì mới có sự an vui, còn nếu không tùy thuận nhau thì khổ đau không thể nào tránh khỏi.
Ở đời người ta thường không biết sống độc thân nên mới khổ, họ cho sống độc thân là cô đơn buồn tẻ, khi bệnh tật không ai chăm sóc, khi già yếu không ai lo cơm ăn áo mặc, nhất là họ rất sợ hãi cảnh không có ai nói chuyện cho vui nhà, vui cửa. Cho nên người ta rất sợ sống độc thân, vì vậy việc cưới vợ gả chồng cho con cái trở thành bổn phận của người làm cha mẹ. Còn ngược lại, người sống độc thân mà không độc thân là người phải biết phương pháp SỐNG MỘT MÌNH. Sống một mình có bốn cách:
1- Sống một mình phải biết phương pháp làm chủ thân tâm.
2- Sống một mình phải biết phương pháp đẩy lui những bệnh trên thân.
3- Sống một mình phải biết phương pháp làm chủ tâm bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.
4- Sống một mình phải biết phương pháp làm chủ sự sống chết, tức là muốn chết là thân chết, muốn sống là thân sống, đó là làm chủ sự sống chết.
Trên đời này, sinh ra làm người ai cũng phải học đạo đức, nhờ có học hiểu đạo đức mới sống có đạo đức, chứ nếu không học đạo đức mà sống có đạo đức được thì đó là những bậc Thánh chứ đâu còn là phàm phu như chúng ta nữa.
Người hiểu biết thường nói: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Như vậy rõ ràng người ta chuộng đức hạnh chứ không ai chuộng sắc đẹp. “Hữu nhan sắc hữu ác đức”, lời dạy này rất đúng, không sai.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Khen tặng là một đức tính tốt, nhưng khen tặng như thế nào đúng, như thế nào sai? Thường khen tặng người sống có đạo đức là đúng còn khen tặng người có sắc đẹp là sai. Vì đạo đức thường hằng không thay đổi nên đạo đức không vô thường, còn sắc đẹp thì vô thường, còn trẻ thì đẹp nhưng già thì đâu còn đẹp: mặt nhăn, má hóp, da mồi, tóc sương. Vả lại sắc đẹp với người này thấy đẹp, còn người kia thì thấy xấu, nhất là loài thú vật thấy người đẹp nhưng lòng gian ác xảo trá, thường cắt cổ nhổ lông nên chúng rất sợ hãi.
Cho nên người chọn sắc đẹp là người có mắt như mù, là người chưa biết sống. Người chọn đạo đức là người biết sống, là người có đôi mắt trí tuệ. Cho nên các con là người học Phật để rèn luyện nhân cách sống đời đạo đức nhân bản - nhân quả không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh. Vì thế các con phải tập luyện khen tặng và ca ngợi đức hạnh nhân bản - nhân quả của mỗi người.
ĐOẠN 8: “Không ai khác. Con người đó đã có hai quả tim vàng”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Vay Trả, Trả Vay.
GIẢI TRÌNH ÁN: Một con người có hai quả tim vàng thì không đúng, đó là cách nhìn và suy nghĩ của riêng cá nhân tác giả, còn đối với đạo đức nhân bản - nhân quả thì trai gái yêu thương là một sự kiện bắt đầu cho chuỗi đau khổ, yêu nhiều đau khổ nhiều, yêu ít đau khổ ít.
Trai gái yêu thương là bắt đầu bước vào vòng tay điều khiển của nhân quả, nó điều khiển đi vào hôn nhân thì có cái khổ của hôn nhân, còn nếu không đi vào hôn nhân thì lại khổ một điều khác nữa. Cho nên trai gái yêu nhau là con đường đau khổ mở cửa để hai người bước vào thế giới sinh diệt tràn đầy nước mắt. Người ta gọi là hạnh phúc chứ nào có hạnh phúc gì đâu.
Từ khi trai gái yêu thương nhau đi đến hôn nhân thành vợ, thành chồng thì biết bao đau khổ. Vì hai người không thể là một nên thường có những tư tưởng khác nhau, do tư tưởng khác nhau nên không làm sao tránh những sự khổ đau.
Nói hai quả tim vàng là ý muốn nói tình yêu thương gắn bó lúc nào cũng không muốn rời nhau, cũng luôn nhớ nhau. Nhưng không rời nhau, luôn nhớ nhau đó là những sự khổ đau.
Vậy gọi là quả tim vàng thì có đúng không? Vàng là một thứ kim loại quý báu, thế mà tình yêu thương trai gái ví như quả tim vàng thì nó phải đem lại một điều gì bình yên, an vui và hạnh phúc, chứ sao nó lại đem thương nhớ nhau mà không gặp nhau thì đó là đem lại một sự đau khổ.
Cho nên tình yêu thương càng gắn bó mà không được gần nhau, không được ở bên nhau thì lại càng đau khổ nhiều hơn. Có đúng như vậy không quý vị? Nhưng khi ở gần nhau thì lại có những điều đau khổ khác. Cho nên tình yêu thương trai gái ở xa có những cái đau khổ ở xa, còn ở gần nhau thì có những cái đau khổ ở gần nhau. Cho nên tình yêu trai gái là tình yêu đau khổ, vì thế người đời vì vô minh mê mờ không thấy sợi dây xỏ mũi của nhân quả để điều khiển loài người bằng tình yêu thương trai gái, chính tình yêu thương trai gái mới có gia đình. Cho nên gia đình là con đường tái sinh luân hồi của nhân quả. Con đường tái sinh luân hồi nhân quả thì làm sao gọi là an vui hạnh phúc cho được, chỉ có những người vô minh sống trong mơ mộng, trong tưởng tri thì mới cho là an vui hạnh phúc.
Như vậy từ xưa đến nay ai cũng sống mơ tưởng sao? Đúng vậy, toàn cả thế gian này ai cũng sống trong mơ tưởng, chỉ có một người sống không mơ tưởng, đó là đức Thích Ca Mâu Ni, người Ấn Độ cách đây 2551 năm.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Nhân quả nghiệp báo có nghĩa là làm ác phải chịu những tai nạn, bệnh tật, khổ đau và làm thiện thì phải hưởng được những sự may mắn, yên vui, thân không bệnh đau. Vì thế các con nên nhớ lời Phật dạy mà cảnh giác từng hành động thân, miệng, ý: “Các pháp ác không nên làm và luôn luôn nên làm các pháp thiện”.
ĐOẠN 9: “Theo quy luật của đất trời, con người đó lớn lên và đã có chồng con. Người đẹp ấy cũng đã đi đây, đi đó trong và ngoài nước, sống với chồng con đầy hạnh phúc gia đình.
Cho đến nay, người hoa khôi nọ đã có cháu nội, cháu ngoại, đang sống bên ông chồng đã đến tuổi 90. Còn bà kém ông 13 tuổi. Ông chồng tuổi cao sức yếu, ốm đau triền miên. Thêm đó, cả hai vợ chồng chịu một nỗi bất hạnh vì đứa con trai duy nhất đã qua đời”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Theo Qui Luật Nhân Quả Các Pháp Đều Vô Thường.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đoạn văn trên đây là từ tình yêu thương trai gái đi đến hôn nhân, có con cái rồi cháu nội, cháu ngoại. Chồng 90 tuổi, vợ 77 tuổi, thời gian ấy phải trải qua biết bao nhiêu sóng gió cuộc đời; biết bao nhiêu gian khổ nuôi con rồi lại ôm cháu, sống đến tuổi đó đã lo rầu bao nhiêu người thân bệnh tật và cũng đã khóc thương biết bao người thân đã qua đời.
