Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống THỦY GIỚI HÀNH nghiêm chỉnh thì phải thông hiểu: giới đức, giới hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành của thủy giới là gì?
Giới đức thủy giới hành là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh thủy giới hành là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua thủy giới hành như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.
Muốn tu tập thủy giới được nghiêm chỉnh không có vi phạm và kết quả giải thoát rõ ràng thì chúng ta hãy nghe đức Phật dạy La Hầu La: “Này La Hầu La, thế nào là thủy giới? Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Và này La Hầu La thế nào là nội thủy giới? Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước thuộc chất lỏng, bị chấp thủ như: Mật, đàm, niêm dịch, mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước mủ, nước ở khớp xương, nước tiểu và bất cứ vật gì khác thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ như vậy, này La Hầu La, được gọi là thủy giới. Những gì thuộc nội thủy giới. Và những gì thuộc ngoại thủy đều thuộc về thủy giới, thủy giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: “cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải tự ngã của ta”. Sau khi như thật quan sát thủy giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sinh yểm ly đối với thủy giới, tâm từ bỏ thủy giới”.
Với thủy giới chúng ta tu tập cũng như địa giới vậy, nghĩa là chúng ta phải nương vào hơi thở vô ra mà tác ý: “Máu, mủ, đờm và những chất lỏng trong thân ta không phải của ta, không phải là ta, không phải bản ngã của, ta phải từ bỏ yểm ly xa lìa đừng dính mắc; hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Các bạn phải nhớ tu tập câu này thường xuyên, chừng nào thấy tâm yểm ly nhàm chán thật sự, có nghĩa là nhàm chán ăn uống, ngủ nghỉ phi thời tức là không còn dính mắc vào ăn ngon, ăn nhiều bữa; mặc đẹp, mặc sang nữa. Đó là đã ly dục tham.
---
VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG
VĂN HÓA PHẬT GIÁO TRUYỀN THỐNG
Giới thiệu Bộ giới hành Sadi
Giới hành thứ nhất: Nói lời không thành thật
Giới hành thứ hai: Giới thân hành nghiệp
Giới hành thứ ba: Giới khẩu hành nghiệp
Giới hành thứ tư: Giới hành ý nghiệp
Giới hành thư 5: Sắc giới hành
Giới hành thứ 6: Địa giới hành
Nguồn: Sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, tập 1.
Link sách:
No comments:
Post a Comment