Thursday, June 27, 2013

ĐIỀU LỢI ÍCH THỨ MƯỜI BỐN CỦA GIỚI LUẬT: ƯỚC NGUYỆN CHO MÌNH

Điều ước nguyện thứ mười bốn là điều ước nguyện cho mình biết được tâm niệm của mình và của tất cả mọi người, khi tâm có tham, ta biết tâm có tham; khi tâm không tham ta biết tâm không tham; khi tâm có sân ta biết tâm có sân; khi tâm không sân ta biết tâm không sân; khi tâm có si ta biết tâm có si; khi tâm không si ta biết tâm không si; khi tâm chuyên chú ta biết tâm chuyên chú; khi tâm tán loạn ta biết tâm tán loạn; khi tâm đại hành ta biết tâm đại hành; khi tâm không đại hành ta biết tâm không đại hành; khi tâm chưa vô thượng ta biết tâm chưa vô thượng; khi tâm vô thượng ta biết tâm vô thượng; khi tâm thiền định ta biết tâm thiền định; khi tâm không thiền định ta biết tâm không thiền định; khi tâm giải thoát ta biết tâm giải thoát. Đây là sự hiểu biết thuộc về trí tuệ Tam Minh, vừa hiểu rõ tâm mình mà cũng vừa hiểu rõ tâm của những người khác. Muốn có sự hiểu biết được như vậy thì các bạn phải giữ gìn giới luật nghiêm túc.
Đúng vậy giới luật là một pháp môn để thực hiện trí tuệ Tam Minh. Vậy các bạn hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo có ước nguyện: “Mong rằng với tâm của ta, ta biết được tâm của các chúng sanh và loài Người. Tâm có tham ta biết tâm có tham. Tâm không tham ta biết tâm không tham. Tâm có sân ta biết có sân. Tâm không sân ta biết tâm không sân. Tâm có si ta biết tâm có si. Tâm không si ta biết tâm không si. Tâm chuyên chú ta biết tâm chuyên chú. Tâm tán loạn ta biết tâm tán loạn. Tâm đại hành ta biết tâm đại hành. Tâm không đại hành ta biệt tâm không đại hành. Tâm chưa vô thượng ta biết tâm chưa vô thượng. Tâm vô thượng ta biết tâm vô thượng. Tâm Thiền định ta biết tâm Thiền định. Tâm không Thiền định ta biết tâm không Thiền định. Tâm giải thoát ta biết tâm giải thoát. Tâm không giải thoát ta biết tâm không giải thoát!”, Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên) trú xứ không tịch”.
Muốn được trí tuệ Tam Minh tỉnh thức như vậy thì giới luật các bạn phải giữ gìnnghiêm chỉnh, đừng cho vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào, sống một đời sống Phạm hạnh như Phật, như chúng Thánh Tăng trong thời đức Phật còn tại thế thì các bạn mới thực hiện được trí tuệ Tam Minh. Có sống như vậy các bạn mới thấy rõ tâm mình và tâm chúng sanh một cách dễ dàng không có khó khăn. Tại vì tâm các bạn trong vắt như nước hồ thu, nhìn thấy tận đáy, không có vật gì mà không thấy được.
---
Nguồn: Sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, tập 2.
Link sách: http://

No comments:

Post a Comment