Cho nên tình yêu thương trai gái đi đến hôn nhân có hạnh phúc an vui không, hay tiếp nhận một cuộc đời đau khổ mà lạm dụng danh từ HẠNH PHÚC LỨA ĐÔI, chứ lứa đôi có hạnh phúc bao giờ, toàn là sự đau khổ, thành vợ thành chồng thì phải lo làm sao có cái ăn, cái mặc rồi nhà ở, lo cho con cái đứa như thế này đứa như thế khác. Thật là khổ vô vàn, cớ sao lại bảo là hạnh phúc. Hạnh phúc chỗ nào đâu? Con người đã bị nhân quả lừa đảo, vì vô minh không thấy nên mới cho tình yêu trai gái keo sơn gắn bó không bao giờ quên, cho đến khi chết cũng vẫn nhớ nhau mãi mãi, thật ra đó là ngu si, điên dại. Tình yêu trai gái chỉ là bắt đầu cho con đường sinh tử luân hồi, nó là con đường đau khổ của kiếp làm người.
Theo luật nhân quả thì con người không ai thoát ra khỏi qui luật tình yêu trai gái, ngoại trừ những người học Phật pháp và tu tập chứng quả vô lậu thì họ mới có thế làm chủ và điều khiển qui luật này.
Chỉ có đạo Phật mới nhìn thấu suốt được con đường tình ái, tức là con đường tình yêu thương trai gái là con đường đau khổ dẫn đến luân hồi tái sinh muôn vạn kiếp. Cho nên một người tu theo đạo Phật mà chưa thông suốt tâm ái dục này là chưa thông suốt Phật giáo. Bởi Phật giáo ra đời vốn chỉ dạy cho con người hiểu rõ nguyên nhân khổ đau của con người là cái gì? Chân lý TẬP ĐẾ không phải là ÁI DỤC sao? Ái dục không phải là con đường tình yêu thương trai gái sao? Đối với đạo Phật, trai gái yêu nhau là một sự khổ đau. Người tu sĩ Phật giáo họ yêu thương mọi người, mọi loài bình đẳng như nhau, vì thế họ không làm khổ mình, khổ người và khổ tất cả chúng sinh.
Từ tình yêu trai gái nó không dừng ở đó, mà nó đòi hỏi đi xa hơn, đó là tình yêu thương nhục dục, từ tình yêu thương nhục dục mới khiến con người làm ra biết bao nhiêu tội ác. Có thể làm cha mẹ vẫn giết con như thường mà báo chí thông tin: Những bà mẹ trẻ nạo móc bỏ thai nhi.
Ai có vào bệnh viện Từ Dũ thì sẽ rõ, ngày nào cũng có người nạo móc thai nhi, thật là đau xót vô cùng. Nỗi đau không những của riêng ai. Còn nếu để nuôi lớn thì bụng mang dạ chửa, đó cũng là một cách khổ sở vô cùng, rồi đến khi sinh nở phải chịu khổ đau tận cùng. Do đó người ta cầu khẩn Trời, Phật gia hộ: “Mẹ tròn con vuông”.
Từ đó câu này trở thành câu tục ngữ.
Thật sự trong đời này, người ta thường nhắc nhủ người phụ nữ rất chí tình: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Những câu ca dao tục ngữ như vậy thường nói cái khổ của người phụ nữ trên tình yêu ái dục. Trên tình yêu ái dục người phụ nữ phải gánh chịu trăm ngàn khổ đau. Từ tình yêu đi đến hôn nhân người phụ nữ phải chiều chuộng chồng con, phải quần quật nặng gánh chuyện nội trợ, rồi những chuyện nghịch ý không cùng một quan niệm sống nhưng phải thầm lặng chịu đựng để làm vui cửa vui nhà, chứ nào có thật sự vui đâu.
Vả lại khi có chồng rồi không được tự do như lúc chưa có chồng. Khi có chồng mà tiếp giao với một người khác phái trang lứa tuổi như mình thì coi chừng chồng ghen tuông. Ghen tuông thì khó thể nào tránh khỏi bạo lực gia đình, nếu bạo lực gia đình không xảy ra thì gia đình cũng lục đục, cơm không lành, canh không ngon không làm sao tránh khỏi. Khi xảy ra bạo lực gia đình thì có thể đi đến li dị. Tất cả những điều khổ đau này người phụ nữ phải lãnh đủ cả mọi sự khổ.
Nếu khép mình làm người vợ tốt trong gia đình thì được yên thân, nhưng không an thân đâu quý vị ạ! Rồi đây bụng mang dạ chửa nặng nhọc trăm bề khổ sở, cho đến ngày sinh nở một chết một sống vô cùng đau đớn. Như vậy chưa hết khổ đâu, phải suốt ba năm nuôi con cho bú mớm “tam niên nhũ bộ” phải chịu dơ, chịu bẩn, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, rồi khi con đau ốm bệnh tật thì mẹ khổ trăm bề. Vốn con người có sức chịu đựng giỏi trong mọi khổ đau, để tuân theo qui luật nhân quả trả vay.
Như vậy chúng ta truy ra nguyên nhân sinh ra muôn vàn đau khổ của người phụ nữ không phải là tình yêu trai gái sao? Đúng là tình yêu trai gái là nguyên nhân sinh ra muôn vàn sự khổ đau. Vậy sao người ta lại yêu nhau? Lại còn gọi người có tình yêu thương trai gái gắn bó là người có quả tim vàng. Theo chúng tôi nghĩ không có quả tim vàng mà có tràn đầy quả khổ đau của kiếp người, chỉ có những người không biết mới chấp nhận tình yêu trai gái không quên mới gọi là quả tim vàng.
Tại sao con người không thông minh nhận ra đâu là con đường khổ, đâu là con đường không đau khổ, chỉ mê mờ ham muốn chạy theo những phút truy hoan sắc dục của tình yêu trai gái mà phải gánh chịu suốt cả một đời người trăm cay, muôn ngàn vạn khổ đau? Biết tình yêu trai gái là trăm cay, muôn vạn sự khổ đau sao mọi người không dừng lại mà cứ lao thẳng vào, để rồi như con cá mắc cạn trên khô. Thật là tội nghiệp! Đức Phật xác định con người là vô minh, tức là con người thiếu sự hiểu biết quy luật nhân quả. Nhưng khi đã chỉ dạy cho họ hiểu biết, giác ngộ được tình yêu trai gái là con đường khổ, con đường tái sinh luân hồi, thế mà họ vẫn không dừng lại là cớ sao vậy? Biết rõ nơi đó là hang hùm, rắn độc, nơi đó sẽ giết hại và làm đau khổ con người, thế mà mọi người vẫn chui vào hang hùm đùa giỡn với rắn độc, nhưng khi bị hùm ăn, rắn độc cắn thì than thân trách phận, kêu Trời kêu Phật. Thật là đáng thương, nhưng biết làm sao khuyên và giúp họ.
Bởi vì mỗi người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi, không ai đi thay thế cho mình được. Đây là lời nhắn nhủ của đức Phật đã dạy cách đây 2551 năm, nhưng giá trị lời nói này mãi mãi không mờ phai trong lòng người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Các pháp đều vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta. Vậy các con còn có những gì mà không buông xả cho sạch, chỉ còn duy nhất là tâm bất động trước ác pháp và cảm thọ. Đó là một trạng thái tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Hãy cố gắng lên các con ạ! Đời là vô thường, có ai sống mãi với chúng ta đâu, rồi đây mọi người đều theo nghiệp thiện ác mà đi tái sinh luân hồi.
Vậy còn gì nữa mà chúng ta không buông xuống cho thật sạch. Phải không các con?
ĐOẠN 10:“Bà cố vượt qua nỗi buồn tê tái trong lòng mình, nhưng rất vui vẻ, lạc quan”.
Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Vượt Qua Nhân Quả Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Vốn con người có sức chịu khổ, khi chịu đựng những sự khổ đau thì gọi là vượt qua. Nhưng bảo rằng tình yêu thương gia đình là hạnh phúc, là không khổ đau là không đúng. Bởi nói đến gia đình là nói đến mọi sự khổ đau đều tập trung nơi đó, thế mà con người ít ai tránh khỏi. Con người cứ trai lớn lấy vợ gái lớn gả chồng như một điệp khúc khổ đau lặp đi lặp lại mãi mãi từ đời này đến đời khác không bao giờ dứt.
Đúng vậy, quy luật nhân quả sinh tồn của muôn loài trên hành tinh sống này duy nhất chỉ có con đường này. Con đường này gọi là con đường tái sinh luân hồi như trên đã nói.
Muốn chấm dứt tái sinh luân hồi thì tình yêu trai gái sắc dục phải chấm dứt, nếu không chấm dứt con đường đau khổ này thì loài người mãi mãi phải chịu khổ đau muôn đời muôn kiếp.
Khi yêu thương nhau cách xa thì khổ đau, gần nhau thì lời qua tiếng lại cũng khổ đau; khi yêu thương nhau bệnh đau phải chăm sóc cho nhau cũng khổ đau; khi thương yêu nhau thấy ai thân mật với người mình yêu thương thì sinh tâm ghen tuông tức giận hay buồn phiền, đó là những sự khổ đau.
Khi có con có cháu, nếu có đứa nào bệnh tật hay chết thì nỗi khổ đau lại chồng chất lên nhau suốt từ năm này đến năm khác. Nói đến gia đình ai cũng tưởng nó là hạnh phúc, nhưng nào ngờ gia đình là cảnh địa ngục trần gian, gia đình là con đường sinh tử luân hồi. Người có trí hiểu biết gia đình là nghiệp báo theo quy luật nhân quả trả vay từ kiếp này sang kiếp khác. Cho nên gia đình là cái rọ để nhốt mọi người cùng chung nhân quả để gắn bó cùng chịu khổ đau.
Chính con đường sinh tử luân hồi cũng là nơi đây như trên đã nói, vì vậy nó là con đường đau khổ nhất trên hành tinh sống này. Thế mà mọi người đang sống trên hành tinh này đều nghĩ tưởng gia đình là hạnh phúc, nhưng khi bước vào thành lập gia đình thì hạnh phúc đâu không thấy, chỉ toàn thấy muôn vàn thứ khổ đau, từ những khổ đau này đến những khổ đau khác, khổ đau triền miên. Cho đến khi xuôi hai tay đi vào lòng đất lạnh thì lại tiếp tục tái sinh, như vậy làm sao hết khổ được. Bởi vậy ai là người hiểu được con đường tình yêu trai gái đầy gian truân khổ ải này và chính ai là người đã vượt ra khỏi con đường này. Ôi! Con đường nhiều cay đắng và chông gai.
Từ xưa đến giờ, ai cũng lầm lạc tưởng là trai gái yêu nhau đi đến hôn nhân là hạnh phúc, nhưng nào ngờ đó là một lộ trình mở ra để đưa con người đi vào nghiệp tái sinh luân hồi vô vàn muôn sự khổ đau.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Vượt qua nhân quả chỉ là một lời nói suông, vậy bằng cách nào để vượt qua nhân quả? Phải có phương pháp, phải có sự tập luyện.
Vượt qua nhân quả có nghĩa là làm chủ nhân quả, muốn làm chủ nhân quả thì duy nhất chỉ có tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Muốn được tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ thì các con phải triển khai tri kiến giới luật đức hạnh nhân bản - nhân quả, hằng ngày sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh bằng đức hiếu sinh đa hướng.
Bất cứ một ác pháp nào xảy đến đều phải đem lòng yêu thương và tha thứ. Có thực hiện tâm như vậy thì mới tìm thấy sự bất động của tâm.
Sự bất động của tâm chính là sự vượt qua nhân quả hay còn gọi là làm chủ nhân quả. Các con nên nhớ lời dạy này, chính nó là lời vàng từ kim khẩu đức Phật đã dạy trong tạng kinh Nikaya.
ĐOẠN 11: “Săn sóc ông chồng vô cùng chu đáo. Bà lo từng bữa cơm sao cho thích hợp, lo từng giấc ngủ khi thấy chồng trở mình”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Đức Trách Nhiệm Bổn Phận Hiếu Sinh Ý Hành, Thân Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đọc đoạn văn trên đây, chúng ta mới thấy hai chữ bổn phận và trách nhiệm của người vợ, người mẹ thật là trăm ngàn thứ khổ: phải lo từng bữa cơm sao cho thích hợp, phải lo sao cho giấc ngủ chồng con yên ổn khi trở mình. Như vậy người phụ nữ làm hết trách nhiệm và bổn phận của mình có khổ không quý vị? Bởi vậy một người sáng suốt soi rọi lại cuộc sống của mình mới thấy cuộc sống gia đình là địa ngục, còn ai cho nó là thiên đàng hạnh phúc thì đó không thực tế, chỉ là ảo tưởng mà thôi.
Bởi vậy người đi tìm sự bình an, hạnh phúc trong lứa đôi thì không bao giờ có, có chăng cũng chỉ là giấc mơ, nhưng khi choàng tỉnh là một sự đau khổ ê chề. Tình yêu trong đôi lứa là miếng mồi dụ mọi người lọt bẫy sa lưới để rồi chỉ còn biết chịu đựng cho hết cuộc đời mà thôi.
Nhưng không rõ nó thì kiếp khác lại cũng tái diễn như vậy, nghĩa là khổ đau rồi lại tiếp tục khổ đau mãi mãi.
Tình yêu lứa đôi là một định luật đau khổ của loài người muôn đời muôn kiếp mà loài người mê muội nên xây dựng một nền tảng hạnh phúc ảo tưởng, vì thế nó trở thành một truyền thống duy trì nòi giống. Con người duy trì nòi giống trong lộ trình đau khổ mà không tìm một lộ trình duy truyền nòi giống qua con đường không đau khổ.
Có một con đường duy trì loài người mà không phải con đường lứa đôi. Vạn vật được hợp duyên để sinh ra có bốn cách:
1- Thấp sinh là những sinh vật sinh nơi ẩm thấp.
2- Noãn sinh là những sinh vật sinh ra trứng, từ trứng mới nở thành con.
3- Thai sinh là những sinh vật sinh ra bằng con.
4- Hóa sinh là những sinh vật sinh ra bằng cách tự hợp các duyên tạo thành ra con người.
Ba loại sinh đầu tiên đều phải hợp duyên sinh ra bằng qui luật nhân quả âm dương (giống đực và giống cái). Dù là cây cỏ cũng phải qua quy luật này. Còn loại sinh thứ tư thì không qua quy luật nhân quả âm dương mà bằng Tứ Thần Túc hợp duyên theo ý thức điều khiển pháp hướng tâm.
Như vậy con người muốn sinh nơi không đau khổ, nơi thanh tịnh thì chỉ có sinh nơi hoá sinh.
Hóa sinh ở đây không có nghĩa là biến hóa như mọi người tưởng tượng dùng thần thông biến hóa, hoặc hóa sinh như con sâu bướm. Sâu bướm mọc cánh mọc chân thành con bướm rồi bướm giao hợp sinh ra trứng, trứng nở ra ấu trùng tức là con sâu, con sâu lần lớn lên mọc cánh mọc chân thành lại bướm. Do không hiểu, các nhà Đại thừa cho đó là hóa sinh. Như trên đã nói, bướm giao hợp mới sinh ra trứng, như vậy là bướm sinh ra bằng con đường NOÃN SINH, từ sâu thành bướm là sự phát triển của con bướm, chứ không phải HÓA SINH.
