Điều ước nguyện thứ sáu là điều ước nguyện cho mình làm chủ tâm, có nghĩa là tâm luôn luôn nhiếp phục được mọi sự sợ hãi và khiếp đảm. Mọi sự sợ hãi và khiếp đảm không nhiếp phục được tâm mình. Vậy các bạn hãy lắng nghe đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo có ước nguyện: “Mong rằng ta nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi, chứ không phải khiếp đảm và sợ hãi nhiếp phục ta! Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!”, Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật... (như trên) trú xứ không tịch”.
Con người ở đời thường hay có tâm sợ hãi và khiếp đảm như: sợ ma, sợ bóng đêm, sợ chuột, rắn rết, cóc, nhái, sâu, bọ v.v.. và khiếp đảm trước sắc tướng và uy lực của vũ trụ như núi non, rừng biển, ao hồ, sông nước, rừng núi âm u hoang vắng, nghĩa địa, nhà mồ, thời tiết nắng mưa gió bão, sấm sét, lũ lụt, giông tố v.v..
Người tu theo đạo Phật nhờ giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nên nhiếp phục được mọi sự sợ hãi và khiếp đảm như trên đã nói. Đây là sự lợi ích thiết thực cụ thể mà mọi người cần phải tu học và rèn luyện.
Như vậy chúng ta thấy rất rõ ràng giới luật là một pháp bảo vô giá không có một vật gì trên thế gian này sánh bằng.
Đứng trước đám đông người chúng ta muốn phát biểu một việc gì thì cảm thấy hồi hộp sợ hãi, đó là do chúng ta không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh. Còn những người không giữ gìn giới luật nghiêm chỉnh nhưng họ đã từng phát biểu ý kiến nên thành thói quen, tuy dạn ăn dạn nói, nhưng tâm họ vẫn hồi hộp. Những người này cho họ sống một mình trong nghĩa địa, nơi rừng núi hoang vắng thì họ vẫn run sợ và khiếp đảm như những người khác.
Muốn nhiếp phục sự sợ hãi và khiếp đảm thì chỉ có giới luật là pháp môn đệ nhất. Vậy các bạn hãy lập lại lời Phật dạy để đặt trọn niềm tin nơi giới luật: “Mong rằng ta sống luôn luôn nhiếp phục khiếp đảm và sợ hãi được khởi lên!”, Tỳ kheo ấy phải thành tựu viên mãn giới luật… (như trên) trú xứ không tịch”.
Thưa các bạn! Giới luật Phật lợi ích như vậy, thế mà các nhà Đại Thừa và Thiền Tông đã xem thường giới luật, thường không răn dạy chúng Tăng, Ni về giới luật nên chúng Tăng, Ni tu hành chỉ là tu danh, tu lợi, tu cấp bằng, tu ăn, tu ngủ, tu làm việc lừa đảo, mê tín cúng bái, cầu siêu, cầu an, xin xăm, bói quẻ v.v.. Đại Thừa và Thiền Tông phế bỏ giới luật, xem giới luật lỗi thời, vì thế, khiến cho Phật giáo suy đồi và chánh pháp đã chết mất từ lâu.
Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất, thế mà Đại Thừa và Thiền Tông lại nở tâm quét sạch giới luật ra khỏi Phật môn. Bộ giới cấm còn đó nhưng tu sĩ thì phạm giới ngang nhiên, coi thường giới luật như chiếc giày rách ném trong thùng rác.
---
Nguồn: Sách Văn Hóa Phật Giáo Truyền Thống, tập 2.
Link sách:
No comments:
Post a Comment