Thursday, June 20, 2013

GIỚI HÀNH THỨ MƯỜI: KHÔNG GIỚI HÀNH

Bắt đầu học, tu tập và muốn đạt được một đời sống KHÔNG GIỚI HÀNHnghiêm chỉnh thì phải thông hiểu: giới đức, giới hạnh và giới hành của nó. Vậy giới đức, giới hạnh và giới hành không giới hành là gì?
Giới đức không giới hành là những lời dạy đạo đức về đời sống của con người tức là Chánh nghiệp.
Giới hạnh không giới hành là những lời dạy về Phạm hạnh tức là oai nghi tế hạnh thường thể hiện qua không giới hành như: nói, nín, tiếp giao với mọi người, v.v.. Những oai nghi tế hạnh như vậy được gọi là Chánh nghiệp.
Không giới là một giới hành, nếu chúng ta không biết nó là giới hành, không tu tập thì có thể dính mắc vào không. Do không tu tập không giới hành nên Phật giáo Phát Triển dính mắc vào “không và có” nhưng lại lý luận vượt qua “không và có” (sắc tức thị không, không tức thị sắc) thành ra “không tưởng”. Do hiểu biết điều này nên đức Phật dạy La Hầu La về không giới: “Này La Hầu La, thế nào là hư không giới? Có nội hư không giới, có ngoại hư không giới. Và này La Hầu La, thế nào là nội hư không giới? Cái gì thuộc về nội thân, thuộc về cá nhân, thuộc hư không, thuộc hư không tánh bị chấp thủ như: lỗ tai, lỗ mũi, cửa miệng, do cái gì người ta nuốt, những gì được nhai, được uống, được ăn và được nếm, và được tống xuất phần dưới để ra ngoài. Này La Hầu La như vậy được gọi là nội hư không. Hư không giới ấy phải được quán sát như thật với chánh trí tuệ như sau: “Cái này không phải của ta, cái này không phải là ta, cái này không phải là bản ngã của ta”. Sau khi như thật quán sát hư không giới với chánh trí tuệ như vậy, vị ấy sanh yểm ly đối với hư không giới, tâm từ bỏ hư không giới”.
Muốn cho tâm không còn dính mắc chấp trước hư không giới thì hằng ngày chúng ta tu tập phải nương vào hơi thở vô hơi thở ra. Chỉ có nương vào hơi thở vô ra tác ý thì mới phá tâm dính mắc tánh hư không giới này. “Hư không giới tánh này không phải của ta, không phải là ta, không phải là bản ngã của ta, ta phải yểm ly từ bỏ đoạn diệt; hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Đó là câu tác ý các bạn nên nhớ tác ý tu tập như vậy sẽ có lợi ích lớn là vì tâm sẽ yểm ly tham đoạn diệt ngã.Tác ý như vậy xong rồi thở vô, thở ra năm lần, trong khi thở phải lắng nghe rõ kỹ từng hơi thở ra, hơi thở vô, cứ tu tập như vậy cho hết giờ xả nghỉ.
Khi chúng ta tu tập 5 giới này xong thì tâm chúng ta không còn vi phạm Mười Giới Đức Thánh Sa Di. Tại vì sao? Ví dụ chúng ta đã thấy năm giới này như thật, đất, nước, gió, lửa, và không giới nội thân, ngoại thân không có cái gì là của ta, là ta, là bản ngã của ta, thì ta có còn gì mà vi phạm vào 10 giới cấm. Phải không các bạn?
Bởi ta còn cho đất, nước, gió, lửa và không giới là của ta, là ta, là bản ngã của ta thì ta không bao giờ giữ trọn giới cấm dù chỉ có 10 giới.
Ví dụ cho dễ hiểu: Nếu ta còn hiểu lầm đất, nước, gió, lửa và không giới là thật có, mà đã thật có thì tâm ta phải chấp nhận năm giới này là của ta, là ta, là bản ngã của ta. Do vì dính mắc chấp nhận như vậy ta mới sanh ra tham ăn, tham ngủ, tham tiền, tham danh, tham sắc dục, tham vui, v.v..
Hễ có tham ăn, tham ngủ thì sẽ phạm vào giới cấm ăn ngủ phi thời; tham tiền thì phạm vào giới cấm cất giữ tiền bạc; tham sắc dục thì phạm vào giới cấm dâm dục, tham vui phạm vào giới cấm ca hát, nghe ca hát, v.v..
Cho nên, người tu tập theo Phật giáo muốn giữ gìn giới luật nghiêm túc thì phải thực hiện giới hành, nếu không thực hiện giới hành mà giữ giới luật nghiêm chỉnh thì bị ức chế tâm. Do ức chế tâm chịu đựng cho đến khi chịu đựng không nổi thì tất cả giới đều vi phạm, không có giới nào không vi phạm. Do các Tổ không biết giới hành nên lấy giới bổn ngăn cấm tu sĩ, khiến giới luật chỉ còn là một môn học để cho Tăng Ni học biết để nói láo chơi mà thôi, chứ không còn là pháp môn vô lậu như đức Phật đã dạy.
Người tu theo Phật giáo phải thấy giới hành rất quan trọng, nên khi La Hầu La vào đạo tu hành mới có 10 tuổi, được đức Phật dạy cho một giới cấm đó là giới không vọng ngữ, chứ không dạy mười giới như các Tổ, nhưng một giới cấm này vi phạm thì 10 giới kia đều vi phạm cả, hay hơn thế nữa, có thể sẽ phạm tất cả giới luật (250 giới Tỳ Kheo, 348 giới Tỳ Kheo Ni). Cho nên mười giới cấm sa di là do các Tổ dựa vào giới kinh mà biên soạn. Người tu theo Phật Giáo là người tự nguyện, do tự nguyện nên chúng ta biết Phật giáo không có giới cấm mà chỉ có giới hành.
Khi dạy giới cấm không vọng ngữ thì đức Phật dạy giới hành không vọng ngữ để La Hầu La tu tập, chứ không dạy giới cấm vọng ngữ. Xin các bạn vui lòng đọc lại đoạn kinh Giáo Giới La Hầu La ở rừng Am Bà La thì rõ.
Nguồn: Sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, tập 1.
Link sách: http://

No comments:

Post a Comment