Một người tu hành đúng chánh pháp của Phật, tâm tham, sân, si, mạn, nghi đã xa lìa và diệt hẳn, nên không còn tái sinh theo ba con đường THẤP SINH, THAI SINH và NOÃN SINH. Ba con đường đi tái sinh này do nghiệp lực nhân quả tương ưng chiêu cảm, chứ con người không có quyền điều khiển sự tái sinh này. Vì thế trai gái yêu nhau là một quy luật nghiệp báo của nhân quả mà tất cả các loài hữu tình hay vô tình đều bị lực hút tương ưng đi tái sinh, chứ không người nào có được quyền làm chủ tái sinh luân hồi. Vì thế người nào muốn làm chủ tái sinh luân hồi thì phải tu hành chứng quả A La Hán. Người chứng quả A La Hán mới có Tứ Thần Túc. Nhờ có Tứ Thần Túc con người mới đủ năng lực hợp các duyên rồi mới hoá sinh.
Nhưng đối với người tu chứng quả A La Hán, họ lại không bao giờ hóa sinh. Khi bỏ thân nghiệp tứ đại này họ sẽ vào Niết Bàn vĩnh viễn.
Vì hóa sinh vẫn còn mang thân tứ đại, mà thân tứ đại là pháp hữu vi, mà pháp hữu vi phải chịu luật vô thường. Vì thế người tu chứng quả A La Hán không ai còn muốn tái sinh trở lại đời này nữa. Đức Thích Ca Mâu Ni đã nói: “Ta chỉ còn một đời này nữa mà thôi”.
Có người bảo rằng, nếu ai cũng tu hành chứng quả A La Hán hết thì trên hành tinh này sẽ không còn có con người nữa. Lời nói này không đúng, vì loài người không thể chấm dứt trên hành tinh này được, khi môi trường sống vẫn còn thì luật nhân quả vẫn còn chi phối vạn vật. Cho nên luật nhân quả vẫn còn thì quy luật sinh diệt của nhân quả vẫn còn, mà quy luật nhân quả sinh diệt vẫn còn thì tái sinh luân hồi phải theo ba đường: thấp sinh, thai sinh và noãn sinh.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Làm người ai cũng có trách nhiệm và bổn phận, nhưng trách nhiệm và bổn phận của mỗi người dù nam hay nữ đều phải sống có đạo đức, nhờ sống có đạo đức mới đem lại sự bình an, yên vui cho mình, cho mọi người và cho mọi vật. Vì vậy các con nên biết: Chính trách nhiệm và bổn phận đạo đức của con người là trên hết, không có trách nhiệm bổn phận nào ngoài đạo đức các con ạ! Con người lấy đạo đức làm cuộc sống là trách nhiệm và bổn phận đúng đắn nhất cho sự sống trên hành tinh này.
ĐOẠN 12: “Đây là đôi vợ chồng có duyên nợ với nhau, ăn ở với nhau suốt đời”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Nhiều Đời.
GIẢI TRÌNH ÁN: Đoạn trên đây nói: “Đây là đôi vợ chồng có duyên nợ với nhau, ăn ở với nhau suốt đời”. Đời sống con người nghe nói câu này cho là hạnh phúc, nhưng không đâu quý vị ạ! Quý vị cứ xét xem, đôi vợ chồng có duyên nợ ăn đời ở kiếp, đó là một điều người ta tưởng rằng tốt của cuộc đời mà mọi người ai cũng mong muốn được như vậy. Nhưng xét cho cùng, hai người sống chung nhau như vậy họ có rất nhiều sự đau khổ, chỉ vì họ không lưu ý mà thôi, chứ lưu ý họ sẽ thấy rõ hơn. Nếu hai vợ chồng li dị chia lìa họ sẽ có những sự đau khổ trong li dị chia lìa, còn không li dị chia lìa họ lại có những điều khổ trong không li dị chia lìa. Cho nên đức Phật dạy: “Đời là biển khổ”, nhưng mấy ai lưu ý, cứ khổ mặc khổ, nên luôn luôn lúc nào cũng sống trong khổ, ngày nào cũng khổ, giờ nào cũng khổ, mọi người lấy cái khổ làm niềm vui.
Vui trong đau khổ là vui chỗ nào đâu quý vị? Bởi vui và khổ là hai mặt của cuộc đời, có vui thì không có khổ, có khổ thì không có vui, cho nên nói lấy khổ làm vui là không đúng, nhưng chấp nhận chịu đựng khổ để sống thì đúng. Cười ra nước mắt, đó là cuộc sống của con người.
Người ta thường bị tâm mình lừa gạt đời sống lứa đôi là hạnh phúc, vì thế họ không biết, không thấy đời là khổ đau, là con đường tái sinh luân hồi, nên trai gái lớn lên đều bắt đầu yêu thương nhau, yêu thương nhau để chịu khổ, để làm tất cả tội ác.
Người ta gọi là hạnh phúc chứ nào tìm đâu ra hạnh phúc. Chúng ta phải biết con đường trai gái yêu nhau là con đường đau khổ nhất của cuộc đời. Lời nói này có đúng không quý vị? Quý vị cứ nhìn xem có đôi vợ chồng nào là hạnh phúc thật đâu, chỉ là ảo tưởng, từ cái khổ này chưa dứt sẽ tiếp nối cái khổ khác, khổ chồng lên lớp lớp trùng trùng.
Ví dụ: Khi còn sống độc thân chưa lập gia đình thì khi đau chỉ có một mình, thì cái khổ cũng có một mình, còn khi có hai người thì chồng đau hay vợ đau thì cả hai người đều khổ.
Người đau cũng khổ, người không bệnh đau cũng khổ, khổ vì lo rầu, khổ vì phải chăm sóc thuốc thang cho người bệnh, do đó ăn không ngon, ngủ không yên, v.v... Tất cả những điều này không phải khổ sao? Khi còn độc thân chỉ có một ý kiến nên không có sự tranh cãi bất đồng, nhưng khi có hai người thì có hai ý kiến. Có hai ý kiến thì có sự bất đồng ý, mà có sự không đồng ý là có sự tranh cãi, mà có sự tranh cãi là không có sự bằng lòng, không có sự bằng là có sự phiền não tức giận. Có sự phiền não tức giận là có sự đau khổ phải không quý vị? Khi sống độc thân thì không có sự sinh con đẻ cái, sinh con đẻ cái không phải là sự đau khổ sao? Để minh chứng sự đau khổ của tình yêu lứa đôi qua bài: “ƯỚC MƠ”. Hai chữ ước mơ tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng biết bao khát vọng của mỗi con người. Sống trên đời, ai cũng lựa chọn cho mình một ước mơ để vững bước trong cuộc sống và định hướng tốt đẹp cho tương lai.
Nhưng ước mơ không chỉ đơn thuần là làm thế nào để có nghề nghiệp ổn định cho riêng mình, mà còn là khát vọng, là mong muốn được sống trong một gia đình hạnh phúc.
“Hồi nhỏ, mỗi khi nhắc đến ước mơ là tôi lại mong sao có một ngày nào đó có thể được bay lên bầu trời để tận mắt thấy những vì sao, được thấy chị Hằng trên cung trăng. Nhưng dần lớn lên, tôi mới biết đó chỉ là ảo tưởng và giờ đây ước mơ lớn nhất của tôi là được sống trong một gia đình hạnh phúc. Có lẽ đối với tôi như thế là quá đủ rồi.
