Ngã mạn theo một loại: là sự cao ngạo của tâm.
Ngã mạn theo hai loại: ngã mạn do tâng bốc bản thân và ngã mạn do khinh bỉ người khác.
Ngã mạn theo ba loại: ngã mạn (với ý nghĩ) ‘Tôi tốt hơn,’ ngã mạn (với ý nghĩ) ‘Tôi ngang bằng,’ ngã mạn (với ý nghĩ) ‘Tôi thấp hèn.’
Ngã mạn theo bốn loại: do lợi lộc rồi sanh khởi ngã mạn, do danh vọng rồi sanh khởi ngã mạn, do khen ngợi rồi sanh khởi ngã mạn, do sung sướng rồi sanh khởi ngã mạn.
Ngã mạn theo năm loại: (nghĩ rằng:) ‘Ta đạt được các sắc thích ý’ rồi sanh khởi ngã mạn, (nghĩ rằng:) ‘Ta đạt được các thinh ― các hương ― các vị ― các xúc thích ý’ rồi sanh khởi ngã mạn.
Ngã mạn theo sáu loại: Do sự thành tựu của mắt rồi sanh khởi ngã mạn, do sự thành tựu của tai ― do sự thành tựu của mũi ― do sự thành tựu của lưỡi ― do sự thành tựu của thân ― do sự thành tựu của ý rồi sanh khởi ngã mạn.
Ngã mạn theo bảy loại: ngã mạn, cống cao, cống cao dựa trên ngã mạn, tự ti, ngã mạn thái quá, ngã mạn về bản thân, ngã mạn do hiểu biết sai trái.
Ngã mạn theo tám loại: do lợi lộc rồi sanh khởi ngã mạn, do không có lợi lộc rồi sanh khởi tự ti, do danh tiếng rồi sanh khởi ngã mạn, do không có danh tiếng rồi sanh khởi tự ti, do khen ngợi rồi sanh khởi ngã mạn, do chê trách rồi sanh khởi tự ti, do sung sướng rồi sanh khởi ngã mạn, do khổ đau rồi sanh khởi tự ti.
Ngã mạn theo chín loại: Người tốt hơn có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi tốt hơn,’ người tốt hơn có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi ngang bằng,’ người tốt hơn có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi thấp hèn,’ người ngang bằng có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi tốt hơn,’ người ngang bằng có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi ngang bằng,’ người ngang bằng có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi thấp hèn,’ người thấp hèn có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi tốt hơn,’ người thấp hèn có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi ngang bằng,’ người thấp hèn có sự ngã mạn (nghĩ rằng) ‘Tôi thấp hèn,’
Ngã mạn theo mười loại: Ở đây có người sanh khởi ngã mạn về xuất thân, về dòng dõi, về con nhà gia thế, về vẻ đẹp của vóc dáng, về tài sản, về học vấn, về công việc, về tài nghệ, về kiến thức, về sự học hỏi, về tài biện giải, hoặc về sự việc này khác.’
Ngã mạn với hình thức như vầy là biểu hiện của ngã mạn, bản thể của ngã mạn, sự cao ngạo, sự nâng cao, (như) ngọn cờ, sự tự nâng lên, sự khoe khoang tự đắc của tâm, điều này gọi là ngã mạn. Vị đã rủ sạch sau khi dứt bỏ xảo quyệt và ngã mạn - Vị đã rủ sạch sau khi từ bỏ, sau khi dứt bỏ, sau khi xua đi, sau khi làm chấm dứt, sau khi khiến cho không còn hiện hữu xảo quyệt và ngã mạn. ‘Vị đã rủ sạch sau khi dứt bỏ xảo quyệt và ngã mạn’ là thế ấy.
No comments:
Post a Comment