Sinh ra, tôi được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ và chị tôi. Tôi nghĩ số phận của mình quá may mắn. Nhưng càng lớn lên tôi mới hiểu rằng mặc dù được cha mẹ yêu thương chiều chuộng, nhưng cuộc sống gia đình tôi không được hạnh phúc. Ngày nào cũng vậy, cứ tối đến ba mẹ tôi cãi nhau. Có khi vì bố tôi uống rượu say về phá tung đồ đạc. Mỗi lần như thế là hai chị em tôi chỉ biết khóc, không dám can ngăn. Cứ như thế tuổi thơ trôi qua trong những nỗi đau về tinh thần, nhưng cha mẹ tôi không biết, họ cho rằng cuộc sống như vậy đã đủ với chị em tôi. Có những đêm tôi khóc thầm, mong sao cha mẹ có thể hiểu được tâm trạng của tôi và van họ đừng tiếp tục cãi nhau nữa. Nhưng có lẽ sự thật quá bất công. Tôi mong sao mình có thể biến thành một vì sao lấp lánh trên bầu trời, có lẽ như vậy thì tôi không phải nghe cha mẹ xích mích cãi nhau và tôi không phải khóc nữa.
Nước mắt rồi cũng có ngày khô cạn và đôi khi nước mắt không thể giải quyết được sự việc. Tôi biến thành một vì sao hay một vật vô tri nào thì đó cũng chỉ là ảo ảnh.
Giờ đây tôi đã lớn, thời gian đã trôi qua, tất cả vạn vật đã thay đổi, nhưng cuộc sống gia đình tôi vẫn ở con số 0. Nhiều lúc tôi tự nghĩ tại sao cái ước mơ nhỏ bé đó lại không thể trở thành hiện thực? Tại sao những bậc làm cha làm mẹ không nghĩ rằng những sự việc mà họ làm đã gây tổn thương chính con của họ. Người ta thường nói: Tôi sẽ không lo nghĩ, tôi sẽ không mơ tưởng những ý nghĩ kỳ quái mà chính tôi cũng nghĩ như vậy. Tuy tôi đã lớn, nhưng một khi vào nhà các bạn chơi thấy cha mẹ bạn thật hạnh phúc tôi lại muốn khóc, nhưng khóc để làm gì khi sự thật không thể thay đổi mặc dù nước mắt tôi đã cạn khô... ” Nguyễn Thị Thu Thảo. Đọc qua đoạn văn trên, chúng ta xét thấy tình yêu trai gái đâu có gì là hạnh phúc, mà toàn là khổ đau, đứng bên ngoài tưởng là thiên đàng, không ngờ khi bước chân vào mới thấy đó là địa ngục. Địa ngục không của riêng ai, có đúng không quý vị? Con người vì tâm ái dục làm mê mờ lý trí nên cứ ngỡ tưởng trai gái yêu nhau là hạnh phúc.Yêu nhau mà cha mẹ đôi bên không bằng lòng thì đó nỗi khổ đau vô cùng vô tận của trai gái, còn yêu nhau mà cha mẹ đôi bên chấp nhận thì lại có cái khổ khác… Cái khổ của sự ràng buộc hôn nhân, của cả hai gia đình cha mẹ đôi bên, đó là một chùm nhân quả khổ đau. Cái gì đến rồi phải đến theo trình tự của nghiệp báo nhân quả mà con người không thể làm chủ và lường trước được, chỉ có đương đầu và chịu đựng đời đời kiếp kiếp nối tiếp nhau mãi mãi như ngọn đuốc. Ngọn đuốc này vừa tắt thì ngọn đuốc khác tiếp nối cháy lên vô lượng kiếp khổ đau.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG: Nhân quả nghiệp báo như các con đã học, nó không tha cho một người nào cả khi các con làm điều ác.
Vì biết rõ nhân quả nghiệp báo như vậy thì trong cuộc sống hằng ngày các con phải cẩn thận, mỗi việc làm, lời nói phải suy nghĩ chín chắn rồi mới làm và nói, chứ không được dục ăn, dục nói như trước kia nữa.
Các con đã học đạo đức thì phải áp dụng đạo đức vào cuộc sống để không có nhân quả nghiệp báo nào tác động các con được. Các con nên nhớ kỹ lời dạy này.
ĐOẠN 13: “Năm nay tuy tuổi đã xấp xỉ gần 80, nhưng bà lại gặp một tin vui bất ngờ. Sau 55 năm, bà tìm được địa chỉ của người mình mong đợi. Người bà yêu không ai khác là bạn học cùng trường”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Nhân Quả Nghiệp Báo Tình Yêu Trai Gái Ý Hành.
GIẢI TRÌNH ÁN: Từ lúc tuổi còn trẻ, bây giờ tuổi đã 80 thế mà tình yêu vẫn chôn chặt trong lòng chưa dám hở môi nói với ai, ngay cả chồng con cũng chẳng dám thổ lộ. Như vậy tình yêu thương trai gái thuở ban đầu đã ghi đậm vào tâm hồn một nỗi lòng thương nhớ không quên.
Nguyễn Du nói:
“Nỗi riêng riêng những bàng hoàng, Khối tình chết xuống tuyền đài chưa tan” Tuy đã có chồng con, cháu, chít và chắt, nhưng mỗi khi nửa đêm canh khuya thanh vắng còn lại một mình thì lại nhớ mối tình đầu năm xưa, khi nhớ nhau làm sao tâm hồn không ray rứt. Bởi vậy tình yêu thương trai gái là khổ.
Tình yêu thương ấy là tình yêu thương lãng mạn. Nguyễn Du đã nói đến sự đau khổ day dứt của tình yêu ấy bằng câu thơ rất hay và rất đúng tâm lý con người: “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”.
Bà cụ già này cũng vậy, trên 55 năm, có chồng, con, cháu, chít và chắt, thế mà mối tình đầu vẫn chưa tan. Một nỗi nhớ thương đeo đẳng cho đến khi chết tình yêu của bà cũng không quên. Đúng là bà, người rất chung tình, nhưng đối với chồng thì bà không phải là người chung thủy.
Khi chưa có chồng, có vợ, còn là một cô gái, một chàng trai thanh niên thì yêu thương người nào cũng được, nhưng không nên yêu thương những người có vợ hay những người có chồng, vì yêu thương như vậy là phá hoại gia đình và làm tan cửa nát nhà người khác.
Trai gái yêu thương nhau cũng phải cẩn thận lựa chọn, chứ không phải đụng đâu yêu thương đó, nhưng dù sao tình yêu trai gái có chọn lựa hay không chọn lựa nó vẫn là con đường đau khổ của loài người. Không yêu thương là thoát khổ, là chấm dứt tái sinh luân hồi. Không yêu thương trai gái là làm chủ nghiệp báo nhân quả, sống trong cuộc đời mà ra khỏi cuộc đời, không còn mọi sợi dây ái kiết sử vô hình trói buộc.
Hạnh phúc thay cho những ai thoát khỏi tình yêu thương trai gái! Thoát khỏi tình yêu thương trai gái là thoát khỏi quy luật nhân quả. Hạnh phúc thay cho những ai biết trai gái yêu nhau là con đường dẫn đến tái sinh luân hồi, khổ đau muôn kiếp! Hạnh phúc thay cho những ai có đầy đủ nghị lực và ý chí kiên cường vượt thoát sự cám dỗ của tình yêu thương trai gái! Hạnh phúc thay cho những ai sống trong đời người mà không bị nghiệp đời ràng buộc...!
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Các con nên nhớ, tình yêu thương giữa trai gái là tình yêu thương tốt đẹp, nhưng phải dừng tình nhục dục, vì tình nhục dục là con đường đau khổ không riêng gì của người nào. Vì người nào bước chân vào tình nhục dục thì không có người nào thoát khổ. Cho nên các con, các cháu là những thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ cần phải cảnh giác tình nhục dục, nó là một loại dục ích kỷ, cá nhân, thường xâm chiếm làm hư hoại tình yêu thương trong sạch, vô tư và thanh cao của con người. Các con hãy nhớ lấy lời dạy này.
ĐOẠN 14:“Tình yêu chớm nở thì người bà yêu đã theo tiếng gọi của tỉnh nhà vào quân đội để chuẩn bị cho cuộc tổng tiến công. Người thanh niên đó đi từ chiến trường này sang chiến trường khác, chuyển từ công tác này sang công tác nọ, khi ở trong nước, khi được đi học nước ngoài... cũng bôn ba khắp nơi”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Nghiệp Báo Có Duyên Không Nợ.
GIẢI TRÌNH ÁN: Nhân duyên nghiệp báo của tiền kiếp có yêu nhau mà không có duyên nợ nhau để thành vợ thành chồng, rồi mỗi người phải đi mỗi ngả, như nhà thơ Thế Lữ nói:
“Anh đi đường anh, em đường em Tình nghĩa đôi ta có thế thôi Chẳng muốn trông mong xum hợp lại Bận lòng chi nữa lúc chia phôi”. Tình yêu trai gái là đau khổ như vậy. Thơ văn người xưa cũng như người nay đều nói lên lòng đau khổ của tình yêu trai gái như Đoàn Thị Điểm:
“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc Đường bên cầu cỏ mọc còn xanh Đưa chàng lòng dặt dặt buồn Bộ không bằng ngựa, thủy không bằng thuyền” Hay:
“Nước trong chảy lòng phiền không rửa Cỏ xanh tươi dạ nhớ chẳng khuây” Huy Cận:
“Sóng gợn trường giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song Thuyền về bến cũ sầu muôn ngả Củi một cành khô lạc mấy giòng” Tình yêu trai gái mới chỉ bắt đầu mà còn đau khổ như vậy huống là đã thành vợ thành chồng thì còn biết bao nhiêu sự đau khổ. Phải không quý vị? Vì vậy ai dám bảo tình yêu trai gái là hạnh phúc.
Nhìn thế gian này con người quá điên đảo, lấy khổ đau làm hạnh phúc an vui, vì thế không có người nào thoát khỏi tình yêu thương trai gái và chồng vợ. Thậm chí như trong bài học này:
Một bà lão 80 tuổi, tuổi gần đất xa trời thế mà vẫn còn sống lãng mạn yêu thương như cô gái mới 18 tuổi xuân thì. Được biết địa chỉ của người yêu trong tuổi học trò thì mau mau tìm cách liên lạc để tỏ tình với nhau, thật là chung tình. Tình yêu thương ấy vẫn còn nồng cháy như lúc còn thanh niên. Như vậy suốt thời gian có chồng, có con bà vẫn luôn luôn nhớ đến tình xưa. Vì thế trong Chinh phụ ngâm khúc:
“Nước trong chảy lòng phiền không rửa Cỏ xanh tươi dạ nhớ chẳng khuây”. Đó có phải chăng con người quá ngu si lấy khổ đau làm hạnh phúc, hạnh phúc đâu không thấy, chỉ thấy toàn nhớ thương và đau khổ. Nếu không nhớ thì thôi mà nhớ thì khổ đau vô cùng.
Có phải vậy không quý vị?
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
“Có duyên không nợ”, đó là lời nói của những trai gái yêu thương mà không đi đến hôn nhân để thành vợ thành chồng. Hôn nhân chỉ là một sự ràng buộc trong tình nhục dục để họ không còn bỏ nhau.
Bởi vậy tình nhục dục không có bền chắc, nên buộc phải có hôn nhân, nếu không có hôn nhân thì tình nhục dục chỉ là một trò chơi qua đường để thỏa mãn sắc dục rồi đường ai nấy đi, ai khổ ráng chịu, vì vậy nhục dục là thứ ích kỷ.
Bởi vậy các con, các cháu thanh niên và thanh thiếu niên nam nữ phải tránh xa tình nhục dục, vì thật sự có hôn nhân thành vợ thành chồng keo sơn gắn bó với nhau nhưng nó là con đường đau khổ. Các con, các cháu có tin không? Nếu không tin các con, các cháu hãy nhìn xem trên đời này có đôi vợ chồng nào mà không khổ đau, không cực nhọc, mặc dù họ rất chung tình, chung thủy thương yêu nhau.
ĐOẠN 15: “Cũng như bà, theo quy luật của tạo hóa, anh có gia đình vợ con, nay cũng có cháu nội, cháu ngoại như bà và tuổi tác cũng đã lúc “gần đất xa trời”. Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN:Theo Quy Luật Nhân Quả Các Pháp Đều Vô Thường.
GIẢI TRÌNH ÁN:
Quy luật nhân quả các pháp vô thường. Cuộc đời yêu nhau nhưng không thể sống độc thân như vậy, nên cả hai không biết tin tức của nhau, sống trong chiến tranh nên đều nghĩ rằng đã chết, nên ông lấy vợ, bà có chồng. Mối tình đầu được xem như đã trôi vào dĩ vãng, nhưng dù sao cũng không thể quên:
“Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng”. Tình yêu trai gái không vướng vào thì thôi, mà đã vướng vào thì rất khó bỏ ra:
“Một dây đã buộc ai chằng cho ra”. Cha mẹ đã có kinh nghiệm này thì nên hướng dẫn con mình hãy thoát ra, chứ đừng để con cái mình vướng vào cạm bẫy của con đường tình yêu và gia đình, vì đó là con đường dẫn đến khổ đau muôn đời muôn kiếp.
Bởi con đường trai gái yêu nhau có gia đình là con đường đau khổ. Từ xưa đến nay có gia đình nào trên hành tinh này là hạnh phúc trọn vẹn không khổ đâu. Người ta nói tình yêu thương gia đình là hạnh phúc nhưng sự thật tìm hạnh phúc trong gia đình không bao giờ có.
Người ta chúc phúc cho nhau đầu bạc răng long.
Dù cho vợ chồng có sống với nhau đầu bạc răng long, nhưng họ phải chịu biết bao là sự đau khổ trong cuộc sống gia đình.
Muốn biết những sự đau khổ của gia đình thì chúng ta nên tóm lược lại những ý chính như:
Khổ vì hai tư tưởng; khổ vì phải chiều chuộng nhau; khổ vì phải lo lắng cho nhau; khổ vì bệnh tật tai nạn của nhau; khổ vì lo cơm ăn áo mặc, nhà ở; khổ vì sợ thua kém bạn bè; khổ vì mang nặng đẻ đau; khổ vì phải nuôi con khôn lớn nên người; khổ vì chồng say xỉn đánh đập chửi mắng; khổ vì vợ ham mê bài bạc; khổ vì con cái bê tha dạy bảo không nghe lời; khổ vì dâu con cứng đầu cứng cổ; khổ vì ghen tuông chồng có con này, con kia hay vợ cặp ông này, ông nọ, v.v...
“MẸ ÚT” là một câu chuyện gia đình trong báo Tuổi Trẻ thứ năm ngày 4/10/2007, tác giả Nguyễn Thị Đào, để minh chứng sự đau khổ của đời người qua đường chồng vợ như sau:
Nhìn con say sưa trong giấc ngủ, lòng tôi nhói đau khi nghĩ đến ngày mai sẽ ra sao, khi đường đời chỉ còn lại mình tôi với đứa con thơ dại. Bất chợt tôi quay lưng lại phía sau thì bắt gặp cái nhìn đau xót của mẹ tôi. Sau buổi ăn tối, tôi đã nói cho mẹ biết quyết định ly hôn của tôi vì không thể nào cứu vãn được nữa.
“...10 tuổi đầu, Út đã mồ côi mẹ, Út sống chung với người cha nghiện rượu và người anh trai đã có vợ. 17 tuổi, cha nhận lời gả Út cho một người bạn nhậu nên Út đã bỏ nhà trốn lên Sài Gòn, phụ việc trong một quán cơm bình dân, Út được ông bà chủ thương và nhận làm con nuôi.
Trong số khách hàng lâu năm của quán ăn này có một người đàn ông lịch lãm, lớn tuổi để ý thương Út. Ông ta bảo có gia đình nhưng đã đi vượt biên sau ngày 30/4/1975 và mấy năm liền chưa có tin tức. Ngày Út về sống chung với ông ấy cũng chỉ có bữa tiệc nhỏ gồm có cha mẹ nuôi và vài người bạn thân.
Khi Út có thai được 5 tháng thì người chồng thú tội với Út là có vợ và 6 con đang ở quê nhà tại Long An, vì chuyện vượt biên bất thành.
Nghe tin ấy, Út đã lang thang nhiều ngày không về nhà, ngồi cả ngày bên dòng sông mà không đủ can đảm nhảy xuống sông tự tử.
Sau cùng, Út quyết định trở về nhà và tìm người vợ lớn: “Em khờ dại lầm lỡ, lạy chị hãy tha thứ cho em, nhận đứa em tội nghiệp này, con em không có tội thì làm sao hủy hoại nó cho được, còn nếu như em tạo ra nó mà không cho nó có cha thì cuộc đời của nó bị vẩn đục, tương lai của nó bị lu mờ”. Người vợ lớn đã chấp nhận Út.
Từ đấy, Út cam phận làm nhỏ nên dù có khổ sở cay đắng tủi nhục Út cũng chẳng than thở nửa lời. Đôi lúc những cơn ghen ngầm của người vợ lớn làm Út phải nghẹn ngào “nước mắt chan cơm”. Đã nhiều lần Út định bồng con rời khỏi nhà, nhưng khi nghĩ con không có cha sẽ mặc cảm tự ti với đời, thế là Út không đủ can đảm ra đi.
Ba năm sau, chồng Út thất bại trong việc làm ăn, buồn bực, sinh bệnh rồi mất sức lao động. Người vợ lớn gốc người thành thị, từ nhỏ đã không quen làm lụng, lại hay đau bệnh, gia đình đâm ra khốn khó. Chồng của Út trao cho Út một số tiền và bảo Út đi tìm cuộc sống mới, để tránh khổ về sau. Út nức nở nói rằng: dẫu có ăn xin Út cũng theo chồng đến ngày nhắm mắt.
Ngày trước, thiên hạ cho Út vì tiền nên mới cam tâm làm bé chịu đựng khổ cực như thế, bây giờ Út bỏ đi là công nhận những lời dèm pha đó là đúng hay sao! Út quyết định đứng ra gánh vác gia đình, nuôi dạy các con. Sự chịu thương chịu khổ và sự tảo tần buôn bán sớm hôm của Út đã thuyết phục được người vợ lớn và các con. Chẳng biết tự lúc nào, người vợ lớn đã giao quyền cho Út mọi việc, kể cả việc định vợ gả chồng cho các con. Và các con cũng tự thay đổi tiếng “dì Út” bằng tiếng “mẹ” trìu mến.
Ba mươi mấy năm vất vả, hi sinh tất cả cho con, giờ đây Út cảm thấy được bù đắp vì được sống vui vẻ, hạnh phúc với 7 đứa con và đàn cháu nội ngoại đông đủ, mặc dù Út chỉ duy nhất sinh nở một lần.
Chuyện đời của Út chính là cuộc đời của mẹ.
Con là đứa con gái Út của người vợ lớn mà mẹ làm “vú nuôi” con từ lúc 4 tuổi. Đứa con gái ruột của mẹ theo chồng ở xa. Tình thương của mẹ dành cho các con giờ đây chỉ dồn vào một mình con, vì chỉ còn có con là sống gần gũi nhất với mẹ. Con đau một thì mẹ khổ mười.
Ngày ấy mẹ côi cút, dốt nát nên lầm lỡ, còn con hôm nay có tới hai người mẹ mà cuộc đời lại khổ đến thế thì mẹ thật không cam tâm. Mẹ mong con hãy suy nghĩ kỹ và quyết định cuộc đời của con bằng trái tim của người mẹ”.
Đêm ấy tôi khóc thật nhiều, khóc cho đời mẹ và khóc vì ân hận mình đã sống quá hẹp hòi ích kỷ. Tôi chỉ biết đòi hỏi chồng phải yêu thương và lo lắng cho vợ con, mà không nghĩ đến áp lực nặng nề anh ấy đang gánh chịu. Tại sao tôi có thể bắt anh ấy chọn lựa giữa vợ con và gia đình của anh? Chính mẹ Út đã khơi dậy trong tôi tình cảm thiêng liêng của người mẹ. Chỉ đến khi được làm mẹ, người ta mới thấm thía trong lòng thương con đến nhường nào. Nếu như 5 năm trước, mẹ Út không kể cho tôi nghe câu chuyện đời của mẹ thì chắc tôi đã đánh mất hạnh phúc của đời mình. Có được mái ấm gia đình như hiện nay, tôi mãi mãi không bao giờ quên ơn sâu và tấm lòng nhân hậu cao cả của mẹ Út.
Nguyễn Thị Thảo (TP. HCM).
Đọc câu chuyện trên đây, quý vị cứ suy ngẫm: Có phải đời sống con người là biển khổ không? Tất cả mọi người trên hành tinh này đều lấy khổ làm vui, làm hạnh phúc. Đó là một sự vô minh hết sức mà con người ít ai chấp nhận mình vô minh, nhưng đó là một sự thật điên đảo ngu si của loài người. Có đúng như vậy không quý vị? Đạo Phật dạy: “Đời người là khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Vậy chúng ta là con người, chứ đâu phải là loài động vật sao mà không biết, không chịu tư duy, suy nghĩ có phải đúng như vậy không? Tại sao lại phải cam chịu sống trong biển khổ đau như vậy? Đâu phải sự đau khổ đó không có lối ra. Có lối ra nên mới có những người làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi mà danh từ gọi những bậc đó là A La Hán.
Đọc câu chuyện trên đây, quý vị cứ suy ngẫm: Có phải đời sống con người là biển khổ không? Tất cả mọi người trên hành tinh này đều lấy khổ làm vui, làm hạnh phúc. Đó là một sự vô minh hết sức mà con người ít ai chấp nhận mình vô minh, nhưng đó là một sự thật điên đảo ngu si của loài người. Có đúng như vậy không quý vị? Đạo Phật dạy: “Đời người là khổ, nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”. Vậy chúng ta là con người, chứ đâu phải là loài động vật sao mà không biết, không chịu tư duy, suy nghĩ có phải đúng như vậy không? Tại sao lại phải cam chịu sống trong biển khổ đau như vậy? Đâu phải sự đau khổ đó không có lối ra. Có lối ra nên mới có những người làm chủ sinh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi mà danh từ gọi những bậc đó là A La Hán.
Chúng ta là con người cũng như các Ngài, phải vùng dậy chiến đấu với giặc sinh tử, phải làm chủ, không chịu làm nô lệ tay sai của chúng. Mặt trận sinh tử luân hồi là một trận địa rất cam go và ác liệt, nhưng chúng ta quyết định phải giành phần thắng lợi về mình, vì trước chúng ta đã có những người chiến thắng giặc sinh tử luân hồi này, họ còn để lại cho chúng ta những tài liệu chiến thuật, chiến lược diệt trừ chúng, thì làm gì chúng ta lại chịu thua. Phải không quý vị? Chúng ta quyết định phải chiến thắng giặc sinh tử luân hồi một cách vẻ vang, không đầu hàng, không khuất phục, không làm nô lệ. Và mãi mãi bắt chước ông cha của chúng ta, họ đã để lại những gương anh hùng dũng cảm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, không chùn bước một cách gan dạ kiên cường. Gương xưa còn đó, có đúng như vậy không quý vị? Mẹ Út tuy chiến thắng hoàn cảnh ngang trái của mình để đem lại bằng một tình thương yêu mọi người, mẹ Út phải hy sinh cả cuộc sống cá nhân của mình, phải chịu trăm cay ngàn đắng mới thu phục được lòng tin và yêu thương của mọi người thân trong gia đình. Sự êm thấm yên vui trong gia đình hôm nay có được là nhờ một lòng hy sinh cao cả, nhưng mẹ Út vẫn chạy loanh quanh trong vòng khổ đau của quy luật nhân quả sai khiến từ cái khổ này đến cái khổ khác, chứ không có lối thoát ra. Mẹ Út điên đảo tưởng rằng mình đã hy sinh như vậy thì sẽ được bù đắp bằng tình yêu thương của con cái, là hạnh phúc an vui. Nào ngờ trong tình yêu thương của con cái thì mẹ Út lại gánh chịu những sự đau khổ của con cái khác nữa. Cho nên con người đi tìm hạnh phúc an vui mà đi tìm trong đường luân hồi TÌNH YÊU THƯƠNG TRAI GÁI là đi tìm cái mơ mộng, cái hão huyền, cái bóng dáng chứ không bao giờ con đường đó có chân hạnh phúc an vui được.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Khi một người hiểu biết các pháp trên thế gian này là vô thường, không có pháp nào là ta, là của ta, là bản ngã của ta thì hãy buông xuống hết, buông xuống hết, chỉ có tình thương của con người là bất diệt, là thường còn mãi mãi. Vì tình thương sẽ mang đến sự bình an yên vui cho mình và mọi người, mọi loài sống trên hành tinh này.
Các con nên nhớ lời dạy này.
ĐOẠN 16:“Họ gặp nhau nhờ có tên của ông là tác giả của một bài báo. Vì thế bà cố tìm cho được địa chỉ, điện thoại để liên lạc. Tuy nay hai người còn ở cách xa nhau hơn ngàn cây số, nhưng đã gần nhau nhờ có thông tin hiện đại”.
Câu này dạy đạo đức gì?
ĐÁP ÁN: Nhân Quả Vay Nợ Tiền Kiếp Có Duyên, nhưng Nợ Vợ Chồng Không Có.
GIẢI TRÌNH ÁN: Chứng tỏ tình yêu trai gái rất khó quên, nhất là mối tình đầu của người con trai cũng như người con gái, hình ảnh của hai người tuy lướt qua rất nhanh nhưng lại ghi sâu đậm trong tâm hồn hai người rất khó quên.
Như vậy trai gái yêu nhau là khổ nên nhà thơ Xuân Diệu nói:
“Yêu là nhớ thẫn thờ qua mây khói” Yêu nhau mà không thành vợ thành chồng, tức là không được gần bên nhau thì khổ biết mấy, khổ vô cùng. Phải không quý vị? Cho nên các con may mắn hơn, biết được Phật pháp, biết được con đường thoát khổ sớm hơn thì hãy mau mau chấm dứt con đường tình ái giữa trai và gái, nó không có hạnh phúc gì đâu, toàn là sự đau khổ, toàn là cay đắng gian truân, v.v...
Sống một mình biết Phật pháp tu hành thì tuyệt vời! Bởi biết Phật pháp chân chánh là biết pháp hành ngăn và diệt ác pháp vào đời sống hằng ngày thì không có một chướng ngại pháp nào, một ác pháp nào, một lời nói nào, một sự việc nào, một tai nạn nào hay một bệnh tật nào làm động tâm quý vị được. Quý vị sẽ làm chủ tâm mình, lúc nào tâm cũng bất động, thanh thản, an lạc và vô sự.
Sống một mình biết Phật pháp thật là tuyệt vời! Không có một niệm nào trong tâm khởi lên làm dao động tâm mình, làm tâm mình phải lo lắng, sợ hãi, làm cho tâm mình phải buồn phiền, thương nhớ, chờ mong, nghi ngờ, v.v...
Sống một mình biết Phật pháp thật là tuyệt vời! Không có tình yêu trai gái nào xen vào được, vì người biết Phật pháp là biết tường tận gốc tình yêu trai gái là gốc khổ muôn đời muôn kiếp, là đường luân hồi sinh diệt muôn đời muôn kiếp của loài người.
Người biết Phật pháp dù nam hay nữ thì tình yêu không thể lường gạt họ được, cho nên giữa nam nữ họ chỉ biết thương nhau với tình thương trong sạch, không đi vào tình thương thấp hèn ô trược bẩn thỉu nhục dục. Họ giúp nhau với tình thương tương trợ khi cuộc sống gặp khó khăn và tai nạn, bệnh tật nghiệp báo. Tình yêu thương của họ là tình yêu thương cao thượng trong sạch, vì thế họ thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc của nghiệp báo nhân quả luân hồi. Cho nên người thông suốt giáo pháp của Phật là người sống đời sống độc cư nhưng lại không xa lánh một người nào cả. Độc cư mà không sống một mình, bởi vì họ đồng hành với chân lý vô lậu bằng lối sống có phương pháp dẫn tâm đi vào lộ trình bất động, tự làm chủ thân tâm của mình không bị giặc sinh tử mua chuộc sai khiến.
Câu chuyện trên đây là một tình yêu lén lút vụng trộm che dấu chồng con và vợ con, mặc dù họ đã hơn 80 tuổi đầu, thế mà trong tâm làm một điều gian dối. Hành động sống như vậy là không chung thủy với chồng con, với vợ con.
Hơn 55 năm khi mò tìm ra được địa chỉ thì liên lạc với nhau, tỏ ra mối tình đã ôm ấp chôn chặt từ lâu. Thật đáng trách cho lòng dạ con người vô liêm sỉ. Việc làm của họ về đạo lý Đông phương thì người có đạo đức không ai chấp nhận. Ở đời nhiều con người sống lãng mạn, quá quan trọng tình yêu thương trai gái, một thứ tình yêu thương mà người hiểu biết chánh pháp và hướng về chân lý của Phật giáo thì người ta quá sợ hãi.
Nghe nói đến tên tình yêu trai gái là người ta khiếp đảm như trẻ con sợ ma trong bóng đêm.
Chúng ta hãy yêu thương nhau trong tình yêu thương cao thượng, trong tình yêu thương trong sạch thoát ra khỏi tình yêu thương nhục dục thấp hèn của gia đình chồng vợ, vì tình yêu thương đó nó thường mang lại sự đau khổ cho mình, cho nhiều người. Chúng ta hãy yêu thương nhau trong tình yêu đa hướng nhắm đến sự thanh cao, trong sạch, tương thân tương ái mãi mãi. Con người yêu thương con người, bất cứ người nào, và con người yêu thương muôn loài vạn vật và mãi mãi yêu thương mọi sự sống, mọi sự bình an hạnh phúc, an vui trên hành tinh này. Hãy gạt bỏ tình yêu thương trai gái trên đạo lộ sinh tử luân hồi thì mới mong thoát khổ của kiếp làm người.
KẾT LUẬN VÀ ÁP DỤNG:
Trên đời này chỉ có tình yêu thương chân thật, hồn nhiên, vô tư, trong trắng thì mới cao quý, cho nên trai gái yêu thương nhau với tình yêu thanh cao, trong sạch đó thì đừng đi sang qua một lãnh vực tình nhục dục, vì tình nhục dục là một thứ tình yêu đau khổ, nó thuộc về nhân và quả, mà nhân quả thì các con đều biết toàn là mọi sự khổ đau.
Muốn thoát ra mọi sự khồ đau thì chỉ có tình thương yêu đa hướng, tức là yêu thương tất cả chứ không riêng yêu thương cho một người nào, vì người nào cũng có sự sống bình đẳng như nhau, nên yêu thương tất cả là đúng. Các con nên nhớ lời dạy này.
(còn tiếp, phần 2)
No comments:
Post a Comment